1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng ??" Người lữ khách cuồng điên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi TrienNguyen, 31/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng ?" Người lữ khách cuồng điên

    Bùi Giáng ?" Người lữ khách cuồng điên

    Vài lời phi lộ:

    Gần đây, trong một số mục có nhắc đến Bùi Giáng, người thi sĩ tài hoa đất Quảng. Sự đến và đi của Trung Niên Thi Sĩ trong gần một thế kỉ, thênh thang như mây trời. Người viết bài này là một kẻ vô danh ngưỡng vọng Bùi Giáng đã lâu. Góp đôi lời nói về một đỉnh Thái Sơn, chỉ là lấy tâm trạng của một kính ngưỡng dành cho thiên tài. Và bằng những tư nghiệm riêng tây. Được hay không, đúng hay sai còn để cho lâu dài đáp lời, mù sương thưa thốt. Được nói về những lòng riêng dành cho một anh hoa kiêu bạc đã mất, một ngông ngạo bỡn cợt đã xa, thoả nguyện lắm rồi thay! Còn được tiếng ngân nào giữa lung linh hư ảo như thơ Bùi Giáng:
    Ngõ ban sơ hạnh ngân dài
    Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua?

    là may mắn vô chừng.
    Dưới đây, có trích dẫn vài lời của một vài người viết để luận bàn, tất cả trao đổi được trích dẫn bồng bột ngang xương. (Nếu có bị lỗi chính tả vì lỗi font khi chuyển bảng mã mong anh (chị) cảm phiền chút đỉnh). Và thật biết, đây chỉ là những trao đổi ngẫu nhiên khi đọc những bình luận của người khác. Nếu có gì không thoả mái, hoặc chẳng đặng lòng, xin cho cáo lỗi thật sâu.
    Nguyên.




    ?oÔng là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng.? (Nguyễn Hữu Hồng Minh) (*)
    Nói như thế này là duy lý theo cái kiểu hiểu mà chẳng cảm. Bị Bùi Giáng tiếp không nhiệt tình cũng phải. Quan điểm nào mà Bùi Giáng đã dựng xây suốt cuộc đời mình? Lật nhào là cái gì khi mà vốn nó đã không định dạng được như không khí? Nắm được cái gì, cầm được lẽ chi chi mà có trên có dưới? Để mà lật nhào?
    Gần như cả một đời xây dựng? Bùi Giáng suốt cả đời từng nói nhiều lần, đại ý: Làm thơ muôn câu vạn chữ, tóm gọn được trong vài câu mà thôi. Trích dẫn ở một bài khác:
    - Từ đây đến chết tao còn một vạn câu thơ. nhưng mày chỉ cần nhớ hai câu này là đủ. Và ông đọc:
    "Ngày mai cá sống phiêu bồng
    Ngàn trăng ngậm bĩng sương đồng ra đi"

    - trích đoạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường-
    Cá sống phiêu bồng? Con cá nào trong đại dương tung tăng? Như ngàn con cá đã khuất mặt trong lung linh đáy nước tự do? Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi? Ưng tác như thị quán? Lời Thích Ca? Bóng sương đồng làm sao có thể ngậm? Vậy ngậm được là ngậm cái gì? Phiêu bồng? Miên man bất tuyệt? Thế mới thấy chẳng có gì để nói ngoài một bể cả mênh mông như mênh mông bể cả cho địa hạt thơ Bùi điên?
    Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" đó chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ". (Nguyễn Hữu Hồng Minh)
    Tuẫn nạn? Lộ trình? Chữ? Tuẫn nạn nghĩa là chết cao đẹp? Lộ trình là đoạn đường đi? Chữ là ngôn ngữ như một khối hàm hỗn bi thống chon von đứng trên đầu đỉnh núi chót vót cô độc? Không có khát vọng của Bùi Giáng đặt trên con chữ, cũng không có bi kịch nào cho đạo hạnh thiên tiên.
    ?oTa cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc
    Nào ngờ đâu ở lại đến hôm nay!?

    _Bùi Giáng_
    Đến là vì đã đến. Đi là vì đã xa ngái những tuế nguyệt tiêu tao, trường hận tuôn trào. Mê nguyệt lặn, Thực nhật qua, vời vợi bóng tà? Bùi Giáng không chú tâm tạo chữ mà chữ đến tâm ông, thân ông, ý ông như một ngẫu nhĩ tuỳ thời, nhảy múa đùa ca với kẻ rỡn từ trong ý, thân, tâm tuyệt hạo.
    Vui thôi mà, là ngón tay chỉ cái rỡn không cùng, cái rỡn bi loạn, cái rỡn tịch hạp, cái rỡn não nùng? thẳng tới. Vui thôi mà, là Thôi Mà Vui? Mà Thôi Vui? Vui Mà Thôi? Là ? Là như thế trỏ vào, chỉ đến? Xin đừng nói đến bi kịch vì cuộc đời Bùi đười ươi không có bi kịch nào, cũng chẳng có hài kịch, chính kịch gì ráo. Nó là một cuộc đời, và ông đã trọn vẹn hiến dâng cho đất trời uyên mặc cái tình chết lịm từ lúc bước chân ra. Chết lịm vì lỡ lầm từ muôn một tái sinh:
    ?oLỡ từ hạnh ngộ ban đầu
    Lầm từ muôn một qua cầu Tử Sinh??

    -Huyền Nguyên-
    Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca? Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng? (NHHM)
    Phải, chí phải, nhưng cũng từ đây mà thấy, người viết này đã tự mâu thuẫn với những gì ông ấy vừa viết trên kia. Xin bỏ lửng hai chữ ngày càng cho nó trôi về vô vọng, tuyệt đối vô vọng. Người thơ trọn vẹn đã mang tuyệt bích xa mù đi mãi mãi, còn gì cho những giọt lệ trần gian tiếc nuối chút hương thừa?
    (còn nữa)

    (*) Nguyễn Hữu Hồng Minh: Nhà thơ, có lần viết, rằng sinh thời Bùi Giáng từng tiếp đãi mình không mặn mà lắm.
  2. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng sinh ra và lớn lên giữa ?onhững dãy nhà rộng thênh thang tường xây bằng đá? . Thời niên thiếu giữa một thiên nhiên phong phú, nhiều sắc thái : sơng hồ, đồi núi, ruộng nương là một thiên đường mà Bùi Giáng suốt đời hồi vọng, và gọi là cố quận. _ (Đặng Tiến)
    Thênh thang dãy dọc, rộng rãi nhà ngang? Lão Giáng nhà ta có bao giờ tự phát ngôn về gốc tích? Sinh từ sơ ngộ màu hoa, chết từ tử tận ta bà hỗn mang là cái tư nguyện suốt đời lơ lửng của gã giang hồ chịu chơi. Nhưng quả thật, hắn ta có mang giữa mình một dấu yêu cố quận. Cố Quận, hắn chuyên môn viết hoa hai chữ cố quận. Là vì sao? Sao vì lại hỏi vì sao? Có ai biết được tại sao thế nào? Cố quận phải chăng chỉ là ảnh hình của một nông thôn quê mùa chất phác mênh mông cỏ hoa châu chấu chuồn chuồn? Là mảnh đất từ bước chân ra, hay là yêu dấu đất hoa ngút ngàn? Ngút ngàn cũng phải, bởi đâu còn ai thấy mặt cố quận nó ra làm sao? Dài ngắn Nam Tào? Chạm tới là ngỡ như, đi vào là thực thụ. Đặt bước chân lên, đi bằng phiêu linh rì rầm âm vọng may chăng nắm bắt được mớ ảo ảnh hư phù. Nhưng rốt cục, cố quận cũng vuột mất, vụt bay, la đà siêu thực? Suốt đời hoài vọng, như cái lửng lơ sầu âm vọng giữa đêm suông? Thiên đường ấy lão Giáng nhà quê đã mơ thấy mình nắm tay cùng các má hồng thôn nữ, đài các tiểu thư nhảy múa cà rỡn tiệc tùng với Mâu Ni, Khổng Lão Camù (Camus)?...
    Mịt mùng một nẻo quê chung
    Người về Cố Quận, muơn trùng ta đi

    (Huy Cận)
    Ấy ấy, chính nó đấy, kẻ về cố quận, còn muôn trùng phiêu dạt ta đi. Nẻo quê chung là quê chung của đứa nào? Hay cả thảy mọi đứa? Ta đi, là đi đâu? Về cuồng điên phố, rậm rịch phường, lệch lạc tang thương? ?
    Có lần, Thanh Tâm Tuyền gọi Bùi Giáng là ?omột thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại? và là ?omột hồn thơ bị vây khốn?. Bị vây khốn bởi cái gì? Theo tôi, Bùi Giáng bị vây khốn, trước hết, bởi những hồi nghi, những dằn vặt? có điều, không ai sống đến tận cùng sự hồi nghi, sự dằn vặt như Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng là những phún thạch phun lên từ hoả diệm sơn của hồn ông. Nhưng khác các nhà thơ khác, Bùi Giáng lại nguỵ trang thảm kịch của mình bằng một giọng cợt nhã, bơng đùa. Trong một bài viết về Hàn Mặc Tử, sau khi ghi nhận thơ Hàn Mặc Tử là ''một tiếng thét và một lời than. Tiếng thét đầy máu, tiếng than tràn ngập hư vơ. Lúc hãi hùng khiếp đảm, lúc quạnh quẽ lạc phách xiêu hồn'', Bùi Giáng nhắc đến thơ của chính ông, như một sự so sánh:
    ?Thơ tôi làm... là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thốt ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm hoạ trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử chăn trâu không xong bỏ trâu bị chạy lạc, phá phách mùa màng khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cơ cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tơi thì tôi ra bờ sơng nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao.?_
    (Nguyễn Hưng Quốc)
    Thiên tài tự huỷ? Tâm hồn nguy khốn? Vớ vẩn. Có ràng buộc nào đã được mang lên vai để mà gánh nặng? Có hoài nghi nào đã dày vò để mà vây hãm linh hồn gã du tử hoang đàng? Sống trong tận cùng hoài nghi? Không, lão-đạo-sĩ-điên đã khật khùng đem sự điêu linh cuộc đời ra mà bỡn cợt như múa trên tay cây phất trần màu nhiệm, làm loé mắt thảy thảy mọi nguy cơ thập thành. Những con ngươi đã chẳng còn ánh sáng, cái chết đã từ vô tận nảy mầm. Có lần Giáng đã nói về Hàn Mặc Tử với đại ý, Hàn cũng là kẻ điên, nhưng muốn hiểu người điên ấy, hãy thử lân la làm người điên như Hàn. Vậy thực là nguy, chí nguy, khi kẻ tỉnh nhìn người điên đàm bàn phán luận? Đã hẳn. Tiếng ?ohò tắc?, ?ohò rì? của thằng mục đồng trên ruộng, phải chăng chỉ những gã quê mùa từng cuốc bẫm cày sâu với con trâu chăm bẵm, mới hiểu ra được lẽ đi chậm đi nhanh qua cái lời vô nghĩa như là??
    Đâu là Tử Trúc Lâm? Chốn nào là Sương Hy Lạp? Hay là Trăng Tỳ Hải? Sương Bình Nguyên? Vì đâu Vân Mồng thi sĩ dịch Othelo của W.Shake thành Hoa Ngõ Hạnh? Dịch chơi? Ni cô thượng thừa phép Phật đã hoá biến cho chuồn chuồn châu chấu mang trên cánh mỏng những âm hao vô tích về vân mấn miên miên? Chiêm bao thơ dại, vì thơ dại là trẻ con không toan tính, là ngây thơ bình minh trên đồng lãng đãng bất tuyệt say mê? Chiêm bao, vì Nam Kha phiêu du hoè huệ lấn chen vào những ranh giới thực tại chơ vơ? Chiêm bao vì một cuộc đời phải chăng cũng chỉ là mộng huyễn xa vời, như tia chớp vụt băng qua bầu không trong đêm giông âm u? Hành trình vô tận đã hơn 5 tỷ năm, sá gì ba vạn sáu ngàn ngày? Dù ba vạn sáu ngàn lại là một vô tận trong từng sát-na tích tắc?
    Song tôi có cảm tưởng ít có ai bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ một cách nặng nề, triền miên như Bùi Giáng? dường như công việc làm thơ chủ yếu là một cuộc hành trình vượt qua ngọn đèo cheo leo của ngôn ngữ trước khi là bất cứ một cái gì khác. Ngọn đèo ấy không những cheo leo mà còn mù mịt, thăm thẳm?
    BG lại có vẻ rất coi thường cái việc làm thơ ấy và chắc chắn là không mấy tin tưởng vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ.
    Bùi Giáng xáo trộn chữ nghĩa để nói lên một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá? ngôn ngữ còn có tác dụng ngược lại: nó che giấu sự thật?
    _ (Nguyễn Hưng Quốc)
    Bùi Giáng đã chấm ngòi bút nào vào mực se sắt, để viết ra câu thúc giục sương mù? Phố phường nào đã mọc cỏ quanh năm? Ngôn ngữ trong-tay-người- điên khác nào những thứ đồ chơi trẻ con mà có suy nghĩ để vượt qua? Không vượt qua thì còn đâu chỗ để cho những khái niệm cheo leo thăm thẳm? Sự thật nào để che giấu? Tự thân ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng đã là phù phiếm lung tung lẫn lộn, thế thì bằng cách nào Trung niên thi sĩ lại bị ám ảnh triền miên? Nói Bùi Giáng không tin vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ lại càng tệ hơn nữa. Không phải là không tin, mà trái lại, Bùi Giáng tỉnh táo một cách say mê biết rằng, ngôn ngữ như một cây cầu bắc qua bờ kênh siêu thoát, phổ độ kiếp nạn nhân sinh loạn trầm mê muội. Phương tiện rốt cuộc không là cứu cánh, nên lắm kẻ bảo rằng, Giáng chỉ là người mất lòng tin vào chữ nghĩa, và phá phách chữ nghĩa, khạc nhổ vào chữ nghĩa đấy thôi?
    Giáng xáo trộn chữ nghĩa cũng chẳng nhắm vào việc sẽ nói lên chữ nghĩa đang bị xáo trộn, tha hoá? Khi đã là một trò chơi, thì mọi xáo trộn lăm le càng làm cho mọi thứ trở nên tối tăm hơn bao giờ. Khi nghĩ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá nghĩa là mặc định một luận thuyết, ngôn ngữ phải đẹp, phải trong, phải mong manh, phải lộng lẫy? Không, mọi khái niệm đều mất tích dưới tiếng sấm của mù sương vô bờ đang tràn lan, khi hiện lên một tiếng Thơ vang dội?
  3. dot_den

    dot_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    Thấy bạn viết thì đọc cũng tàm tạm, nhưng sao có vẻ sầu thảm ghê rợn vậy?
  4. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Thất tình chăng? Khổ thân!
  5. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Giả sử có một hôm bạn chết ngất trong cơn say, và bạn bị thất tình, bạn sẽ viết ra sao? Tôi luôn viết trong trạng thái của người say và kẻ tuyệt vọng.
    Và tôi biết, Bùi Giáng chỉ có thể hiểu khi cũng đồng hành với ông trên một con lộ độc mộc chênh vênh qua cầu. Tôi chỉ là kẻ đi sau ông. Mong sao dấu chân tôi đạp lên dấu chân ông, sẽ hằn sâu xuống đường đánh dấu cho những người còn muốn đi qua cây cầu cực khổ xa lắc ấy.
    Cảm ơn bạn động viên với hai chữ tàm tạm. Cũng vui!
    Hì hì...
    Nguyên.

  6. dot_den

    dot_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bạn có gì táy máy với TN à?
  7. caunotai

    caunotai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa không?
    Viết tiếp đi bạn.
  8. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Vâng, còn một chút. Cảm ơn động viên! :-)
    Nguyên.
    ........................................................................
    Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên, rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm.

    (Bùi Giáng)
    Mã Giám Sinh là ai? Truyện Kiều đã dựng lên chân dung một gã Sở Khanh đưa nàng Kiều bước chân vào đoạn trường 15 năm lưu lạc. Từ biệt ly gia đình, Kiều đưa mình vào ruồi nhặng phủ giăng. Gã ấm ớ về thân thế có phải là tự dưng Nguyễn Du muốn thế? Có hai lý do để cụ Nguyễn nhà ta muốn như vậy. Một, Mã Giám Sinh là thằng trộm phấn buôn hường, không muốn cho người biết lai lịch mình. Hai, Mã Giám Sinh là đại diện cho cả một Nghi Ngẫu Tồn Sinh rất mực cát lầm đầy đoạ đẩy đưa. Từ họ Mã, nàng Kiều đi mãi trong gió cát bơ vơ, có lúc chết đi sống lại, có lúc ngỡ được gặp hạnh phúc cứu vớt, để rồi trầm thống u nùng mải miết đến lúc gặp Đạm Tiên bên dòng Tiền Đường, cuộn tấm thân vùi trong sóng nước thả trôi. Thằng họ Mã oan nghiệt? Hay Con Tạo xoay vần trớ trêu? Hoặc Trời Xanh quen thói má hồng đánh ghen? Gì gì đi nữa, thì cái nguyên do đầu tiên cũng chính ?ocái tên ỡm ờ rằng huyện Lâm Thanh cũng gần?. Bùi Giáng dường như tâm đắc cực kì với vai trò thằng họ Mã, nên viết riêng một bài ?othắm thiết? tặng gã như đã thấy bên trên.
    Hỏi rằng: người ở quê đâu
    Thưa rằng: tơi ở rất lâu quê nhà.

    (Bùi Giáng)
    Từ ''ở rất lâu quê nhà'' đến ''mộng ban đầu đã xa'', tư tưởng của Bùi Giáng đã vượt biên, lấn sang một tầm khác. Với một sức oằn khác. (Nguyễn Hưng Quốc)
    Đúng là Bùi đười ươi rất ám ảnh bởi vấn đề quê hương như lời tác giả, nhưng ấy chính là cố quận quê chung, chứ chẳng riêng một lý do cỏn con nhớ quê như người ta nhớ nơi cắt rốn thuở oe oe mấy tiếng chào đời. ?oƠû rất lâu quê nhà? so với ?omộng ban đầu đã xa? nào phải là hai ý khác hẳn nhau? Nói tới sự vượt biên, lấn tầm là nói đến sự phát triển tầm thường của ý thức. Sức oằn nào? Mà khác? Mộng ban đầu đã xa có phải là đã muôn trùng xa ngái những sáng láng bản lai diện mục? Tôi-ở-rất-lâu-quê-nhà có phải là một tên khật khùng đã mang cái nòi-tình ban đầu mà đi hoài giữa chiều phố thị đìu hiu nhân ảnh mập mờ? Hai tiếng quê hương phải là dễ hiểu như một ước vọng bình thường của những khách xa nhà, nhớ cô em mọi đã từng yêu thương?
    Dẫu sao, ở đây, điều quan trọng nhất là câu cuối cùng: ''đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm''. Mọi sự phân biệt đều bị xố nhồ. Tơi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xố nhồ của mọi đường biên quen thuộc...
    (Nguyễn Hưng Quốc)
    Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm. Chính ấy đấy, hột mù sa nào đã ló khỏi hai mép bờ mương giữa đầu tường lửa lựu. Càng thấy rằng, nói tới một sự phân biệt, so sánh nào thì càng xa dần thơ điên lô hoả thuần thanh của họ Bùi. Mọi sự phân biệt đã bị xoá nhoà, thì còn đâu chỗ để mà lấn tầm, vượt biên như chính tác giả vừa nói ở trên? Chính cái nói đã tự mâu thuẫn và không thấu đáo minh bạch, lòng vòng, thì mơ gì nhìn nhận, phán xét, như kẻ trịch thượng, đứng bên trên ban bố lời khai thị cho nhân gian mở mắt về Bùi Giáng? Chỉ thiên tài mới nói được cái chân không diệu hữu của thiên tài qua lời vô cực, ý vô thanh, tâm vô tức mà thôi. Có những trớ trêu lộn gan như thế nên Bùi Giáng mãi mãi là huyền thoại, mãi mãi là người khùng thập thành như ông thừa nhận? Mãi mãi là điên loạn siêu việt tươi vui như trẻ nít ngô nghê? ?
    Lời tỉnh táo, lời mê man
    Điệu thê thiết rống điệu bàng hồng ca?

    (Bùi Giáng)
    Điệu nào thê thiết mê man, lời nào tỉnh táo bàng hoàng trong mơ? Chẳng có lời nào, hoặc vì có cả hai. Dù thê thiết, dù trường đoạn là đà lả lay, thì mọi giấc mộng cũng kéo tuột con người đi về những ngã u mê vô minh ta bà! Đứng trên cả hai loại ý niệm đau thương và hạnh phúc, mà chính mình còn không tự khái niệm được điều đó, chính là tâm tư của lão điên say tỉnh tỉnh say mơ mộng khật khùng? Nói như Phạm Công Thiện, chính là phá huỷ đến tàn khốc, phá huỷ cả những tư tưởng phá huỷ, để đi vào với cầm ca thi nguyệt mù sương lồ lộ nét ngọc ngà khe mương đào nguyên phong nhị phiêu bồng lâng lâng? Bùi-điên làm cho mọi thứ trở nên nhập nhằng, chẳng phải vì thật sự điên, mà vì muốn làm rõ cái trăm sự dở hơi của bọn bới gốc tìm ngọn chữ nghĩa học đòi. Luận lý học trong tay Trung Niên thi sĩ thành ngọn roi quất vào mông lũ học giả ngông nghênh cứ hay trích dẫn khoe mẽ hàm hồ hổ lốn cỡm kệch sáo mòn thái thậm ngu si!
  9. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Dù sao, tôi nói dù sao, bởi vì thiên hạ vốn ưa thích dù sao. Cho có mạch lạc. Chứ thật tình tôi chẳng rõ sao gọi là mạch lạc liên tục ngụ trong tính tình của ngôn ngữ dù sao dao sù.
    (Bùi Giáng)
    Cái này mới chính là ý Bùi Giáng muốn tỏ thị, nhưng nghe rồi quên ngay, như tên đãng trí, hoạ may còn lững thững nắm bắt, lơ đễnh rỉ tai được điều gì của Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn? còn âm vọng, chảy từ mạch nguồn khiết trong sơ ngàn cổ độ đăm đăm hiện về? Một mạch nguồn bất tuyệt miên trường bất dịch nhưng lại thay đổi biến chuyển không ngừng hằng phút hằng ngày hằng mỗi chớp mắt nguy nga nguyên truyền. Điều này có thể tạm hiểu như là tư tưởng của Paménide chọi nghịch tư tưởng Héraclite, tác giả của câu nói nổi tiếng mà nhiều người hay đem ra dạy đời kẻ khác: ?oKhông ai tắm hai lần trên một dòng sông.? Vừa thay đổi liên miên bất tuyệt lại vừa nguyên truyền nguy nga, là cái quái thế nào nhỉ? Tầm phơ tầm phào lộn xộn mơ hồ hỗn độn phi lý ? đấy chăng? Ưh hưh, có thể như thế lắm thay! Dù Dịch Thể, hay Thường Thể, rốt cục cũng chỉ là cái ý giỡn chơi bồng phiêu của những kẻ rãnh rỗi nói lối bâng quơ trà dư tửu hậu !? ?
    Ngàn năm độc đối riêng hàng
    Tờ xanh ứa lệ đẫm trang xuân đầu

    (Khởi từ-BG)
    Tờ xanh ngàn năm riêng hàng, viết lên lời thống ca trên ngày mộ địa, Bùi Giáng trở thành người điên đi chân trần giữa cát sa mạc hư vô thăm thẳm dặm dài mà độc thoại riêng tây. Nói một mình, cô độc trơ trọi, tiếng nói vút lên chót vót, rồi sa xuống thâm sâu, nghe lạnh cả sống lưng như tiếng ca não nuột của người xẩm mù trên hè phố trong nhập nhoạng buổi chiều ray rứt đứt ruột tang thương buồn tủi biệt ly tháng ngày! Như cái lời nào trong Hán Văn: ?oHữu thì trực thượng cô phong đỉnh, trường tiếu (khiếu) nhất thanh hàn thái hư??
    Bởi chăng cái lời xuất phát từ Tâm, đi thẳng đến Tâm, đành chịu những phong ba của thị phi điên cuồng gánh chịu ngậm tăm? Gánh chịu, bởi hiểu thì hà tất phải thị phi điên đảo lốc xoáy lầm lạc luôn luôn, khích bác câu nệ thường thường?
    Tặng nhau từ ngữ lạc lầm
    Cũng xin hồng lệ hãy đầm đìa tuôn?
    (Bùi Giáng)
    Hồng lệ hay huyết lệ? Bình minh một sớm tinh sương? Hay hoàng hôn thắm dạ trường sầu đau? Từ ngữ đã lạc lầm, còn chỗ nào cho lời tỏ ngoại ý hiện thị lõi minh triết sạch thơm vô ngần nắm bắt với đôi tay trần lấm bụi cuộc đời giành giật đuổi xua hững hờ? Khi tặng cho nhau đôi dòng lầm lạc, là lúc phải chăng đã biết những vùng réo rinh gào gọi của biển động trời sôi sẽ úp chụp lên đầu? Tâm ai oán vô thanh về vân mấn, dòng hồng châu phủ suốt những bình nguyên? Ra đi từ những vùng miền, giọt sương lìa lá hoá điên dông dài. Tóc xanh phủ dựng vân đài, phiêu du bất tuyệt dấu hài cỏ bay. Giáng điên ngất ngưỡng tỉnh say, ôm bơ vơ mộng nghịch cùng ngày tháng năm? ?
  10. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Khoa học giết người... khoa học ngây thơ được phép không ngờ... đã hồn nhiên gây bóng tối.
    Triết nhân nếu có sử dụng luận lý học thì bao giờ cũng sử dụng với những hậu ý, coi luận lý học như một phương cách tạm thời giúp ta đạt được một cái-gì-khác lung linh hơn...Từ bao nhiêu thế kỷ tư tưởng của tinh anh đã hao mòn trong vòng vây của luận lý.
    -Bùi Giáng-
    Quất roi vào luận lý học, nên mới có chuyện bị thiên hạ gọi điên, mắng khùng. Giữa một trời cuống quít những chạy đua, mà sự-tỉnh-thức bị gọi là điên, sự-thông-tuệ-bát-nhã-quán-hạ bị gọi là ngông ngạo, thì người-nghệ-sỹ-đích-thực còn đâu chỗ để tồn tại giữa phủ lấp hình dáng con người? Khoa học gây bóng tối, vì khoa học trở thành tên tội đồ ngây thơ dưới bàn tay thúc đẩy của vô minh hiện đại. Luận lý học như một thanh bảo kiếm trao nhầm tay cho quỷ dữ múa may gây tang tóc vô bờ. Khổng Tử bảo ?onhân chi sơ?, ấy là muốn nói cái gì vậy? Phải chăng là mọi con người sinh ra bản tính vốn là Thiện? Câu hỏi đưa ra, bản tính là gì? Có trước hay có sau? Tồn tại mãi mãi, hay biến đổi qua từng ngày cho đến lúc tuyệt tăm tuyệt tích như cây kim chìm dưới đáy bể hút sâu? Ngọng nghịu cả một lũ. Bởi, đã hỏi rồi! Làm sao có lời đáp? Sự sáng láng bản thân không hàm chứa những nghi vấn khả giải, không có chỗ cho sự tơ hào ý niệm vấn vương. Cái gì khác lung linh hơn? là cái-gì-khác-lung-linh hơn???
    Thế giới có những đường thẳng không? Có những vô hạn nào? Những hữu hạn ra sao? Hãy thử nghĩ về những cơn mưa. Mưa vì có mây, có mây vì có hơi nước, có hơi nước vì có sông hồ ao biển, có biển ao hồ sông vì có mưa và những nguồn mạch tươi trong. Vòng tròn luân chuyển. Có quy luật nào như một đường thẳng tuyệt đối kéo dài ra vô tận như Hình học, Toán học, Hàm số, phương trình và tập nghiệm chính xác như một mũi tên trúng ngay hồng tâm? Hỏi: ?o Mũi tên sẽ bay tới đâu khi đã nhắm đúng ngay hồng tâm một-cách-hoàn-toàn-chính-xác?? Mang theo câu hỏi, chết ngất suốt đời, mê muội suốt kiếp, khủng khiếp tan hoang, mộ địa dã tràng?
    Vì có những âm mưu làm rõ ra những uyên-mặc-bất-khả-giải mà Mạnh Tử đào mồ chôn tư tưởng Khổng Khâu; Trang Tử với Nam Hoa Kinh làm nhức buốt tim óc Lão Tử, nếu chẳng may lão còn sống cho tới ngày chứng kiến sự ra đời của nó. Chuyện này giống như lấy bàn tay lấm lem nhọ nồi, mà đưa lên mặt, hòng xoá được một vết nhọ nồi khác đang ngự ở đó; hoặc khạc nhổ thẳng bãi nước bọt lên trời, nhất định nước bọt lại rơi ngay mày mặt ngây ngô. Chợt nhớ tới Trịnh: ?oMỗi khi ý thức được vót nhọn người ta có cảm tưởng sẽ bắn rụng những niềm tuyệt vọng chung quanh. Nhưng hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đã ẩn trú trong đường bay của ý thức đó.? Rồi nhớ tới Giáng:
    Gío lay lắt bốn phương về dồn tụ
    Bụi thu mờ ai phủi vơí hai tay?

    Chính trong mỗi câu hỏi và mỗi câu trả lời đã mang theo một ngộ nhận khủng khiếp. Một ngộ nhận lớn lao. Một ngộ nhận như định mệnh, vì đấy mà đưa đến những chân trời sai biệt từ trong một phần tư kẽ tóc đường tơ.

Chia sẻ trang này