1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng - Đi vào cõi thơ

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi psychocolate, 22/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Albert Camus
    Ông nêu vấn đề ?ocõi phi lý? cốt để nói cái gì khác? Nghĩa là nếu bây giờ ta thật sự muốn mở cuộc đối thoại chân chính với tư tưởng Camus, thì điều trước tiên là phải khai triển phần vô ngôn trong tư tưởng của ông. (Xem mấy quyển Tư Tưởng Hiện Đại).
    ?oThoại trung hữu thoại?, lời nói đơn giản đó của người Tàu xưa, dường như tới ngày này vẫn chẳng học giả nào lưu tâm tới.
    Với Camus, với Heidegger vân vân, suốt mấy mươi năm, nói quanh quẩn vẫn không rồi. Heidegger nêu vấn đề Être và étant, vấn đề pensée mé***ante và pensée calculante, vân vân, ấy là ông muốn nhân đó mà đặt ra vấn đề khác. Nếu chỉ phải phân biệt đơn giản có thế thôi, thì hà tất phải lắm lời ?" cái ?ohuyền ngoại chi âm? ?" thì dù tẩu hỏa nhập ma có tự nhận mình rõ biết cái điều Heidegger nói, ta vẫn ù lì nằm vĩnh viễn trong cõi pensée calculante.
    Cái pensée calculante đó đã khiến người ta cứ tiếp tục ngộ giải Camus, Gide, là những nhà tư tưởng tương đối không có quá u uẩn trong phép lập ngôn. Và cho dẫu người ta không ngộ giải một cách quá hồ đồ, dẫu cho người ta thể hội được cái điều Camus Gide muốn nói, người ta cũng chỉ mới thấy cái ?ođương nhiên? mà chưa nhận ra cái ?osở dĩ nhiên? - chỉ tri kỳ đương nhiên, nhi bất tri kỳ sở dĩ nhiên.
    Chung quy vẫn cái pensée calculente cứ ám mãi, ngay trong lúc người ta tuyên bố chống lại nó.
    Bấy giờ nếu chúng ta chịu sực bàng hoàn, chợt hồi tỉnh một chút, thì câu hỏi lù lù hiện ra trong đầu óc máu me, ấy là: - Sao gọi là mệnh đề phụ?
    (Trong mấy tập một vài nhận xét về Truyện Kiều, một vài nhận xét về Lục Vân Tiên ?" Tân Việt xuất bản 1957 ?" có vài mệnh đề phụ đồ sộ, mà cho tới ngày nay vẫn chẳng có một ai lưu ý tới).
    Bây giờ nếu thử một phen triệt để dứt khoát với mọi thứ luận lý chi ly của triết học Âu Châu, (chúng cứ ám lấy chúng ta tại chỗ vô hình trung, ngay khi ta nguyền rủa chúng), thật sự thử đọc Camus và những thi sỹ thiên tài Tây Phương hiện đại với những con mắt của những nhà tư tưởng và thi nhân Đông Phương (trong đó có Nguyễn Du), thì mọi nhận định của ta sẽ đổi khác từ ngọn ngành tới cội rễ. Và chúng ta sẽ càng hiểu được nguyên do cuộc lập ngôn tam bành của những ông Nietzsche, và trận cưỡng bức nghiêm mật của những ông Heidegger.
    Người ta không bao giờ thật sự chiêm niệm, nên những điều đơn giản hiển nhiên, đối với người ta cứ như trở thành hồ đồ, không chính xác. Người ta thường chỉ trích tôi tư tưởng võ đoán, không mạch lạc, hoặc sai lệch điểm này, khuyết điểm nhầm lẫn chỗ kia. Không bao giờ người ta giật mình sực tỉnh trong thâm để linh hồn, để thể hội rằng: lúc bo bo công kích theo lối ?ođam đam khuy tứ? đó, thì chính người ta đã đang chịu làm miếng mồi mềm mại cho cái tinh thần máy móc hỗn độn của chính cái tinh thần duy lý thô thiển mà người ta đang công kích. Cái tư tưởng ?ocalculante? nó luôn luôn còn cò kè xúi giục tủy não người tẩu hỏa nhập ma, bằng một đường lối luẩn quất kỳ dị. Nó cũng có cái tính chất ?onhị bội? riêng biệt của nó.
    Hầu hết những điều Heidegger, Nietzsche, Gide, Camus? đã nói, là nói với Âu Châu Triết học, nơi giữa mảnh đất đai Siêu Hình Học. Thì dù nói cao, dù nói thấp, là chỉ cao thấp đối với Siêu Hình Học Âu Châu, vạch một đường cày trong mảnh đất Âu Châu. Không thể đem ra công kích hoặc tán dương theo lối tư tưởng một chiều, bỏ lạc cái lẽ ?osở dĩ nhiên? trong phép lập ngôn của họ. Càng không thể đem ra ca ngợi nhằm chủ đích gián tiếp tàn phá ngôn ngữ bọn tài tử Đông phương.
    Cho đến ngày nay người ta vẫn bảo rằng Nguyễn Du ký thác tâm sự ?odi thần triều Lê? trong tác phẩm của ông ?" thì như thế tư tưởng còn bước đi bước đứng như thế nào? Rồi những điều Nguyễn Du nói với ma, thì quỷ lại tưởng là nói với quỷ, lại tưởng là nói với thánh thần. Những ngộ giải chạy tràn lan. Quỷ không hài lòng về Nguyễn Du, thần thánh bực bội vì Nguyễn Du, thánh thần lại hoan hỷ vì Nguyễn Du!!! Thật không còn biết làm sao dò cho ra manh mối. Minotaure tha hồ chạy đú đỡn trong mê cung ?ohỗn thủy? đó để triệt để ?omô ngư, tróc giãi?, từ trong Khung Cửa Hẹp tới mọi lối quanh quẩn của l?TÉtranger. Trong khi đó, Rilke bó tay, cặm cụi dịch thơ Valéry, dịch văn Gide. Chỉ một mình Rilke biết Gide muốn nói gì trong Khung Cửa Hẹp. Thì Minotaure lại vồ lấy Rilke để nuốt chửng La Porte Étroite.
    Thế thì sao gọi là L?TImmoraliste? Gide viết tiếp La Symphonie Pastorale. Camus viết tiếp La Peste.
    Chạy đuổi theo Gide, Camus, Minotaure quay về o bế Walt Whitman. Lợi dụng Lá Cỏ để tàn phá Lá Cồn. Học đòi vài thể điệu Mưa Nguồn để xua đuổi Ngàn Thu Rớt Hột.
    Vậy xin viết vài câu thơ lai rai.
    Hoàng Hậu luống muộn màng Công Chúa
    Nảy hoa xuân cành múa lộn vòng
    Ba thu càng lắc càng đong
    Càn đầy tâm sự cõi lòng càng vơi
  2. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Long Vân
    Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng.
    Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương.
    Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta để đọc lại nhiều lần. Tiện đây tôi xin tặng ông một bài thơ lếu láo:
    Chân hai gót bước đi sè sẹ
    Bác tiều phu có lẽ nào quên
    Lá rừng rậm rạp xuôi nên
    Cây rừng cũng rậm ở trên rú rừng
    Làm học giả nửa chừng biếng nhác
    Vẳng đâu đây câu hát ngày xưa
    Một hai ba bốn khôn người
    Chép lời lá cỏ gọi bừa lá cây.
  3. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Lê Đình Thám
    Ngày xưa ở Huế làm học sinh, tôi có tới chùa Từ Đàm nhìn và nghe ông Lê Đình Thám.
    Về sau lại tình cờ nhìn thấy ông ngồi trên ghe ở một mặt hồ nước vùng núi Vĩnh Trinh. Ông tản cư qua làng tôi một độ. Trông ông như một đạo sỹ ngồi trên ghe tĩnh mịch như Nam Hải Điếu Đồ.
    Tiện đây xin tặng ông một bài thơ:
    Chân người ta gót người ta
    Ma men sờ soạng cá hòa chan chim
    Giây leo giậu đổ bìm bìm
    Chim đêm gọi cá về tìm mưa sa
    Giật mình đếm một hai ba
    Trời xanh Thượng Đế Christ là Jésus
  4. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trí Hải Ni Cô
    Ngày ông Lê Đình Thám ở chùa Từ Đàm Thừa Thiên, chắc là Trí Hải Ni Cô chưa bao nhiêu tuổi.
    Ngày nay trông ni cô còn đẹp hơn cả mấy người con gái của Ông Lê Đình Thám. Vậy tôi xin tặng ni cô một bài thơ:
    Bạc mệnh diên trường dư nhất nhật
    Tam sinh quyên đảo thất điên tam
    Tiền đường hô hấp hội đàm
    Trùng sinh tâm tự từ đàm tiểu lâm
    Chân bước một tử phần riêng rẽ
    Cánh tung đôi cô lẻ nhạn trời
    Giỏ hoa người hốt nhiên rơi
    Giậy lừng cung bậc ra đời điệu xoang
  5. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nietzsche Hảlderlin Rilke
    Rilke may mỏn hặĂn Hảlderlin Nietzsche, vơ Rilke gỏãp nhỏằng bỏĂn bă thiên tài chÂn thành bỏt tay ỏằY PhĂp. TrĂi lỏĂi Nietzsche Hảlderlin. Hai ông này toàn gỏãp bỏĂn bă phỏÊn phúc. Kỏằ chÂn thành thơ tặ tặỏằYng lỏĂi quĂ thỏƠp, chỏng hiỏằfu hai ông nói cĂi gơ. Nietzsche rú lên mỏằTt tiỏng. Hảlderlin lỏãng lỏẵ Âm thỏ** 'i vào cài 'iên. Trong cài 'iên, ỏt ông chỏằ? gỏãp riêng oan hỏằ"n Nerval mà thôi. Chỏằ? riêng Nerval là kỏằ 'ỏằ"ng thanh khư, cạng chia vỏằ>i Hảlderlin cĂi thỏÊm kỏằ
  6. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Shakespeare
    Những hài kịch hý hước của ông đã đành là vui đáo để. Nhưng những bi kịch âm u nhất của ông cũng pha cái điệu cười ngầm bất tuyệt. Những nhân vật bê bối nhất cũng chịu chơi trong tấn tuồng quỷ loạn, và có cái vẻ khả ái riêng biệt.
    Cũng vì lẽ đó nên đọc Shakespeare có cái chỗ nguy hại là: sách ông khiến cho người ta mất ngủ trong những trận cười suốt đêm.
    Chỉ riêng một điều: ngôn ngữ Tây Phương không có phép nói lái. Do đó Shakespeare đã tiêu hao tài nghệ trong những trận cưỡng bức dữ dội. Ngôn ngữ không nói lái, mà những Tên Hề của ông, ông buộc chúng phải nói lái bằng bất cứ giá nào. Thì thử hỏi: làm sao thành tựu viên mãn cuộc nói lái cho được?
    Thế mà Shakespeare vẫn cứ thành tựu được cuộc ấy như thường. Có lẽ ông đã tận dụng khả năng Anh ngữ trong cái kho văn chương bình dân bát ngát. Từ đó, những kịch bản của ông vượt hết mọi kịch bản Hy Lạp Eschyle Sophocle Euripide. Bởi vì trong kịch bản của ông có bao hàm mọi thứ dị thường của kịch bản Hy Lạp được đẩy tới tột cùng cuống rốn, mà còn thêm những màu sắc riêng biệt của thiên tài ông, không một thiên tài cổ kim nào bì kịp trong lãnh vực kịch trường.
    Shakespeare có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời ?" đó là điều mà học giả Tây Phương không thể nào ngờ tới. Mọi sách biên khảo về Shakespeare đều bưng bít trong những nhận định tủn mủn, gò bó trong những nhận xét về tâm lý nhân vật, về nghệ thuật kịch bản - những định kiến bám sâu trong tủy não người học giả Âu châu trải mấy thế kỷ - trong khi anh hoa thiên tài là tái tạo, là tái lập mọi quy chế, là phá vỡ những lề luật vớ vẩn chỉ cần thiết cho bọn tài năng thông thường.
    Những bản dịch Shakespeare ra Pháp ngữ đều chịu đầu hàng vô điều kiện trước phép nói lái của Shakespeare.
  7. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hoài Thanh
    Nếu cuốn sách của Hoài Thanh (Thi nhân Hiện đại) không ra đời, thì thi ca hiện đại Việt Nam ắt phải tang hoang tinh thể do sức tàn phá của cuốn sách Nhà văn Hiện đại Vũ Ngọc Phan. Trong thế hệ trước, ngoài Hoài Thanh ra, không còn một kẻ nào có thể ngờ ra thiên tài Huy Cận. Dẫu có ngờ ra ắt cũng không thể viết được như Hoài Thanh.
    Hoài Thanh am hiểu thi ca Tây Phương, mà vẫn dám coi nhẹ Tây Phương trước thiên tài Huy Cận Nguyễn Du. Đó là điều hy hữu.
    Hoài Thanh thừa biết rằng những thứ ta quen gọi là ?ochủ đề? trong thơ Huy Cận - những suy tư về thân phận con người, về cái chết, về tình yêu v.v? - những thứ đó chả có chi tân kỳ. Cũng như Truyện Kiều của Nguyễn Du chả có chi bí ẩn, nhưng thiên tài chính là kẻ làm ?omới? lại những chủ đề cũ kỹ trong ngôn ngữ đơn giản của mình.
    Thơ Xuân Diệu tràn lan những chất liệu thi ca Pháp. Nhiều phen ông nói toàn chuyện rỡm. Nhưng thiên tài của ông là ở chỗ: vì quá thâm hậu, nên đùa chơi suốt kiếp với chuyện rỡm.
    Hoài Thanh cũng là kẻ riêng biệt âm thầm cảm thấy sự đó.
  8. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Huy Cận
    A thân thể! một cái bình tội lỗi
    Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy
    Một ý tưởng chẳng có chi mới lạ. Nhưng câu thơ của Huy Cận lại tươi mát như bầu trời.
    Và cổ đứng như mình cây vững chãi
    Và vai ngang như mặt nước xuôi dài
    Viết câu thơ lai rai như thế mới đích thật là thiên tài. (Còn như bài ?oTràng Giang? của ông chính ông cũng lấy làm đắc ý lắm, thật ra còn vướng vướng, không có chi huyền ảo cả.)
    Và cái câu:
    Tôi đội tang đen và mũ trắng
    Ra đi không hẹn ở trên đường
    Ông viết hai câu thơ kỳ tuyệt như thế, thì thử hỏi: còn chi đáng kể nữa? Ông thừa sức xô ùa Đường Thi chạy mất hút. Toàn khối thi ca Trung Quốc, toàn khối thi ca Tây Phương, hầu như bị nổ bung lông lốc, vì trái lựu đạn đơn giản đó của ông tung ra.
    Và đôi mắt ấy biết nhìn xa
    Khi ngoảnh gần bên biết đậm đà
    Nhưng cũng biết gieo buồn khía cạnh
    Lạnh đồng tê giá nét thu ba
    Tại hạ mấy mươi năm nay đọc cũng nhiều loại thi ca ngoại quốc, mà tuyệt nhiên chẳng thấy một vần nào dám ngang nhiên đứng vững trước mấy vần thất ngôn của Việt Nam nọ.
    Ấy bởi vì? Bởi vì thơ Huy Cận vốn là sầu, nhưng đó là loại sầu thượng đẳng Như Lai, nên chi trong cái nỗi sầu có pha chất gay cấn chịu chơi. Thơ Homère, Sophocle, Shakespeare, Nietzsche cũng thường có chất đó. Trái lại, thơ hoằng viễn như không của Nerval, Hoelderlin, Eluard, lại dường như không có. (Ấy bởi vì họ chịu chơi theo lối từ bi khác).
    Dù sao ta cũng có thể nói rằng thơ Huy Cận quả có như là cõi miền huyền bí nhất của tinh thể Đông Phương
  9. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Martin Heidegger
    Ông nằm giữa mê cung triết học Âu Châu, ông rỡn rỡn đùa đùa với mọi con Minotaure trong đó. Ông độ lượng bao dong, dù biết nó ngoan cố ông vẫn chậm rãi dạy dỗ nó, kiên nhẫn với nụ cười của ông nội, ông ngoại. Ông biết rằng mình thừa thãi công lực thâm hậu, không bao giờ có thể bị nó ám hại đến nỗi phải lâm vào tình trạng tẩu hỏa nhập ma và bị nó vồ nuốt, nên ông thong dong đi sát bên nó mà gùn ghè, ông đú đỡn nhảy lui nhảy tới, thỉnh thoảng ông giả vờ như mình bị bế tắc đầu hàng, để có thể ngấm ngầm bày vẽ cho nó những thế võ mới để nó có thể kéo dài cuộc tranh chấp với ông, nhiếp dẫn nó tới cõi đốn ngộ cuối cùng. Cổ kim, Tây Phương chỉ có một mình ông thượng đạt tới tót vời như Khổng Tử.
  10. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Thượng Đế
    Nếu Thượng Đế quả thật yêu thương loài người, thì Thượng Đế nên tạo ra nhiều nương tử khổng lồ. Ấy là cốt để làm gì? Ấy là cốt phòng khi nào bọn chán đời muốn lọt vào lòng mẹ trở lại thì có chỗ để lọt đầu chui vào. Và như vậy sẽ còn cơ hội được sinh ra đời lần khác, khởi sự làm trở lại một thằng bé sơ sinh tuyệt nhiên không biết sao gọi là chán đời.
    Tuy nhiên vì trái đất nhỏ hẹp quá, nếu tạo ra Nương Tử khổng lồ thì các nàng sẽ không có chỗ trú. Vậy trước tiên, Thượng Đế nên thổi phồng trái đất to ra gấp mười lần, thì sự tình sẽ được dàn xếp viên mãn về sau.

Chia sẻ trang này