1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bước tiến trong quan hệ Việt - Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Valez, 07/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    2006 - năm đặc biệt trong quan hệ Nga - Việt
    Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam sau khi tới Hà Nội sáng 18/11 để tham gia Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC 14. Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với Đại sứ LB Nga Vadim V. Serafimov về chuyến thăm.
    Xin đại sứ cho biết những nội dung chính trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống V. Putin bên cạnh Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC 14 tới đây?
    Gần như mỗi năm giữa hai nước chúng ta đều có những cuộc làm việc của các lãnh đạo cấp cao, và chuyến thăm của Tổng thống V.Putin là một cuộc làm việc trong khuôn khổ này. Chuyến thăm còn tạo điều kiện cho Tổng thống V. Putin làm quen với ban lãnh đạo mới của Việt Nam.
    Những nội dung chính của chuyến thăm vẫn là tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế hai nước. Về chính trị, có thể nói sự phát triển quan hệ song phương và hợp tác của hai nước đang diễn tiến rất tốt và chuyến thăm chắc chắn sẽ vun đắp thêm mối quan hệ này.
    Còn quan hệ kinh tế, theo tôi, cần phải nâng lên mức cao hơn bao gồm đa dạng hóa quan hệ thương mại, tăng cường quan hệ đào tạo giáo dục, khoa học kỹ thuật... Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, cần chú trọng phát triển quan hệ năng lượng và thủy điện, những ngành giữa hai nước đã có nền tảng hợp tác.
    Ngày 21/11 tới, tại Vũng Tàu sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Trước đó, tháng 6/2006, hai nước đã kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Đánh dấu cột mốc này, trong khuôn khổ chuyến thăm sắp tới dự kiến Tổng thống V. Putin sẽ trao huân chương cho các chuyên gia dầu khí Việt Nam.
    Năm nay là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt - Nga khi lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, chỉ trong một năm cả Thủ tướng và Tổng thống Nga cùng sang thăm Việt Nam. Mới tháng 2/2006, Thủ tướng Mikhail Fradkov đã tới Hà Nội và ngày 18/11 này là Tổng thống.
    Một trong những sự kiện của chuyến thăm sẽ là việc khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga?
    Vâng, dự kiến Tổng thống V. Putin sẽ đến thăm Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam góp 51% vốn và Ngân hàng Ngoại thương Nga góp 49% vốn (Tống vốn 10 triệu đô la). Ngân hàng mới không chỉ hỗ trợ việc thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước mà còn cho vay đối với các dự án đầu tư ở Việt Nam.
    Những tập đoàn lớn nào của Nga sẽ tháp tùng đoàn Tổng thống V. Putin đến Việt Nam và các kế hoạch của họ?
    Dự kiến sẽ có đại diện của Tập đoàn khí đốt Gazprom, Zarubeshneft, Ngân hàng trung ương LB Nga, Alfa Bank, Công ty Silovye Machiny, Kamaz. Gazprom tiếp xúc với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Đại diện các công ty khác cũng sẽ gặp các đối tác Việt Nam của mình.
    (TT)
    u?c hastalavista s?a vo 06:33 ngy 19/11/2006
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Những người Nga luôn hướng về Việt Nam
    Khi đến các cuộc gặp thường niên, những cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Nga từng công tác tại Việt Nam, thường tự nguyện đóng góp, người thì chai rượu Vodka, người khúc Kolbasa (giò), người ổ bánh mì, ít dưa chuột, vài quả táo... Các CCB Nga trong quân phục đại lễ, ngực lấp lánh huân, huy chương do Nhà nước Việt Nam tặng, đầy hào khí như thời còn tại ngũ.
    Điều quan trọng với các CCB là được gặp lại nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm không thể nào quên, ôn lại những ngày hào hùng sống và làm việc bên những người đồng chí, đồng đội Việt Nam chân tình, nhiệt thành và hết sức mến khách. Và cũng là để thăm hỏi sức khoẻ và cuộc sống của nhau trong một năm qua.
    Những cuộc gặp này được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, tuy chưa chính thức, nhưng tồn tại suốt 25 năm qua. Năm 1969, một số chuyên gia quân sự Nga đã công tác ở Việt Nam trong cuộc chống chiến tranh phá hoại đã gặp nhau và quyết định từ năm 1970 sẽ tổ chức cuộc gặp mặt thường niên vào ngày 5/8, ngày đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam. Từ đó ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống của các cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Nga từng công tác ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
    Mãi tới năm 1996, họ mới đăng ký trước Cơ quan Tư pháp Nga về việc thành lập một tổ chức xã hội phi chính phủ với tên gọi "Tổ chức xã hội của các CCB Nga ở Việt Nam", lấy ngày 5/8 làm ngày truyền thống. Trụ sở đặt tại nhà số 4, phố Gogolevsky, Moskva. Hiện nay ông Nikolai Nikolaievich Kolesnik làm Chủ tịch Hội CCB Nga ở Việt Nam.
    Từ khi có đăng ký chính thức và nhất là từ sau khi có những mối quan hệ thân thiết với cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại LB Nga, Hội CCB Nga ở Việt Nam trở nên sinh hoạt thường xuyên, đều đặn hơn. Và đặc biệt đã góp phần thiết thực củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc, có những hoạt động rất cụ thể và hữu hiệu giúp đỡ cộng đồng người Việt tại LB Nga.
    Các nhà doanh nghiệp và các trung tâm thương mại (TTTM) Việt Nam ở LB Nga luôn được giáo dục theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" cũng sẵn sàng quyên góp kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của Hội CCB Nga ở Việt Nam. Từ đó, ngày gặp mặt truyền thống của Hội vào ngày 5/8 được tổ chức đàng hoàng hơn, tưng bừng và thịnh soạn hơn rất nhiều, tại các TTTM, nhà hàng Việt Nam. Ngoài ra, các CCB Nga cũng thường xuyên được mời tham dự các ngày lễ lớn của Việt Nam và Tết Nguyên đán.
    Cuộc gặp mặt không thể quên
    Vào dịp Tết Nguyên đán năm Kỷ Mão (1999), lần đầu tiên Phòng Tuỳ viên quốc phòng nước ta ở Nga đã phối hợp với Tổ hợp thương mại TOGI tổ chức cuộc gặp mặt đầu xuân với các chuyên gia, cố vấn quân sự Nga đã từng công tác ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Cuộc gặp được tổ chức tại nhà hàng Cao Sơn chiều 30/1/1999, trước Tết Nguyên đán mấy ngày.
    Hơn 100 chuyên gia, cố vấn quân sự Nga trong quân phục đại lễ, ngực lấp lánh các huân, huy chương do Nhà nước Việt Nam tặng, đã tới dự. Hầu hết các CCB này đã nghỉ hưu, ở vào lứa tuổi thất thập, bát thập xưa nay hiếm. Có cụ mắt đã mờ phải nhờ con cháu dắt đi. Có cụ đôi chân không còn như cái thời "chân cứng đá mềm" phải ngồi trên xe đẩy, song tất cả đều rộn ràng, hào hứng, nồng nhiệt như tới nơi hẹn hò thời trai trẻ. Bởi đây là cuộc gặp của những người anh em cùng chung chiến tuyến, tình sâu nghĩa nặng, hơn nữa lại là "cuộc gặp mừng xuân" vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
    Tuy sinh ra, lớn lên ở Moskva và nay đã ở "tuổi hoàng hôn", song không phải mọi người đã biết hết các khu vực khác nhau trong thành phố. Hơn nữa, nhiều cụ càng không biết ở ngay thủ đô của họ lại có những trung tâm thương mại, những chợ Việt Nam sầm uất và hàng hoá phong phú đến thế, vì Moskva quá rộng. Chợ của người Việt thường buôn bán các mặt hàng bình dân, không chạy theo mốt, nên giá rẻ hơn nhiều lần, mà vẫn đẹp, chất lượng không thua kém hàng "xịn" là mấy.
    Trước cuộc gặp, nhiều CCB Nga đã tranh thủ thời gian thăm chợ TOGI. Trung tướng V.Brazhnikov phải thốt lên rằng: Tôi sẽ bảo các con cháu và bạn bè, hàng xóm láng giềng từ nay cứ đến chợ Việt Nam mà mua cho đỡ tốn kém. Ở đây cũng đầy đủ mọi thứ cần thiết. Nhiều CCB Nga khác cũng có chung ý nghĩ. Tất cả đều cho rằng người Việt ở Nga rất cần cù lao động, sống hiền lành, có những đóng góp nhất định phục vụ đời sống của nhân dân, nhất là rất hữu ích cho các tầng lớp người nghèo.
    Tại Moskva hiện có hơn 10 chợ do người Việt quản lý. Ở các thành phố lớn của LB Nga và các thành phố vệ tinh xung quanh Moskva đều có chợ Việt Nam. Qui mô lớn nhỏ tuy có khác nhau, nhưng đều na ná như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da (Hà Nội), hay chợ Bến Thành (Tp. Hồ Chí Minh).
    Cuộc gặp mặt đầu xuân diễn ra thật cảm động. Các CCB Nga, các vị đại diện Đại sứ quán và đại diện cộng đồng không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động về thời kỳ gian khổ, nhưng vô cùng oanh liệt của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, về tình đồng chí "thương nhau chia củ sắn lùi...", về tình cảm nồng hậu thắm thiết của nhân dân Việt Nam đối với các chuyên gia Liên Xô, mà còn đề xuất biết bao ý tưởng đầy hứa hẹn, có thể cùng nhau vun đắp cho tình hữu nghị và tăng cường hợp tác giữa nhân dân hai nước.
    Thiếu tướng N.Blagodiorov tâm sự: "Những CCB Nga đã làm việc ở Việt Nam lâu dài vài ba năm, hay chỉ vài ba tháng, song không thể nào quên được phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời và tấm lòng chân thành, đôn hậu của dân tộc sống trên dải đất hình chữ S này". Và rồi ông cất tiếng hát bài Kết đoàn bằng tiếng Việt. Ông bảo đó là bài hát có ý nghĩa vô cùng sâu xa, Bác Hồ đã bắt nhịp nghĩa là con cháu của Bác cần phải biết hát và nhớ đời.
    Vâng. Ngày ấy, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã luôn luôn ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. Nhân dân Việt Nam cần lương thực, quần áo, thuốc men thì Liên Xô gửi sang hàng trăm ngàn tấn gạo và lúa mì, hàng triệu mét vải và đủ các loại thuốc chữa bệnh. Hàng trăm chuyên gia, cố vấn quân sự Nga từng làm việc tại nước ta, đã không quản khó khăn, gian khổ huấn luyện và giúp đỡ cho QĐND Việt Nam.
    Thêm nữa, hàng chục ngàn cán bộ, kể cả những cán bộ cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã được đào tạo tại các nhà trường Liên Xô. Và hiện nay, dăm bảy chục ngàn người Việt Nam vẫn đang được nhân dân Nga cưu mang. Có thể nói một cách khái quát rằng, gần 60 năm qua, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước và nhân dân Liên Xô (nay là LB Nga) đã giúp đỡ rất to lớn cho Việt Nam. Còn các nhà quân sự Liên Xô thì rút ra một kết luận mà không ai có thể phản bác được, rằng trong suốt quá trình lịch sử cận đại và hiện đại, đế quốc Mỹ đã đem quân xâm lược nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ. Nhưng cũng chỉ có Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Bởi thế, có thể hiểu rõ vì sao các nhà quân sự Nga hết sức tự hào về những chiến công của QĐND Việt Nam.
    Trở lại thăm bạn cũ, chiến trường xưa
    Điều mong ước hoàn toàn tự nhiên của các CCB Nga là được trở lại Việt Nam, thăm bạn cũ, chiến trường xưa. Cả Hội CCB Nga ở Việt Nam chỉ còn ông Chủ tịch N.N.Kolesnik (mới gần 60 tuổi) là đang tại chức, tất cả hơn 200 người khác đã nghỉ hưu từ lâu, vì vậy họ chỉ còn cách đi du lịch bằng tiền túi cá nhân, hoặc một tổ chức nào đó của Việt Nam mời và đài thọ tài chính.
    Bằng tiền túi thì rõ ràng khó rồi, vì lương hưu của các cụ cũng phải rất tằn tiện mới có thể đủ cho cuộc sống thường nhật. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng và thực trạng đời sống của các CCB Nga, Đại tá Đinh Nho Hồng, Tuỳ viên quốc phòng nước ta tại Nga (hiện nay ông đã chuyển sang làm việc ở Bungaria, cũng với cương vị này) đã vận động các nhà doanh nghiệp Việt Nam quyên góp tài trợ vé máy bay cho các CCB Nga. Còn Hội cựu chiến binh Việt Nam sẵn sàng đứng ra mời và lo ăn ở, đi lại tại Việt Nam. Năm 2000, Công ty Vitarus của bà Đào Thị Côi ở Cazan đã tài trợ cho 2 đoàn gồm 6 người và năm 2001, 2002, Trung tâm kinh tế thương mại Quốc tế của ông Lê Ngọc Hường ở Moskva đã tài trợ cho 2 đoàn gồm 12 người đi thăm Việt Nam.
    Các cơ quan nhà nước, cũng như các đoàn thể xã hội và Hội CCB Việt Nam đã đón tiếp hết sức thân tình và nồng nhiệt những người đồng chí đã có thời cùng chung chiến hào trong cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đại tướng V.L.Govorov (hiện là Phó Chủ tịch Hội CCB thế giới, Chủ tịch Hội CCB toàn Nga) khi gặp lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai ông đều xúc động, ôm ghì lấy nhau, mắt ngấn lệ. Cả hai vị lão tướng tưởng rằng không còn cơ hội nào gặp được nhau.
    Thượng tướng - Giáo sư - Tiến sĩ I.Khiupenen (khi công tác ở Việt Nam là Thiếu tướng) xúc động nhớ lại các cuộc gặp ở Hà Nội với Trung tướng Trần Văn Quang, Chủ tịch Hội CCB và các đồng chí tướng lĩnh QĐND Việt Nam Đặng Quân Thuỵ, Nguyễn Văn Thước...
    Các vị CCB Nga đi thăm Việt Nam trở về đã hết lời ca ngợi những thành tựu vô cùng to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trung tá Ivanov, Thiếu tá Khusainov, Trung tướng Brazhnikov cũng như các vị khác đều bảo rằng ngày nay đến Việt Nam, so với những ngày chiến tranh, cứ ngỡ là "lạc" tới một nước khác. Và ai cũng bày tỏ mừng vui khôn tả, khi thấy một Việt Nam như Bác Hồ đã tiên đoán: "Đến ngày toàn thắng, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"
    (Ngô Gia Sơn viết cho "Công an Nhân dân")
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Bà mẹ Nga vẫn luôn hồn hậu

    Mặc dù trên thực tế nước Nga ngày nay đã khác nhiều cả về thể chế chính trị, tư tưởng xã hội, sự phát triển kinh tế và phần nào cả sự biểu lộ tính cách dân tộc.
    Ngày nay ta thường nghe nhiều đọc nhiều đến chuyện ăn chơi ?ođộng trời? của giới ?onhà giàu mới nổi? bên Nga, và ngay bên cạnh đó lại là những câu chuyện thương tâm, bần cùng của những người nghèo. Đó là thực tế cuộc sống với rất nhiều thăng trầm của nó.
    Có một người bạn Nga đã từng nhận xét một phần nào đó tính cách người Nga giống người Việt Nam, mặc dù thủ đô hai nước cách xa nhau gần 1/4 vòng Trái đất. Điều này có lẽ có nguyên nhân ở hoàn cảnh lịch sử, khi ?otrên thế giới này chỉ có Nga và Việt Nam là hai đất nước chịu nhiều đau thương mất mát nhất trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ hơn ai hết ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, tự do và độc lập?.
    Một bà mẹ Nga cũng giống như một bà mẹ Việt Nam, hồn hậu, nhân ái, sẵn sàng sẻ chia mẩu bánh cuối cùng của mình cho bạn bè trong lúc khó khăn. Những sinh viên Việt Nam ở Liên Xô trước đây vì sao cho đến tận bây giờ vẫn đau đáu mãi về nước Nga xô viết - Đó là vì ở trên đất Liên Xô khi ấy họ đã được sống, được bao bọc trong tấm lòng nhân hậu của người Nga, được hưởng tình cảm nồng ấm, chăm lo như đối với người thân từ bạn bè, đồng nghiệp và các thầy cô giáo.
    Người Nga bây giờ cũng vậy. Có những ai luyến tiếc thời xô viết thì trước hết là vì tính ổn định trong một thời gian dài của nó, và điều cơ bản nhất là luyến tiếc xã hội đầy tình người, nhân văn, rộng mở. Xã hội Nga hiện nay có vẻ thực dụng hơn, cuộc sống hiện đại hơn nhưng vô cùng khắc nghiệt.
    Mới rồi ông Aleksey Xyunnenberg - trưởng ban phát thanh tiếng Việt Đài phát thanh ?oTiếng nói nước Nga? - có sang công tác tại Việt Nam. Nhà Việt Nam học 62 tuổi này tâm sự: ?oGiai đoạn hiện nay là giai đoạn phức tạp nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Trong xã hội Nga chúng tôi bây giờ không có nhiều tinh thần lạc quan, nhiều niềm tin vào tương lai như các bạn. Thủ đô Matxcơva bây giờ hiện đại hơn, đẹp hơn rất nhiều, nhưng ngoài phố người ta thờ ơ, bàng quan với nhau hơn, đối xử với nhau ?odữ dằn? hơn, người ta chỉ biết lo cho mình chứ hiếm khi giúp đỡ người khác?.
    Đó phải chăng vì những thay đổi chóng mặt trong tình hình kinh tế và chính trị - xã hội Nga trong hai thập niên trở lại đây khiến xã hội bị phân hóa sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tư tưởng ích kỷ, cực đoan trỗi dậy, khiến con người ta sau khi ?osống sót? được trong cuộc mưu sinh khắc nghiệt những năm 1990 trở nên e ngại hơn về tương lai, dè chừng hơn và thu mình lại?
    Nhưng vẫn còn một điều này: đối với rất nhiều người Nga, những ai có cơ hội biết Việt Nam, gắn bó với Việt Nam, đất nước chúng ta là một đất nước yên bình, dân tộc chúng ta là những người bạn tốt, thủy chung, tình nghĩa. Người Nga khi gặp bạn Việt Nam trông khác hẳn khi gặp người nước khác - anh ta trở nên cởi mở hơn, nhiệt tình hơn, tốt bụng hơn, ?ogiống? với những gì ta thường cảm nhận về họ hơn.
    HOÀNG THU HƯƠNG - Ria Novosti - Hanoi
    (bài đăng Báo Tuổi Trẻ)
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quê hương Lênin
    Ngày 9/6, thành phố Ulianốpxcơ (Liên bang Nga), quê hương của Lênin, đã tổ chức lễ đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố.
    Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là quà tặng của tỉnh Nghệ An nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 2/2007 của Thống đốc tỉnh Ulianốpxcơ.
    Phát biểu tại lễ đặt tượng, ông Nguyễn Ngọc Bình, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Nga nhấn mạnh việc đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố quê hương của Lênin là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Nga.
    Lãnh đạo tỉnh và thành phố Ulianốpxcơ đã ca ngợi những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nga.
    Nhân chuyến thăm thành phố Ulianốpxcơ, đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam đã có một số cuộc tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo tỉnh và thành phố. Hai bên khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa tỉnh Ulianốpxcơ với tỉnh Nghệ An nói riêng, và với Việt Nam nói chung.
    Lãnh đạo tỉnh Ulianốpxcơ bày tỏ mong muốn và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các dự án đầu tư phát triển kinh tế tại thành phố.
    (VNA)
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thủ tướng *************** trả lời phỏng vấn báo chí Nga: Củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Liên bang Nga
    Thủ tướng *************** trả lời phỏng vấn Hãng Thông tấn Novosti và Itar-Tass Liên bang Nga nhân dịp Thủ tướng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 9-12/9. TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này.
    1. Xin Ngài Thủ tướng đánh giá khái quát về thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay?
    Quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga đang phát triển hết sức thuận lợi và đạt được những kết quả tích cực, thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
    Thứ nhất, quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được tăng cường trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau thông qua việc hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao và cấp Bộ, ngành, địa phương. Cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ trên cơ sở Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga, ký ngày 16/6/1994 và Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga, ký ngày 01/3/2001. Hai bên cũng đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN, ARF.
    Thứ hai, quan hệ kinh tế-thương mại, đầu tư phát triển tương đối ổn định. Kim ngạch thương mại hai nước tăng nhanh, từ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90 đã lên tới hơn 1 tỉ USD vào năm 2005, trung bình tăng 15%/năm. Trong 1-2 năm gần đây, tuy gặp khó khăn những vẫn giữ được mức khoảng 900 triệu USD. Dầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước và là hướng ưu tiên trong phát triển quan hệ kinh tế-thương mại song phương. Về đầu tư: Liên bang Nga hiện có 52 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 300 triệu USD, đứng thứ 24/79 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam hiện có 13 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 73 triệu USD.
    Thứ ba, hợp tác trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch và hợp tác giữa các địa phương vẫn tiếp tục được duy trì và tăng cường. Liên bang Nga từ lâu đã là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho Việt Nam. Các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước được duy trì thông qua hình thức tổ chức Những ngày văn hoá, làm tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy giữa hai dân tộc. Việt Nam ngày càng là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách Nga.
    2. Ngài đánh giá đâu là thế mạnh trong quan hệ hai nước và hai bên cần làm gì cụ thể để phát huy được những thế mạnh đó? Xin Ngài cho một vài thí dụ về những dự án hợp tác hiệu quả giữa hai nước và những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác với Nga.
    Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, đối tác chiến lược, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau chính là mặt mạnh thứ nhất trong quan hệ hai nước chúng ta. Hai nền kinh tế Việt Nam, Liên bang Nga có rất nhiều điểm có thể bổ sung cho nhau cũng là một thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Liên bang Nga có nhiều thế mạnh mà Việt Nam mong muốn hợp tác như khai khoáng, dầu khí, năng lượng, luyện kim, vũ trụ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo. Các mặt hàng nông - thủy sản, quần áo, giày dép, hàng công nghiệp chế biến với chất lượng, giá cả phù hợp của Việt Nam là những lựa chọn có lợi cho người tiêu dùng Nga. Việt Nam cũng là một địa điểm hấp dẫn mà các nhà đầu tư Nga có thể lựa chọn. Thành công của liên doanh dầu khí ?oVietsovpetro? là một trong những điển hình của sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước. Tôi hy vọng sắp tới sẽ có những dự án hợp tác, đầu tư mới của các doanh nghiệp hai nước.
    3. Theo ý kiến của Ngài, bên cạnh những thế mạnh, hai bên cần làm gì cụ thể trong thời gian tới để phát triển quan hệ hợp tác song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư cho tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả Nga và Việt Nam?
    Hiện nay, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và đầu tư chưa tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, với tiềm năng sẵn có cũng như mong muốn của Chính phủ và nhân dân hai nước. Hai bên cần thực hiện đúng và có hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết giữa các bộ, ngành hai nước; chú trọng hoàn thiện công việc của Ủy ban Liên chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật. Hai Chính phủ cần đề ra các chính sách ưu đãi về thuế cho hàng hóa, dịch vụ của hai nước, xóa bỏ các rào cản thương mại, cải thiện cơ chế thanh toán, khuyến khích tăng cường hợp tác đầu tư vào các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng, khai khoáng, luyện kim, cơ khí, ngân hàng, viễn thông và sản xuất hàng tiêu dùng?Chính phủ hai nước cũng cần có những biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ giới doanh nghiệp thiết lập và mở rộng các mối quan hệ trực tiếp, nghiên cứu thị trường của nhau, tìm kiếm những phương thức liên kết hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng mạnh kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều và đầu tư giữa hai nước trong những năm tới.
    4. Xin Ngài cho biết ý nghĩa về thời điểm chuyến thăm chính thức của Ngài tới Liên bang Nga trên cương vị Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam? Với chuyến đi này, Ngài muốn chuyển những thông điệp gì tới lãnh đạo và nhân dân Nga?
    Đây là chuyến thăm đầu tiên của tôi tới Liên bang Nga vừa trên cương vị Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam, vừa với tư cách là một người Việt Nam yêu mến nước Nga và dân tộc Nga. Kể từ khi chính thức được Quốc hội khóa XII bầu làm Thủ tướng Chính phủ tháng 8/2007, Liên bang Nga là điểm đến đầu tiên của tôi sau chuyến thăm thông lệ chào xã giao tới các nước ASEAN vừa qua. Tiếp sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pu-tin và Thủ tướng Phờ-rát-cốp năm 2006, chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ trao đổi đoàn cấp cao thường niên giữa lãnh đạo Việt Nam và Liên bang Nga, thể hiện ý chí của lãnh đạo hai nước trong việc cùng nhau củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga theo tinh thần đối tác chiến lược, trên cơ sở ổn định, lâu dài, bình đẳng và cùng có lợi, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc, vì sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á, Châu Á ?" Thái Bình Dương và trên thế giới.
    Trong khi thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành mối quan tâm hàng đầu cho việc phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam, một người bạn thủy chung, tin cậy. Việt Nam ủng hộ việc nâng cao vai trò của Liên bang Nga trên trường quốc tế và hoan nghênh việc tăng cường sự có mặt và vị trí của Nga ở Đông Nam Á, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực.
    Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng và những lời chúc tốt đẹp nhất đến Chính phủ và nhân dân Nga vĩ đại ngày càng giàu mạnh, phồn vinh và hạnh phúc.
    5. Trong chuyến thăm Liên bang Nga hai bên dự kiến hội đàm những lĩnh vực gì và ký kết những văn kiện nào? Đồng thời xin cho biết trong chuyến thăm, Ngài quan tâm và dự định thảo luận với lãnh đạo Liên bang Nga những vấn đề khu vực và quốc tế nào?
    Với tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Lãnh đạo hai Chính phủ sẽ trao đổi ý kiến sâu rộng về việc củng cố hơn nữa và đa dạng hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Hai bên sẽ thông báo cho nhau tình hình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, đánh giá quan hệ Việt-Nga trong thời gian qua và sẽ thảo luận các phương hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
    Dự kiến chúng tôi sẽ thảo luận các biện pháp nhằm triển khai và thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã thống nhất sau chuyến thăm của Tổng thống Pu-tin cuối năm 2006. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm hợp tác chính trị, phối hợp hành động trên trường quốc tế, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa và vấn đề cư trú công dân.
    Trong những năm qua, các lĩnh vực truyền thống mà hai nước có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác như thăm dò, khai thác dầu khí, năng lượng điện, khai thác khoáng sản có những bước phát triển tốt. Chúng tôi sẽ tập trung thảo luận để đẩy mạnh quan hệ hợp tác, đầu tư, triển khai các dự án mới trong các lĩnh vực này.
    Quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga phát triển tương đối ổn định, tuy nhiên, từ năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều có phần giảm sút. Chúng tôi sẽ cùng nhau xem xét tìm ra nguyên nhân cản trở và biện pháp để thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa hai nước, đưa kim ngạch thương mại song phương ngày càng tăng trưởng.
    Để thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong khuôn khổ chuyến thăm này hai bên dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận và ký kết một số văn kiện cấp Chính phủ, cấp bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp.
    Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều điểm tương đồng đối với các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, chúng tôi sẽ trao đổi về việc tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế, nhất là các diễn đàn Liên hợp quốc, ARF, APEC. Việt Nam ủng hộ Liên bang Nga sớm gia nhập WTO và hai nước sẽ phối hợp với nhau trong khuôn khổ tổ chức này.
    6. Trong những năm qua càng ngày càng nhiều khách du lịch Nga sang thăm Việt Nam và khách du lịch Việt Nam sang Nga. Xin Ngài Thủ tướng đánh giá những triển vọng phát triển hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam và Nga trong tương lai sắp tới?
    Du lịch và dịch vụ du lịch là một lĩnh vực hợp tác đầy triển vọng giữa Việt Nam và Nga. Với bờ biển dài trên 3000 km, có nhiều địa điểm lý tưởng để đến du lịch kể cả vào mùa đông, Việt Nam đang trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn với khách du lịch. Khách du lịch Nga sang Việt Nam ngày càng tăng, có hơn 30 ngàn lượt khách của các bạn sang thăm nước chúng tôi trong năm 2006, năm 2007 chắc số lượng sẽ cao hơn nhiều. Ngành du lịch và doanh nghiệp hai nước cần bàn bạc có những hình thức đầu tư chung để khai thác các thế mạnh du lịch của hai bên. Ví dụ như ở Việt Nam, hai bên có thể hợp tác xây dựng các khu nghỉ (resorts) cao cấp kết hợp chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch y học./.
    (VNA)
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Khai mạc ngày hội "Gặp gỡ Matxcơva 2008"

    Cuộc gặp gỡ thanh niên, sinh viên kiều bào Việt toàn châu Âu đã khai mạc ngày 10/8 tại Matxcơva (Nga).
  7. error911

    error911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Việt - Nga theo nhận định của tôi là chỉ đang ở mức trung bình. Quan hệ đó mới chỉ dừng ở mức biết ơn thành quả mà Liên Xô trước đây đã giúp cho chúng ta và nước Nga ngày nay đang hỗ trợ Việt Nam chúng ta phát triển. Sự hỗ trợ ở đây mang ý nghĩa một chiều là nước mạnh hỗ trợ nước yếu. Nếu đặt quan hệ hai nước lên tầm cao mới thì nên dựa trên quan điểm là cả hai bên phải nhìn thấy những lợi ích kinh tế, chính trị ....mang lại khi xích lại gần nhau.
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    ************* chúc mừng Hội Hữu nghị Nga-Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Nga-Việt, ************* ***************** đã gửi thư chúc mừng, đánh giá cao những cống hiến to lớn, đầy ý nghĩa của Hội Hữu nghị Xô-Việt trước đây và Hội Hữu nghị Nga-Việt hiện nay trong việc củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị anh em và sự hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước.
    "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ sự ủng hộ nhiệt thành, sự giúp đỡ khảng khái, vô tư cả về tinh thần và vật chất mà nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay thông qua Hội Hữu nghị của các đồng chí dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khó, cũng như trong công cuộc khôi phục và xây dựng lại đất nước," Chủ tịch nhấn mạnh.
    ************* khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết tâm phát huy vốn quý của tình hữu nghị truyền thống, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam và Nga. Đồng thời, ************* cũng bày tỏ hy vọng Hội Hữu nghị Nga-Việt và Hội Hữu nghị Việt-Nga, với sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan Nhà nước các cấp và các tầng lớp nhân dân hai nước, sẽ có những đóng góp xứng đáng và thiết thực vào mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc.
    (Cổng TTĐT Chính phủ)
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Sẽ xây dựng Ngôi nhà Mátxcơva ở TPHCM
    Thông tin trên do ông N.Ubushiev - Tổng lãnh sự LB Nga tại TPHCM - đưa ra trong lễ kỷ niệm 91 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, do LH các Tổ chức hữu nghị TPHCM tổ chức sáng 7.11.
    Chính quyền TPHCM đã đồng ý cấp đất cho dự án tại quận 7. Cuối tháng 11 này, Thị trưởng Mátxcơva Y.Luzhkov sẽ có chuyến thăm TPHCM. Nhiều khả năng - trong chuyến thăm, ông Luzhkov và lãnh đạo TPHCM bàn kỹ hơn về dự án Nhà Mátxcơva.
    Hợp tác giữa LB Nga và TPHCM thời gian gần đây có những bước tiến cụ thể. Cuối tháng 10 vừa qua, tại ĐH Văn hoá TPHCM đã khai trương khoa Việt-Nga, sự tham dự của Hội Hữu nghị Việt-Nga TPHCM vào hàng loạt chương trình ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Khánh Hoà,...
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Hà Nội và Mátxcơva tăng cuờng hợp tác
    Chiều 26/11, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Thị trưởng thành phố Mátxcơva Yury Luzhkov đã trao đổi về việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai Thành phố.
    Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Mátxcơva (Liên bang Nga) do Thị trưởng Yury Luzhkov dẫn đầu đang thăm chính thức Thủ đô Hà Nội từ ngày 26 đến ngày 28/11.
    Nhân dịp này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chính thức mời đoàn đại biểu Thành phố Mátxcơva tham dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội tổ chức vào năm 2010 và mong muốn được tổ chức ?oTuần lễ Văn hóa Mátxcơva tại Hà Nội? vào năm 2009 như đã dự định.
    Thị trưởng Luzhkov đã nhận lời cử một đoàn nghệ sĩ nổi tiếng của Thành phố Mátxcơva sang tham dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
    Hai bên đã ký Tuyên bố chung giữa hai Thành phố, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác giữa hai hội Hữu nghị của hai thành phố. Nhân dịp này, đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt đã trao kỷ niệm chương cho Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Thị trưởng Mátxcơva.

Chia sẻ trang này