1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bu?c ti?n c?a Dàn nh?c giao hu?ng Vi?t Nam

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi ATC, 18/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Bu?c ti?n c?a Dàn nh?c giao hu?ng Vi?t Nam


    Vài năm gần đây được coi là thời gian hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam với hàng loạt chương trình công diễn được đánh giá là những cột mốc mới của hoạt động âm nhạc hàn lâm ở Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Thiều, Giám đốc dàn nhạc, cho biết thêm về mục tiêu phấn đấu của dàn nhạc.

    Phóng viên: Vài năm gần đây được coi là thời gian hồi sinh và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO): Tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là hoạt động công diễn với hàng loạt chương trình được đánh giá là những cột mốc mới của hoạt động âm nhạc hàn lâm ở Việt Nam. Với tư cách là Giám đốc VNSO, xin ông cho biết ý kiến của mình?

    Ông Nguyễn Hữu Thiều: Đổi mới đã thổi một luồng gió tốt lành đến mọi thành phần xã hội trong đó có VNSO. Nhờ chủ trương xã hội hóa văn hóa, VNSO đã thành lập câu lạc bộ những người yêu nhạc giao hưởng. Thông qua đó, chúng tôi biết được nhu cầu hưởng thụ loại hình âm nhạc này, các dự án nâng cấp và hoạt động biểu diễn của VNSO từ Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hội đồng Anh... cũng bắt đầu từ đây.

    Sự hỗ trợ ấy đem lại cho chúng tôi thêm kinh phí để tập luyện cho các lần công diễn. Riêng việc các nhạc trưởng nước ngoài danh tiếng đến đây chỉ huy, song song với những nhạc trưởng có tài ở trong nước vẫn làm việc cùng VNSO, cũng đã giúp chúng tôi trong việc nâng chất lượng biểu diễn lên rất nhiều.

    Chất lượng đã đến đâu cũng còn tùy ở đánh giá của công chúng. ở đây, tôi có thể đưa ra một vài nhận xét. Giáo sư nhạc trưởng Colin Metters nói trong tháng 10 vừa qua rằng: Tôi đến Việt Nam lần này là lần thứ 13, công việc ở Dàn nhạc tiến triển về mọi mặt, nhất là khả năng chuyên môn của các nhạc công ngày càng cao. Trong tương lai, với chất lượng ấy, VNSO có thể được mời tới châu Âu, quê hương của âm nhạc cổ điển, để biểu diễn. Hay ông Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh Bùi Hồng Phúc nói trong dịp chúng tôi lưu diễn thành công ở Trung Quốc: "Tôi cảm ơn các bạn, đây là một trong những điều tốt đẹp tăng cường tình hữu nghị của hai nước. Tôi đã nhìn thấy hàng ngàn người đã vỗ tay nhiệt liệt trong đêm trình tấu của các bạn...". Hay ông Warwich Morris - Đại sứ Anh - đã nói sau khi xem một chương trình của VNSO trong đó có Nguyễn Bích Trà trình tấu bản concerto số 1 viết cho đàn piano của J.Brahms rằng "chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư sâu hơn cho VNSO vì hôm nay họ trình diễn thật ấn tượng"...

    - Trong mấy năm gần đây, với sự hợp tác quốc tế qua các dự án nâng cấp VNSO, các nhạc trưởng: Mac Kissozy (Thụy Sĩ), Y.Fukumura (Nhật Bản), Colin Metters (Anh)... đều có chung một nhận xét (nói trong các cuộc họp báo ở Việt Nam) rằng trình độ hòa tấu giao hưởng của VNSO ngày càng chuyên nghiệp, có đẳng cấp trong khu vực, đặc biệt là trong những lần trình tấu những tác phẩm (khó) của Tchaikovsky, Rachmaninov, Mozart, Beethoven, J.Bráhms... Song như tôi được biết, trong nhiều lần, VNSO đã phải cầu viện người của các dàn nhạc khác, mà cầu hẳn nhạc trưởng hay cây độc tấu violon, violoncelo piano... Tại sao thế?

    - Vâng, nhiều người đã từng nghe các chuyên gia hay giáo sư nhạc trưởng nước ngoài đến với VNSO nói rằng cứ riêng rẽ từng người thì nghệ sĩ của chúng ta chơi khá hay nhưng đứng trong dàn hòa tấu thì chơi chưa ăn ý, còn phải nhìn quá nhiều vào bản nhạc để trước giá mà không nhìn vào người chỉ huy, đó là biểu hiện của tính chuyên nghiệp không cao. Hơn nữa, nhạc cụ của chúng ta phần lớn là cũ và không tốt lắm. Một cây đàn của ta nhiều nhất chưa tới 5.000 USD trong khi một cây violon bình thường của Pháp hay Đức giá từ 20.000 đến 30.000 USD, còn cây violon của một nhạc công Thụy Sĩ có giá 300.000 USD. Hiện nay, tình trạng nhạc cụ đang được cải thiện dần. Còn việc chúng tôi luôn phải mượn những nhạc công đứng đầu của Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh hay của các dàn nhạc khác là chuyện bình thường trong quan hệ hợp tác giữa các dàn nhạc. Các dàn nhạc ấy có những thế mạnh của họ. Nhạc viện là nơi đào tạo nhân tài âm nhạc cho đất nước. Những sinh viên được đào tạo ở đó khi thành tài ở lại luôn với dàn nhạc của nhạc viện thì quá thuận lợi. Đó là một điều mà Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia luôn phải băn khoăn. Còn một số nghệ sĩ độc tấu khác như Nguyễn Bích Trà, Bùi Công Duy, Nguyễn Hữu Khôi Nam... được đào tạo dài hạn ở nước ngoài, nơi mà mọi phương tiện, điều kiện đều tối ưu cho âm nhạc bác học về nước biểu diễn theo lời mời của VNSO là chuyện tất yếu. Vâng, chúng tôi vô cùng mong muốn tiến tới giai đoạn vừa có nhân tài vừa có khả năng mời nhân tài cùng chơi trong một chương trình để có thể tự hào đó là khả năng hòa tấu nhạc giao hưởng của Việt Nam.

    Trần Thị Trường thực hiện



    ATC

Chia sẻ trang này