1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Breaking News

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi butsat, 19/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Thưa bà con, tôi lập ra topic này để chúng ta cùng bàn luận thêm về 1 vấn đề: Nghệ thuật đương đại. Chúng ta đã có các topic nhìn lại về sử mỹ thuật và các danh hoạ, topic này sẽ song song với các topic đã có nhưng để nhìn vào chúng ta ngay bây giờ và hướng đến phía trước xem chúng ta là ai, sẽ như thế nào.
    Đầu tiên, tôi xin được lấy một ví dụ nhỏ để mở màn.
    Chúng ta phân biệt thế nào giữa các khái niệm Cũ- mới, Cổ điển- Hiện đại, Hiện Đại- Đương đại...?
    Theo cách tôi hiểu, nói đến nghệ thuật Hiện đại ( modern art- l''art moderne- nghệ thuật mô đéc ) là để phân biệt nghĩa với nghệ thuật Cổ điển, hoặc các dòng nghệ thuật đã có từ trước ( thường có vài cách phân chia, thường là trước Ấn tượng hoặc trước Thế chiến ). Trong khi nói đến nghệ thuật Đương đại ( Contemporary art- l''art contemporain ) là nói nghệ thuật đề cập đến cái đang diễn ra, và mang hơi thở ngay lúc ta đang nói, thở, sống.
    Một tác phẩm Hiện đại ( HĐ ) có thể cũng là Đương đại ( Đ ) nhưng cũng có thể ko và ngược lại.
    Ví dụ, tôi vẽ một bức tĩnh vật theo kiểu lập thể phântích của Pi, thì đó là tp HĐ, nhưng ko Đ. HĐ vì cách vẽ của nó khác trước, ko còn chú trọng đến sự tả thực , sao chép, mà đã dùng ngôn ngữ mới, phân tích 6 chiều của vật thể lên mặt phẳng 2D. Nhưng ko Đ vì từ hàng nghìn năm trước, người ta đã vẽ tĩnh vật, chỉ khác cái ấm của tôi ko giống cái ấm của anh mà thôi, còn đó vẫn là thể loại tĩnh vật ( still life- la nature morte ).
    Nhưng nếu lấy bức "Cờ" của Jasper John làm ví dụ thì tôi nghĩ đó là Đ. Về kỹ thuật, đó là kỹ thuật sơn dầu đã có từ trước rất lâu, ko có gì siêu việt ( so sánh với danh hoạ thôi chứ với mình thì kinh bỏ mẹ ), Nhưng nó Đ ở chỗ nhìn nhận vấn đề. Trước đó ko ai vẽ một lá cờ dưới dạng nguyên khổ tranh. Thời của Jasper John, công nghệ chụp ảnh và in ấn đã tiến rất xa, người ta có thể dùng nhiếp ảnh để có một lá cờ thật hơn tranh, hoặc treo 1 lá cờ thật trong nhà. Nhưng khi ko ai vẽ nó, và có một người CHỌN nó, thì vấn đề được nhìn nhận khác. KHi nguyên khổ tranh là 1 lá cờ thì người ta sẽ có nhiều câu hỏi: Đây là lá cờ thật hay một nền toile để vẽ đè lên?Tiêu chí vẻ đẹp cổ điển, chuẩn mực bị vứt đi đâu? Cái vẽ lên trên lá cờ là đất nước Mỹ hay chính lá cờ đã là hình ảnh nước Mỹ?...
    Ko chỉ dùng sơn dầu, John còn dùng kết hợp kỹ thuật cắt dán giấy báo và mực in trên mặt toile, đây là những vật liệu bình thường và gần gũi với thời ông đang sống. Ông vẽ lá cờ như vẽ chính biểu tượng của thời đại ông đang sống, vì nó đơn giản nhưng cô đọng, và bình thường ko đồng nghĩa với tầm thường.
    Một lá cờ Mỹ là một bộ mặt, trong đó có công nghệ chế tạo vải và in màu, quan niệm thẩm mỹ của tính cách Mỹ, hình ảnh Mỹ trên thế giới những năm 45-75, lá cờ Mỹ trên chiến hạm khắp thế giới và trên quần lót các cô gái trên bãi biển...Về vật dụng, nó là một lá cờ. Về hiệu quả thị giác, nó là một mặt phẳng được phối màu đẹp. Về chính trị, văn hoá, xã hội...nó là tính cách của chú Sam...đó là cái Đ mà John đã chọn để vẽ khi ko ai chọn nó.
    ----->nhiều người có thể vẽ một lá cờ thật hơn của J, nhưng John ĐÃ CHỌN NÓ.
    Mọi người cùng tiếp tục nhé!
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0

    Cờ
    Jasper John
    1967
    Được Butsat sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 19/06/2004
  3. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Thấy cái này của BN hay và cần thiết nên tớ ấn sang đây, xin phép nhé!. Dựa theo ý của Bn viết, tớ post cái ảnh này lên, mọi người cùng làm quen với các concept cho vui:
    Bàn về concept thì theo tớ đây là bước đầu tiên mà bất cứ designer nào cũng có trong đầu, dù là có ý thức phân tích kỹ càng hay chỉ lướt qua. Concept chính là việc chọn đề tài, chọn chủ đề cho mẫu.
    Ngoại diên của concept có thể là Động hoặc có thể là Tĩnh. Động là từ ý tưởng ban đầu cách thể hiện thiết kế sẽ có độ biểu đạt rộng tới những khái niệm liên quan với ý tưởng chính. Lấy ví dụ: Ý tưởng của một bài thiết kế trong cuộc thi Designer trẻ của châu Âu là ***y. Các thí sinh tha hồ diễn giải khái niệm ***y theo cách hiểu của mình. Người chọn làm đồ lông thú vì theo họ, lông thú mềm mại, gợi cảm và mang lại cảm giác powerful cho người mặc. Người chọn làm bikini vì chỉ có bikini là thể hiện rõ nhất hình thể của người đẹp. Người chọn làm dáng của một hài nhi trong bụng mẹ vì theo họ, không có gì ***y hơn hình ảnh một bà bầu với một mầm sống đang phôi thai trong bụng... Khái niệm ***y được chuyển biến thành một loạt các mẫu mà đặt cạnh nhau không cái nào giống cái nào. Đây là ví dụ cho tính động trong Concept.
    Mặt Tĩnh của Concept tức là những giá trị gắn kết tạo nên một concept đó. Ví dụ, đã là ***y thì phải là gợi cảm, đã là kimono Nhật Bản thì phải có bộ đai lưng đặc trưng... Tuy nhiên, cùng với thời gian và nhất là với tốc độ giao thoa văn hoá chóng mặt thì các đặc tính Tĩnh này thay đổi rất nhiều. Chính ở đây tồn tại một vấn đề đâu là Động và đâu là Tĩnh vì 2 khái niệm này là cơ bản trong việc nhận thức trang phục và truyền tải trang phục.
    BN còn nhớ một lần đọc được bài báo giới thiệu chương trình "Mơ về Châu Á" của một designer cũng tiếng tăm trong nước (xin thứ lỗi tớ không nhớ rõ tên, ai biết bổ sung hộ với). Anh này được khen là đã có công phục hồi lại chất liệu lụa Tân Châu nổi tiếng. Tớ đọc xong cũng thấy phục lăn. Nhưng trong "Mơ về Châu Á" anh ý hơi ôm đồm, thể hiện cả trang phục của Thái Lan và Nhật Bản với một lập luận rằng các mẫu trang phục này có cùng một bản lề châu Á. Tính Động thì rõ rồi, anh ý động đến tận những Nhật Bản cơ mà. Còn tính Tĩnh ở đây trong phần Giới thiệu trang phục truyền thống Thái Lan và Nhật Bản thì phải là những giá trị cổ truyền cô đọng, đặc trưng. Nhưng có vẻ như anh ý không làm rõ được cái Tĩnh nên bị chê là hơi đuối. Nói về Tĩnh, có lẽ người Nhật là bậc thầy vì họ biết giữ lại những nhân tố căn bản nhất và lược bỏ những gì rườm rà mà không làm mất đi tư tưởng nguyên thủy của đối tượng. Để giản lược được những cái Không Tĩnh là vô cùng khó và đòi hỏi một sự hiểu biết thấu đáo về vấn đề. Nếu không, sẽ thành ra một bài giải chưa trọn vẹn. Vì thế nên mới có chuyện người xem như bạn chuoicabuong thấy khó chịu vì cách modify của mấy designers trong đêm diễn Festival Huế.
    Tớ muốn bàn thêm một chút nữa về nhận thức trong Fashion. Đã có Động - Tĩnh thì ắt có Đóng - Mở. Cái này thật ra dính đến Tâm lý xã hội học nhiều hơn. Tớ chỉ nói ngắn gọn vài dòng thôi. Bạn nào có hứng thú thì sẽ bàn thêm
    Khi bạn nhìn nhận một vấn đề nhiều chiều là bạn đang Mở, còn có sẵn một định kiến hoặc một cách đánh giá từ trước là bạn đang Đóng. Cô designer từ Mỹ kia, rõ ràng đến với áo dài với một tư tưởng rất mở, dù rằng mở đúng hay mở sai thì phải nhìn thấy tận mắt mới nói được. Còn bạn chuoicabuong đã nhìn cô ấy với một quan niệm đóng. Với bạn, áo dài phải là cổ cao ba phân trở lên, tay ôm, màu sắc nền nã, có quần đàng hoàng
  4. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    lỗi, chưa up được ảnh. Hẹn lần sau
  5. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Bác Butsat ăn nói bạo lực nhở, gì mà "thấy cái này hay.... thì ấn...." Gớm, tớ là giàu trí tưởng tượng lắm đấy nhớ. Từ giờ tớ biết chiêu này rồi, thấy cái gì vừa ý tớ là tớ ấn. Hmmm, thích ghê
    Chờ bác lâu quá sốt cả ruột. Để vụ concept của bác dang dở đấy nhé. Tớ viết tý loăng quăng cho đỡ buồn.
    Bắt đầu từ vụ tên trường các bác, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Các bác dịch ra là gì ạ? Bản chất của các ngành học, khả năng áp dụng của nó tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và Mỹ Thuật Yết kiêu khác nhau nhiều. Bác nào dân chuyên phân biệt hộ tớ cái. Tớ sẽ trình bày về một cái gợn trong tên gọi tên trường mà tớ nghĩ dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách hiểu vấn đề thôi.
    Nếu dịch tên trường Mỹ thuật Công nghiệp là Industrial Design thì theo tớ hơi không đủ mà lại vẫn thừa! Bản thân cụm từ Design đã hàm ý Industry ở trong rồi vì lịch sử ra đời của khái niệm Design nằm trong giai đoạn cách mạng công nghiệp. Còn nếu dịch là Applied Art thì rộng hơn, bao hàm hơn nhưng lại thấy thiếu mất cụm từ Design vốn hữu dụng ở chỗ có một mối quan hệ hữu cơ với tính công nghiệp và đang trở nên rất thông dụng trên toàn thế giới cả về học thuật lẫn thực tế sử dụng.
    Theo ý các bác thì dùng tên gọi nào ạ? BN thích dùng cái gì có dính đến từ Design, bởi theo thiển ý của tớ thì nó đủ để sức khu biệt với Fine Art tức dòng nghệ thuật Hội hoạ, điêu khắc... nói chung là Mỹ thuật chính thống đã tồn tại từ nghìn thế kỷ trước.
    Nhân tiện lan man về Design, lại cũng thấy hoang mang vì nó rộng quá. Mọi người thử trình bày quan điểm về Design của mình ở đây xem độ biến thiên của nó đi đến đâu nhé.
    Nguồn gốc của thuật ngữ Design gắn chặt với khái niệm "Công Nghiệp - Industry" vì Design chỉ ra đời từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ trên những nền quân chủ mạnh của châu Âu. Trước đó, sản xuất thủ công đóng vai trò thống trị. Mặc dù không thể nói rằng không có Design thì cả thế giới không có vật dụng và tư liệu sản xuất, nhưng chỉ khi cách mạng công nghiệp cùng với sức sản xuất mạnh mẽ vượt bậc của nó lan rộng thì hàng hoá và sức cung của xã hội mới được đẩy lên một thang bậc mới. He he, nghe cứ như là trích dẫn lời của cụ Karl Mark ý nhở. Nhưng phải thừa nhận rằng lý thuyết về phân công lao động và sức sản xuất của cụ Mark rất chi khoa học và mạch lạc, đặc biệt rất đúng ở đây. Lịch sử của xã hội loài người là một lịch sử đấu tranh và chuyển biến không ngừng, trong đó khi xã hội đạt đến một mức tích luỹ kinh tế nhất định thì những mối quan hệ xã hội thượng tầng sẽ thay đổi. Biến đổi quan hệ sản xuất không phải là một hiệu ứng cá nhân có thể tạo ra. Nó chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn cũ được giải quyết một cách triệt để bằng một cuộc cải cách có tính tiến bộ. (Xin lỗi cả nhà đụng đến hơi nhiều từ ngữ nhạy cảm, nhưng mà không thế không diễn tả được cái ý BN định nói). Chốt lại, nhờ có mâu thuẫn giữa mức sản xuất, nhu cầu và mức tiêu thụ mà cách mạng công nghiệp lan rộng. Nhờ đó, triệt tiêu được phương thức sản xuất thủ công năng suất thấp cũ và mở ra một thời đại máy móc hoá. Lại cũng nhờ thế mà nảy nòi ra cái khái niệm Design. (Chống gậy đường xa mới mò được đến đoạn này, mệt quá, ngồi thở tý )
    Design là một quan niệm hiện đại và cấp tiến vì nó biến quá trình tư duy và nghiên cứu đặc tính của sản phẩm ra khỏi quá trình tạo ra sản phẩm đó. Hehe, cái này là tớ thấy thú nhất vì nó chỉ cho thấy cội rễ của cả khái niệm và từ đó hiểu thế nào cũng được.
    Tớ nghĩ ra một hướng nghiên cứu về các vấn đề của Design, tại vì sách nhiều quá đọc không xuể nên đâm quẫn Tớ tạm gọi là "Flying over some issues in Design for Dummies" - "Túm lược một số vấn đề của Design cho những người ngu" . Đùa tý chứ ai lại gọi thô thiển thế, mất hết khách . Phải dịch thoát là "Cách học nhanh một số vấn đề trong Design"
    Cách học của tớ là tớ sẽ list ra đây một loạt những tên tuổi lớn như cột chống trời trong làng Design và những quan điểm tư tưởng của họ. Rồi từ đó, nghiên cứu từ từ những giá trị trong các tác phẩm tiêu biểu của họ. Rồi nếu thấy giữa các bác đó có liên hệ thì phân nhóm. Rồi từ các nhóm link ra đến các loại trường phái, tư tưởng.
    Xuất phát điểm của tớ là vì một thực tế. Không một ai, từ cá nhân đến công ty làm một cái gì mà không có mục đích (targets, concept) và lên kế hoạch (plan). Lấy ví dụ dễ hiểu nhất là làm quảng cáo. Một chương trình quảng cáo mặc dù chỉ chiếm vài phút chạy trên màn hình nhưng là tư duy trí não của cả một đội ngũ đông đảo. Phải làm sao đưa được tinh thần của công ty đến được với người xem hiệu quả nhất. Vì thế, ngoài một loạt những hình ảnh nọ kia bao giờ cũng phải vắn tắt cái tinh thần này trong một câu motto - phương ngôn của công ty. Chẳng hạn, Nokia: "Connecting people", Bitas "Nâng niu bàn chân Việt"
    (Hehe, động đến quảng cáo thấy thòi lòi ra bao nhiêu thứ để nói. Bác nào có hứng chiến cái vụ này thì mở một topic mới đi Không phải quảng cáo theo nghĩa dân Marketing làm đâu, mà là quảng cáo theo nghĩa design, hoặc exhibition Những cái ý tưởng trong mảng này lạ và thông minh khủng khiếp, càng nói càng mê mẩn )
    Hehe, cuối tuần vừa rồi tớ đi mua sách, có xem qua quyển "The story of Modern Art" do Nobert Lynton viết, thấy đề cập đến John Jasper và công trình nổi bật của ông là lá cờ Mỹ như bác Butsat đã hứng chí phân tích ở trên. Ông này được cho vào phần current artists, những nghệ sĩ đương thời, gần với ta về mặt thời gian hơn là temporary artists (đương đại). Nhiều quyển hay phết, bác Butsat nếu mà muốn nghiên cứu thì cứ search đi rồi nói với tớ. Tớ sẽ gửi tặng bác vài quyển, khi nào về VN tớ đòi lại
  6. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Gớm, ốm iếc gì xong mà viết như bổ củi thế này à? Vốn đâu ra mà nhiều thế ko biết Từ cái bài này mổ xẻ ra phải được 50 cái bài reply, cứ từ từ nói từng cái nhé.
    Tớ nói thật là tớ ko biết gì đâu, nói thật đấy, ba hoa thôi. Cuốn "story of modern art" mà BN nói tớ cũng có, nhưng lại bằng tiếng Trung nên cứng lưỡi, chịu! Có một số tài liệu bằng tiếng Anh, nhưng tiếng Anh cũng dốt, đại khái là con cáo phải bắc thang mà hái chùm nho thôi, chứ bảo nho xanh thì...
    Đầu tiên là ý niệm về "design". Tớ ko nói khái niệm vì thú thực tớ cũng ko rõ tường tận. Hôm qua nhà nghiên cứu Phạm Toàn có cho tớ một khái niệm thâm thuý của design, nhưng đó là về "đi giai". Dù sao tớ cũng thấy tên trường như thế chưa ổn thật. BN phân tích sắc rồi, tớ chỉ bổ sung.
    Nguyên "design- D" thường được hiểu nôm na như thiết kế tạo mẫu trong sản xuất công nghiệp, và vì thế tóm lại trong trường MTCN người ta lấy nó làm khoa căn bản là khoa "tạo dáng công nghiệp". Đi mua sách vở ở VN, những cuốn có từ D ngoài bìa cũng chỉ toàn nói về tạo dáng trong ruột, ngoại trừ gắn thêm "graphic" thì mới có gì đó là đồ hoạ.
    Gần đây, khoa ruột của trường bị yếm thế, một phần khách quan do công nghiệp tạo dáng của ta lạc hậu, đào tạo kém cơ bản từ nhà trường phổ thông trở đi, cộng với làn sóng các khoa mới đang mốt "thời thượng" như đồ hoạ, thời trang, nội thất...dấy lên, "tạo dáng" thiếu đất sống và nguyên nghĩa D cũng bị loãng sang phía các khoa mới.
    Vì thế, nếu dịch như hiện tại là "industrial design" thì đúng là vừa thừa vừa thiếu như BN đã nói kĩ. Industrial fine art như cũ thì đúng là dịch 1-1, thô thiển. Mà Applied art thì cũng ko hoàn toàn, vì tác phẩm bên trường MT Yết Kiêu của họ cũng là Applied đó chứ. Theo thiển ý của tớ thì chỉ cần để là School of Design, thế là đủ. Bởi tự thân nó đã bao hàm nghĩa industry và apply. Trường hợp thừa thiếu này có cái gì giống như tên cái bộ Học của ta bây giờ: Bộ giáo dục và đào tạo- Có sự giáo dục nào mà ko nằm ngoài mục đích đào tạo cơ chứ?
    Đấy, khi đặt là "School of D" hoặc D school gì gì đấy thì mục đích đã trở nên đỡ rồi mù hơn. Người ta sẽ ko quá day dứt vì vứt đi một vài môn như Lịch Sử Đảng, phogn trào Đoàn và vài thứ khác vốn là sở trường của cái gọi là một "trường đại học".
    Khi xác định như thế thì chiến hữu bên Yết Kiêu sẽ ko còn keo cú mà vặn vẹo với bên MTCN là chúng mày vẽ đếch ra gì...Và khi bọn MTCN đi tán gái, phụ huynh các em yêu sẽ ko tá hoả lên khi nghe con rể tương lai của mình là một thằng "hoạ sĩ" nữa, mà chỉ là một "designer" thôi ( mặc dù designer thực sự là gì thì lại phải cãi nhau tiếp một hồi ).vân vân...
    ( còn )
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích gọi là "one flew over a designer''s net"
    Cách học của BN hơi bị quy củ, như là...brain storming method, cái này ko thích hợp với tớ, vì tớ lười bẩm sinh, làm trái với tự nhiên hại người lắm ạ. Tớ chỉ thấy một thực tế thế này, gọi là đưa ra một luận điểm thôi.
    Để đưa ra được các loại trường phái, tư tưởng trong design như BN nói, ko phải ko cần thiết, song ở nhà mình thì vấn đề này hơi bị...đá bóng vào tường, khó lắm. Bởi vì đơn giản...ở ta ý niệm về design có thể nói hầu như chưa có một cách thực sự, quá ít, như chính BN nói là : Design là một quan niệm hiện đại và cấp tiến vì nó biến quá trình tư duy và nghiên cứu đặc tính của sản phẩm ra khỏi quá trình tạo ra sản phẩm đó - đó, ở ta họ còn đang gặp vấn đề với việc tạo ra sản phẩm, nói cả nền công nghiệp của ta còn chưa đủ tuổi đời bằng design của người ta, mà design đương nhiên ăn theo nền sxcn----->tất yếu ta chưa thể đạt đến một mặt bằng chugn về design như chúng ta mơ ước.
    Ba hoa nhiều, tớ chỉ lấy ví dụ thế này:
    Trước thời XHCN thì làm chữ cho một cái bìa sách, ta cứ nguyên toạ độ mà kẻ chì, rồi thì táng bột màu lên, xuất hiện nhiều cao thủ kẻ chữ như in. Chữ hài hoà, tỉ lệ khoảng hở tương đối theo công thức dòng, khe...thế nào đấy. Đại khái cho ra được một bố cục chữ ko xấu, đẹp thì càng tốt.
    Sau, cái máy tính ra đời, do tiện lợi là gõ chữ xong, người ta có thể dùng con trỏ mà nhấc nguyên cả đoạn chữ ấy đi đâu tuỳ thích ( quá sướng! )----->phát sinh kiểu mode phổ thông là đặt chữ dính đầu , dính chân vào nhau. Đương nhiên làm tay mà như thế thì tiêu, vì toạ độ rối tung, nhất là tiếng Việt lại còn có dấu.
    Qua cái thời kì ấy, thế giới người ta chuyên nghiệp hơn, đi sâu vào cái đơn giản, quay lại chính những font chữ cũ rích ngày xưa nhưng chỉ sửa đi từng li tại đầu các con chữ, làm kerning tinh hơn, tính cách thời đại là cầu kì trong cái đơn giản. THì các bác nhà ta lại vớ lấy cái dính font kia mà xài tiếp, xài mà ko ý thức rõ lắm. Bằng chứng là rất nhiều vỏ CD ra gần đây chơi kiểu này, mà khổ họ lấy font chữ mềm đặt theo góc đỉnh đối đỉnh, phản tác dụng hết sức. Họ quên mất tập hợp chữ cũng là mảng. Nhìn lại các vỏ đĩa gần đây của thế giới, hay các bìa sách, họ chú trọng hơn về sự thân ái của con chữ này với cái chữ kia ( The Lord of the Rings là ví dụ của thời này ). Đôi khi cả cụm chữ còn được đặt dính bo, như thế ko thể nói designer thiếu kiến thức về bố cục, đó là nhấn hình ngay chính bằng hình.
    Thế, ý thức design của ta ( ko phải tất cả ) phần nhiều nặng về "bắt chước" nhiều như thế cho nên để có phong cách cá nhân đã khó, chưa nói gì đến tư tưởng hay trường phái. ( mình nói huyên thuyên cái gì ấy nhở :( )
    Tuy nhiên nói là để biết mình có như thế, chứ BN có gì cứ tung lên đây để bà con học hỏi với, ở bên ngoài giếng đương nhiên là ko mát mẻ như bên trong nhưng thoáng hơn là cái chắc.
    (còn )
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Cái motto mà BN nói, tớ thấy chính nó là cái mặt tiền đầy đủ nhất của design hiện đại. Nó ko chỉ là tuyên ngôn của cái tập thể mà nó design cho, mà còn chính là tuyên ngôn của tự thân cái design ấy.
    Như ta hay gặp trong quảng cáo thì mỗi sản phẩm của một nhà nào đấy, đi kèm logo và thương hiệu thường là một cái slogan, như các hãng lớn thì mỗi chiến dịch kinh doanh họ làm thêm cái tagline, đó chính là đứa con của tập thể sản xuất đó mà việc nó có giống bố nó ko hay lại giống thằng hàng xóm, nhiệm vụ thuộc về design. Ko các bác cứ thử nghĩ bây giờ người ta đảo các motto thành thế này: Giá mà mọi thứ đều bền như Coca-Cola, hay Kotex- nâng niu bàn chân Việt, hay OMO- liên kết 99 vết bẩn...hoặc dùng font chữ của motto này cho motto kia...
    Tóm lại, tớ xin bày ra đây một cái motto của Caltez mà tớ nghĩ tự nó đã đầy đủ hết tinh thần của cái cần nói ở đây:
    It''s not only a change of symbol, but also a [red]symbol[/red] of change
  9. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Oặc, Breaking_news, BS tích cực quá giời, phục quá, tặng này
    Thế nhưng mà iem có ý kiến. Nếu như B_N, B_S nói thì hoàn toàn khái niệm design khởi đầu từ phương Tây ( lại bên Tây) thì chúng ta bắt đầu từ đâu. Từ cách mạng Khoa học khoa kỹ thuật lần thứ nhất , thứ hai từ thế kỷ 19 hay chờ cho đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 3.
    Hồi năm nhất hùng hục load một loạt các bài giảng của các cụ Paul Klee, Kandisky giảng về mặt phẳng ở trên web của Bauhaus. Thấy các thầy dạy mình Module là sự lặp lại các hình thể trên một mặt phẳng nhất định. Hỏi lại thầy thế Module khác Motiff ở chỗ nào thì thầy gắt, bảo Module lên đồ hoạ học kỹ, motiff sang thời trang mà hỏi. CÁU. Thực ra, Bauhaus vẫn lưu trong lịch sử trường một triển lãm đáng nhớ .Ở đó , các design
    đưa ra một quan niệm mang tính đột phá đó là " Tất cả những gì chúng ta làm trên mặt phẳng là quá trình thăm dò và khám phá mặt phẳng, Module, motiff là một dạng khám phá mặt phẳng. Theo quan niệm thông thường, mặt phẳng được ấn định bằng sự tồn tại của hình thể thì module ấn định mặt phẳng bằng sự lặp lại nhiều hình thể. Lặp lại như thế nào để có một mặt phẳng sống động, bình ổn đó là chủ ý của designer.
    Điều đó cho thấy, phương pháp tư duy mới chính là bản chất của các designer, không phải người ta có công nghiệp phát triển sớm người ta có design sớm ( mặc dù lịch sử là như vậy, mà nên nhớ lịch sử được ghi lại bằng những chiến công). Người ta có design sớm vì người ta tư duy được sớm, tư duy được vì được điều kiện kinh tế, xã hội ủng hộ. ( còn nữa)
    Vì không được chuẩn bị trước nên bài viết hơi lôm côm, có gì mong các đại gia bỏ quá. chẳng qua làChán quá, hôm nay không ai chat với mình

  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tớ rất là dạt dào vì thấy các bác bàn hay quá, trúng ý tớ quá Từ đầu đến giờ tớ cứ mon men vì sợ không ai hưởng ứng. Lúc trước đã định thập thò Bauhaus rồi nghĩ hơi hãi hãi nhỡ đâu mà mọi thứ rối tung lên. Giờ có bạn Dom nhắc đến sẽ quyết đánh một đòn chí tử vào Bauhaus để ngửi lấy tý hơi thành tựu của nó cũng sướng. Thật ra thì các bác là dân Mỹ thuật vẽ vời tử tế nên tớ cứ huyên thuyên sợ là vô duyên, may quá, các bác cũng hiền
    Các bác viết nhanh nhé. Tớ cũng sẽ cố mở máy
    P/S: Phản đối bác Butsat cứ câu trước câu sau khen đểu tớ chăm chỉ. Tớ đang rỗi rãi làm tý câu bài thôi. Tháng tới tớ vào học rồi thì có muốn gặp các bác nhiều cũng không được. Hic, nghĩ tới cảnh đó hơi buồn nhỉ
    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 27/07/2004

Chia sẻ trang này