1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng - Đi vào cõi thơ

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi psychocolate, 22/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Tiêu Quỳnh​
    Cô người Thừa Thiên, nhưng gốc gác vốn là Hà Tịnh. Chép ra đây vài bài để đọc giả thưởng thức chút khí hậu của hai vùng đất thơ mộng nhất Việt Nam.

    Tao phùng
    Tao phùng bến nước đầu hoa
    Xuân đi như mộng trái đà sang thu
    Vườn xưa ghi chữ sa mù
    Một vùng giếng ngọc giọt từ từ ngân
    Biệt ly
    Biệt ly đầy rẫy can trường
    Quan san nhuộm bóng vô thường nước mây
    Não nùng khăn đỏ chòang vai
    Nào xin một lúc nào hai ba hàng

    Đọc sách
    Đọc trang khung cửa của người
    Xuê xoang ngộ hội còn vui hội hè
    Đường tơ bích lục sắt se
    Mưa xuân sớm dứt nắng hè vội sang
    Bắc Nam hai ngả lộn đường
    Đông Tây trùng ngộ phi thường âm thanh
    Dẫu sao nguồn cũ sao đành
    Mấy lòng hạ tứ đã thành chiêm bao ?
    Ngủ gục
    Chạnh ngủ gục một phen buồn bã
    Sầu khổ ôi em ạ em ôi
    Đêm nay tờ mộng rách rồi
    Máu me bồi phụng rã rời xẫu xương
    Đường phía trước còn vương hoa phấn ?
    Nẻo phía sau từng trận tan hoang
    Tâm thành thể lệ hỗn mang
    Ngủ vùi tái điệp nghe tràng giang đi
  2. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Lục Vân Bình
    Bài thơ sau của Lục Vân Bình tình cờ tôi đọc được. Không rõ thi sĩ này ở đâu.

    Ngày xế
    Ngày xế đi qua xóm nhẹ nhàng
    Chuông chùa vọng tiếng gọi đa mang
    Ai về kết áo vàng tơ cỏ
    Phương trượng từ đàm có hỏi han
    Chung nhật thiết tha gào tiếng cuối
    Mây trời bỗng loãng mất dư vang
    Mai kia chìm tắt giòng thơ suối
    Mạch động âm thầm hết thở than
  3. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

    Bùi Giáng
    Những bài thơ ''chuồn chuồn châu chấu'' của ông quả thật là có ý nghĩa. Nó bay nhẹ vi vu quả có đúng như là phận mỏng cánh chuồn. Vào những buổi sáng mùa đông lạnh lùng ở Trung Việt, vào những buổi chiều mùa thu ở Bắc Hà, hình bóng những con chuồn chuồn bay lượn cuối ngõ, đầu xuân, quả thật là tha thướt. Đôi phen cái tiết điệu riêng biệt ấy cũng còn tái hiện trong đôi vần phồn hoa, mặc dù ở phồn hoa không bao giờ có chuồn chuồn bay vòng mùa lượn. Bài thơ ?oGiữa phố? sau đây là một thí dụ:
    Thiên tiên đẹp cũng như người
    Ngẫu nhiên kỳ ngộ miệng cười nửa môi
    Miền xanh đứng bóng mặt trời
    Cõi xanh cung nguyệt cạn lời cảo thơm
    Đi qua làn gió xanh rờn
    Đi về ở lại còn hơn xanh rì
    Phút giây đè nặng như chì
    Thoảng qua như mộng không kỳ hạn qua
    Chiêm bao nàng ghé lại nhà
    Môi cười nửa miệng như là ngẫu nhiên
    Nửa môi còn ngậm phi tuyền
    Tuyết pha in mặt thần tiên như người
    Tuy nhiên vì Bùi Giáng là chỗ quen biết với tôi nên không tiện bàn luận chi nhiều. Chê thì mất lòng nhau. Mà khen thì mang tiếng ''mẹ hát, con vỗ tay''. Dù sao, bài sau đây cũng nên trích thêm vào tập:
    Bóng dương buồn ngủ qua chiều
    Qua sông tại hạ toan liều dấn thân
    Đường sông bóng đổ cơ trần
    Gẫm chông gai ấy ai từng đạp qua
    Ghì môi cơn mộng la đà
    Tiêu dao suốt cõi mù sa bên rừng
    Nửa vời trăng rộng mông lung
    Đường hoa nghi hoặc tháp tùng ni cô
    [​IMG]
    7.10.1998 - 7.10.2005​
  4. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0

    Chờ mãi, tiếp tục nhé!, thanks
  5. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Xuân Diệu

    Dường như thuở bấy giờ ông linh cảm rằng ngày mai chỉ còn đau khổ và tan nát trên mặt đất quê hương, nên trong tiếng thơ thanh xuân của ông, ông đã dốc ra hết một lần tất cả niềm vui và nỗi buồn của thời đại.
  6. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Gửi hương cho gió
    Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
    Đem gởi hương cho gió phụ phàng
    Mất một đời thơm trong kẽ núi
    Không người du tử đến nhằm hang
    Hoa ngỡ đem hương gởi gió kiều
    Là truyền tin thắm gọi tình yêu
    Song le hoa đợi càng thêm tủi
    Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
    Tản mác phương ngàn lạc gió câm
    Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm
    Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá
    Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm
    Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
    Biết mấy lòng thơm mở giữa đường
    Đã mất tình yêu trong gió rủi
    Không người thấu rõ đến nguồn thương
    Thiên hạ vô tình nhận ước mơ
    Nhận rồi không hiểu mộng và thơ
    Người si muôn kiếp là hoa núi
    Uống nhụy lòng tươi lặng khách hờ
    (Xuân Diệu)
    Xuân Diệu có chỗ đặc biệt là: ông nói tới niềm bi đát tồn sinh, ông nói rốt ráo cùng cực, mà vẫn ẩn ẩn một chút mỉm cười mát mẻ. Những hình tượng ông vẽ ra bay múa rộn ràng khiến cho thảm kịch trở thành một ân huệ mưa móc. Nỗi đời gay cấn biến làm màu sắc phiêu du. Đoạn trường trở thành mùi hương rớt hột.

    Người thi sĩ vốn tiềm tàng chứa chất một tư lự hoằng viễn của những linh hồn thượng đạt, nên ngôn ngữ quay cuồng đủ hướng vẫn qui về thể thái phiêu nhiên niêm hoa vi tiếu của Khổng Tử điềm đạm trang nghiêm; niêm hoa vi tiếu của Như Lai hút heo man mác; niêm hoa vi tiếu của Long Thọ Bồ Tát và Heidegger đi bước nghiêm mật trừu tượng trong ngôn ngữ quẩn quẩn quanh quanh thoáng hiện thoáng ẩn; niêm hoa vi tiếu của Huy Cận suốt bình sinh thốt tiếng ngậm ngùi; niêm hoa vi tiếu của Trang Tử ?omộ tứ nhi triêu tam, triêu tứ nhi mộ tam.?; niêm hoa vi tiếu của Xuân Diệu ?olòng tôi đó một vườn hoa cháy nắng, xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi??
    Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
    Đem gởi hương cho gió phụ phàng
    Mất một đời thơm trong kẽ núi,
    Không người du tử đến nhằm hang.
    Trong kẽ núi ? Là nơi chốn của những hang hốc ngổn ngang um tùm cỏ mọc. Hương hoa mất cả một đời thơm trong kẽ núi. Nghĩa là gió phụ phàng không đem hương hoa về đồng nội thôn làng thôn ổ, cho nhân gian tiếp đón. Gió phụ phàng đẩy hương vào trong kẽ núi tối om om, lạnh căm căm, chịu đoạ đày trong quạnh hiu tù ngục. Một đời thơm mất đi trong kẽ núi đá đờ đẫn ra như thế, thì kể cũng đã thiểu não lắm thay. Còn khốn đốn hơn tình cảnh Thuý Kiều lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh. Bởi vì lênh đênh là trôi giạt. Trôi giạt thì còn dịp được tấp vào bờ. Hoặc còn mong lưu ly thì gặp được bàn tay tế độ của Thúc, của Từ ? Mà cho dẫu không gặp bàn tay nào cả, thì riêng cái việc được lưu ly cũng là thơ mộng. Có chìm, có nổi. Có dìu dặt, có nhấp nhô.
    Còn như ? Còn như cái sự tình mất một đời thơm trong kẽ núi, là cái sự tình ngột ngạt, không khác chi bị vùi chôn trong nấm mồ, chẳng khác chi cái nhà mồ Siêu Hình Học Âu Châu đã chôn vùi sấp ngửa Nerval Hoelderlin.
    Bị vùi chôn ngột thở, hy vọng có người du tử nào ngẫu nhiên đi nhằm hang trúng hố, mà cứu ra ? Nhưng núi non thì trùng trùng điệp điệp, hang hố thì hàng triệu ngổn ngang, nằm ù lỳ trong tịch mịch.
    Hy vọng được cứu thoát là hy vọng của tuyệt vô hy vọng.
  7. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
    Đem gởi hương cho gió phụ phàng
    Biết bao hoa đẹp ? Hoa đẹp của rừng thẳm rừng thiêng ? Loại hoa đó không giống như loại hoa của phồn hoa son phấn. Loại hoa đó u nùng như rừng thẳm thâm u. Loại hoa đó mọc từ uyên nguyên vũ trụ. Từ giữa lòng tịch hạp của càn khôn.
    Nó tin cậy đem ký thác tinh thể nó cho gió. Thấy gió phiêu bồng chịu chơi, nó hân hoan gửi hương cho gió. Thì đùng một cái, vừa gửi đi, thoắt thấy mình chết đắm. Tại sao gió không mang nó đi toả ra man mác bốn chân trời chân mây tứ hải. Gió lại chơi khăm đưa nó vào trong kẽ núi bịt bùng. Cái tiếng phụ phàng chọi lại đem gửi. Chọi một cách kịch liệt. Đem gửi ? Đem ra mà gửi ? Là tin cậy mới đem ra. Gửi đi là kỳ vọng.
    Bốn câu tiếp chậm rãi nói ra sự tình trớ trêu cắc cớ:
    Hoa ngỡ đem hương gởi gió kiều
    Là truyền tin thắm gọi tình yêu
    Song le hoa đợi càng thêm tủi
    Gió mặc hồn hương nhạt với chiều ...
    Mọi tiếng không một tiếng nào không nói ra cớ sự ảo não. Hoa bản chất vốn là phù du. Đợi nhiều như thế thì còn gì tinh thể của hoa:
    Gió mặc hồn hương nhạt với chiều
    Chiều là hoàng hôn. Hoàng hôn là đêm tối. Đêm tối là dặm khuya ngất tạnh mù khơi. Ngất tạnh mù khơi là câm nín. Không một âm thanh tương ứng vọng lại suốt rừng cao, lũng thấp, cồn bãi lè tè.
    Tản mác phương ngàn lạc gió câm
    Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm
    Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá
    Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm
    Gió câm ? Gió sao lại câm ? Nó câm bởi vì nó điếc. Nó không nghe cái lời. Nếu nó có nghe cái lời thì ắt là nó không điếc. Nó không điếc thì ắt nó không câm. Nó không câm ắt nó thốt lời đáp.
    Nhưng sự tình trái hẳn. Dưới rừng cũng như trên rừng, hai ngả đều lạnh giá câm nín cả hai.
    Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm
    Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá
    Nếu rơi trên đất thì còn khả dĩ gọi là. Mà nếu rơi được trên dòng khe thì càng may mắn hơn nữa. Nhưng hoa đẹp rơi trên đá ? Rơi trên đá thì còn ra cái thể thống gì ?
    Thì cũng tỷ như cô Marceline rơi rụng cái hồng nhan mình trên cái hình hài anh chàng Michel L?TImmoraliste.
    Hoặc cái chú Jan chạm phải cái phủ phàng răn của cô em gái Martha. Hoặc cái cưng nuồng Caesonia Sciphion vấp phải cái khối Caligula sa mạc.
    Sa mạc phát tiết anh hoa ra ngoài một phen thì sự tình đi tới chỗ trầm trọng bất khả vãn hồi. Jésus Christ phải lên Calvaire, song song với hai tên trộm cướp ?
    Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
    Biết mấy lòng thơm mở giữa đường
    Đã mất tình yêu trong gió rủi
    Cái trận gió rủi kia đã đem tai hoạ đến cho gia đình Nguyễn Trãi. Đã xô Nguyễn Du về giữa triều đình Gia Long. Đó là nơi chốn phát tiết tiếng thơ xưa kia:
    Kim cổ vô cùng giang mạc mạc.
    Và:
    Chắc chi thiên hạ đời nay
    Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
    Và:
    Người đâu tá ? Quê nhà chưa tỏ
    Tuổi bao nhiêu ? tên họ là chi ?
    Đã sinh cùng nước cùng thì
    Cùng ta không biệt mà ly bao giờ ?
    Không biệt mà ly có nghĩa là: mất hết mọi tương ứng thông cảm. Xô bồ chém giết nhau đủ lối. Thì như thế cõi đời không còn là cõi sống của con người ta. Lúc Jésus Christ nói với Ponce Pilate ?ovương quốc ta không phải là cõi đời này? thì ý ngài muốn nói gì như thế ?
    Nói xong câu đó, thì ngài im lặng. Ponce Pilate hỏi: ?oBọn chúng lên án ngài tràn lan như thế, ngài nghĩ sao ?? Jesus Christ vẫn im lặng.
    Ấy bởi vì câu nói trên của Ngài đã là lời đáp cho mọi câu hỏi rồi. Ngài không phải là con dân của non nước này, thì luật lệ của non nước này sao có thể lên án ngài. Ngài chỉ ghé lại viếng chơi giây lát, ôn tồn tâm sự phút giây, rồi phiêu nhiên nhi khứ, như đã phiêu nhiên nhi lai ?
    Mọi oan nghiệt trần gian thế là được gột rửa sạch sẽ vệ sinh.
    Trong trận lặng lẽ kia của ngài, chẳng còn ai giết ai, chẳng còn ai anh hùng hữu hận ?
    Ngài đã đóng xong vai trò của thân thể ở trong cuộc hý trường hư vô kim cổ vô cùng giang mạc mạc.
    Bài thơ của Xuân Diệu không có nói ra như thế. Lời thơ Nguyễn Trãi cũng không. Nhưng nó đã bao hàm tất cả những gì chuẩn bị cho linh hồn con người ta thể hội sự tình kia, trong cái thể điệu thi ca hiu hiu hắt hắt. Nó nói chuyện hoa rừng mà không phải chuyện hoa rừng. Nó nói chuyện người thơ, mà không hẳn chuyện người thơ. Nó nói một đường để người ta nghe một ngã. Nó nói chuyện bà la mật để người ta thấy bỉ ngạn là thử biên. Mà thử biên cũng có thể là vô biên vô tế. Vô biên vô tế cũng có thể hư vô mà cũng có thể không phải là hư vô. Non nước ta không phải ở cõi đời này nhưng vì sao ta lại về đây và gieo Phúc Âm vào cho non nước ? Gieo vào cho non nước, mà vẫn biết trước rằng non nước chẳng nghe ra. Non nước chẳng nghe ra thì công gieo là công uổng. Công uổng là luống công lao. Thế tại sao lại bận lòng gieo rắc ? Bận lòng gieo rắc mà lòng dạ vẫn chẳng bận tâm. Chẳng bận tâm sao có sự đoạn trường. Sao có sự vụ đoạn trường tân thanh ? Đã đoạn trường tân thanh sao còn gọi là góp nhặt lời quê mua vui một vài trống canh cũng được ? Mua vui chơi một cuộc sao còn thở than ?obất tri tam bách dư niên hậu ??
    Nêu câu hỏi lai rai ráo riết như thế rốt cuộc ta chạm phải cái gì ? Ấy là lời thơ hắt hiu đồng Bương Cấn:
    Bao giờ ta gặp em lần nữa
    Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
    Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
    Còn có bao giờ em nhớ ta
    Triệt ngộ cái lẽ ẩn mật trong nếp gấp thi ca từ đó về sau chẳng bao giờ ta còn dám trách chúa Jesus mâu thuẫn. Tại sao lúc ngài bảo là non nước này chẳng phải non nước của ngài, rồi lúc lâm biệt, ngài lại thở than: ?ohỡi Thượng Đế ! Vì sao Người bỏ rơi con !? (Xem Trăng Châu Thổ)
  8. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Chế Lan Viên
    Một tinh thần quân bình sáng suốt, lại cứ nói mãi chuyện điên. Yêu đời vô lượng lại nói toàn là chuyện yêu ma.
    Làm sao không than khóc yêu ma một phen đã yêu đời quá nặng, và cõi đời đang bị phá vỡ tràn lan ?
    Người Chàm đã diệt vong, cũng như người Troyens đã diệt vong, người da đỏ đã diệt vong. Người người kẻ kẻ mọi mọi da da đã diệt vong và tiếp tục xô ùa nhau vào diệt vong. Thì kẻ yêu đời chỉ còn biết gọi: - Thần chết ạ, lại gần đây đối mặt ! Trao bàn tay cho ta nắm bên miền ?
  9. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi
    Nghĩ tới Nguyễn Trãi, không còn can đảm đâu viết nên một lời gì cả. Nguyễn Du đã vì Nguyễn Trãi mà dựng một toà tân thanh lặng lẽ. Thy sỹ đời sau cũng vì Nguyễn Trãi mà tiếp tục làm thơ không lời. Thảm kịch nhà Nguyễn Trãi dựng lên trước mắt mọi người toàn khối bất công oan nghiệt con người phải nai lưng ra gánh vác.
    Còn đâu chỗ để nêu ra vấn đề Chiến Tranh hay Hoà Bình ?
    - Chiến tranh cũng thế !
    Hoà bình cũng thôi ?
    Chắc chi dâu biển nỗi đời
    Mà đem non nước làm lời non sông ?
  10. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Long Vân
    Đỗ Long Vân không làm thơ, nhưng lại là kẻ có tâm hồn thơ sâu đậm thâm thiết rộng rãi hơn bất cứ kẻ thi sĩ nào.
    Trường hợp ông cũng như trường hợp Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh ... Mang tâm hồn thi sĩ giấn mình vào cuộc biên khảo ngậm ngùi.

Chia sẻ trang này