1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng - Đi vào cõi thơ

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi psychocolate, 22/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét mà đến thế này thì quả là thâm hậu không biết thế nào mà lường. Thơ bác Tản theo tớ là thơ thưởng ngoạn của người cõi tiên lạc xuống trần. Cái du ngoạn của bác ấy vẫn chưa được hẳn ra là người cõi tiên mà cứ bị cái đói nghèo trần tục nó ám vào. Lại nhớ Trần Huyền Trân Châu Cảng có bài "Uống rượu với Tản Đà" có những câu thế này:
    "Tôi say? Thưa trẻ chưa say
    Cái đau nhân thế thì say cái khỉ gì?"
    họăc là:
    "Gió mưa tóc cụ đã nhiều
    Lòng còn nặng gánh bao nhiêu là tình bằng có cái trống cơm"
    đọc thế mà lại hay.
    Mừng tự do của psy
  2. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Lý Bạch
    Cái sầu của Tản Đà dễ hiểu. Cái lối cợt nhã của Trang Tử cũng chẳng có gì lạ. Nhưng mỗi phen nghĩ tới Lý Bạch, lại như chạm phải một cái gì đồ sộ quá xa xuôi. Chúng ta cũng nhiều phen thử uống rượu lu bù, xem có gần gũi được ông Lý chăng. Nhưng lời thơ nhẹ như tơ trời của ông vẫn xa vắng quá:
    Yên thảo như bích ty
    Tần tang đệ lục chi
    Đương quân hoài quy nhật
    Thị thiếp đoạn trường thì ?
    Hoặc:
    Sàng tiền minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương ?
    Rượu chúng ta uống ngày nay không phải thứ rượu Lý Bạch ngày xưa đã uống. Phong cảnh Trung Hoa ngày xưa cũng chẳng giống phong cảnh thế giới ngày nay. Mà Lý Bạch lại là kẻ thi sĩ quá riêng biệt. Chúng ta có thể làm thơ chữ Hán vượt hẳn Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Lý Thường Ẩn. Nhưng chẳng thể nào viết được những lời đơn sơ bát ngát như mấy câu thơ của Lý Bạch.
  3. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Saint John Perse

    Trong Sương Bình Nguyên có dịch một đoạn thơ của ông ấy. Ông này thuộc loại thiên tài ngoại hạng, loại génie indéfinissable.
    Ngày xưa có một lần tôi đả kích Saint John Perse. Chung quy chỉ tại bài phê bình của Rousselot. Cái bài nó viết về Saint John Perse trong tạp chí France-Asie, đã phỉnh gạt tôi khủng khiếp quá. Ngày đó rủi ro, tôi chẳng có tiền mua tác phẩm Saint John Perse nên bị đánh lừa một cách não nùng nhất trong một bình sinh.
  4. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trí Hải

    Trí Hải Ni Cô làm thơ cho trẻ con tập đọc. Đọc mấy bài của Ni Cô, chúng ta có cảm tưởng mình biến thành trẻ bé bỏng, được phép gọi Ni Cô là mẫu thân bát ngát.
    dê mẹ ở hè
    nó kêu be be
    bé cho nó cỏ
    và ba lá tre
    se sẻ qua đò
    cú xô té ngã
    quạ ta kẻ cả
    chê cú hồ đồ
    chú quạ bì què
    lê ra bờ đê
    mổ mè no nê
    trở vô ngủ lẹ
    cú ho sù sụ
    quạ qua vỗ về
    ru cú ngủ mê
    ở kề cổ thụ
    mơ mơ hồ thu
    gió khẽ vi vu
    tứ bề ngủ cả
    như là mẹ ru
    gió đi lơ ngơ
    gò đá bơ vơ
    chả có lá gì
    cho gió ru mơ
    khe ca tỉ tê
    mà ru đá ngủ
    lá kè ủ rũ
    mơ xa gió về
    gió thở vi vu
    nghe xa lá đổ
    bò đi dê ở
    cỏ mơ sa mù
    AC
    thu về man mác
    xơ xác chim vạc
    ngơ ngác nai tơ
    bơ vơ chú hạc
    AP
    mưa sa gió táp
    tiêu điều bò cạp
    chó Pháp ngáp dài
    nhớ nai Hy Lạp
    AT
    mưa sa hạt mát
    giải khát lạc đà
    cát vàng bát ngát
    bãi xa mờ nhạt
    ANG
    gió đi lang thang
    lá vàng mang mang
    mình nghe lành lạnh
    mùa thu đã sang
    AY
    gió nhẹ nhàng lay
    lảo đảo vàng bay
    ngày thu biền biệt
    đất trời như say
    ĂNG
    găng ngàn tìm trăng
    mây mù bủa giăng
    như màn the rũ
    che mặt ả Hằng
    ĂM
    gió rét căm căm
    người đi xa xăm
    tháng năm biền biệt
    quê nhà đăm đăm
    ĂP
    trắng mây về khắp
    núi đồi tăm tắp
    gió xa sắp về
    mây làm cánh chắp
  5. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Tạ Ký
    Bây giờ tôi muốn nói đến một người bạn. Thì tôi có cảm tưởng rằng những điều tôi đã nói quanh quẩn mấy năm nay về thơ, đều có thể đem trao cho người bạn ấy. Thơ Tạ Ký đủ mọi màu sắc. Cay đắng, não nùng, thơ ngây, thắm thiết. Lời thơ lúc thật cũ lúc thật mới, lúc như làn kiếm vụt ngang, lúc mơ hồ lãng đãng. Anh sống ở mọi giai tầng xã hội, xuống lên, lên xuống, ngõ quạnh, đường cong, phồn hoa, thôn ô, nơi nào cũng thấy phảng phất hình bóng anh. Vậy tôi còn biết nói sao ?
    Chỉ xin ghi chép ra đây một ít tuyệt phẩm vậy. Kẻ tình nhân sẽ đọc, cũng như người nhớ quê sẽ nhìn. Con nhớ mẹ, anh nhớ em, học sinh du học viết thư về ngỏ ý với gia đình ? ruộng đồng ngỏ lời với đô thị ? sa mạc trao ân tình về cho biển, cho non ? Thương Đế ở trời xanh cũng ngậm ngùi đưa mắt xuống, đăm chiêu nhìn những đường ngang, lối dọc, ngõ hẻm trần gian, những mùi hương, những meo mốc.
    (Rủi sao, tập thơ của anh, tôi bỏ lạc đâu mất tìm không ra để chép vào đây).
    Viết thêm:
    Sau nhiều đêm biến động, đọc lại thơ Tạ Ký, càng nhận rõ những âm thanh nồng hậu của riêng anh. Những nỗi vui nhẹ nhất, cũng như những nỗi buồn sâu xa nhất trong tâm tình con người thời đại này, đã được anh nói lên một cách chân thành thâm thiết.
    Giữa một thành phố ngổn ngang, khí hậu tàn nhẫn nấu nung bức bách, thỉnh thoảng gặp nhau vài giờ, trao đổi vài mẫu chuyện vu vơ, rồi mỗi người quay đi mỗi ngả, nghe cuộc sống của mình dần dà xế bóng ?
    Nhưng lớp người sau chúng ta sẽ về, họ sẽ còn đau khổ hơn chúng ta ?" làm sao nghi ngờ điều đó - họ sẽ đọc thơ anh Tạ Ký như thế nào ?
  6. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Thuỳ Dương Tử
    Ông Thuỳ Dương Tử là một nhân vật tài tử riêng biệt ngậm ngùi. Ông vốn người Quảng Nam nhưng lại chẳng hề có cái chất bướng bỉnh của người Quảng Nam. Ông chỉ thừa thụ riêng cái chất thuần phác của xứ Quảng yêu dấu mà thôi.
    Thuỳ Dương Tử hiền hoà, bình đạm, thơ ngây, tha thiết âm thầm. Chẳng bao giờ lên tiếng nói thị phi gì hết cả.
    Nguồn thơ của anh man mác một mối sầu không giống như mối sầu ray rứt của những kẻ tự biết mình tội lỗi đầy rẫy máu me.
    Xin chép ra vài bài:
    Về đây ngủ giấc thiên thu
    Quên đi bóng dáng sương mù tuyết cao
    Âm thanh chẻ tuổi hôm nào
    Giờ gay gắt gọi chiêm bao chưa về
    Giật mình nóng lạnh giường se
    Bàn tay nhiều chỉ mình nghe tự mình
    Tôi thiết tưởng một thanh niên hai mươi lăm tuổi viết một vần thơ thăm thẳm đến thế ắt phải khiến phụ nữ kinh hoàng không dám bén mảng tới thăm.
    Và ắt có kẻ vừa quá yêu thương vừa quá kinh hãi, bối rối không biết làm sao, đành mượn liều độc dược quyên sinh và để lại trên bàn ở cạnh đầu giường một vần tuyệt bút:
    Nợ tình chưa trả cho ai
    Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
    Hoặc:
    Tái sinh chưa dứt hương thề
    Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
    Hoặc cũng có thể là:
    Dạ đài cách mặt khuất lời
    Rảy xin chén nước cho người thác oan
    Hoặc hơn nữa:
    Bây giờ trâm gãy gương tan
    Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
    Sau đây là một bài nữa của Thuỳ Dương Tử:
    Tôi nay nằm ngửa nghe mưa
    Âm thanh vút ngược lại vừa buồn thiu
    Làm thơ trong bóng mù khơi
    Khắt khe càng lắm yêu đời càng thâm
    Cô đơn ấp ủ bên lòng
    Mưa rơi buồn chết gọi âm thanh về
    Yêu đời nên mãi điên mê
    Se đau từng phút kéo về trăm năm
    Buồn hiu nên nỗi buồn thiu
    Giải sao hết được những điều thực hư
    Chúng ta tự hỏi: làm sao một thanh niên trẻ dại lại có thể viết nên những câu thơ tồn lập tại Khoảng Vắng Lặng mà suốt Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đã mở ra và bỏ lửng tại đó ?
    Tuổi xanh già trước tháng ngày
    Mắt xanh già trước niềm đau hiện về
    Anh viết câu thơ như thế cho ai nghe ? Mọi nhân vật thượng đẳng của Nguyễn Du sẽ nghĩ sao ? Giác Duyên nghĩ sao ? Tam Hợp Đạo Cô nghĩ sao ? Từ Hải nghĩ sao ? Kim Trọng nghĩ sao ? Thuý Vân nghĩ sao ? Không ai dám nghĩ sao hết cả. Mọi người nhắm mắt lắc đầu. Rồi tiếp tục nâng chén rượu bùi ngùi uống cạn một hơi, khẽ mời ông Lý Bạch đọc tiếp:
    Đi về thăm viếng thị thành
    Bàn tay năm cũ mọc nhành xương khô
    Đi về còn vọng sông hồ
    Bài ca tình ái phương mô tìm nàng
    Đi về vườn cũ tan hoang
    Thương trăng thiếu phụ úa tàn đời xuân
    Anh âm thầm cảm thương quê hương vườn cũ, anh âm thầm thương cảm một vong hồn đau đớn thiết tha Quách Thoại. Mọi người chết giữa xuân xanh hãy ngậm cười chín suối. Tôi chép thơ Thuỳ Dương Tử ra đây để cho những oan hồn kia đọc:
    Kinh kỳ bụi hút xe đi
    Thành đô nóng nực da chì nám da
    Chốn này về có mình ta
    Trẻ thơ oà khóc người già gậy khua
    Âm thanh phá vỡ tuổi mùa
    Ngày đi xuân lụn âm thừa vọng lâu
    Bờ khuya đổ bến giang đầu
    Người con gái khóc vó câu biệt mù
    Trăng về ngự đỉnh non thu
    Nửa dòng sông bạc sa mù tiết đông
    Những vần thơ như thế, ai dám đặt bút phê bình giảng giải ? Những bài viết ra đâu có phải là làm văn nghệ chuyên môn ? Phải là tán tận lương tâm mới có thể cầm cây bút học giả chen vào phân tích.
    Lên cao nhìn tuổi núi sông
    Lại về đồng cỏ tắm giòng hạ lưu
    Tìm em mưa bão tháng mười
    Cuối đông bồng biển sang thu lên đồi
    Từ em hồng phận hoa khôi
    Rớt rơi kỷ niệm mà tôi biệt từ
    Không một lời dư. Không một tiếng thiếu. Tưởng chừng đó là mấy lời tuyệt bút của Hồng Sơn Liệp Hộ, một đêm nào nằm ngửa mặt ngó trời trăng tịch mịch và nguyện cầu dâu biển hãy buông tha ?
    Chim bao ngựa trắng phi về
    Mây che thân thể em về hư không
    Nửa đêm thức giấc phiêu bồng
    Tóc bay mùa cũ chẻ lòng nhớ thương
    Dâu biển ôi ! Phong tình cổ lục ôi. Sự tình như thế nào như thế. Còn đâu nữa một vần tái tạo một khúc tái tân thanh. Chỉ còn tịch mịch hư không.
    ? Đêm
    Con dế kêu
    Buồn đêm vắng
    Con dế gọi
    Buồn đêm mưa ?
    Nhưng làm sao dừng lại. Dư vang con dế gọi vẫn kéo dài suốt kiếp chúng ta. Kéo dài suốt giang san nước Việt.
    Mịt mờ xe đỗ đèo cao
    Nẻo xa xứ Quảng lối vào Quy Nhơn
    Phố khuya mưa lệch sông hờn
    Ểnh ương kêu với đồng trơn quê nghèo
    Một mình thui thủi lần theo
    Rạ thanh nhà vắng buồn teo lúc về
    Lạnh lùng Đà Nẵng mưa gieo
    Về thăm quê nội chừ nghèo xác xơ
    Bước chân lữ thứ khôn hàn bỏ lại cho mai sau những âm thanh gì như thế:
    Dép mo áo vải còn thương
    Mùa cau trổ với mía đường tản cư
    Thu Bồn Bến Cát thừa dư
    Chín năm kháng chiến mình như già rồi
    Anh hỏi mình quê ở đâu
    Mình quê ở dưới bầu trời bao la
    Tháng năm với tuổi không nhà
    Chợt nghe dĩ vãng lòng ta cũng buồn
    Vườn xưa hoa lá ngập đầy
    Vết tay chín móng đã dày rêu in
    Ta về gió lạc cung tin
    Cho năm tháng lớn đi tìm đau thương
    Viết chưa xong bài, đã phải bồi hồi dừng lại: cho năm tháng lớn đi tìm đau thương ? Không tìm, đau thương vẫn cứ đến. Nó đến tràn lan, thy sỹ lại còn đòi đi tìm thêm nữa.
    Thời gian chẻ tuổi nhớ mong
    Tóc bay chẻ gió giục lòng đảo điên
    Em về giấc ngủ linh thiêng
    Vành môi khép mở xa miền nhân gian
    Bỗng lời thơ đổi giọng. Vẫn là lục bát. Nhưng mang mang quá khứ Đường Thi:
    Ngủ yên giấc ngủ bình yên
    Cho ta hôn nhé lên triền môi em
    Rạc rời tàu hú trong đêm
    Lưng đèo khói bụi chào em ga này
    Riêng bốn câu với tiếng chào không thanh âm vọng lại, ắt phải làm thiên tài Lửa Thiêng chết lặng linh hồn.
    Lên non vứt bỏ sự đời
    Hút âm thanh lại ngồi chơi một mình
    Lấy mây làm sợi tơ đồng
    Mây bay trăm nẻo như lòng đứt tim
    Bây giờ không chỉ riêng một thiên tài nào linh hồn chết lặng. Mọi mọi người người kẻ kẻ theo gót mọi thiên tài, đều cùng mọi thiên tài hiền thánh cùng nhau đứt tim rã máu. Ta lại nhớ tới lời Mộng Liên Đường Chủ Nhân:
    ?oTố Như Tử có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời ??
    Những người công kích thơ một cách bừa bãi lung tung, chẳng qua chỉ là lâm phải tình trạng ?ocó đăng đường nhưng chưa nhập thất?.
    Trái lại, bọn thy sỹ chân chính là những kẻ bẩm sinh là ?onhập thất? và có lẽ chả bao giờ bận tâm với chuyện ?ođăng đường?.
  7. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Walt Whitman
    Ngài là một bậc thánh chịu chơi. Thơ của Ngài tuôn trào cuồn cuộn như ngôn ngữ Hoa nghiêm Kinh. Ngài nghĩ sao về nền văn minh ngày nay trong xứ sở của Ngài ? Chắc ngài chẳng lấy chi làm hài lòng cho lắm ?
  8. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Dylan Thomas
    Nhà thơ phiêu bồng ríu rít nhất của Tây Phương. Thơ dại nhất và sầu u nhất. Đọc thơ của ngài, kẻ phiêu bồng đành phải bó tay, không còn tìm đâu ra một cõi phiêu bồng khác để bước.
  9. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Hoàng
    Thơ Nguyễn Thị Hoàng trang nhã như thơ Bà Huyện Thanh Quan, mà lại cũng cay đắng như thơ Hồ Xuân Hương, nhiều lúc nghe thống thiết như thơ bà Đoàn Thị Điểm. Đọc thơ Nguyễn Thị Hoàng, người ta có cảm tưởng như nữ sĩ mang hết trong mình những đau khổ của người phụ nữ Việt Nam.
    Giờ xin vĩnh biệt Nhà Chung
    Chúa ơi con đã vô cùng đớn đau
    Đêm đêm lắng tiếng kinh cầu
    Xót thương trăm nỗi tủi sầu một thân
    Mưa sa gió táp bao lần
    Nhục nhằn tội lỗi trên thân xác này
    Con đem số kiếp đoạ đày
    Đi tìm kiếm một vài giây huy hoàng
    Vài giây huy hoàng, tìm kiếm một cách tuyệt vọng như thế, thật có như là một khúc Tân Đoạn Trường.
    Niềm tin vỡ nát bao giờ
    Cuộc đời sớm nắng chiều mưa trở về
    Tuyệt vọng mà vẫn nhẫn nại đề huề chấp nhận chuyện đời, tự tạo cho mình niềm can đảm vui sống, đó là cái mạch âm thầm trong dòng thơ nữ sỹ:
    Chiều hôm nay thứ bảy
    Trời giăng mưa trong lá me bay
    Em sẽ vì anh bắt đầu từ hiện tại
    Câu thơ viết như thế cũng đủ xoá tan đi bớt những u ám quá khứ: ?oTruyện tình đã trót đa mang ? trái tim lở lói trăm ngàn vết thương.?
  10. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trần Thy Nhã Ca
    Tôi bây giờ đứng thu thân
    Sống cam phận nhỏ chia phần an vui
    Thơ nghe như giọng tiên nữ xuống khép nép xin vào hội hè trần gian. Tiên nữ nhu mỳ khiêm thuận. Đó là điều hiếm có.
    Tiên nữ bỏ nhà ra đi lúc còn bé:
    Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
    Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
    Đợi nghe tiếng chuông gõ xong rồi mới ra đi. Đó là cũng phong thái tiên nữ lúc còn nhỏ tuổi. Thong dong gay cấn.
    Tuổi nhỏ bị bỏ quên không bao giờ ngó lại
    Tôi cũng khuây dần những tình yêu đi qua
    Càng gay cấn hơn nữa:
    Người cũng vậy, lòng muôn nghìn dối trá
    Vờ thương yêu, vờ đắm đuối ân tình
    Tôi cũng dại, tin lời, trao tất cả
    Đâu biết người mang nửa dạ yêu tinh
    Trần Thy Nhã Ca kể ra cũng còn rộng lượng. Cô không viết: ?ođâu biết người mang toàn dạ yêu tinh?. Cô dấu bớt cho người một phân nửa. Nên chỉ còn lại ?onửa dạ yêu tinh? mà thôi.
    Thế thì bài thơ của nữ sỹ hình như luôn luôn muốn rằng đừng thốt ra lời gì vượt quá cái mực điều độ. Nghĩa là phải thành tựu cho được tinh thể của ?onhã ca? ? Nhưng ?onhã ca? vốn là cái gì dễ chìm tắt nhất trong bụi hồng. Vì thế phải kêu gọi nó tỉnh dậy.
    ?oTôi làm con ******* trăm lần nhã ca?.
    Cái gì đã khiến nữ sỹ tha thiết nói chân tình như thế ? Ấy có lẽ cũng chính là dư vang tiếng chuông ở chùa nào ngày nhỏ đã nghe ? Nghe ở ?ocuối cơn điên? và ở ?ođầu giấc ngủ?:
    Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
    Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi giậy
    Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
    Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
    Tiếng chuông tan rơi như lệ mẹ hiền ?
    Tiếng chuông lạ thường kia, nữ sỹ đã nghe ? Không. Nhã Ca viết: tôi nhìn thấy ? Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan ?
    Nhìn thấy tiếng chuông tan như thế, cũng là nhìn thấy những đổ vỡ sắp xảy đến cho mình. Sắp xảy đến hay là đã xảy ra, thì cũng vậy. Lời thơ sắp đi vào chỗ thống thiết với một ?ocao cách điệu? hy hữu:
    Từ độ xa chuông, khôn lớn giữa đời
    Đổi họ thay tên viết văn làm báo
    Cơm áo dạy mồm ăn lơ nói láo
    Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư
    Tháp cổ chuông xưa sông nhỏ bây giờ
    Giòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
    Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc ?
    Tuổi thơ ngây bị vùi lấp hết. Mà lời thơ thật huy hoàng như báo hiệu cuộc hồi sinh. Và quả thật như thế. Cuộc hồi sinh đã đến:
    Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
    Tiếng chuông xưa bừng sống lại trong tôi
    Tiếng chuông xưa, Kìa, Tuổi dại ta ơi
    Chuông oà vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
    Những mảnh đồng đen như da đêm tối
    Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
    Những mảnh đồng đen như màu phục sinh ?
    Lời thơ xô ùa tới trùng trùng điệp điệp như ngọn triều đại hải.
    Tôi thức dậy đây, tôi thức dậy rồi
    Thức dậy thật sự rồi
    Thức dậy cùng giông bão, thức dậy cùng tan vỡ
    Thức dậy cùng trí nhớ
    Mẹ hiền ơi, thành phố cũ, chiều nay
    Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
    Trên mặt nước, trên mặt người, mặt lộ
    Cho con trở về đứng mê sảng ngó.
    (Tiếng Chuông Thiên Mụ)

Chia sẻ trang này