1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Breaking News

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi butsat, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì các bác là dân Mỹ thuật vẽ vời tử tế nên tớ cứ huyên thuyên sợ là vô duyên, may quá, các bác cũng hiền
    Tớ thấy B_N có huyên thuyên cái gì đâu, cách học của bạn hay lắm, nói chung bạn là một đứa hay ho " Mình thích lắm" ( Lesbian)
  2. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Breaking_news là một topic rất hay, xin được phép có một vài ý kiến. Chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, không phải mặt trăng nhưng cũng mạn phép có vài ý kiến (đỡ phí một đêm thức trắng)
    Xin được phản đối BS ở một vài luận điểm. BS cho rằng " design ĐƯƠNG NHIÊN ĂN THEO nền SN công nghiệp , vì ta CHƯA có lịch sử phát triển công nghiệp như ở họ nên mặt bằng DESIGN không được như mong ước. BS không sai nhưng không hề đúng, sợ rằng BS không hiểu gì về công nghiệp cũng'' lại càng không hiểu rõ khái niệm Design. Âu cũng là sự què quặt chung của giáo dục Việt nam, sinh viên kinh tế không biết làm kinh tế, sinh viên mỹ thuật công nghiệp không hiểu lắm về công nghiệp.
    Què quặt ở khái niệm công nghiệp. Tại sao vậy. KHởi điểm của công nghiệp nước ta là một con số không đơn giản vì nước ta là một nước nông nghiệp. 1000 năm đô hộ, chiến tranh tàn phá, nước ta vừa thoát khỏi nạn đói chưa lâu. Chúng ta bỏ qua quá trình tích luỹ tư bản, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghe thì hơi Bôn nhưng nói như Đức Khuê " ở đời phải biết mình là ai ". Bỏ qua quá trình tích luỹ tư bản , cơ sở hạ tầng về công nghiệp chỉ là một vài nhà máy để lại từ thời Pháp thuộc, kiến trúc thượng tầng gần như một con số không tròn chĩnh . Như vậy về cơ bản các ngành công nghiệp nhóm A ( nhóm các ngành công nghiệp nặng) ta chưa có cơ sở phát triển. Ta biết, đến nay nước ta vẫn xuất khẩu dầu thô, quặng sắt, than nguyên liệu dạng thô thì việc phát triển công nghiệp nặng sẽ cần thêm rất rất nhiều bước phát triển nữa. Tuy nhiên công nghiệp không chỉ có thế , ngoài các ngành công nghiệp nhóm A, các ngành côngnghiệp nhóm B , thuộc công nghiệp nhẹ , công nghiệp thời trang, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng điện tử, điện lạnh du lịch... lại có cơ sở mạnh để phát triển. Chiến lược phát triển công nghiệp nước ta cũng nhằm vào phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp phần mềm. Và đây mới chính là cái gốc của công nghiệp Việt Nam. Nhật Bản đã làm MTCN như thế nào để làm nên thương hiệu " Made in Japan" các bác có biết không, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... trở thành Nich cũng có sự góp phần không nhỏ của MTCN. Họ làm thế nào với MTCN ? hay họ cũng than nước tôi lúc đầu chả có công nghiệp gì cả à.
    Họ cũng khởi đầu như mình tại sao dân họ dùng đồ đẹp hơn mình, ô tô họ đi đẹp hơn đã đành, tăm họ xỉa răng còn đẹp hơn mình kia. TẠI SAO????
  3. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Dễ nhất là đổ cho thiên hạ ngu hơn mình , phải không các bác...
    Tại sao chúng ta lại có tư duy bắt chước, vì chúng ta có bao giờ đi đến tường tận vấn đề đâu, có biết mình là ai đâu. Cứ làm sao cho nó giống tây thế là design vì design nó ở bên Tây nó sang, mình phải đi theo nó , làm giống nó, thế là thành công.
    Huỵch toẹt ra là thế đấy.Nhưng để làm gì khi bà tôi đi chợ bà tôi thấy có đôi đũa làm theo phong cách Tây trông cũng đẹp, cũng lạ mắt nhưng sao đắt quá, lại không hợp với bát đũa nhà tôi. Bà tôi thấy có đôi đũa của Trung Quốc thôi nhưng giá vừa phải, hơi đẹp, lại hợp với bát đũa nhà tôi. Hay như thế là Mauvais gout...

    Đọc một số sách của Bauhaus, Taschen về design đương nhiên có cái thấy đẹp, thấy hay. Nhưng cái cần thấy nhất đó là cách làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu đạt đến hoàn hảo. Chúng ta ngưỡng mộ một bản thiết kế đẹp , tự bảo mình cũng có thể làm được như thế nếu mình có nhựa siêu dẫn, vật liệu siêu bền, vải ánh xạ không nhăn như người ta. Siêu tưởng!
    Có một thực tế rằng chúng ta đang không biết mình là ai và không biết mình phải làm gì.

    Định nghĩa của B_N phải được hiểu thấu đáo hơn là những gì chúng ta thường thấy trước mắt : DESIGN LÀ MỘT QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI VÀ CẤP TIẾN. Tại sao? , vì design muốn thế phương thức sản xuất của cả xã hội. Nếu ta hiểu phương thức sản xuất của xã hội, ta sẽ biết cách nâng cấp phương thức sản xuất lên theo cách của Design. Từ trước đến nay nghề nghiệp sinh ra là để phục vụu xã hội , chưa thấy chiều ngược lại bao giờ cả. Ý tiếp theo BIẾN QUÁ TRÌNH TƯ DUY VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM RA KHỎI QUÁ TRÌNH TẠO RA SẢN PHẨM ĐÓ. Ý này chắc không cần giải thích thêm vì đã quá rõ. Không phải làm đến vung nồi mới nghĩ đến cái quai cầm mà nghĩ ra 28 phương án quai cầm khác nhau chọn lấy một cái tốt nhất cho sản xuất và tiêu dùng.
    ( còn nữa)
  4. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cao siêu, chả hiểu gì.
  5. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin có vài ý kiến phản bác:
    Bạn Dom phân tích tình hình kinh tế VN với đặc thù phát triển là bỏ qua tích luỹ tư bản, không đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng hay còn gọi là công nghiệp nhóm A. Điều này đúng với chính sách phát triển của nước ta. Nhưng có một thực tế, mặc dù ta không tự thân sản xuất các máy móc công nghiệp nặng nhưng vẫn phải cần đến nó với tính chất là những công cụ không thể thay thế.
    Với các nước công nghiệp nặng phát triển, chẳng hạn như Liên Xô trước đây, giờ phân bố đều ở Mỹ, Nhật, Đức... họ có tiềm năng để sản xuất được những công cụ máy móc với giá thành cạnh tranh. Nhờ có làn sóng phân công lao động quốc tế mà đối tượng tiêu dùng không còn là cá nhân, hay công ty lẻ tẻ nữa mà đã là các tập đoàn và những quốc gia. Mức cung ứng và điều tiết thị trường không còn bị ảnh hưởng bởi những tác động quốc gia nữa mà đã thành của khu vực và thế giới. Do đó, dù không có nền công nghiệp nhóm A phát triển VN vẫn không phải là một nước què quặt không biết đến sự ra đời và ứng dụng của những máy móc công nghiệp.
    Có một thực tế là nền công nghiệp trong nước mặc dù không cao nhưng sức tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ của người dân không vì thế mà thấp tương ứng. Với những tác động nhiều chiều của luồng hàng hoá lưu chuyển mạnh mẽ trong khi mức sản xuất các mặt hàng công nghiệp bị giới hạn bởi máy móc không hiện đại, nảy sinh một độ vênh giữa nhận thức - tư duy tiêu dùng và thực trạng sản xuất có thể.
    Chính tại đây, đã ra đời hai quan điểm đối lập về đặc thù của nền công nghiệp Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đối với nền design nước nhà.
    Một, với đại diện là bác Butsat:
    " Design đương nhiên ăn theo nền SN công nghiệp , vì ta chưa có lịch sử phát triển công nghiệp như ở họ nên mặt bằng Design không được như mong ước".
    Hai là của bạn Dom. Thật ra thì hai bài viết ngày 29.7 của bạn Dom chỉ là nhằm diễn giải ý đã nói rồi của bài viết ngày 27.7:
    "Phương pháp tư duy mới chính là bản chất của các designer, không phải người ta có công nghiệp phát triển sớm người ta có design sớm... Người ta có design sớm vì người ta tư duy được sớm, tư duy được vì được điều kiện kinh tế, xã hội ủng hộ".
    Hai quan điểm của hai bác không thể so sánh với nhau vì không cùng một trục tuyến tính tư duy. Bác Butsat nhìn thấy một thực tế. Và thực tế này là đúng. Bauhaus cũng đã từng khốn đốn vì thiếu kinh phí. Nếu không có bước ngoặt chuyển sang kết hợp với công nghiệp ứng dụng và kiến trúc thì Bauhaus có lẽ chẳng bao giờ có được tầm ảnh hưởng lớn lao đến vậy trong tiến trình phát triển của Design.
    Còn bạn Dom, có lẽ đi lại gần phía tớ vì đã muốn đào sâu vào bản chất của Design. Bản chất của Design là gì? Một quan niệm hiện đại và cấp tiến vì nó biến quá trình tư duy và nghiên cứu đặc tính của sản phẩm ra khỏi quá trình tạo ra sản phẩm đó? Và vì vậy, bản chất của designer là phương pháp tư duy?
    Thực ra mà nói, nhận định design là một quá trình, có tính trừu tượng nhưng có thể nghiệm rõ rệt, nhằm hiểu thấu đặc tính của sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm, tớ thấy hoàn toàn đúng. Nhưng chưa đủ. Bởi vì nhận định này quá rộng. Nó cho phép mình hiểu xuất phát điểm của vấn đề. Nhưng nó tồn tại trong chính nó nhiều ranh giới chồng lấn với những môn khoa học khác.
    Thế nào là nghiên cứu đặc tính của sản phẩm? Bất cứ chủ thể nào tham gia vào chuỗi chu trình sản xuất cũng phải có một sự hiểu biết nhất định về sản phẩm. Một số ngành không liên quan gì đến design thậm chí còn nghiên cứu đặc tính của sản phẩm kỹ càng hơn. Chẳng hạn: ngành vật liệu, hoá học, vật lý. Điều này thắt lại một điểm nút của định nghĩa trên mà ta những tưởng là chìa khoá mở được bòng bong về các đối tượng. Để phân biệt quá trình sản xuất thực tế đối với việc nghiên cứu làm thế nào để có được sự sản xuất ấy thì dễ. Nhưng để phân biệt được vai trò và giá trị những tác nhân cùng tham gia quá trình nghiên cứu thì lại rất khó.
    Tớ hơi bất ngờ khi mọi người bàn đến các vấn đề của design mà không ngại ấn nó vào trong ánh sáng của triết học. Quả thực, không có một sự nhìn nhận vấn đề khúc chiết và thấu đáo thì không thể tự xây dựng cho mình một bản lĩnh nghề nghiệp, dù là bất cứ nghề gì. Nhưng tư duy triết học trong design cần có một ranh giới, hay có thể gọi là phạm vi mở rộng nhất định. Nếu không bao hàm trong nó một thực tế vật chất cụ thể, nó sẽ trở thành lý luận khô cứng. Tớ sẽ đưa những câu motto của những designers nổi tiếng vào phần sau để thấy với mỗi người trong số họ, quan điểm về design được khúc xạ khác biệt như thế nào.
    Bản thân chúng ta ai cũng đều phải tìm tòi một cách nhìn riêng phù hợp với những kiến thức tích luỹ của riêng mình. Từ quan điểm cá nhân đó sẽ nảy sinh một giới hạn của sự tiếp cận vấn đề. Và từ đó, rõ ràng việc xây dựng định nghĩa riêng cho mình về design sẽ hợp lý hơn, và có tính thuyết phục hơn, ít nhất là đối với bản thân ta.
    Thành thực mà nói, tớ vẫn đang loay hoay chưa tìm được một định nghĩa cho cá nhân tớ về design. Để đi đến bước ấy, tớ đặt mục tiêu không những phải biết được sở trường của mình là gì mà còn phải biết một số kiến thức khoa học khác giúp thực thi ý tưởng về design mà tớ muốn làm. Chỉ khi đó mới có thể nói sẽ phát huy khả năng của mình đến đâu.
    Tóm lại, Design cần được xem xét cả về mặt tư tưởng lẫn thực tế khả thi. Tỷ lệ pha trộn của hai phần này không đồng nhất trong mọi trường hợp, nhưng chúng luôn là yếu tố song hành không thể tách rời.
    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 30/07/2004
  6. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Khá lắm lắm, Breaking_news!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Bạn đang xây dựng và tôi cũng muốn làm vậy. Tôi đang bận quá, xin chờ cho 10 ngày nữa chúng ta sẽ cùng mang vài cái xác ra cùng mổ cho vui nhà.
  7. Martin-Luther-King

    Martin-Luther-King Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Dạo này đang dỗi hơi, thừa thời gian , dc cô Dom khuyến khích, nhảy vào bóng bàn với các bác tí chơi
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Đồng ý với ý kiến của BN về chuyện lôi anh sáng triết học vào, tớ cũng xin kéo thêm kinh tế học, cụ thể là quan hệ cung cầu , vào cho nó xôm. Khi mà nền CNSX phát triển đến một mức độ nào đó, các sản phẩm được tạo ra có chất lượng ngang nhau, giá cả ngang nhau, thì ngưòi ta sẽ quan tâm đến những yếu tố khác,nằm ngoài bản thân sản phẩm,như thương hiệu,lô gô, bao bì? Đây là những giá trị nằm ngoài quy trình sản xuất ra sản phẩm, có hàm lượng tri thức cao, và nhiều khi sẽ quyết định sự thành bại của sản phẩm trên thương trường. Thế kỉ tới là thế kỉ của nền kinh tế tri thức (Knowledges-based Economy, chơi tiếng anh tí cho nó oai he he) nên không thể nói không có cầu về những sản phẩm tri thức này. Đã có cầu, ắt có cung, lúc đấy sẽ xuất hiên một lớp designer tài năng, tâm huyết (như butsat, DC, rocker,nịnh tí) với những ý tưởng, phương tiện, lòng nhiệt tình, sẽ đáp ứng ?~cầu đấy?T. Thế, cuối cùng hai bên cùng tồn tại song song, không cái nào quyết định cái nào,cùng thúc đẩy nhau phát triển,
    Kết lại, thì dù sao tớ cũng thiên về ý kiến của DOM hơn, những designer, được đào tạo một cách bài bản, là lực lượng chủ chốt, cần phải chủ động kéo nền mĩ thuật ứng dụng lên, cần phải làm cho ngưòi ta thấy sự cần thiết của Mĩ Thuật trong việc Ứng dụng sản xuất !
    Còn tớ, một thằng kĩ thuật, cái gì cũng thích quy về công thức (cho nó dễ nhớ đấy mà ). Trong lúc viết bài vừa nghĩ ra một công thức thô thiển sau
    Design = (Art + technology)/ 2
    Tất nhiên là phép chia không chắn, làm tròn trên hay tròn dưới tuỳ từng ngưòi he he
    Còn nữa, tiện đang nói về kinh tế, không biết có phải mình có nhiều bạn làm bên kt, ngân hàng không mà đọc thấy câu này của Dom_rocker thấy hơi khó nghe xin trích lại
    "sinh viên kinh tế không biết làm kinh tế"!
    Chỉ hỏi dom biết trường Kt có bao nhiêu khoa, trong mỗi khoa có bao nhiêu ngành, liệu tất cả các ngành đều làm kinh tế mà phát biểu thế ??? mà dom thử định nghĩa làm kt là thế nào hộ cái ???

    p/s : cũng liên quan đến chủ đề này, tặng mọi người cái link tham khảo thêm, đoạn ở dưới, bôi đen
    http://www.quantrimang.com/inc_contents.asp?Cat_ID=1&news_id=3154
    Thôi, em té đây, chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ
    Được Martin-Luther-King sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 31/07/2004
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận kiểu này khổ nhỉ. Một cơ số các trường phái, mỗi vị đứng múa quyền theo một quỹ đạo, nhìn ngoài vào thì thấy rất là kinh hoàng nhưng thật ra cả mấy đường quyền chạm đỡ được vào nhau, theo như BN nói thì là "vì không cùng một trục tuyến tính tư duy". Sáng suốt.
    Quả tù mù này là do có quá nhiều topic trong một topic, vị nào cứ theo đường vị ấy mà nói cho nên khó thống nhất. Bây giờ bác BN đặt ra vấn đề, bác chịu khó ăn dè mà đưa ra từng vấn đề nhỏ một, xong ta thanh toán từng đứa một. Thế đồng nhất quan điểm hơn và có cãi nhau nó cũng có lí hơn. Tớ sợ nhất là nói chuyện lý thuyết ( ngày xưa thi Kinh tế chính trị với Chủ nghĩa xã hội khoa học điểm cao nhất lớp, bị bọn bạn nó chửi mãi :D ).
    Tớ ko phải là một egghead để làm việc nghiên cứu. Cách có được bản chất vấn đề hay nhất là bắt cái tay làm việc cật lực dưới sự quy hoạch của cái đầu, hơn là cái đầu làm việc cật lực dưới sự quy hoạch của một cơ số các cái đầu khác. Thái Bá Vân ko giỏi vẽ tranh, Van Gogh ko giỏi lý thuyết.
    Xin mượn lời của Tidenbz để tóm lại thế này:
    Creativity lies in the capability of a 50-year-old and the not-knowing of a 5-year old.
    Questions are interesting. Answers are (sometimes) not.
    Tobor Kalman

    Chúng ta phần nào đó đang làm ngược lại: dùng cái not-knowing của 50-year-old và capability của 5-year-old, tất nhiên thế nào là ngược tuỳ quan điểm từng người.
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ "lý bất tận sát", ta nói chuyện cụ thể. Xin cho một đề tài design cụ thể ( tên sản phẩm, thể lệ, yêu cầu của full-package design, deadline... ) xong mỗi người vào đưa một phương án cụ thể. Dựa trên sản phẩm ấy thì mới nói tiếp được, chứ ní nuận thế này thì toi ( nhờ bác Chitto bên Toán kinh tế vào, bác ấy thở ra cho một chương là toi cả lũ ).
    Mở ngoặc: Design là những cái sáng tạo, bà con đừng tự giới hạn mình bằng ý nghĩ " ta ko học mỹ thuật công nghiệp". Các chị đồng nát họ có cái móc chữ L nhọn đầu, đấy cũng là một sản phẩm design ko nổi tiếng nhưng cực kì hữu dụng rồi đấy ạ.
  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tớ vẫn nghĩ cuộc tranh luận này chưa thể kết thúc, và chúng ta sẽ quay lại với nó một ngày nào đấy. Tuy nhiên, đúng là nếu chỉ nói không thì mọi thứ càng rối bù vào nhau.
    Trước khi bắt đầu, tớ nhìn sự việc với một clear view, bây giờ lại thấy hơi hoang mang. Hai ngày cuối tuần ở nhà question bản thân về hơi nhiều thứ. Hic, khổ tâm quá cơ
    Bác Butsat đã có lời, chúng ta nên bàn để đưa ra một cái layout để triển khai vấn đề. Chứ còn bảo là nghĩ ra một đề tài rồi mỗi người làm một design thì tớ thấy thú vị thật nhưng khó quá. Nếu mẫu của tớ không ra gì, bản thân tớ không ra gì, nhưng lại ngoạc mồm lên chê các bác tàn tệ, các bác đuổi cổ tớ khỏi đây thì tớ buồn lém
    Xin trình bày công trình yêu thích của tớ:
    London Underground Map do Henry Beck (1903-1974) thiết kế năm 1933.
    [​IMG]
    Thật không thể tưởng tượng nổi bộ mặt giao thông các thành phố châu Âu sẽ ra sao nếu không có hệ thống Tàu điện ngầm underground. Thành phố mở rộng không ngừng, các điểm dân cư đông nghẹt chen lẫn với những khu office đồ sộ và ken đặc. Nếu dùng đường giao thông trên mặt đất thì mật độ xe cộ sẽ lớn khủng khiếp. Lúc ấy phải xây cầu vượt, tàu nổi chồng chéo. Độ cao và phân bổ điểm tiếp giáp sẽ thế nào trong những khu chỉ toàn building cao vun vút? Rồi bộ dạng những toà nhà cổ sẽ thế nào? Còn đâu là cổ kính trầm mặc. Vì thế, sự phát triển và tiện ích của hệ thống underground là quá rõ ràng.
    Việc sử dụng các hướng dẫn đi underground khá dễ dễ dàng. Tất cả là nhờ vào sự bố trí rất logic và hợp mắt. Cầm một cái bản đồ nhỏ tý trên tay, đi một lần là có thể tự lần ra đường cho những lần sau.
    Những tấm map này giờ đã trở thành bình thường như một vật dụng hàng ngày. Người ta vì thế quên mất lịch sử và tầm quan trọng của nó mà không biết, chúng chính là một thành công lớn của design hiện đại.
    London Underground Map hiện đang được sử dụng có được bộ dạng như hôm nay là nhờ Henry Beck. Lần đầu tiên năm 1933 mạng lưới underground của London đã được biểu diễn bằng một biểu đồ vị trí thể hiện sự tương quan về khoảng không giữa các nhà ga. Khoảng cách thực tế giữa nhà ga nọ với nhà ga kia không được tính bằng bằng tỷ lệ tuyệt đối mà thay bằng tương đối. Đây là một cách tiếp cận có tính đột phá và vô cùng thông minh. Nó dựa trên thực tế sử dụng: khoảng cách chính xác từ nhà ga này đến nhà ga kia không quan trọng bằng làm thế nào để chỉ cho người đi đến được điểm họ cần đến. Nó cũng dựa vào đặc điểm riêng của mỗi tuyến đường: mỗi tuyến chỉ đi qua một số nhà ga nhất định. Dựa vào sự đan xen của các trục đường: có những điểm cắt, tại đó nhiều tuyến đường cùng đi qua một nhà ga, người đi có thể chuyển từ đường nọ sang đường kia trong những nhà ga giao điểm đó...
    Bản đồ của Henry Beck minh hoạ một mặt phẳng cắt ngang của mạng lưới Underground London. Lấy khu vực London cổ làm trung tâm, London Underground Map của Henry Beck vẽ lại các tuyến đường dưới dạng đường thẳng gấp khúc, phân biệt bởi những màu sắc khác nhau, mang trên nó là những dấu chấm đại diện cho những nhà ga mà nó đi qua.
    Đây theo tớ là sản phẩm tuyệt đẹp của sự phân tích logic, tính kỹ thuật, hiểu rõ giá trị của công năng và vẻ đẹp đơn giản của thiết kế. Minh hoạ rõ ràng, hiệu ứng nhìn cực tốt, những chi tiết chủ đạo của London như tên các nhà ga, đặc biệt là đưa được cả dòng Thames vào làm thế giới ngầm của London hiện ra rõ ràng và rất thật.
    Trong cuộc triển lãm về Lịch sử Underground London năm 2003, một designer tiếng tăm, Bump đã đưa ra The Trouble Map of London (Train of Thought). Đây theo tớ lại cũng là một biểu hiện cao nhất cho kiểu design mạch lạc và kỹ thuật nhưng dưới cách tiếp cận rất hóm hỉnh.
    Cuộc sống ở các siêu đô thị lớn chảy cuồn cuộn dưới bề mặt của nó những làn sóng ngầm, mang theo bao nỗi lo toan tồn tại trong những người dân sống tại đó. Diễn tả một London phục hồi sau hai cuộc thế chiến, một London mở rộng và đại diện cho bộ mặt của Vương quốc Mặt trời Mọc quả là một đề tài đáng để run rẩy. Bump đã làm được điều đó.
    Cách tớ thích ở The trouble Map of London của Bump là ông vẫn dựa trên cái sườn rất logic và engineering của Henry Beck nhưng làm mới nó bằng một cách tiếp cận khác. Một cách đặt vấn đề tuyệt vời. Đã phát triển đến mức này rồi, sự hiện đại hoá và tân tiến hoá chỉ có thể diễn ra dần dần chứ khó mà có tính đột phá như trước. Hiện tại, mạng lưới underground của London đang quá tải, máy móc xuống cấp một phần, vấn đề duy tư không được coi trọng đúng mực, nhưng trên hết là do sức ép về dân số và sự chồng chéo trong quản lý và ra chính sách. Vì thế, London underground giờ không chỉ là những toa tầu, những tuyến đường ngầm cho người dân đi lại mà đã là một nhân chứng sống cho một London nhiều đảng phái tranh cãi rườm rà, nhộn nhạo và lắm nhu cầu; một London cũ và mới, đầy đủ và thiếu thốn, mệt mỏi và trẻ trung...
    Ý tưởng dựng một công trình kỷ niệm London underground 100 năm bằng The trouble Map of London, the Train of Thought thật là genius. London underground, huyết mạch của thành phố giờ dính đầy trên nó những nỗi lo toan rất người và rất đời bằng những cái tên chỉ tồn tại trong xã hội học và tâm lý học chứ khó mà tìm thấy trên một bản sơ đồ kỹ thuật.
    Có rất nhiều sản phẩm design tuyệt tác mà người ta phải nín thở không thể nói nổi lời nào. Có những cái gần với fine art, đẹp một cách kinh điển. Có những cái bắt được cái hồn của khoa học chính xác như khí động học, cơ khí học, logic học... Bản thân tớ thiên về những thứ có tính logic và engineering mặc dù vẫn biết là những kiểu sản phẩm khác tôn vinh cái đẹp và tư tưởng, hiệu ứng thị giác cũng thật tuyệt. Xin hỏi gu của các bác thế nào ạ?
    Câu motto của Bump là: "Honesty, Homour, Integrity, Boredom, Anger, Deceit" (Trung thực, Hài hước, Thống nhất, Nhàm chán, Giận dữ, Suy đồi).
    Ba đặc điểm đầu tớ thích nhất, còn ba cái sau thì để dành khi nào lấy chồng ứng dụng thì thích hợp hơn
    (Tớ không tìm thấy The Trouble Map of London trên Net nên chưa có ảnh minh hoạ. Trong một hai ngày nữa mà không thấy tiếp thì tớ phải đi mượn hoặc mua sách về scan, hic Rất xin lỗi mọi người về sự không đầy đủ trên )

Chia sẻ trang này