1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bùi Giáng ??" Người lữ khách cuồng điên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi TrienNguyen, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0

    Nghe tiếng chuông đêm lặng
    Tỉnh giấc mơ trong mơ

    ...
    Những giấc mơ trôi đi có để lại ngấn tích gì không? Basho nhìn thấy ngấn tích ấy trên cỏ mùa hạ một ngày lang thang:
    Cỏ mùa hạ đầy
    Còn lưu dấu mộng
    Anh hùng xưa đây

    (Natsugusa ya
    tsuwamonodomo ga
    yume no ato)

    Basho đang ở Takadate, nơi anh hùng Yoshisune tự sát từ hơn 500 năm trước lúc anh mới 31 tuổi. Giấc mộng của anh còn lại dấu tích gì? Thì dấu mộng (yume no ato : mộng tích) của anh đây: Cỏ mùa hạ đầy. Cứ tiếp tục mơ đi hỡi những người anh hùng!
    Nhưng Basho và những người viếng mộ cũng mơ những giấc mơ của những người nằm dưới cỏ. Trên cỏ và dưới cỏ, đều là dưới gầm trời, dưới những giấc mơ, như vần thơ của nhà thơ Ba Tư Omar Khayam:
    Ta nằm trên cỏ hôm nay
    ấy là dười cỏ ngày mai ta nằm...

    Cỏ mọc lên từ những giấc mơ đã hóa làm tro bụi từ đời này sang kiếp khác.
    Vào một buổi sớm, trong khi "khai nhãn mộng", nhà thơ họa sỹ Buson nhìn thấy giấc mơ của một dãy người vô tận đi giữa một mùa thu vô tận:
    Ban mai sương mù
    Vẽ nên bức họa
    Những người mộng du

    (Asagiri ya
    e ni kaku yume no
    hito - dori )

    Trong không gian suông mù tựa như không gian của những bức họa, những khách bộ hành lãng đãng qua lại như bước trong mơ. Hay giống như những cái bóng vẽ nên mờ ảo.
    Nói như Shakespeare: "Đời sống chỉ là một cái bóng bước đi..." (Life''s but a walking shadow)
    Trong bài thơ của Buson, không gian là sương mù và thời gian là một sớm mai thu. Đó là thời-không của Mộng. Thế gian đang buông một màn sương dường như để che giấu mà đồng thời cũng để hé lộ một cái gì đó chênh vênh của Chân Như Thể Tính.
    Đây là hình ảnh sương mù trong một vấn đáp Thiền. Có một vị tăng hỏi:
    - Cái gì là Đại Bát Nhã?
    Thiền sư trả lời:
    - Tuyết lướt bay và vạn vật chìm trong sương mù.
    Vị tăng không tỏ hội và Thiền sư đọc kệ:
    Maha Bát Nhã
    Gió thì lạnh giá
    Tuyết thì trắng tinh.

    Vị tăng muốn hỏi về Trí Huệ Bát Nhã. Thiền sư đưa ra một hình ảnh sương mù. Vị tăng bám vào lời thấy và rơi vào sương mù, không biết rằng Trí Bát Nhã ở ngay trong Tâm mình, trong cái tâm kính có thể phản chiếu toàn thể vạn vật một cách như như: Tuyết thì trắng tinh, gió thì lạnh giá. Cho dù đại từ bi, Thiền sư cũng không thể giảng giải về Đại Bát Nhã. Vị tăng phải tự mình lên đường trở về với nó, tự mình bước vào sương mù và tự mình vén lên sương mù. Tự mình chơi đùa với huyễn hóa.
    Vào mùa đông của cuộc đời mình, Basho viết ra bài ca từ thế về những giấc mơ cuối cùng:
    Đau yếu giữa hành trình
    Chỉ còn mộng trôi phiêu lãng
    trên những cánh đồng hoang

    (Tabi ni yande
    yume wa kareno wo
    kakemeguru)

    Thực ra, trước đó Basho tuyên bố rằng hầu hết thơ ông trong suốt hai mươi năm qua đều là những bài ca từ thế.
    Trong "1001 đêm", chẳng phải mỗi câu chuyện mà nàng Saharazad kể ra đều là một bài ca từ thế hay sao? Sáng tạo ra những câu chuyện để chinh phục cái chết hay sao?
    Kể từ khi con người biết sáng tạo, thì cái chết trở nên bất lực. Và những giấc mộng của Basho, Nguyễn Du, Shakespeare... chơi đùa phiêu lãng với đồng hoang trong cuộc Tiêu dao du bất tận của kiếp người.
    Khép lại với một câu của Nietzsche:
    Chúng ta có Nghệ Thuật để cứu lấy con người tránh khỏi cuộc trầm vong tuyệt duyệt của trần thế (trong bốn mùa như như).
  2. Backytocngan

    Backytocngan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    2.643
    Đã được thích:
    0
    Têế vừa rồi báo Doanh nhân Sài gòn xuân có đăng 1 số di cảo của Bùi Giáng. Dĩ nhiên là rất hay và đặc sắc. Em xin phép chủ Topic up lên mọi người đọc cho vui ạ, để biết thêm một chút về ông, nhà thơ kỳ dị nhất thế kỷ 20 của Việt nam
    Hỏi : Bình sinh mi yêu thương ai nhất ?
    Đáp : Tao yêu thương nhất là những cô gái giang hồ
    Hỏi : Vì sao như vậy ?
    Đáp : Hà tất phải hỏi vì sao
    Hỏi : Vì sao không phải hỏi ?
    Đáp : Vì bởi từ lâu những đứa như Nguyễn Du, Đỗ Mục, Gerard de Nerval ... đã đưa ra lời giải đáp quá sức thoả đáng rồi.
    Hỏi : Đồng ý. Thế thì bây giờ tao xin hỏi tiếp : Mày yêu nhất là gái giang hồ, còn yêu thứ nhì - đệ nhị yêu đương - thì mày yêu ai ?
    Đáp : Đệ nhị yêu đương tao yêu vu vơ những đàn bà tình cờ gặp gỡ ngoài đường - thường là những phụ nữ da dẻ đen thui, ngồi im lìm bên vệ đưuòng bán mua cái gì chẳng rõ
    Hỏi : Vì sao mi lại yêu chúng nó ?
    Đáp : Vì tao biết tâm hồn họ mênh mông
    Hỏi : Mênh mông như thế nào nói nghe chút ít thử
    Đáp : Đại khái như thế này : Khi thấy tao đi ngang qua họ hỏi tao : "Ông già đi đâu đó ? Ông có đói không ?". Tao hỏi lại : "Cô hỏi như thế làm gì ?". Co ta đáp : "Nếu ông đói thì con cho ông ăn chút ít. Con bán xôi, bán cơm tấm- bán bún riêu-bán bánh bèo-bán xoài chuối-ông thích ăn thứ gì ?" ...

    (Trích Đệ tứ đối thoại )
  3. Backytocngan

    Backytocngan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    2.643
    Đã được thích:
    0
    UỐNG THUỐC ĐỘC TỰ TỬ
    Uống xong ly rượu độc này
    Sẽ nằm duỗi cẳng ngủ dài thiên thu
    Không còn mộng mị phù du
    Chỉ còn mộng tưởng thiên thu một mình
    Không còn tranh chấp bình sinh
    Nội tâm tồn hoạt thất kinh láng giềng
    Không còn tứ đảo tam điên
    Chỉ còn chín suối liên miên ngậm cười

    Tái bút :
    Chết về chín suối tươi vui
    Sẽ mai mãi nhớ tốt tươi hồng trần

  4. Backytocngan

    Backytocngan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    2.643
    Đã được thích:
    0
    NHỚ QUÊ
    Thần tiên xứ Quảng nam ta
    Cày sâu cuốc bẫm thành ra thiên đường
    Chiêm bao giữa phố ra phường
    Giữa trời ra đất giữa đường ra thơ
    Chiêm bao xứ Quảng bao ngờ
    Người điên vĩnh viễn bây giờ vẫn điên
    Sẽ về xứ sở thần tiên
    Trùng lai tái ngộ đầu tiên thưa rằng
    Thần tiên xứ Quảng tuyết băng
    Vẫn về trong mộng thường hằng bấy nay

    Lê gia trang 30/04/1991
  5. Nha_Quynh

    Nha_Quynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
  6. doc_vang

    doc_vang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là những máu hồn trong mắt lệ
    Bán mua mình trên kẽ nứt cơn mê ...
  7. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tất cả những bài viết này do tôi sưu tầm, đó cũng là nhà thơ mà tôi yêu.
    Thơ Bùi Giáng, Một Thử Nghiệm Đọc
    Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa... ​
    Bùi Giáng ​
    Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, hội họa liên tiếp thay đổi, từ Pop Art phản ứng lại Trừu tượng Biểu hiện (Abstract Expressionism), rồi hội họa Khái Niệm (Conceptual Art) lại phản ứng, và đưa ra một quan điểm mới: nghệ thuật về ý tưởng. Một tác phẩm nổi tiếng của Joseph Kosuth, vào năm 1965, Một và Ba Chiếc Ghế, chỉ đơn giản là một chiếc ghế xếp bằng gỗ, một bức hình chụp chiếc ghế đó, và phóng ảnh lớn một paragraph trong tự điển, định nghĩa chữ ghế.

    Bức tranh đã tạo ra cho người thưởng ngoạn một xúc động mạnh, và đưa ra nhiều vấn đề của nghệ thuật. Trong ba chiếc ghế đó, chiếc nào là chiếc ghế thật? Và ý nghĩa của nó là gì? Không ai có thể biết chắc vì chiếc nào cũng có thể thật và không thật. Và mỗi người bằng cảm quan của mình có thể tìm ra một ý nghĩa, và cũng không chắc đâu là ý nghĩa thật. Ý nghĩa vượt khỏi tầm bắt, ý nghĩa vắng mặt. Ý nghĩa vắng mặt không phải là không có ý nghĩa. Giống như khi đọc những trang sách, nhưng chẳng thể cứ đọc mãi. Phải gấp lại, còn thì giờ để thở, để sống. Nhưng nếu không đọc nữa, những trang sách vẫn còn đó, chờ đợi chúng ta quay tìm lại. Và thời đại của chúng ta, quả thật là thời đại săn lùng ý nghĩa, như nhà điêu khắc Jerry Joslin muốn dành sự giải thích tác phẩm ông cho người thưởng ngoạn, vì họ có thể đọc ra được điều gì khác.
    Bức tranh phá vỡ lằn ranh giữa hội họa và điêu khắc, ra ngoài khung bố và màu sắc ?" bước vào thực tại. Ngôn ngữ hội họa không còn là màu sắc mà là những đồ vật thường ngày. Nhưng vấn đề là làm sao biến những đồ vật thường ngày trở thành ngôn ngữ là một điều khó, tùy thuộc vào tài năng của người nghệ sỹ. Ở đây, chúng ta đã nhìn ra sự hóa thân của ngôn ngữ, và chính nó tạo nên nghệ thuật.
    Từ những ý niệm sơ khởi đó, quay về với thơ. Và cũng như hội họa, chúng ta cần một tác phẩm nào đó, để đối chiếu, thử làm một cuộc truy lùng như thế. Và cũng như những thử nghiệm thơ, đây là thử nghiệm đọc. Tác phẩm ?oChớp Biển? của Bùi Giáng, do gia đình và thân hữu in từ Canada (Vinagraphics), kỷ niệm 70 năm sinh, là một tác phẩm thích hợp. Thích hợp vì không giống với bất cứ tuyển tập nào của Bùi Giáng từ trước tới nay, kể cả những tuyển tập được in mấy năm gần đây. ?oChớp Biển? tạo nên ấn tượng làm người đọc phải liên tưởng tới ?oMưa Nguồn?, bởi vì người tuyển chọn, như một cố gắng muốn đưa Bùi Giáng tới gần người đọc, và hình dung lại chân dung Bùi Giáng. Nếu ?oMưa Nguồn? với giọng thơ gân guốc và nhiều chất điền dã, thì ?oChớp Biển? như một tiếp nối đằm thắm, tưởng như hai giòng thơ ấy chẳng hề có đứt quãng. ?oMưa Nguồn? in năm 1962, là tác phẩm đầu tay, đến nay đã 35 năm. 35 năm coi như đã đủ để nhìn ra một cuộc đời thơ, một hành trình thơ với bao nhiêu tang thương biến đổi. Có thể nói, ?oChớp Biển? là tập thơ đi tìm lại ?oMưa Nguồn?, những bài thơ đi tìm lại những bài thơ tiền thân. Mà ở khoảng thời gian giữa đó, như nhà phê bình Nguyễn Phan Cảnh, trong bài Số Phận Bùi Giáng đã viết: ?oBùi Giáng thuộc số rất ít những nhà thơ thiên phú, đã được/bị lịch sử chọn để di truyền gien thơ dân tộc, phải vương cho hết tơ rồi có thác mới được thác. Vì vậy, việc giữa đường đứt gánh... thơ một cách không bình thường của anh vào thập niên sáu mươi rất có thể là một cách đã được chương trình hóa như thế nào đấy để chặn lại mạch thơ anh, một mã-khóa như thế nào đấy mà hiện nay chúng ta chưa đọc được?. Như vậy thì vấn đề Bùi Giáng là đi tìm cái mã khóa để mở ra một giòng thơ mà bấy lâu nay vẫn đóng kín, và cái khoảng thời gian giữa đường đứt gánh ấy lại là khoảng thời gian có một ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời thơ và cả cho sinh mệnh của giòng thơ Việt.
    Nắm lấy, bắt mạch, hoán vị, trục xuất, phá hủy, viết lại bài thơ, như những nốt nhạc dấy lên từ ký ức, đưa bản văn từ bóng tối ra ánh sáng, từ vắng mặt thành có mặt. Bởi ký ức làm cho sự vắng mặt có ý nghĩa. Và như thế, ý nghĩa bài thơ là bài thơ khác, mà người đọc, đọc ra ở đằng sau bản văn. Bởi bài thơ chỉ hoàn tất khi nó được đọc, nếu không thì vẫn cứ mãi ở tình trạng dang dở. Nhà thơ dang dở với thơ, và thơ dang dở với nhà thơ.
    (còn tiếp)
  8. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà đọc Bùi Giáng dịch Hoàng Tử Bé và Quê xứ Con người của Xanh Tex, không hiểu sao tôi không thích một chút nào gọi là, thậm chí lại còn quá hơn cả không thích. Hoàng tử bé, mà xưng hô với hoa cứ chàng với nàng, với thiếp... Thực lòng tôi thấy rất chi là thế nào ấy.
  9. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Có hai điều cần đính chính ngay:
    - Thứ 1: Bùi Giáng chỉ dịch "Hoàng Tử Bé" , "Quê Xứ Con Người" là của một dịch giả khác. Tác phẩm sau, Bùi Giáng dịch là "Cõi Người Ta".
    - Thứ 2: Tên của tác giả nguyên bản không phải là Xanh Tex. Đúng là, Saint E''xupery. Có lẽ đó là cách dịch Pháp ngữ theo âm Việt.
    Ngoài hai điều này, có tểh nói thêm chút nữa. Dịch giả đã dịch "Quê Xứ Con Người" đã dịch khá thô khi chuyển ngữ. Với từ "Cõi Người", Bùi Giáng mở ra một phương âm ***g lộng sóng gió và lung linh huyền ảo của sương mù bát ngát mê miên. Chú ý rằng giọng điệu của tác giả nguyên bản rất hoa mỹ. Dịch giả đã dịch thành "Quê Xứ con người" đã không đạt được sự hàm hỗn của nguyên ngôn trong khi chuyển ngữ. Có thể trích ra đây dòng cuối cùng của tàc phẩm "CNT": Chỉ có tinh thần thổi qua đất thó mới có thể làm nên con người. Câu nói đầy tính triết lý, nhân bản sâu sắc dị thường này, có thể luận giảng đến hàng ngàn trang. Cho thấy tài năng, sự súc tích cũng như sự thăng hoa của thiên tài S. E''xupery qua tphẩm.
    "Chàng" và "nàng" có lý lẽ riêng của nó. Khi Hoàng Tử Bé đặt chân đến mảnh đất xa lạ, và tâm hồn thơ trẻ của chàng nhìn thấy những cảnh ngộ khác thường, khác hẳn hành tinh của chàng, thì mọi điều nên được nhìn ra làm sao? Những cô bé, cậu bé mà S.E muốn gửi tặng khi viết tác phẩm như truyện cổ tích này, dịch "chàng" và "nàng" sẽ đầy vẻ thơ mộng, sự ngây ngô, phù hợp với lứa tuổi của thiếu nhi. Hơn nữa, tính đa nghĩa lại không mất đi.
    Mấy điều phiếm luận, bỏ quá cho!
    Nguyên.
  10. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc là tôi không biết tiếng Pháp nên không viết theo kiểu Pháp được tên của Xanh Tex. Nhưng chúng ta vẫn gọi Bắc Kinh và Hồ Cẩm Đào và viết như vậy theo Quốc ngữ. Nên chắc đây không thành vấn đề chứ nhỉ, bạn?
    Cảm nhận của tôi về tiêu đề tác phẩm được dịch thành: "Quê xứ con người" và "Cõi người ta" mở ngoặc đơn cũng là cảm nhận của người không biết tiếng Pháp để đọc nguyên tác đóng ngoặc đơn. Thì cách thứ nhất mang lại cho tôi một cảm giác gần gũi và ấm áp, như là về nguồn cội, về nhà; còn cách dịch thứ hai, từ "cõi" nghe mơ hồ, huyền ảo, hơi có vẻ gì đó tâm linh; và "người ta" thì nghe xa xôi. Đó là về tiêu đề. Còn khi đọc vào nội dung, thì tôi cảm thấy cách dịch thứ nhất phù hợp hơn. Tôi yêu "Quê xứ con người", giản dị mà vẫn đầy chất thơ. Tôi hình dung về nơi gọi là quê của con người cũng phải giản dị và gần gũi như vậy. Chính vì vậy với tôi, đó luôn là "Xanh Tex" và "Quê xứ con người". Với "Hoàng tử bé" cũng vậy. Tôi thích một Hoàng tử bé có những suy nghĩ sâu sắc mà ngôn ngữ vẫn trong sáng, ngây thơ và giản dị hơn. Và trẻ con ấy mà, thực ra, thì cách nói của chúng là như thế đấy, không có hoa mỹ, có cánh và trí xảo lắm đâu dù rất thông minh. Nếu bạn có làm việc với con trẻ từ 4 đến 14 tuổi, bạn hẳn sẽ thấy được điều này.
    Thực lòng vẫn tiếc là bản thân không đọc được nguyên tác. Nhưng suy cho cùng, ai mà chả vậy: sẽ luôn có những tác phẩm văn học nước ngoài ta không thể đọc được nguyên tác.
    Ờ, vậy thôi nhỉ.
    Dù sao thì cũng cảm ơn bạn.
    Được choai sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 02/05/2007
    Được choai sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 02/05/2007

Chia sẻ trang này