1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng ??" Người lữ khách cuồng điên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi TrienNguyen, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sihoathuong

    sihoathuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Không có chi, ngưỡng mộ ấy mà, chứ không ngạc nhiên.
    Ngần ấy chữ nghĩa, không phải thường tình :)
    T.
    ===========================
    Thưa em mây trắng ngậm ngùi
    Bể dâu từ đó buồn vui thế nào ?
  2. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Oh, cảm ơn lời hảo ý!
    Thưa anh từ đó nước xuôi
    Mộng vương bên lá ước vùi bên cây...

  3. wildsnake

    wildsnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Mẹt dét quá đêêê. Hâm à? Mk, sao mình ghét mấy thằng lừa gái thía ko bít.
  4. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Gông cùm thời tiết điêu mang
    Mù sương một ngón tay vàng ra giêng...
    Ra giêng một ngón tay vàng
    Mù sương thấm đẫm điêu mang gông cùm ...

  5. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Tuế hành na khả phục
    Nhân hành do khả truy ...

    Bốn mùa như nắng, bốn mùa như mây, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta. Nhưng bốn mùa vẫn tuần tự đi về...
    Người đã đi, thật sự đi, nên vùng sương bóng trên lầu Hoàng Hạc từ Thôi Hiệu đến bây giờ vẫn mù tăm cánh nhạn. Và biền biệt những chân trời viễn mộng Tô Đông Pha...
    Tây gia độc hữu tây nam hướng
    Ngoạ khán thiên phàm lạc thiển khê

    Nhà ở riêng một hướng Tây Nam
    Nằm ngắm cánh buồm trời lạc vào dòng khe nông cạn...
    Một người lười lĩnh nhìn bốn mùa trôi đi, nhìn ở một hướng riêng, và thấy cánh buồm lạc vào một doi cát nhỏ hẹp hòi, thấy cổ kim xô giạt, và đi về tấp nập trong cái nhắm mắt lãng đãng như mộng như như ...
    Bách niên trần thế khai nhãn mộng
    Thiên hạ hà nhân bất mộng trung

    (Trăm năm trong cõi mở đầu
    Con mắt trừng trừng mở mùa ngâu
    Ngưu Chức nhờ Ô Thước bắc cầu
    Mộng ấy ai người đã thoát đâu?)
    Thì người điên ấy đã đi tới một ngã ba nào hoang vắng và rẽ ngoặt lao vào một lùm bụi đại ngàn um tùm, để từ đó, người trở thành cái bóng cho những cuộc mộng du hồ đồ của bọn lăm le cướp giật và hiếp dâm con chữ, chửi bới khen chê... Mà không biết, đó chỉ là cái bóng, chỉ còn có thể nói: Nhân hành do khả truy! (?)
    Bùi đại ca đã gặp Shakespeare, đã gặp Basho, gặp Nguyễn Trãi, gặp Jack Stamm... trong những hạnh ngộ tình cờ nào của Mộng? Của bốn mùa?
  6. nguoi_mat_tri

    nguoi_mat_tri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Anh Sơn vô tận bấy chầy
    Tôi từ lẽo đẽo tháng ngày trải qua
    Niềm thống khổ đứt ruột rà
    Còn chăng? chỉ một ấy là là chi
    Bùi Giáng
    em không hiểu bài này của BG lắm, anh TN có thể giúp em hiểu nó được không?
  7. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Có quá nhiều điều tôi cũng không hiểu được như bạn.
    Nhưng nếu gượng ép một chút thì... có lẽ tôi sẽ đụng đến ông Thánh của nhiều người, một người tự bảo mình hát rong trên kiếp người, và uống rượu Tây hằng ngày trong khu vườn nhỏ ở một ngôi biệt thự giữa lòng Sài Gòn.
    Tuy nhiên, cũng không nên nghĩ rằng, Giáng và Sơn không hợp nhau. Giáng có cái tài của Giáng ở Thi ca, Sơn có tài của Sơn ở âm nhạc. Cái còn "có một ấy là là chi" đó, chính là số phận của những người ở giữa vòng vây trần gian. Cho dù là ai, cho dù được tôn trọng hay không, được nghĩ đến đúng như là chính mình hay không, thì cũng là một kiếp người...
    Nhưng, cũng nên biết một chút riêng tư kỉ niệm của Trịnh và Bùi, có lẽ những câu này sẽ khơi mở những chân trời khác. Những chân trời không bao giờ có thể nói ra thành lời...
    Ta cũng nên biết, phần nhiều, nếu không nói là phần rất lớn, những ca từ của Trịnh có ảnh hưởng rất lớn từ Bùi, nhưng tuyệt nhiên không nghe Trịnh sinh thời nói đến điều này, cũng như về ảnh hưởng của Ngô Kha với Trịnh...
    Nếu bạn muốn hỏi cặn kẽ hơn, tôi cũng không thể trả lời, cho dù... Đại khái thế.
    Tôi cũng xin nhấn mạnh, rằng không nên nghĩ đó chỉ là những lời Bùi viết cho riêng ai, mà còn là viết cho những con người đánh mất chính bản thân, và đến cuối đời vẫn không thể hiểu nổi mình, quanh quẩn với những mâu thuẫn chua ngoa...
  8. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là điểm mơ hồ mà tất cả tư tưởng phải chịu đồng quy nép mình he hé bên vùng đệm sương khói trăm năm:
    Giấc mơ đầu năm
    giữ nguyên niềm bí ẩn
    và ta cười thầm

    (Sho-u)
    Giấc mơ đầu năm của Sho-u, của mỗi người hay là giấc mơ của trăm năm?
    Giấc mơ đầu năm trong nguyên văn tiếng Nhật là hatsu yume (sơ mộng- Hán ngữ) - giấc mộng ban sơ. Từ giấc mộng đầu tiên đến giấc mộng cuối cùng, dài bao nhiêu? Khoảng giữa có thể gọi là gì? Cũng là một giấc mộng, giấc mộng mở mắt (khai nhãn mộng). Điều mà Nguyễn Du viết: Bách niên trần thế khai nhãn mộng...
    Tố Như là nhà thơ của mộng. Bạn thân vẫn thường cười ông hay mộng (Tri giao quái ngã sầu đa mộng). Ông có đôi mắt tuyệt vời của mộng và ông biết "mở đôi mắt mộng" mà nhìn đời. Nhìn sớm hôm thay đổi, cổ kim xô giạt bằng đôi mắt ấy, như nhìn cái bóng của chính mình. Đôi mắt thâm trầm ấy hiện lên trong thi phẩm kì tuyệt: La Phù giang thủy các độc tọa (Ngồi một mình nơi thủy các trên sông La Phù):
    Thủy các các hạ, giang thủy ngâm
    Thủy các các thượng, nhân trầm ngâm
    Du du vân ảnh biến thần tịch
    Cổn cổn lãng hoa phù cổ câm
    Trần thế bách niên khai nhãn mộng
    Hồng sơn thiên lý ỷ lan tâm
    Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ
    Bạch phát sở hành thùy ngã khâm

    Nhà thơ đang ngồi nhìn sông La Phù, dòng đời đang trôi, lịch sử, nhìn bóng của trần thế và cái bóng bản thân mình.
    Xin tạm dịch liều lĩnh:
    Dưới chân thủy các, nước đầy vơi
    Trầm ngâm thủy các bóng ai ngồi
    Mây đổi hình hài hôm sớm đổi
    Sóng trôi cuồn cuộn cổ kim trôi
    Mở đôi mắt mộng trăm năm hỡi
    Nén nỗi lòng đau cố lý ơi
    Một mình đôi bóng im không nói
    Tóc trắng như đang rũ trắng trời

    Tố Như không nói nhìn bóng, chỉ giản dị "mở đôi mắt mộng" hay "mộng khi mắt đang mở".
    Sho-u trong bài haiku trên cũng vậy, không nói mà cười thầm, cười một mình (hitotri emu)
    ...
  9. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Một người đang tưởng tới giấc mộng trăm năm, kẻ mơ giấc mơ đầu năm sơ mộng. Cái đối bóng của Tố Như đang nói gì và nụ cười niêm hoa của Sho-u đang nói gì? Đó là niềm bí ẩn của họ, của những giấc mộng. Đó là niềm bí ẩn của những cái bóng.
    Tố Như cũng đứng giữa bốn mùa, cổ kim cuồn cuộn trôi qua trước mắt ông. Trôi như giấc mộng. Sho-u thì mơ một giấc mơ xuân. Họ có thể bị giễu cợt như những người đa đoan mộng huyễn. Nhưng cũng Tố Như:
    Tri giao quái ngã sầu đa mộng
    Thiên hạ hà nhân bất mộng trung

    (Bằng hữu thân vẫn cười ta buồn lắm mộng
    Thiên hạ ai đà chẳng ở trong?)

    Thiên hạ ai là thoát được chuyện vào ra trong mộng? Hay nói như Shakepeare, ta và giấc mộng thật ra đồng chất, đồng thể, đồng sắc:
    We are such stuff
    As dream are made on, and our little life
    Is rounded wiht a sleep.

    Xin được chuyển những câu ấy với sương ý mù mộng:
    Chúng ta cùng một chất xây từ những giấc mơ
    Giấc mơ cùng một chất xây nên ta bao giờ
    Và đời ta nhỏ nhặt cũng tàn theo một giấc thu

    Vì mộng và ta là bất nhị nên Basho nói:
    Mi là **** ư?
    Ta là giấc mộng
    Trong hồn Trang Chu.

    (Kimi ya cho
    Ware ya soshi no
    Yume gokoro)
    Biết bao những cánh **** đã bay lên từ những Trang Chu, Basho, Shakespeare, Tố Như, Nguyễn Trãi:
    Người ảo hóa khoe thân ảo hóa
    Thuở chiêm bao thốt chuyện chiêm bao...

  10. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Người ảo hóa khoe thân ảo hóa
    Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao

    (Nguyễn Trãi)
    Thuở, thời nào là của chiêm bao? Là thời phi thời, là mùa không mùa? Là cả bốn mùa? Bốn mùa như mộng, bốn mùa như như...
    Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự
    Tứ thời tâm kính tự như như

    (Hoa nở lá rơi đầy trước mắt
    Bốn mùa tâm kính vẫn như nhiên)
    Hoa nở lá rơi, bốn mùa luân vũ chênh vênh trước tấm gương trong trẻo của tâm hồn thi nhân. Tâm hồn đó vừa chứa muôn cái xao động (hoa nở lá rơi) vừa vượt lên mọi thứ xao động (như như). Có lần Nguyễn Du nói bằng một lối khác:
    Mãn cảnh giai không hà hữu tướng
    Thử tâm thường định bất ly Thiền
    (Đầy cảnh đều không đâu có tướng
    Tâm này thiền định chẳng xa Thiền)

    Bản chất này là cái bóng, là Không Tánh nên Tố Như vừa nhìn thấy hoa nở lá rơi, vừa thấy cái trống không của chuyện bốn mùa hoa rơi lá nở.
    Mùa nào có mộng của mùa ấy. Người nào có mộng của người ấy. Ta đã thấy những giấc mộng mùa xuân của Basho, của Sho-u. Hãy thêm một giấc xuân điệp của Shotetsu trong một bài tan ka (đoản ca: hình thức phát khởi cho haiku) :
    Không có hoa nơi này
    Những cây thông thức giấc
    trên đỉnh đồi ban mai
    Hoa đào đêm xuân mộng
    Cũng chỉ là mây bay

    (Hana zo naki
    Sametaru matsu wa
    Mine ni akete
    Magaishi kumo mo
    Haru no yo no yume)

    Những cây thông và nhà thơ Shotetsu cùng thức giấc (bởi vì họ cùng đã mộng) sau một giấc mơ xuân. Trong mơ, họ thấy cơ man nào là hoa đào, che phủ bầu trời như mây. Và rồi tan mộng, họ đối diện với chân không. Chỉ có mây bay là hiện hữu, những đóa mây trộng tựa hoa đào.
    Trong mơ, hoa thì như mây, và trong thực tại mây thì như hoa. Có gì khác biệt? Bất nhị chính là như thế. Là Như Như.
    Shotetsu lầm mây với hoa. Trong một vần thơ ngộ nghĩnh từ thế kỷ thứ tư (IV), nhà thơ Ấn Độ Basha cho một cô gái lầm lẫn sau giấc mộng tình:
    Khi trăng chiếu lên giường tình
    Cô gái đưa tay nhặt lấy
    Tưởng như làn áo vừa buông

    Tưởng tượng cô đang nhặt lên cái giấc mơ còn sót lại trên giường. Ánh trăng là cái bóng. Ánh trăng là giấc mơ. Chúng ta là những kẻ nhặt bóng, nhặt mơ mà không biết mình đang làm gì.
    Và ánh trăng có thể là cái bẫy:
    Trong bẫy nằm mơ
    Ôi con mực phủ
    Dưới trăng hạ mờ

    (Toko tsubo ya
    hakanaki yume wo
    natsu no tsuki)

    Cái lọ dùng để bẫy mực phủ, gọi là tako-tsubo, (sao hồ), chìm trong nước và được nối với một cái phao. Con mực phủ nhầm đấy là hang ổ, thong dong bơi vào, thế là mắc bẫy. Một chiều mùa hạ ở Akashi, trên bờ biển tuyệt đẹp, Basho đã nhìn thấy giấc mơ của con mực phủ, một sinh linh bé bỏng trong biển khơi. Mắc bẫy một cái lọ, một ánh trăng, một giấc mộng tất nhiên không chỉ riêng con mực phủ. Còn như giấc mơ đêm giữa hạ của Shakespeare.
    Con mực phủ mơ gì khi bị cầm tù trong một cái lọ khi bên ngoài là biển mênh mông? Và một con ốc biển tự do, cô độc sẽ mơ gì?
    Con ốc biển
    khép vỏ nằm mơ
    giấc mơ của nước

    (Jack Stamm)
    (futa o ****e
    sazae no yume wa
    mizu no yume)

    Một người nước ngoài nào đó làm thơ bằng tiếng Nhật, lại có thể bắt gặp giấc mơ của một con ốc biển, nhập lưu vào dòng siêu ngôn ngữ haiku, vào vũ trụ tính của thể thơ kì đặc này.
    Vì sao Stamm biết con ốc biển nằm mơ khi Stamm không phải là ốc? Thầy Huệ hỏi thầy Trang: Bác không phải là cá sao biết cá vui?
    Vì thầy trang biết cá vui nên chúng ta biết rằng một con ốc biển có thể nằm mơ. Chẳng những thế, giấc mơ của ốc cũng là giấc mơ của nước (mizu no yume: thủy mộng)
    Giấc mơ của nước? Giấc mơ của cây? Giấc mô của đá? Bởi vì cả vạn pháp đang nằm mơ hoặc là trôi đi trong mơ.
    Càng khép mình lại, ta càng chìm vào dòng nước của mộng. Như con ốc biển (sazae) kia.
    Thay vì thế, thì hãy mở ra đôi mắt mộng, nói như Nguyễn Du.
    Con ốc nằm mơ giấc mơ của nước, ấy là mơ đến hai lần, là mơ trog mơ, là "mộng trung chi mộng"
    Thính tĩnh dạ chi giản thanh
    Hoán tỉnh mộng trung chi mộng.

    (Thiền ngôn - sách Thái căn đàm)
    tạm hiểu:
    Nghe tiếng chuông đêm lặng
    Tỉnh giấc mơ trong mơ
    ...

Chia sẻ trang này