1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BOX TENNIS - Các hoạt động công tác xã hội

Chủ đề trong 'Tennis' bởi gando, 24/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Chắc không còn ai nữa rồi... Anh rulo đã đem đi đóng góp chưa? Nếu chưa thì gửi anh Normanktl rồi em ghé ảnh lấy, chứ lũ lụt miền Trung qua nay lâu rồi. Phần em thì em đã đóng từ lâu rồi
  2. MDX

    MDX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    http://blog.360.yahoo.com/blog-RMIcseYwdajt2_Mp3oS.K0o-?cq=1
    Đoá hướng dương đã không còn cười nữa. Ánh mặt trời vẫn chiếu sáng nhưng em thì không còn cười tươi như mặt trời nữa. Thương em làm sao!
  3. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    thật là 1 ý chí và sức mạnh phi thường, em xứng đáng là 1 đóa hướng dương , luôn kiêu hãnh và mạnh mẽ hướng về phía mặt trời, về tương lai tươi đẹp hơn..... Xin chia buồn và cầu chúc cho em an nghĩ.
  4. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Miền Trung kiệt sức​
    Ngày 13-11, lũ ở Quảng Nam và Đà Nẵng rút chậm, khắp nơi vẫn ngập trắng xóa. Trên trời, mây đen vẫn giăng kín, mưa ngút trời. Dưới đất, lũ vẫn cuồn cuộn tràn về. Đến chiều cùng ngày, số người chết và mất tích vì mưa lũ đã lên đến 34 người
    Thi thể bà cụ Nguyễn Thị Phấn đặt ở một góc Bệnh viện Điện Bàn, Quảng Nam. Mọi người thương xót, cố kê cho bà cụ 94 tuổi góc yên nghỉ khô ráo nhưng đành bó tay vì bệnh viện chìm sâu trong nước. Một ngày, rồi hai ngày trôi qua lạnh lẽo, thi thể bà cụ mới được đưa về nhà. Bế thi thể mẹ trên tay, người con cả Trần Đinh, 74 tuổi như muốn khuỵu xuống: "Không nỡ để mẹ nằm ở nơi lạnh lẽo này, nhưng thật tình tôi cũng chưa biết làm đám tang và chôn mẹ ở đâu giữa nước lũ mênh mông!".

    Lúc chúng tôi đến, cả Bệnh viện Điện Bàn vẫn đang xót thương bà cụ, nhưng các bác sĩ cũng không còn thời gian để nghĩ đến bà. Các sản phụ chuyển dạ trong cơn lũ được người thân, hàng xóm cõng vác, đẩy mủng, chở ghe cuống quýt đưa đến bệnh viện. Lũ lên nhanh từng phút. Nhiều sản phụ ngập chìm trong nước. Chân tay họ tê cứng. Mặt họ tái xanh vì lạnh và đau đớn. Chồng đi làm xa, sản phụ Trần Thị Hoa may mắn vào đến bệnh viện thì điện cúp.
    Bác sĩ phải mổ ca sinh này bằng đèn pin. Bé vừa chào đời thì các cô hộ sinh lại che mưa, băng lũ chuyển bé sang khoa sản. Họ cẩn thận bỏ bé vào thau nhôm để lỡ trượt bùn té, bé sẽ không chìm. Nước mưa tạt ướt lưng áo các cô hộ sinh và hắt cả vào mặt bé. Ở phòng hồi sức, mẹ bé kiệt sức vì dầm nước lạnh, vẫn đang nằm im lìm...
    Suốt cả ngày 12-11, khoa sản Bệnh viện Điện Bàn căng như sợi dây đàn. Nhiều ca chờ sinh vẫn đang nằm la liệt trong các phòng và tràn ra cả hành lang. Điện vẫn cúp. Lũ vẫn lên. Tiếng rên rỉ khóc đau của các sản phụ lẫn trong tiếng mưa tầm tã.
    Nhiều ánh mắt đỏ hoe ngước lên cầu trời đừng mưa nữa. Gương mặt họ sũng nước mắt, nhưng môi bặm lại để khỏi bật lên tiếng khóc. Một sản phụ nghẹn giọng tâm sự với chúng tôi: "Nếu ông trời cho mẹ tròn con vuông, tôi sẽ đặt tên cháu là Nguyễn Thị Lũ hoặc Nguyễn Văn Lũ để cháu khắc ghi trận lũ kinh hoàng này".
    Ngoài trời lũ mênh mông, mọi người cũng đang gồng mình vượt qua lũ. Nhiều người nói chưa bao giờ đời mình phải đối phó với lũ dồn dập và lớn kinh hoàng như thế này. Họ kiệt quệ, chỉ còn mong cứu được mạng mình!
    Lúc thuyền chúng tôi cặp vào ngôi nhà ở khối Nam, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, chị Trần Thị Loan vẫn đang ôm con ngồi khóc. Chỉ ngôi nhà xập xệ bị lũ dâng tận nóc và cuốn tốc cả mái, sập cả tường, chị nói như người mất hồn: "Mất hết rồi! Mất hết rồi".
    Là nông dân không đất, vợ chồng chị Loan phải thuê ba sào ruộng để làm. Chắt bóp hàng năm trời, họ mới gầy dựng được đàn bò mong tới ngày xuất chuồng, xây nhà cho con. Lũ bất ngờ về nhanh đến mức cuốn trôi luôn cả đàn bò vẫn đang cột dây. Chị như điên dại định lao thân theo chúng giữa dòng lũ, nhưng hai đứa con thơ đã níu chân mẹ lại. Họ trắng tay trong khi món nợ ngân hàng 5 triệu đồng chưa trả được.
    Ở vùng lũ sâu Hòa Xuân (Đà Nẵng), bà Hồ Thị Toan, 85 tuổi, run rẩy đứng giữa trời mưa gió. Gương mặt hằn sâu tuổi tác và phận đời cơ cực không kìm nổi nỗi buồn: "Trôi hết ra sông, ra biển rồi!".
    Sáng 12-11, lũ dâng cuồn cuộn đe dọa sinh mạng con người. Bà Toan cùng con gái Nguyễn Thị Hiền và hai đứa cháu ngoại chỉ kịp thoát mạng nhờ lực lượng cứu hộ. "Tiền hết mà người cũng kiệt sức rồi! Tôi muốn về nhà quá. Không còn gì thì cũng còn mảnh đất tổ tiên của mình" - bà Toan tâm sự trong tiếng nấc nghẹn liên tục. Cháu nhỏ nhìn bà khóc cũng khóc theo. Nước vẫn còn quá cao.
    Ở vùng lũ ngoại thành Đà Nẵng, đi đến đâu chúng tôi cũng gặp mưa như trút nước trên trời trắng xóa và nước mắt đầm đìa trên mặt người. Mấy trận lũ dồn dập đổ về, ông Trần Nợ (67 tuổi, xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng) càng bệnh nặng, nằm liệt giường, không di chuyển nổi. Đêm 12-11 vừa rồi, nước lũ dâng lên gần ngập qua đầu ông. Bà Đồng, vợ ông, yếu sức chỉ biết khóc kêu la hàng xóm cứu chồng. Lọm khọm bốc nắm gạo cuối cùng chưa đầy nổi một bàn tay trong cái khạp sũng nước, bà Đồng gạt nước mắt: "Ngày hôm qua, tôi đã nhịn ăn cho ông ấy chén cháo cầm hơi. Nhưng hôm nay ông ấy cũng chỉ còn được một chén cuối cùng! Mai mốt chắc tôi phải đi xin cây chuối của hàng xóm để ăn thay cơm". Bà chưa dứt lời, mưa lại ào ào đổ xuống.
    Bình Minh lại đau khổ tột cùng

    Năm ngoái, trong cơn bão Chanchu, xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) bị thiệt hại nặng nề về người. Còn với trận lũ kinh hoàng này, họ lại bị thiệt hại rất nặng về vật chất. 100% số tàu cá của ngư dân xã Bình Minh chưa có chiếc nào được tìm thấy. Hàng trăm ngư dân xã Bình Minh đang đau khổ tột cùng vì số tài sản duy nhất của họ đã nằm dưới lòng biển.
    Chủ tịch UBND xã Bình Minh Trương Công Hùng cho biết hàng trăm ngư dân chạy về xã kêu khóc suốt hai ngày nay nhưng xã không thể làm gì hơn là khuyên nhủ, động viên họ không liều mạng xuống biển vớt tài sản bị trôi. Rất nhiều người trong số họ còn nợ ngân hàng hàng trăm triệu đồng vay để đóng tàu hành nghề chưa được bao lâu.
    Nỗi đau giữa lũ
    Lá thư ban biên tập
    Bão trên đầu vừa qua thì lũ dưới chân ào đến. Năm cơn lũ chồng lên lũ, khúc ruột nghèo miền Trung như chìm trong biển nước. Hạt lúa hạt gạo cuối cùng cũng bị cuốn trôi. Hàng vạn trẻ thơ và người già miền Trung thân yêu đang chống chọi cùng đói lạnh.
    Ngay trong cơn lũ dữ, hôm qua ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã xuất 150 triệu đồng mua bánh mì, mì gói, nước sạch... để cứu trợ khẩn cấp cho bà con ở ba tỉnh thành Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Phóng viên, cán bộ, nhân viên Tuổi Trẻ ở các địa bàn trên hôm qua đội mưa lội lũ để thực thi nhiệm vụ khẩn cấp này. Chưa đủ...
    "Phải nói đợt lũ này là quá sức chịu đựng của dân" - ông chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Hải xót xa nói. Ông khẩn thiết cầu viện sự trợ giúp của trung ương, các tỉnh bạn và người dân cả nước bởi lũ chồng lũ, dân kiệt sức mà chính quyền cũng kiệt sức.
    Chính vì thế, hôm nay ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định mở cuộc vận động quyên góp giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt, ngõ hầu đỡ đần phần nào đồng bào mình trong cơn khốn khó.
    Mong bạn đọc xa gần góp tay cùng chúng tôi.
    Tuổi Trẻ​
  5. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Cần lắm 1 tấm lòng giúp đỡ cho bà con vùng lũ các bạn à .... thật là khủng khiếp .....
    Vài tấm hình .....
    ĐẠI HỒNG THỦY​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hội An .... trong những ngày lũ
    [​IMG]
    [​IMG]
    em bé 4 tháng tuổi
    [​IMG]
    cứu người dân trên mái nhà
    [​IMG]
    Cung Đình Huế ngậm trong nước
    [​IMG]
    Nước ngậm lên đến bảng tên đường
    [​IMG]
    [​IMG]

    BOX TENNIS KÊU GỌI SỰ ĐỒNG LÒNG GIÚP BÀ CON VÙNG LŨ CỦA CÁC MEM TENNIS, CÁC BẠN HÃY THAM GIA ĐÓNG GÓP TẠI ĐỊA PHƯƠNG, TRONG CƠ QUAN HAY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI TẠI :
    163 ĐÀO DUY ANH , QUÂN PHÚ NHUẬN TP HCM (8H - 12H SÁNG CHỦ NHẬT 18/11/07)
    CHÚNG TÔI SẼ CHUYỂN ĐẾN BÁO TUỔI TRẺ ĐỂ QUYÊN GÓP PHẦN NÀO CHO BÀ CON MIỀN TRUNG ĐANG CHỊU NHIỀU TAI ƯƠNG KHẮC NGHIÊT
    XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN[/center]
    Liên lạc : Hùng Hậu 090 333 8574.
  6. Yip

    Yip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Hix, vừa thoát ra từ vùng lũ, khiếp quá. Nước mênh mông như biển. Trời thì mưa xối xả mấy ngày liền không dứt. Ngồi trong xe mà cứ như có ai ném đá trên đầu mình. Trên quốc lộ 1 xe xếp hàng dài đến cả trăm km. Hành khách trên xe cũng phải nhờ đến những gói mì tôm cứu trợ của chính quyền địa phương chứ đừng nói đến người dân mất nhà mất cửa.
    Em mạo muội có ý kiến với sư trụ trì Rulo là chủ nhật tới tổ chức vài trận đấu để quyên góp ủng hộ bà con đi, vừa vui vẻ mà vừa có ý nghĩa.
  7. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Lũ rút dần, miền Trung thiệt hại nặng nề
    Trưa nay, mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã giảm. Tuy nhiên, hàng chục nghìn hộ dân vẫn còn dầm trong nước. Đói rét chực chờ khắp nơi. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Nam, thiệt hại đã lên đến 1.500 tỷ đồng.
    Người dân vui mừng với những gói mì tôm cứu trợ ....
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tin từ Vnexpress.com
    Quảng Nam có 9 trong số 17 huyện thị bị ngập lụt và cô lập hoàn toàn, tính đến 12h trưa 14/11, gây khó khăn cho việc cứu trợ. Số người chết lên đến 15, mất tích 1 và bị thương 19. Trên 9.600 ngôi nhà, phòng học và trạm y tế bị sập đổ và xiêu vẹo. Tệ hại hơn, trên 25.000 tấn lương thực và 3.000 tấn lúa giống của nhân dân mất trắng. Lúa, hoa màu, ruộng vườn bị tàn phá trên 10.000 ha và 500.000 cây lâm nghiệp bị hư hỏng. Hơn 2 triệu gia súc, gia cầm cũng bị lũ cuốn trôi.
    Ngoài ra, tôm, cá, thủy hải sản mất gần 1.000 tấn. Hàng trăm công trình thủy lợi bị sạt lở và hỏng nặng. Hồ chứa nước Trà Cân bị sập 12 m tường bờ bên phải, nước tràn theo dòng lũ.
    Hàng trăm công trình nước sạch, giao thông cũng tê liệt. Đã có 52 trạm biến áp điện và gần 30 km đường dây trung, hạ thế và hàng trăm km đường dây thông tin liên lạc bị hư hỏng. Ngoài ra còn rất nhiều tài sản sinh hoạt của nhân dân bị nước lũ nhấn chìm và cuốn đi không thống kê được.
    Sáng 14/11, Sư đoàn 372 đã thực hiện tiếp tục 3 chuyến bay thả hàng cứu trợ cho các vùng lũ chưa rút hoặc tắc đường. Hiện nay, huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc của Quảng Nam vẫn đang bị cô lập.
    Hàng nghìn xe bắc nam nối đuôi vì nước ngập, tắc đường, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự... càng khiến rối bời ở vùng lũ. Tuyến đường sắt Bắc Nam cũng đã tê liệt đoạn qua Thừa Thiên Huế và đèo Hải Vân, Đà Nẵng.
    Trận lũ lịch sử 1999 đã lặp lại chỉ sau 7 năm. Đây là điều thất thường theo kinh nghiệm dân gian. Chính vì lý do này, nhiều người hoàn toàn bất ngờ với mức lũ vượt cả đỉnh năm 1999.
    Nghiêm trọng nhất là là tỉnh Quảng Nam. Do lượng mưa lớn, có chỗ đến 800mm trên thượng nguồn, khiến hai lưu vực sông Thu Bồn, Vu Gia vượt mốc đỉnh lũ năm 1999. Cư dân vùng thượng lưu hai con sông này đều bị trôi sạch nhà cửa, chạy lũ thất thần ngay đêm 11/11. Tâm túi lũ là phố cổ Hội An.
    Hàng chục nghìn người dân di dời khẩn cấp trong đêm 11/11 kéo dài đến tận trưa 13/11. Tổng số người chết và mất tích lên đến 33. Trải qua 4 trận lũ liên tục, hầu hết người dân đã kiệt sức, nhà ngậm nước, nền mục và sẵn sàng ngã sập bất cứ lúc nào.
    Đã hơn 3 ngày nay, điện, nước, giao thông ở Quảng Nam đều tê liệt. Nước phủ bạc mọi nẻo đường, nhiều chỗ chảy xiết như suối. Lực lượng cứu hộ ghé vào cứu một người đôi khi mất vài tiếng đồng hồ.
    Nhận thùng mì ăn liền ẩm ướt, bà Phan Thị Mỹ Dung đang ở vùng lũ bị cô lập rớm nước mắt: "Đêm 11/11, lũ đã ngập nửa nhà. Ngay lúc nguy khốn đó, lại phải đưa mẹ đi cấp cứu. Khi quay về thì lúa gạo, giống hoa màu đều ngậm nước. Thế là không còn gì để ăn"
    Ở xóm Cát có hai mái nhà xiêu vẹo sắp nhào của bà Lê Thị Duôn, 74 tuổi và bà Lê Thị Hường. Nhà bà Hường mẹ góa con côi, cháu bé mới học lớp 2, thấy lũ là nhông nhông đi lội nước. Nhà chỉ có 2 bao lúa nhưng lũ đã nuốt chửng.
    Còn bà Duôn có đến 5 đứa con nhưng giờ thì đơn chiếc tuổi già. Thấy nước cứ lên cao mãi, bà lão chỉ còn biết bò lên tấm phên ọp ẹp tránh dòng nước lũ. Mẹt lúa ướt sũng mà bà Duôn đã mót được từ vụ mùa vừa rồi giờ sắp nẩy mầm. Nhận thùng mì ăn liền, bà Duôn buồn bã hỏi: "Ăn hết mì tôm thì răng nữa chú?"
    Ở Thừa Thiên Huế, huyện Phong Điền, A Lưới, Phú Vang, Hương Trà, Hương Thảo, Phú Lộc, Nam Đông và thành phố Huế chìm trong biển nước mấy ngày qua đã được cứu trợ tạm thời nhưng vẫn rất thiếu thốn. Đập Hói Diêm xã Điền Hải bị xói lở đầu mối, phải huy động 74 người dùng 800 bao tải và 200m2 vải lọc xử lý mới tạm ổn. Vùng hồ Truồi đang bị ngập sâu, công tác cứu hộ cứu nạn rất khó khăn nên lương thực thực phẩm thiếu nghiêm trọng.
    Tại Quảng Bình, lũ rút dần và đang xuống thấp, nhưng đường xá hư hỏng, đi lại khó khăn. Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Giai cho hay, hiện nay, vấn đề nước sạch, môi trường và thuốc phòng dịch bệnh đang rất khó khăn. Quảng Bình chỉ có thể giúp người dân bằng gạo từ nguồn kinh phí ít ỏi của địa phương. Người già, trẻ em đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh vì thiếu thuốc, nước sạch, chất đốt và gạo.
    Hầu hết các tỉnh vùng lũ đều trong tình trạng thiếu hụt lương thực cứu trợ, phương tiện cứu hộ như ca nô, ôtô vận tải hàng, lều bạt, thuốc chữa bệnh và hóa chất vệ sinh môi trường.
    Theo dự báo từ các tỉnh trong vùng lũ, tình hình thời tiết vẫn còn diễn biến phức tạp, không loại trừ có thể tiếp tục xảy ra các đợt lũ lớn, nhất là lũ sẽ xuất hiện thường lệ vào ngày 23/10 Âm lịch (02/12).
  8. monconmat

    monconmat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Đất nước mình còn nghèo, nhân dân mình còn vất vả quá, mà sao thiên nhiên nỡ khắc nghiệt đến vây?
    Mình sẽ đóng góp ở nơi nào thuận tiện nhất, ở cơ quan hoặc box Hà nội, nhưng trước mắt xin chia sẻ với đồng bào Miền trung thân yêu.
  9. yeu1minhanh

    yeu1minhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Những cơn mưa ngập tràn cả khúc ruột nơi miền trung thân yêu bao nhiêu nỗi đau cứ ập đến với những tai ương bất ngờ,những người già ko có chỗ nghỉ, các em nhỏ ko được đến trường ,chúng ta ko thể chia sẻ trực tiếp được đến từng địa chỉ cần giúp đỡ ,mong sao tất cả sớm qua đi,mang lại cuộc sống thanh bình cho tất cả mọi người, hãy cùng chung tay góp sức nào,BOX Hà nội ,Sài gòn mình ơi

    HÀNỘI - SÀIGÒN to HUẾ and Đà nẵng

    Một tình yêu ,một tấm lòng

    ĐỜi là vạn ngày sầu biết tim vui chốn nào
  10. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Có khả năng thêm một cơn lũ mới!
    TT (Hà Nội) - Tính đến chiều 15-11, đã có 45 người thiệt mạng (Quảng Nam: 20, Quảng Ngãi: 10, Bình Định: 6, Thừa Thiên - Huế: 4, Đà Nẵng: 3, Khánh Hòa: 2) và bảy người mất tích, 61 người bị thương do mưa lũ gây ra. Bên cạnh đó có 375.958 căn nhà, 2.511 hecta cây trồng bị ngập, hư hại... Tổng thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, từ ngày 16 đến 25-11 các tỉnh Trung bộ và Tây nguyên lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn có thể lên đến 500mm và các tỉnh miền Trung lại có nguy cơ đối mặt với một trận lũ mới.
    Vì vậy, nếu nước lũ ở các tỉnh miền Trung chưa rút kịp thì khả năng xảy ra một trận lũ mới là hoàn toàn có thể. Đây sẽ là trận lũ thứ 7 của miền Trung trong năm nay


    Lũ vậy ... sao sống nổi .....
    [​IMG]

Chia sẻ trang này