1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bước đầu tìm hiểu về đạo Phật thì nên đọc những kinh sách gì các bạn ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi matcuoi6807, 19/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bác này nhìn đời như là hơi bị bi quan, chán đời.?
    Thế muốn cầu tài cầu lộc cũng được. Ok?
  2. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Thế muốn cầu tài cầu lộc cũng được. Ok?
    [/QUOTE]
    Cầu tài lộc cũng được, nhưng tài lộc thường đi kèm với một số thứ chứ ít khi chỉ có tài lộc không
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Ừm, tôi hơi bi quan chán đời
    Thế muốn cầu tài cầu lộc cũng được. Ok?
    [/QUOTE]Ok, cái gì mang lại hạnh phúc đều ok, cái gì mang lại đau khổ đều không ok
    Như vậy một cái có thể vừa mang lại hạnh phúc, vừa mang lại đau khổ, vd ăn cắp, mang lại hạnh phúc cho người này, đau khổ cho người khác thì phần nào mang lại hạnh phúc là tốt, phần nào mang lại đau khổ là không tốt
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Hổng chỏi nhau mới là lạ !
    Một đàng dạy đạo lý, một đàng dạy lấy đạo để "mần thương mại" !
  5. binh99t1

    binh99t1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thấy thì nên đọc Kinh Pháp Cú hoặc cuốn "Đường về xứ Phật" của ông Thông Lạc
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    mới đầu thì nên đọc kinh: nam mô a di đà phật
    dễ nhớ, khoẻ người,
  7. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Theo mình cuốn Đức Phật và Phật Pháp rất thích hợp cho những ai mới tìm hiểu đạo Phật hay những ai vẫn còn đang cảm thấy lẫn lộn vàng thật, vàng giả ...
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm
    Mục Lục
    Lời Tri Ân
    Lời Tựa
    Tiểu sử Đại đức Narada (I)
    Tiểu sử Đại đức Narada (II)
    Lời Mở Đầu
    Phần I - Đức Phật
    [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia
    [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả
    [03] Đạo Quả Phật
    [04] Sau khi Thành Đạo
    [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp
    [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên
    [07] Truyền bá Giáo Pháp
    [08] Đức Phật và Thân quyến (I)
    [09] Đức Phật và Thân quyến (II)
    [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ
    [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa
    [12] Con Đường Hoằng Pháp
    [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật
    [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn
    Phần II - Phật Pháp
    [15] Phật Giáo là gì?
    [16] Vài đặc điểm của Phật Giáo
    [17] Bốn Chân lý Thâm diệu, hay Tứ Diệu Đế
    [18] Nghiệp báo
    [19] Nghiệp là gì?
    [20] Sự báo ứng của Nghiệp
    [21] Tính chất của Nghiệp
    [22] Khởi thủy của đời sống là gì?
    [23] Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa
    [24] Do đâu tin có tái sanh
    [25] Thập Nhị Nhân Duyên
    [26] Những hình thức Sanh và Tử
    [27] Những cảnh giới
    [28] Hiện tượng Tử Sanh
    [29] Cái gì đi tái sanh? - Lý Vô Ngã
    [30] Trách nhiệm tinh thần
    [31] Nghiệp chuyển lên và Nghiệp chuyển xuống
    [32] Nghiệp báo và Tái sanh với người phương Tây
    [33] Niết Bàn
    [34] Đặc tánh của Niết Bàn
    [35] Con đường Niết Bàn (I)
    [36] Con đường Niết Bàn (II)
    [37] Chướng ngại tinh thần
    [38] Con đường Niết Bàn (III)
    [39] Phẩm hạnh A-la-hán
    [40] Lý tưởng của Bồ Tát hay Bồ Tát Đạo
    [41] Ba-la-mật
    [42] Tứ Vô Lượng Tâm
    [43] Tám Pháp Thế Gian
    [44] Những vấn đề của kiếp Nhân sinh
    Phụ bản:
    [A] Kinh Hạnh Phúc
    Kinh Suy Đồi
    [C] Kinh Cùng Đinh
    [D] Kinh Tam Bảo
    [E] Kinh Từ Bi
    [F] Kinh Tứ Niệm Xứ
    [G] Vài nét về Dịch giả, Cư sĩ Phạm Kim Khánh

  8. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Thêm một cuốn rất hay
    PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN
    (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)

    Đọc Online tại đây
    -------------------------------------------------
    Mục Lục
    Dẫn nhập
    Phần 1
    01.- Ðức Phật đã dạy về đề tài nào?
    02.- Ðức Phật dạy đặc biệt điều gì?
    03.- Xin nói vắn tắt, thông điệp của Phật giáo là gì?
    04.- Làm thế nào để chẳng chụp nắm và bám niú?
    05.- Nơi nào chúng ta tu học được?
    06.- Chánh pháp được so sánh với điều gì?
    07.- Người Phật tử tại gia cần tu học những gì?
    08.- Amatadhamma, Vô sanh pháp, là gì ?
    09.- Pháp nào vượt được sự chết?
    10.- Trong Kinh Pali, điểm nào được Phật nhấn mạnh?
    11.- Ðức Phật dạy ta phải tin điều gì và tin ai?
    12.- Tâm người thường và Tâm Phật tử khác thế nào?
    13.- Ðường tu nào thông thường, đường nào ngắn nhứt?
    14.- Nghiệp lực có vai trò nào trong Phật học?
    Phần 2
    15.- Cần nghe chính Phật giảng, mới hết khổ, phải không?
    16.- Làm cách nào để giải quyết khi nghi rằng một giáo lý chẳng phải do Phật giảng?
    17.- Ðức Phật phê phán dân chúng đời sau ra sao?
    18.- Ðức Phật kinh lễ những ai?
    19.- Tìm thấy Phật ở nơi nào?
    20.- Ðức Phật có hiện hữu vào giờ phút nầy không?
    21.- Ðức Phật có chấm dứt nghiệp lực của Ngài không?
    22.- Ðời sống nội tâm của Ðức Phật như thế nào?
    23.- Tại sao thế giới nầy lại rỗng vắng?
    24.- Tại sao một tâm trạng hiểu biết sự rỗng vắng được mô tả như một tâm trạng giải thoát?
    25.- Việc gì xảy ra khi có sự rỗng vắng hoàn toàn?
    26.- Niết bàn là gì?
    27.- Có nên gọi thoả thích Niết bàn là ham thích không?
    28.- Chứng đắc Niết bàn sau khi chết hay còn sống?
    29.- Thú vật thấp kém có đắc Niết bàn không?
    30.- Ðiều gì tốt lành tột bực cho nhơn loại?
    31.- Thời nầy, có được bực A la hán không?
    32.- Sống chơn chánh là nghĩa làm sao?
    33.- Muốn trở thành A la hán, khó hay dễ?
    34.- Nếu gặp một bực A la hán, ta có nhận ra không?
    35.- Tìm gặp ở đâu ra một vị A la hán?
    36.- Thường nhơn có thể trở thành A la hán chăng?
    37.- Một kẻ sát nhơn mà thành A la hán được sao?
    38.- Thế giới hiện tràn đầy những gì?
    Phần 3
    39.- Ðiều gì lại nhiều phước, điều gì đem lại ít?
    40.- Phước đức to lớn nhứt tìm thấy ở đâu?
    41.- Tìm ở đâu mà gặp được hạnh phước?
    42.- Nên quan tâm đến mức nào về thần thông?
    43.- Hạnh phước và đau khổ bắt nguồn từ đâu?
    44.- Tại nơi nào ta có thể chấm dứt được đau khổ?
    45.- Khi gọi là "thật sự biết rõ", thì biết rõ đến mức nào?
    46.- Thế nào là Nhập Lưu?
    47.- Ý nghĩa của Bốn Cảnh giới Thảm ác là gì?
    48.- Lời giáo huấn cuối cùng của Ðức Phật là gì?
    Kết luận
    Tham chiếu Kinh điển
    Vài nét về tác giả
    Vài nét về dịch giả
    Vài lời xin thưa thêm
    -------------------------------------------------------
    01.- Ðức Phật đã dạy về đề tài nào?
    Cách hay nhứt để trả lời điều ấy là viện dẫn lời nói của chính Ðức Phật. " Nầy các tỳ kheo, Như Lai chỉ dạy về ÐAU KHỔ (Dukkha, đau khổ, bất toại nguyện) và sự chấm dứt Ðau khổ."
    Cho dầu các bạn có đồng ý với câu trả lời đó hay không, tôi cũng xin bạn ghi nhớ lấy nó. Còn có nhiều cách khác để trả lời, nhưng lời giải đáp nầy chính là lời của Ðức Phật đã tóm tắt lại tất cả giáo pháp của Ngài rất ngắn gọn.
    Ðức Phật chỉ chỉ dạy có Ðau khổ và sự dập tắt Ðau khổ. Ðiều nầy đã khiến cho các câu hỏi chẳng liên quan trực tiếp đến sự chấm dứt Ðau khổ trở thành chẳng thích nghi với vấn đề. Các bạn khoan nghĩ đến các câu hỏi khác, như: "Sau khi chết, còn có tái sanh không?" hoặc: "Tái sanh diễn ra như thế nào?" Các câu hỏi đó sẽ được cứu xét đến sau nầy.
    Vậy thì, nếu một người Tây phương hỏi chúng ta câu hỏi trên, chúng ta sẽ trả lời rằng: "Ðức Phật chẳng dạy điều gì khác hơn là Ðau khổ, cùng sự chấm dứt Ðau khổ."
    * * *
    .........
    Giờ đây, hãy đúc kết lại các cách khác nhau để trả lời câu hỏi số 02. Nếu được hỏi, Ðức Phật đã dạy điều gì, ta sẽ trả lời bằng một trong các câu sau đây:
    - Ngài dạy chúng ta nên đi theo con đường Trung Ðạo;
    - Ngài dạy chúng ta phải tự lực;
    - Ngài dạy chúng ta phải quen thuộc với Ðịnh luật Nhơn quả và thích ứng với nguyên nhơn để hưởng như ý muốn cái hậu quả sẽ theo sau;
    - Ngài dạy chúng ta một nguyên tắc thực hành: tránh điều ác, siêng làm lành, thanh lọc tâm ý;
    - và Ngài nhắc nhở chúng ta phải biết các sự vật hữu vi đều vô thường, luôn luôn chuyển biến và lúc nào chúng ta cũng phải tỉnh thức.

    * * *
    Giờ đây nếu gặp một người ngoại quốc hỏi:
    03.- "Xin nói vắn tắt, thông điệp của Phật giáo là gì?"
    Có thể đáp ngay bằng lời nói vắn tắt của Ðức Phật: "Chẳng có bất cứ điều gì có thể chụp nắm và bám níu vào cả."
    Lời Phật, "Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào cả" là là một câu cách ngôn, ngay trong tầm tay của ta, đâu cần mất thêm thời giờ đi tra cứu trong Tam Tạng Kinh Ðiển (các lời dạy về Giáo pháp được ghi chép lại), vì câu ngắn gọn ấy nói lên đầy đủ và rõ ràng. Trong tất cả các bản Kinh, trong toàn thể Giáo pháp, nhiều đến tám vạn bốn ngàn đề tài, tất cả đều có thể tóm gọn trong một câu duy nhứt: "Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào cả." Câu ấy dạy ta rằng hễ chụp nắm sự vật và bám níu vào chúng là đau khổ (dukkha). Một khi đã hiểu rõ được lời nói ấy, thì có thể bảo là đã biết tất cả các lời Phật đã thốt ra, toàn bộ tám vạn bốn ngàn Pháp môn. Và hễ đem câu ấy ra thực hành, đó là đang thi hành trọn vẹn Giáo pháp, trong mọi giai đoạn và dưới mọi hình thức.
    Lý do vì sao một người thất bại trong việc giữ gìn giới cấm, chính là vì y đã chụp nắm và bám níu vào sự vật. Nếu y biết tự kềm chế chẳng chụp nắm và chẳng bám níu vào bất cứ sự vật chi và dẹp đuợc sự thèm khát cùng sự oán ghét, thì y chẳng thể nào phạm vào giới được. Lý do vì sao tâm trí một người lại luôn xao lãng và chẳng định tâm được, là vì y đang chụp nắm và bám níu vào một điều gì. Lý do vì sao một người còn thiếu trí huệ cũng giống như vậy. Một khi anh ta đã biết tập tánh buông bỏ chẳng chụp nắm nữa, liền đó anh tiến theo Con Ðường Chánh Ðạo, đạt được Quả vị và cuối cùng chứng đắc Niết bàn (Pali = Nibbàna; Phạn = Nirvàna).
    Ðức Phật là người chẳng hề nắm bắt điều chi cả. Chánh Pháp chỉ dạy sự thực hành việc buông bỏ chẳng bám níu và quả vị của sự từ khước nắm bắt. Tăng già (Cộng đồng các vị thánh đệ tử của Ðức Phật) gồm có các vị thực hành sự chẳng chụp nắm, một số vị còn đang tập luyện, một số đã hoàn tất.
    Khi được yêu cầu tóm tắt Giáo pháp của Ngài trong một câu ngắn, Ðức Phật đã đáp: "Chẳng có bất cứ điều nào mà ta nên chụp nắm và bám níu vào cả."
    * * *
    10.- "Trong Kinh điển, như đã ghi ở Tạng Pali, điểm giáo lý nào được Ðức Phật nhấn mạnh nhiều nhứt?"
    Lại một lần nữa, ta hãy dùng lời của Ðức Phật để đáp câu hỏi trên: "Năm thủ uẩn là vô thường và vô ngã". Năm thủ uẩn là năm nhóm tập hợp mà một "cá nhơn" được phân tách ra làm năm phần. Phần thân thể vật chất được gọi là sắc uẩn (rùpa); nhóm cảm giác, cả vui thích lẫn đau đớn, gọi là thọ uẩn (vedanà); ký ức và các tri giác gọi chung là tưởng uẩn (sanna); các tư tưởng hoạt động gọi là hành uẩn (sankhàra); và tâm thức với khả năng biết được mọi đối tượng qua ngã các giác quan là thức uẩn (vinnàna). Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn được gọi là ngũ uẩn (khandas). Năm nhóm tập họp đó đều vô thường (anicca) và vô ngã (anatta). Ðấy chính là điểm giáo lý đã được Ðức Phật nhấn mạnh đến nhiều nhứtr, hơn tất cả mọi phương diện khác của Giáo pháp. Năm uẩn đó vô thường, luôn luôn trôi chảy và liên tục biến đổi. Chúng chẳng có tự ngã, bởi vì chúng hằng lưu chuyển; chẳng có ai có thể xem chúng như là Ta, hoặc là của Ta được.
    Tôi xin tóm lược lại lần nữa. Hãy ghi nhớ kỹ: trong tất cả giáo lý, Ðức Phật chỉ nhấn mạnh đến điều nầy: muôn vật đều vô thường, chẳng có vật chi được xem là Ta, hay của Ta.
    * * *
    16.- "Làm cách nào để giải quyết khi nghi rằng một giáo lý chẳng phải do Ðức Phật dạy?"
    Ðức Phật có đặt ra một nguyên tắc để trắc nghiệm: cứu xét và đối chiếu với Kinh Tạng (Suttas, các bản Kinh) và Luật Tạng (Vinaya, các giới luật). Nguyên tắc là chẳng được tin tưởng ngay vào điều gì chỉ được sao lại (second hand) và chẳng được đặt niềm tin vào kẻ nào xem như đã có đủ thẩm quyền. Nếu có sự nghi ngờ về lời tuyên bố của một người nào xác định chính y đã nghe nói từ nơi Ðức Phật, hoặc từ một nhóm Trưởng lão thông thái, liên quan tới việc đưa đến sự chấm dứt đau khổ, thì Ðức Phật bảo rằng cần phải trắc nghiệm điều ấy theo hai cách:
    1.- Cứu xét và đối chiếu với Kinh Tạng. Các bộ Kinh là một hệ thống sắp xếp tất cả các loại bài pháp lập thành một đường hướng phân minh. Nếu một lời phát biểu nào chẳng theo đúng đường hướng đó thì phải được gạt bỏ đi.
    2.- Ðối chiếu với Luật Tạng. Các Giới luật là khuôn mẫu, tiêu chuẩn, một hệ thống cố định. Nếu lời phát biểu đang được cứu xét chẳng phù hợp với hệ thống đó, nếu nó chẳng tuân theo các giới luật, thì phải gạt bỏ đi.
    Ðừng quá tin cậy vào một vị tỳ kheo nào, một thành phần nào của Tăng già, một nhóm Trưởng lão, một tập đoàn các nhà thông thái, hay các tu sĩ cá nhơn, thường hay xác định là họ đã nghe điều nầy, điều nọ từ nơi Ðức Phật. Ðức Phật luôn luôn đòi hỏi chúng ta trước hết mọi việc, phải khởi lên sự nghi ngờ và bắt đầu điều tra. Rồi đối chiếu lại với Kinh Tạng, xem có thích nghi không; đối chiếu với Luật Tạng, xem có phù hợp không?
    Nguyên tắc trên đây nếu được khéo xử dụng mãi, sẽ là một phương kế để giữ vững Phật Ðạo chẳng bị bóp méo và bị làm mù mờ đi, dầu cho nền Phật học có thể kéo dài hai ngàn năm, ba, bốn, ... chín, mười ngàn năm về sau. Nguyên tắc ấy được gọi là Ðại Tiêu Chuẩn (...). Tuy nhiên, trong việc đối chiếu, Ðức Phật không nói đến Luận Tạng (Tạng Diệu Pháp), tạng thứ ba của Tam Tạng Kinh Ðiển Pali.
    * * *
    17.- "Ðức Phật đã phê phán dân chúng qua các thời đại như thế nào?"
    Trong một bản Kinh, Ðức Phật đã khiển trách "chúng ta ngày nay", có nghĩa là, kể từ thời Ðức Phật cho đến ngày nay, mỗi thế hệ mới "cứ lo thọ hưởng các thú vui chẳng chánh đáng, lại quá tham lam và hay nghiêng về các giáo lý tà đạo." Họ thích thú đi tìm cho mình các sự kích thích chẳng đúng đắn, nói cách khác, họ quá hướng ngã (chỉ nghĩ đến chính mình). Họ hoàn toàn thiếu sự tỉnh giác, và như thế sự tham luyến của họ rất mãnh liệt và thái quá. Họ rơi vào các giáo lý tà ngụy, bởi vì họ đã lọt hoàn toàn vào vòng thế lực của các lậu hoặc (ô nhiễm tinh thần).
    Lời tuyên bố của Ðức Phật đã có hơn hai ngàn năm, tuy nhiên Ngài đã dùng từ ngữ "dân chúng các thời đại sau", khoảng thời gian kể từ khi Ngài có lời phán xét đó cho chí đến ngày nay. Ở đây, chúng ta có bổn phận phải nhìn lại chính chúng ta ngay trong hiện tại. Dân chúng trên thế giới ngày nay có quá thích thú đi tìm các lạc thú chẳng chánh đáng, quá ích kỷ, và nghiêng về các tà thuyết hay không? Rõ ràng, dân chúng thời nay khác xa với dân chúng vào thời Ðức Phật. Tuy nhiên, nếu ngày nay họ muốn sống đúng theo mẫu mực của Ðức Phật đã đưa ra, thì tuy vẫn tìm thấy thích thú trong màu sắc, hình dạng, âm thanh, hương, vị và các khích động xúc giác, họ vẫn có thể sống như thế mà vẫn hằng giữ sự tỉnh giác và chánh tri kiến, và chẳng để cho lòng tham luyến trở nên thái quá. Ðiều nầy có nghĩa là, họ chẳng muốn có được màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi, vị, và kích thích xúc giác một cách nhiều hơn mức cần thiết, chẳng được có đến quá mức. Chỉ riêng danh từ "thái quá" nầy, tức là hơn mức cần thiết, cũng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của các nguyên nhơn gây nên sự xáo trộn, khó khăn và biến động trên thế giới ngày nay.
    Tôi có được đọc và biết, theo Thiên chúa giáo, khi muốn lấy quá hơn sự cần thiết, đó là một "tội". Theo tiêu chuẩn trong Thiên chúa giáo, ngưòi nào lấy nhiều hơn sự cần thiết cho mình là một người có tội. Tuy nhiên phải chăng ngày nay chúng vẫn chưa cho là mình có tội, bởi vì chúng ta chẳng quan tâm (đến tội phước) hay bởi vì chúng ta thật xem mình như còn chưa đi quá mức? Phải chăng chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có điều gì quá mức đâu? Về vấn đề nầy, chỉ có thể bàn luận với những người thành thật với chính mình.
    Trong một quyển sách ngụ ngôn rất hay của Tây tạng, (ta đọc thấy) các loài chim tu tập lại với nhau, và bàn luận về cách nào thực hành Chánh pháp để mang lại hạnh phước. Mỗi loài phát biểu ý kiến, rồi chúng cùng đồng ý rằng: "Chúng ta sẽ chẳng tìm kiếm vật thực một cách quá mức cần thiết. Ðó là tối hậu." Sau cùng, tất cả được yêu cầu đừng đi kiếm ăn quá mức mình cần. Câu chuyện chấm dứt ở đó.
    Ai ai cũng nên nghĩ rằng, tìm cầu cho được nhiều hơn mức mình cần dùng, chính là nguồn gốc của sự đau đớn và thống khổ, nguyên nhơn tạo nên các rối loạn cho cá nhơn và xã hội. Nên suy nghĩ kỹ về điều đó! Ngã theo các tà thuyết có nghĩa là dầu biết rõ một điều nào đó rất sai lầm, mà vẫn cứ muốn điều đó chẳng chút lo ngại hoặc hổ thẹn, bởi vì các lậu hoặc (cấu nhiễm tinh thần) đang tràn ngập và áp đảo. Kẻ nào quá thâm nhiễm theo lối suy tư như thế thì thật là chẳng chút thích hợp với Chánh pháp.
    Vậy, nếu ta muốn vượt khỏi khổ đau, chúng ta phải quay về với Chánh pháp.
    * * *
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 03/03/2009
  9. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Vâng
  10. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bác đang bị đau lưỡi sao mà nói Vâng một tiếng rồi bỏ đi như thế
    Được bancuathapdac sửa chữa / chuyển vào 04:25 ngày 04/03/2009

Chia sẻ trang này