1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bước chênh vênh trên miệng núi lửa

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi duongtranthe, 04/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tam hợp Bromo - Batok - Semeru
    Thủa xa xưa, có một người đàn bà đẹp mang tên Roro Anteng. Tiếng đồn về vẻ đẹp của nàng đã đến tai một con quỷ khổng lồ (vẫn tích cũ là Người đẹp và quái thú- xưa nay sắc đẹp là hay gây chuyện). Cậy có quyền phép siêu phàm, quỷ đến đòi cầu hôn, và nàng Roro Anteng không dám từ chối thẳng thừng. Nhưng mình đẹp như vầy làm sao phải đi lấy quỷ xấu xí, nàng mới nghĩ ra một kế hoãn binh (không, đẹp vậy chắc phải có Khổng Minh hiến kế, chứ tự chắc không nghĩ được đâu): Thách cưới. Tên khổng lồ xí giai kia phải đáp ứng một điều kiện, đó là làm cho nàng một sa mạc cát giữa lòng núi trong vòng một đêm, và phải hoàn thành trước bình minh.
    [​IMG]
    Chuyện nhỏ! Trí tuệ của nàng không vượt qua nổi quyền phép của kẻ xấu giai. Quỷ ta hô phong hoán vũ, cát bụi bay vù vù, trời mây đổi sắc, trời chưa sáng mà công việc đã gần hoàn thành. Làm sao đây? Roro Anteng tài trí (hay quân sư tài trí - cái này sử không ghi rõ) mới nghĩ ra một kế phá, nàng khua chiêng múa trống đánh thức cả gà trống lẫn gà mái trong vùng, nhất thẩy gáy ầm ỹ. Thời ấy, gà gáy là mặt trời thức giấc!
    [​IMG]
    Nghe tiếng gà gáy báo hiệu trời sáng, con quỷ điên cuồng khi nghĩ mình thất bại. Trong lúc nản chí, hắn đã ném vỏ dừa dùng để đào sa mạc, chất cao như núi bên cạnh ngọn núi Bromo, hình thành nên Mt. Batok ngày nay. Sa mạc do hắn khổ công tạo nên đã trở thành Tengger caldera ngày nay. Kể ra con quỷ cũng thật là biết giữ chữ tín, chứ quyền phép cỡ đó cứ cướp dâu thì sau này làm gì có đế chế Majapahit lừng lẫy! Và cũng không có lễ hội hiến sinh Kasada.
    Nếu có dịp, cố gắng đi thử vào lễ hội Kasada nhé mọi người! lần tới tôi đi, cũng cố gắng 1 lần dự lễ Kasada
  2. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Truyền thuyết cũng kể lại rằng nàng Roro Anteng xinh đẹp xuýt phải lấy quỷ chính là con gái của vua Majapahit, sau đó đã kết hôn với Joko Seger, chính là con trai của vị Thần của Hindu giáo Brahmana. Đó cũng là thời kì thoái trào của vương quốc do sự hưng thịnh ngày càng mạnh của đạo Hồi ở đảo Java, Roro Anteng và Joko Seger cùng nhìêu gia đình đã chuyển vào sống ở phía Đông của đảo, hầu hết tập trung ở vùng núi Tengger. Trong suốt thời gian trị vì, dù bao nỗ lực cứu chữa, nhưng họ vẫn không có con nối dõi. Cuối cùng, họ quyết định lên đỉnh Bromo để cầu nguyện, và họ đã nghe thấy thánh dụ rằng nếu muốn sinh được con, thì Roro Anteng và Joko Seger sẽ phải hi sinh đứa con trai út của họ. Quả nhiên sau đó, 25 đứa trẻ đã ra đời (mắn dã man - đúng là thánh phán có khác). Thời khắc để hi sinh đứa con út, nhà vua và hoàng hậu vô cùng đau khổ và lo lắng, và cuối cùng, họ quyết định... xù nợ! Nhưng lúc đó, trận phun trào nham thạch của núi lửa Bromo đã nuốt lấy đứa con út xuống đáy vực. Giữa tiếng kêu khóc và quang cảnh hỗn độn, một tiếng nói cất lên len lỏi giữa dòng nham thạch: "Hỡi các anh chị em yêu quý, Đây là sự hi sinh trước Thượng để cứu tất cả. Ta hi vọng sự hi sinh này sẽ đem lại hòa bình thịnh vượng. Xin đừng quên luôn tương trợ lẫn nhau và thờ phụng Thánh thần bằng lễ hiến sinh vào ngày 14 trăng tròn hàng năm Kasada, cầu nguyện Hyang Widi Wasa. Những người thừa kế của vùng Tengger đã thực hiện đúng lời dặn của người con trai út, sống hòa thuận và thanh bình, và lễ hội Kasada hàng năm vẫn được tổ chức qua hàng thế hệ cho đến tận ngày nay.
    [​IMG]
    Thị trấn Cemoro Lawang - Nhìn từ View point 1
    Có lẽ cũng chính vì vậy mà người dân Tengger luôn nổi tiếng là những cư dân hiền lành và phúc hậu. Tôi ngỡ ngàng và không khỏi ngạc nhiên khi được tiếp xúc với những con người ấy. Tiếp xúc với họ rồi, giờ hỏi tôi người ở đâu bình dị nhất, tốt nhất, tôi không ngần ngại nói rằng: Ở Bromo!
    [​IMG]
    Smile!!!
    Đế chế Majapahit đã suy tàn từ rất lâu, hiện giờ những người tự nhận mình là con cháu chính thống của đế chế này, những thổ dân Tengger (Tenggerese) chỉ còn lại rất ít và sống rải rác ở các làng nhỏ ở vùng Tengger caldera này. Người ta cho rằng sau khi đế chế Majapahit tan rã, con cháu của họ phải lui vào cùng núi lửa, hòng chống lại sự đuổi đánh và phân biệt của các thế lực ngoại lai mới xâm nhập là Hồi giáo và Công giáo, hai tôn giáo hiện lớn nhất của Indonesia ngày nay.
  3. sleepingFool

    sleepingFool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hình bác lymy chụp đẹp ghê, lời văn cũng thú vị nữa.
    Tớ cũng gửi ké vài tấm tớ chụp núi lửa Taal ở Tagaytay, Philippines.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Được sleepingfool sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 28/09/2008
    Được sleepingfool sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 28/09/2008
  4. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    ùi, núi lửa Taal ở Phil à? Hiền từ quá, thích thế! Năm sau tớ định múc nốt Phil và Miến!!! Đặt cục gạch Taal!!! Lúc đấy phải liên hệ với nàng Sleep ngay!!!!!!!!
  5. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cho đến giờ, những người Tengger vẫn cách biệt hoàn toàn với thế giới. Trong khi phần lớn dân Java là người Hồi giáo, thì những thổ dân này vẫn duy trì sự thờ phụng từ thời khai sinh của đế chế. Đó là một tôn giáo rất đặc biệt, bởi trên nền tảng của Phật giáo Mahayana, họ đã khéo léo thêm vào các yếu tố của đạo Hindu và thuyết duy linh (thờ linh vật). Chính vì vậy vẫn có thể coi đó là một nhánh của đạo Hindu. Dưới chân của Bromo có một đền thờ Hindu nhỏ gọi là Pura Luhur Poten, nơi thờ Ida Sang Hyang Widi Wasa (Big Almighty Lord ?" tạm dịch là Thượng đế vĩ đại),cùng với tam ngôi Hindu (Siwa, Brahma and Visnu - tôi đã nói ở bài về Angkor - Cambodia).
    [​IMG]
    Ngôi đền này là nơi tổ chức lễ hội Yadnya Kasada hàng năm. Sự kiện này diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng, người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Sau đó đoàn người sẽ dọc theo hơn 50 bậc đá để lên đỉnh Mt Bromo, nơi đặt rất nhiều đồ cúng tế: hoa quả, gạo muốn và các thực phẩm địa phương, rồi sẽ được ném cả vào lòng núi lửa đang bốc khói.
    [​IMG]
    Trong các guide book của hội Tây, lễ hội này được miêu tả cực kì hoành tráng, gài thêm 1 câu là: dù cho bạn có là người ở đâu, hãy nín thở và theo các bước chân của người bản xứ, cùng họ tham dự một nghi lễ hiến tế thiêng liêng và duy nhất. Đó sẽ là khoảnh khắc khó quên nhất cuộc đời. Èo, mình đi chết đây, mình không được tham dự!!! Hẹn một ngày khác vậy. Với tất cả những tình cảm sâu đậm nhất, tôi sẽ quay lại!
  6. duongtranthe

    duongtranthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ngày thứ 3 tại Bromo, cũng là ngày cuối cùng với miền đất này. Chúng tôi dậy sớm, lần cuối, lại vác máy ảnh lên đường, đi đón những ánh nắng vàng đầu tiên xuất hiện trên đỉnh núi. Một chút quyến luyến và bồi hồi, vì chỉ lát nữa thôi, chúng tôi sẽ xuống núi, bắt đầu cho những hành trình mới, và chia tay Bromo.Ngay từ hôm mới lên, chúng tôi đã hẹn với bác tài Denny về một hành trình 2 ngày. Cụ thể như sau: 8 giờ sáng, bác tài sẽ đón chúng tôi tại khách sạn, hành trình tiếp theo sẽ là Izen - một trong những hồ núi lửa nổi tiếng nhất của vùng Đông Java. Hồ cũng chính là lòng của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nhưng vẫn phun khói, trong lòng núi lửa đọng đầy nước mưa mà thành hồ. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những hồ axit lớn, mà cách đây 3 năm, một du khách người Pháp đã vô tình trượt chân xuống hồ và đã chết do bỏng axit. Nhưng dù nguy hiểm, nghe nói về một cái hồ axit nổi tiếng, vùng đất quê hương của cafe Indonesia, thứ cafe nổi tiếng nhất thế giới cũng làm chúng tôi háo hức và tò mò. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định thuê tiếp xe của Denny để tiết kiệm thời gian. Hành trình từ Bromo đến Izen tầm hơn 400 km, tiếp đó từ Izen về lại Surabaya gần 700 km, tổng cộng hành trình khoảng trên 1000 km, trong 2 ngày, bác tài đòi chúng tôi 1500 Rupia, tương đương 3 triệu đồng, chúng tôi đề nghị 1200, nhưng không được, và cuối cùng là chốt 1400 rupia. Có thể là đắt, nhưng đành hy sinh một chút cho được việc, dù sao chúng tôi cũng không có nhiều lựa chọn ở đây, đặc biệt các bạn nhớ lại ngày đầu tiên, chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất.  Thế là coi như đã quyết, chúng tôi đã sẵn sàng đi Izen. Bác tài cũng là người cẩn thận, bác có một cậu bạn làm receptionist tại Lava Logde View, nơi mà chúng tôi định nghỉ đêm tại đó, nhưng do không có phòng, chúng tôi phải trôi dạt từ nơi này sang nơi khác. Thế mà cậu chàng đó, được lời nhờ của bác tài, đi tìm chúng tôi bằng được để xin lỗi, đồng thời hỏi chúng tôi kế hoạch đi thế nào, mà không chỉ hỏi có 1 lần. Cũng dễ thương. Và chúng tôi, sau khi đi ngắm cảnh và chụp ảnh lần cuối trong ngày thứ 3 của mình ở Bromo, chúng tôi về phòng thu xếp hành lý và ăn bữa sáng trước khi lên đường. Denny cũng là một người đúng giờ, chỉ hơn 8h, bác tài đã có mặt trước cửa khách sạn. Hóa ra để lên đây đúng hẹn, bác tài đã phải lên đây từ đêm trước và ngủ nhờ cậu bạn. Quả tình là chúng tôi mừng ra mặt, vì nhìn những chiếc xe bus đầy người từ Bromo xuống núi mà chúng tôi ngán ngẩm. Hình như cũng không có xe bus đi Izen, ngoài những chiếc xe du lịch thuê theo tour hoặc chuyến. Chúng tôi thu xếp hành lý, chia tay Bromo, hành trình mới lại bắt đầu.
  7. duongtranthe

    duongtranthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước lên Bromo vào nửa đêm, chúng tôi chưa có dịp ngắm kỹ con đường mình đi qua, nay trở về, vẫn con đường ấy, nhưng trong nắng sớm, dường như tất cả trở nên mới mẻ như lần đầu được gặp. Chúng tôi theo đường xuống núi, đi chừng ba km, chúng tôi gặp khu khách sạn Yochi, một trong những khu khách sạn tại đây được bọn tây comment rất cao vì tính chuyên nghiệp. Chúng tôi không hiểu vì sao bọn tây lại thích ở đây, vì từ đây lên Lava cũng không hề gần, đường lại dốc, muốn đi thăm bình minh thì phải mất thêm chừng 30 phút nữa sớm hơn trên kia. Nhưng có lẽ chắc bọn tây muốn khám phá núi non, bản làng nơi đây. Con đường đi Bromo gợi nhớ về đường lên Sapa, cũng gần như vậy, ruộng bậc thang, những xóm làng bình yên ven đường, những sườn đồi nham nhở cây và lúa. Xuống núi chút nữa, trời bắt đầu nóng, chúng tôi cởi áo rét mặc mấy ngày qua, mở cửa sổ hít khí trời. Khung cảnh như ở một xóm làng Việt Nam nào đó, trông quen thuộc và gần gũi. Xe chạy qua thành phố Probolingo, thành phố đơn sơ, nhưng chạy dài theo đường quốc lộ. Điểm đặc biệt nhất của thành phố này, đó là những ngôi nhà 2 tầng lúp xúp, là những trại lính và trại cảnh sát trông đơn giản, binh lính thì trang bị chỉnh tề như sắp đi đánh nhau vậy. Chắc đất nước này vẫn còn lo những cơn khủng bố. Dọc đường đi của chúng tôi, cứ một đoạn, lại có những đoàn người đứng 2 bên đường cắm đầy cờ, đang chìa tay xin tiền, trong thứ nhạc rền rĩ đặc trưng của Đạo Hồi. Chúng tôi hỏi bác tài thì được biết, đó là những người đang đứng ra quyên tiền để xây dựng nhà thờ Hồi Giáo. Bác tài có vẻ rất phẫn nộ vì sự bành trướng chủ nghĩa Hồi Giáo trên đất nước Indo này, vì theo bác, đây chính là mảnh đất màu mỡ của khủng bố, của những đạo luật hà khắc và lạc hậu, mối đe dọa kéo lùi sự đi lên của đất nước Indo. Chúng tôi cũng chỉ biết nghe và thỉnh thoảng tán thưởng vài câu cho qua chuyện. Tuy nhiên, rõ ràng là việc cứ khoảng chục cây số, lại có những đoàn người chặn đường xin tiền để xây nhà thờ, quả cũng làm chúng tôi bực mình. Đó là chưa kể đến những chàng trai, trông khỏe mạnh, ngồi ôm đàn ghi ta ở những ngã tư đèn đỏ. Khi chúng tôi đi qua, dừng lại trước đèn, thì anh chàng ra cửa sổ xe, đánh tưng tưng vài nốt nhạc, và như một lệ bất thành văn, những người lái xe đã chuẩn bị trước những đồng tiền xu, dúi vào tay hoặc cho vào mũ anh chàng. Thế là lập tức cậu chàng buông đàn, thản nhiên về ngồi chỗ cũ, chờ những chiếc xe khác đi qua. Lần này thì tôi phản đối, tôi bảo Denny, mày không việc gì phải khuyến khích sự lười lao động như thế, thậm chí còn bất lịch sự, cầm tiền xong là buông đàn lập tức, không một lời cảm ơn. Bác tài có vẻ nghe lời tôi, từ đấy qua những đèn đỏ có đàn, bác dường như không cho tiền nữa. Tôi nghĩ, không hiểu đó là sự lạc hậu, hay là một nét truyền thống Indo. Việc xin tiền quá dễ dàng như thế này dường như làm tôi hơn e ngại.
    Hết thị trấn Probolingo, xe đi qua những con đường dài tít tắp, những cánh đồng mía, những cánh đồng rau màu, và cả lúa vừa gặt còn trơ gốc rạ. Khung cảnh làm tôi nhớ đến những vùng đất miền Trung tổ quốc nắng và gió, như ở vùng đông Java này.
     
  8. duongtranthe

    duongtranthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Con đường dọc đất Đông Java là một hành trình đẹp như mơ, qua những xóm làng đơn sơ, với những căn nhà gỗ nhỏ giống như miền Trung Nam bộ của mình, hành trình sẽ đi giữa một bên là núi, là những dải đất nhỏ ven núi màu mỡ, cây cối xanh tươi, và bên kia là biển. Có những đoạn biển ngay sát mép đường quốc lộ, thấy rõ cả những con sóng trắng nhẹ nhàng xô trên một mặt biển xanh như ngọc. Đường cũng chạy ngay ven biển, có kè đá, nhưng liệu khi trời dông bão, sóng đánh lên đường thì sẽ như thế nào, điều này tôi quên không hỏi bác tài. Những làng chài yên bình nằm bên sóng, với những chiếc thuyền buồm nhỏ, 2 thân, một loại thuyền mà chúng tôi thấy phổ biến ở vùng này. Có lẽ đây là những chiếc thuyền du lịch nhiều hơn là thuyền đánh bắt cá của ngư dân. Giữa cảnh trời nước mênh mông, Xe chạy vòng vèo dưới những chân núi đá vôi như Ninh Bình của mình, rồi chợt chúng tôi nhìn thấy 2 cột ống khói cao vút, bác tài tự hào khoe, đây là nhà máy điện sử dụng sóng biển làm năng lượng, do Nhật Bản tài  trợ xây dựng. Tự nhiên nghĩ, sao nước mình có một bờ biển cũng rất dài, sóng cũng lớn, nhiều địa thế đẹp, sao chưa bao giờ nghĩ ra làm điện thủy triều nhỉ. Hình như cơ cấu của nó là khi thủy triều dâng, mở đập cho nước tràn vào, rồi xả dần làm quay tuốc bin. Cứ nghĩ là nhà máy điện công suất nhỏ, ai ngờ Denny cho biết, đây là một trong những nhà máy điện lớn nhất vùng Đông Java này. Cũng hay.
    Trưa. Đến giờ ăn, chúng tôi dừng xe vào một nhà hàng thủy tạ ngay trên bờ biển, đây là một thị trấn nhỏ giữa đường, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Nhà hàng to, đẹp, có chỗ ngồi nhìn ra biển rất lãng mạn. Trong tiếng sóng ì oàm, chúng tôi đi tìm đồ ăn. Nhà hàng to, nhưng quầy phục vụ cũng không lớn, món ăn cũng nhiều, nhưng toàn đồ Indo.Tôi gọi cho mình những món cảm thấy an toàn, vì kinh nghiệm cho thấy, tôi không ăn được đồ Indo, vốn đặc trưng của bọn Hồi, toàn cà ri. Một đĩa đầy ắp cơm và thức ăn, ăn khá ngon miệng, Hứng chí tôi gọi thêm 1 lon bò húc, mấy cậu nhân viên phải đi tìm cách mấy nhà hàng mới ra. Tôi nhủ thầm, không hiểu giá cả thế nào đây. Vớ phải mấy bác cơm tù giống miền Trung nhà mình thì quả này đi!!! Thật may sao, người dân ở đây còn thật thà và tốt bụng. Tính ra hộp bò húc tôi uống có 8 nghìn VND, còn suất cơm có hơn 20 ngàn đồng VND. Thật là rẻ đến không ngờ. Ăn xong, chúng tôi tranh thủ xem mấy đồ thủ công làm kỷ niệm, cũng lại rẻ đến không ngờ luôn. Một cô bạn trong đoàn mua cái đèn treo trần tết bằng ốc, to, 3 tầng, tết khá cầu kỳ, và lạ mắt. Cũng được. Hỏi giá, bao nhiêu, hóa ra là tương đương với 50 ngàn VND. Đến nước này thì hết chịu nổi, rẻ đến không ngờ so với ở nhà. Thế mới biết dân Việt ta võ nghệ cao cường ăn vào máu, toàn chém đứt cổ du khách cả địch lẫn ta. Thế là chúng tôi mua một đống thứ lăng nhăng làm kỷ niệm một nơi đã dừng chân, mua rất nhiều, nhưng giá cả thì toàn phải nín thở, kẻo người ta thấy mình khen rẻ họ tăng giá thì sao.
    Tiếp tục lên đường, hành trình của chúng tôi rẽ phải vào núi. Đây là một trong những đoạn đường xấu nhất của vùng này, vùng lên cao nguyên Izen, vùng cafe nổi tiếng nhất của đất nước Indo. Thứ cafe ở đây được bọn Tây ca ngợi là hàng đầu thế giới, còn tôi cũng không rành lắm về cafe. Con đường quanh co và vắng vẻ, tưởng chừng như có mỗi xe của chúng tôi. Tuy mới tầm 1-2 giờ chiều, nhưng dưới những tán rừng già, có cảm giác trời đang sắp mưa. Lo. Tôi hỏi bác tài: liệu có trộm cướp gì trên tuyến này không, bác tài nói, yên tâm, không có cướp đâu, vùng này an toàn tuyệt đối. Vả lại, nếu có cướp thì cũng không cướp ô tô đâu. Hỏi vì sao, bác tài bảo: tao sẽ xuống đánh nhau với chúng nó. Bó tay bác tài!!! Rồi đi mãi cũng đến, lúc này đã là hơn 14h, chúng tôi đến cổng đầu tiên vào vườn quốc gia Izen. Bác tài xuống nói chuyện gì đó, barie được mở lên, và chúng tôi còn phải đi qua 3 lần barie như thế nữa trong khu này. Qua cổng, con đường đi qua những đồn điền cafe mênh mông, quả chín mọng và đầy ắp trên cành, đôi khi qua những thị trấn nhỏ, nhưng sạch sẽ và quy củ, với những mảnh vườn nhỏ rực rỡ các loài hoa. Phía trước chúng tôi là đích đến, núi lửa Izen, một trong những ngọn núi lửa ấn tượng đặc biệt với bọn Tây, vì 2 thứ: hồ axit và mỏ khai thác lưu huỳnh lộ thiên.
     
  9. duongtranthe

    duongtranthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    3 giờ chiều, chúng tôi đến chân núi. Trong suy nghĩ của chúng tôi, đó phải là một vùng đất dữ dằn, núi lửa mà, và phải hoang vu, như ở Bromo vậy. Nhưng đó lại là một vùng đất xanh tươi, cây cối tốt um tùm, chỉ lèo tèo có 1-2 dãy nhà gỗ đơn sơ, bán một số đồ tạp phẩm và có lẽ là phục vụ chỗ ở cho du khách. Nhưng mà không có điện. Vùng này có lẽ quá xa, người ít. Bác tài vào liên hệ cho chúng tôi, một lúc sau đi ra với vẻ rất băn khoăn. Bác nói, có lẽ muộn quá để lên núi rồi. Chắc phải ngủ đêm ở Izen để sáng mai lên núi thôi, hoặc đành phải quay về. Vả lại, người dẫn đường cho chúng tôi thì đã lên núi từ trước và không về kịp. Chúng tôi không đồng ý, đi 400km chỉ để quay về à, mà ngủ đêm thì không được, vì chúng tôi chỉ còn 2 ngày ở Đông Java, vé máy bay book rồi. ( Mãi sau mới biết mình nhầm, còn tận 3 ngày cơ, nhưng đó là chuyện kể sau). Chúng tôi đi tìm người quản lý ở đây. Đó là một người Indo thuần chất, người đậm, to béo, đen như cột nhà cháy, khuôn mặt rất đáng tin cậy, như người Tây Nguyên của mình. Bằng một thứ tiếng Anh tạm được( ngạc nhiên chưa), ông nói với chúng tôi: bây giờ không lên núi được nữa. Vì hành trình lên núi tối thiểu cả đi cả về phải mất 3 giờ đồng hồ, trong khi đó chỉ 5 giờ là trời đã tối ở đây, đó là phải đảm bảo sức khỏe của vận động viên leo núi hoặc của những người quen vận động, còn nếu yếu thì sợ không đủ sức lên núi được đâu, đường leo núi dốc, trơn trượt và dài 3km. Sự cảnh báo của người đàn ông này khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ, song, một khi đã quyết, thì không có gì có thể lay chuyển được ý chí của chúng tôi. Nhưng 2 người bạn đi cùng, có lẽ cảm thấy không đủ sức lực, đã đành chấp nhận bỏ cuộc và ở lại cùng với bác tài. Chỉ còn 2 người, lên đường, nhưng phải nhanh lên thôi, thời gian không chờ đợi nữa rồi. 3h30, chúng tôi lên đường. Chi phí phải trả cho bác dẫn đường là 100 ngàn Rupia, vé vào cửa khu bảo tồn là 30 ngàn rupia/ người. Chúng tôi cố gắng bỏ lại tất cả đồ không cần thiết, nhưng riêng tôi vẫn phải ôm cái balo máy ảnh, vì xét cho cùng, nếu lên mà không chụp ảnh thì quả là phí quá, tuy chỉ gần 10 kg, nhưng chỉ lát nữa, đó sẽ là gánh nặng không đỡ nổi.
     
    Chúng tôi lên đường, đây là con đường lên hồ axit, cũng đồng thời là đường đi làm hàng ngày của những người khai thác lưu huỳnh. Nói thêm một chút về mỏ lưu huỳnh ở đây, do núi lửa dừng hoạt động đã lâu, đã để lại một kho lưu huỳnh quý giá, là nguồn khai thác kinh tế chính tại vùng này. Đó là thứ lưu huỳnh nguyên chất, lộ thiên, chỉ việc bốc lên và gùi về bán thôi. Mỗi ngày người dân ở đây có thể có thu nhập chừng 150 ngàn Rupia ( khoảng 300 ngàn VND). Giữa vùng núi hoang vu thế này, kể kiếm tiền cũng chẳng biết tiêu gì. Nhưng đó cũng là một công việc độc hại và nặng nhọc, độc vì hơi của lưu huỳnh, ai mà không quen thì không chịu nổi, và nặng nhọc vì để có một gùi lưu huỳnh khoảng 50 kg, người dân ở đây phải leo lên núi, rồi xuống khe núi, rồi gùi lưu huỳnh về theo đường cũ, chặng đường tổng cộng 6km. Một ngày làm 2 gùi như thế này. Không quá mệt nếu là ở đường bằng, nhưng ở con đường lên núi này thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi lên núi, đường đi bộ khá rộng, chừng 3 mét, đi thoải mái, nhưng không phải đường bằng. Đó là con đường dốc, có đoạn gần như dốc ngược, thậm chí là đường sỏi dăm, nên trơn trượt như chơi, đi chừng 500 mét đầu còn hăng hái, bước đi không nề hà gì, nhưng rồi bắt đầu từ đó, tôi thấm mệt. Có lẽ hành trình những ngày trước bắt đầu ngấm rồi, cái balo máy ảnh níu sau lưng kéo tôi trở lại. Trong khi đó, người bạn đồng hành thì dường như không có gì mệt mỏi, bước phăm phăm theo người dẫn đường. Lúc đầu tôi còn cố bám theo, nhưng đuối dần, đuối dần, rồi đi lùi lại. Cảm giác rằng mình không thể bám theo được, tôi tháo máy ảnh đeo cổ, lắp ống kính 70-200 to, rồi nhờ bác dẫn đường đeo hộ balo. Nhẹ được thêm 1 tý, cảm giác khỏe thêm 1 tý, bước thêm được chừng 100- 200 mét nữa. Nhưng rồi lại hụt hơi, vì người bạn đồng hành đi nhanh quá, tôi đành gọi lại, dặn dò, đưa cho chai nước, rồi bảo: lên trước đi, nếu anh không bám được theo thì coi như cứ lên rồi xuống nhé, anh đi được bao nhiêu thì đi. Chia tay rồi, cảm giác trống trải, giữa núi rừng hoang vu thế này, tôi chỉ còn lại một mình. Con đường lên núi buổi chiều vắng lặng, không một bóng người, chỉ có những tiếng chim trong bụi, những con sóc nhảy nhót trên cành, và hiếm hoi có một bóng người đang gùi lưu huỳnh xuống núi. Gùi lưu huỳnh nặng trĩu, óng vàng, thấy tôi có vẻ thích thú, một vài người gọi lại, gạ bán những con rùa làm bằng lưu huỳnh, trông hay hay, nhưng mà nghĩ mang về nhỡ nó dính nước thành axit thì chết, nhà mình thì ẩm, bảo quản khó khăn, lắc đầu không mua, dù chỉ có khoảng 10 ngàn Rupia. Cứ thế, tôi âm thầm bước đi 1 mình lên núi, theo dấu giày người bạn đã đi từ trước. Có những đoạn cảm giác sắp tối rồi, gió vẫn vi vu thổi, núi rừng bao la, thấy hoang vắng đến rợn người, chỉ có dấu chân phía trước làm niềm an ủi. Khát nước, cứ leo núi là khát, thở không ra hơi, nên vừa đi vừa ngồi nghỉ nhẩn nha, song vẫn tự nhủ với mình, phải cố lên, mình là đàn ông mà kém thế à, thế là lại vượt qua cái mệt để bước tiếp trên con dốc ngược. Thật may, đi một lúc, tôi gặp một anh chàng đang gùi không lên núi, mừng rú, thế là có bạn đồng hành, anh chàng có nước, thôi xin 1 ngụm, thoát khát, người cũng khỏe lên. Tôi vừa đi vừa nói chuyện với anh chàng, chủ yếu bằng tay là chủ yếu, vì anh chàng chỉ lõm bõm vài từ tiếng Anh, nhưng mà vẫn hiểu nhau, hehe. Có bạn đồng hành, đường đi ngắn lại, anh chàng bảo cố lên, chỉ còn ít thôi là đến nơi nghỉ ngơi rồi. Động viên tôi từng tý một, và thế là một ngôi nhà hiện ra phía trước, anh chàng giới thiệu có thể mua nước ở đây. Ông chủ nhà mời tôi vào nhà ngồi, nhưng nghĩ chặng đường phía trước, tôi chỉ mua cho mình 1 chai nước, và mời anh bạn đồng hành 1 lon coca. Anh chàng có vẻ rất cảm động, nhưng mà anh ta dừng lại ở đây, ngủ đêm để sáng mai lên núi sớm. Thế là chặng còn lại, 1 nửa đường nữa, 1,5 km, tôi lại phải đi một mình. Sau khi dặn dò đường lên núi cho tôi, tôi và anh bạn Indo này chia tay.
     
  10. josuo

    josuo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bác duongtranthe cho em hỏi chút ạ :D
    Em search flight schedule của airasia thì thấy bay từ HN đến Surabaya chỉ có cách duy nhất là nối chuyến HN - Kuala Lumpur - Surabaya. Không hiểu bác bay với hãng airlines nào, có thể cho em xin ít thông tin về việc này được không?
    Em vẫn đang chăm chú theo dõi topic của bác để âm mưu một chuyến đến Bromo vào hè năm sau. Rất mong bác cho bà con các thông tin cụ thể hơn về lịch trình và chi phí đi lại.
    Cám ơn bác.

Chia sẻ trang này