1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

buổi sáng mưa hạn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi daysleeper, 14/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chỉ nghĩ một thằng người Việt mà không biết nói tiếng Việt là đã vứt đi rồi, mất gốc rồi. Chẳng có gì nhiều để mà nói nữa.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh là vũng lầy. Cần cố gắng tránh vũng lầy đó nhưng cũng phải dám chịu vấy bẩn khi cần thiết.
    Tôi không ưa những kẻ luôn muốn giữ cho đôi ủng sạch sẽ và chờ người khác dọn bùn cho mình.
    Chẳng có cuộc chiến tranh nào là sạch sẽ nhưng có những cuộc chiến là cần thiết.
    Trinity nói là chàng trẻ tuổi đó không căm thù Pittypat, Trinity, Tequila, không căm thù những ai trong box Văn học này nhưng liệu có thể nói rằng anh ta không căm thù những người cha, người chú của tôi, của bạn, của Pittypat không?
    Nếu anh ta vẫn luôn nuôi mối thù đấy thì tôi chẳng thể nào xem anh ta là bạn để mà cảm thông hay chia sẻ được rồi. Tôi có thể bắt tay thân thiện với những kẻ căm thù cha chú tôi được không?
    Grass có lý khi nói về tính hai chiều của thông tin. Nhưng sự mù quáng không phải bao giờ cũng do thiếu thông tin gây ra. Người ta thường trở nên mù quáng vì tình cảm chứ không phải là vì lý trí (Ví dụ anh chàng người Mỹ gốc Việt này). Những người thắng trận thường độ lượng hơn những kẻ nhục nhã vì thua trận.
    Hơn nữa, sự đa dạng về thông tin cũng không có nghĩa là có sự đa dạng về hệ tư tưởng hay hệ thống các niềm tin thống trị xã hội. Sự định kiến được dẫn dắt bởi một hệ tư tưởng còn nguy hại hơn sự định kiến do thiếu thông tin vì nó khó nhận biết và ít bị ngờ vực hơn.
    Một ví dụ, người Mỹ (hoặc một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ) thường tin tưởng vào tự do và cho rằng họ có sứ mệnh mang lại tự do cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
    Còn đa số người Việt Nam lại tin rằng những người nước ngoài mang vũ khí đến nước Việt, bắn vào dân Việt là những kẻ xâm lược

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 18/04/2002 23:45
  3. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Trước khi mong người xoá bỏ định kiến thì bản thân mình phải không còn định kiến đã. Môi trường US hay VN nơi nào định kiến nhiều hơn? Chẳng biết ai hơn ai, cũng chẳng dám so sánh. Cứ bình tĩnh, lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Chẳng mong sẽ thay đổi được hết nếp nghĩ, thói quen của cả mình và phía bên kia nhưng cũng làm cho người Việt mình tiến gần lại với nhau đáng kể.
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...
  4. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ là khách ko mời nhưng vì thấy mọi người nói hay quá em cũng xin chen vào một chút. Em cũng xin kể một câu chuyện thế này. Chả là em có một chị bạn học graduate ở một trường của Mỹ. Có một lần chị ấy kể một câu chuyện mà nó cứ ám ảnh em mãi. Chị ấy kể về một vở kịch về một đoạn đời của một anh chàng Việt kiều Mỹ, sự dằn vặt và tranh đấu của anh ta để vượt qua những ám ảnh của quá khứ để có thể sống được như một CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG. Nó nói về cái gọi là psychological pains, individual tragedy ... or st like that (xin lỗi vì em ko biết diễn đạt thế nào). Em cũng ko hiểu mình có đúng ko nhưng hình như nó ko được coi vấn đề nhức nhối đối với xã hội ở VN mình có thể vì chúng ta còn nhiều cái phải lo để tồn tại trước đã. Vở kịch này được đạo diễn bởi một đạo diễn -to-be người Nhật, người viết kịch bản là một anh chàng Việt Kiều, 1 anh chàng ko biết (or ko thích) nói tiếng Việt, cũng là sinh viên sau đại học ở trường Sân Khấu. Diễn viên thì toàn là người nước ngoài, lý do tại sao thì em sẽ nói sau. Vở kịch này kể về 2 đứa trẻ, 2 anh em, 1 đứa 13 tuổi và 1 đứa 10 tuổi, ba là sĩ quan chế độ cũ, mới đi học tập cải tạo về (cốt chuyện dựa trên chuyện thật của anh họ anh chàng viết kịch bản). Sau 1 thời gian sống u uất, trầm cảm, trong lòng vẫn chứa đầy thù hận, người cha quyết định gửi 2 đứa con cho 1 chú lính dưới quyền ngày xưa đi vượt biên. Vở kịch nói về những dằn vặt, nỗi đau và cả le lói chút hy vọng của người cha, người mẹ (tuy hình ảnh người cha ở đây ko rõ nét) khi quyết định gửi 2 đứa con dứt ruột sinh ra, niềm hi vọng và niềm vui sống duy nhất (sau những biến cố phải nói là kinh khủng với 1 đời người như họ) dẫn thân vào một cuộc phiêu lưu chỉ le lói 1% hi vọng sống sót. Những gì mà đứa trẻ trải qua (chỉ cậu anh 13 tuổi là còn sống sót sau chuyến đi) là nỗi đau của kiếp người, nỗi đau của cả nhân loại. Chị bạn em nói rằng, vào mấy ngày diễn thử ở trường, những cô cậu sinh viên undergrad, vốn nổi tiếng chỉ ham vui, nhảy nhót, party ... đã khóc nức nở. Các bác có thể cho là lại mấy trò lá cải dùng thủ thuật kiếm nước mắt của bọn trẻ con mới lớn nhưng theo chị bạn em thì ko phải như thế. Một thằng bé 13 tuổi, được mẹ giao trọng trách chăm sóc, lo lắng và bảo vệ cho đứa em trai nhỏ khi bản thân nó khi ở nhà vẫn còn "dấm đài" :P. 2 đứa trẻ ngơ ngác bị vứt vào trong 1 cuộc chiến sinh tồn, đánh giết nhau vì miếng ăn, nước uống giữa đồng loại (gia đình 2 đứa trẻ vốn theo đạo phật, ăn chay trường). Cảnh hiếp chóc, cướp bóc, ăn thịt lẫn nhau (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) ... như trong thế giới dã thú ... Cậu anh trai cố gắng giữ cái dignity của mình bằng cách tránh xa và bảo vệ em minh tránh xa. (đoạn này có vẻ hơi khiên cưỡng). Cuối cùng cậu em trai bị chết vì bị chính thằng nhân viên cũ của cha ***ually harassed. Thịt của chú bé 10 tuổi bị tranh giành. Cậu anh trai thì bị tra tấn và đánh gục bằng cách ép phải ăn thịt người, ăn cả thịt của em trai mình ... Cuối cùng cậu cũng thoát tới philippine, được người dì bảo trợ và tới Mỹ. Cậu ta sống, học và làm việc như điên dại để thành công, nhưng những ám ảnh của quá khứ ko bao giờ chết cả. Cậu ta sống ko yên ổn. Cảnh cuối cùng là cảnh anh chàng này quay trở về quê hương, đứng ở sân bay TSN, hình dung ra khuôn mặt và ánh mắt của đứa em trai mãi mãi 10 tuổi và cái bóng bao trùm của người mẹ.
    Nội dung thì như thế, nhưng em muốn nói về những cái ngoài lề của nó. Anh chàng viết kịch bản này luôn nhấn mạnh ko muốn nói về chính trị, ko muốn kết tội ai đúng, ai sai ... anh ta nói chỉ muốn nói tới nỗi đau của kiếp người. Cái mà nhiều người nhận thấy là anh ta khắc hoạ rất thành công hình ảnh người mẹ, dù chỉ xuất hiện phần đầu của vở kịch. Một bà mẹ cam chịu, nhẫn nại kính yêu chồng thương con hết mực. Bà chấp nhận số phận, dũng cảm chèo lái cái gia đình tưởng như tan nát ko gượng dậy nổi, dung hoà những mẫu thuẫn của cuộc sống với người chồng chứa đầy thù hận, bất đắc chí, 2 đứa con bắt đầu lớn, có những nhận thức được ảnh hưởng giáo dục ở trường, từ xã hội bên ngoài (chế độ mới). Sự khoan dung và sáng suốt của bà mẹ ko phải bắt nguồn từ những nhận thức về triết học cao siêu nọ kia ... , mà bắt nguồn từ tình yêu, từ bản năng yêu thương của người phụ nữ.
    Chuyện diễn viên thì nghe đâu cũng rất funny. Tác giả cố gắng tìm diễn viên người Việt, nhưng ko thành công dù anh ta có nói rằng ko cần phải có kinh nghiệm diễn xuất gì hết. Du học sinh thì ko ai dám tham gia (lý do thì chắc mọi người đều hiểu cả). Việt kiều thì cũng ko tham gia nốt vì có thể là quan điểm chính trị hoặc đơn giản ko ai cũng có thể đối mặt với những bi kịch mà họ, người thân trong gia đình hoặc giả là bạn bè đã từng trải qua. Họ hầu hết (những người em quen biết) đều muốn quên quá khứ, nó đau buồn quá, dễ làm người ta yếu đuối, mà họ thì cần phải mạnh mẽ để tiếp tục cuộc sống của họ. hihi... đây cũng lại là ý kiến chủ quan rút ra từ một số bạn bè thân thiết.
    À, em nói thêm là anh chàng tác giả này tham gia vào hội sinh viên VN du học của trường nhưng luôn giữ khoảng cách. Anh ta mời sinh viên VN góp ý về vở kịch trước khi công diễn với những lời nói rất chân thành về sự thiếu hụt về kiến thức văn hoá xã hội của VN ... Tất cả sv du học VN được mời tham dự buổi công diễn đầu tiên.
    Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng có 1 điểm chung đó là nhu cầu tìm về cội nguồn của thanh niên VN ở nước ngoài là có thật và đáng trân trọng. Việc nói và viết / ko nói và ko viết được tiếng Việt, mất gốc hay ko thì rất khó đánh giá. Những người buộc/tự nguyện sống ở nước ngoài có những vấn đề mà chúng ta, những người may mắn được sống ở Tổ quốc của mình có thể ko hiểu nổi hoặc là cố tình ko muốn hiểu. Thực sự sống ở nước Mỹ, một nước có thể coi là dân chủ tự do vào bậc nhất, nơi những tổ chức về nhân quyền, về chống kỳ thị chủng tộc hoạt động mạnh mẽ, những người non-caucasians vẫn phải đối mặt với thực tế là họ chưa bao giờ được hưởng bình đẳng thực sự. Đối với quê hương, họ là xa lạ do khác môi trường sống, giáo dục ... và đôi khi cả những định kiến nữa. Đối với nước Mỹ nơi họ sinh sống, làm việc, hưởng mọi quyền lợi của 1 công dân họ vẫn chỉ là con nuôi, là những người khác giống với da vàng, mũi tet ... Ko hiểu bác nào đọc về cái gọi là sense of identity, rồi cái nhu cầu thuộc về 1 cộng đồng nào đó chưa? Cái đấy tưởng là chuyện vớ vỉn, xa lạ nhưng hình như nó cũng gây ra rất nhiều bi kịch trong cuộc sống.
    Giá như chúng ta có thể khoan dung hơn khi nhìn vào số phận của con người thì chắc là những nỗi đau trên thế gian này sẽ bớt đi nhiều lắm.
    Khiếp, em viết dài quá, và lăng nhăng nữa, chả đâu vào đâu cả vì đọc bài của chị Grass và bác Trinity thấy xúc động đậy quá . Xin lỗi đã chen ngang ạ.
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Bởi vì Trinity và Grass đã nói thêm, cho nên Tequila lại thấy cần phải nói tiếp. Không hiểu sao tôi không thể nào đồng tình với hai bạn được. Ở đây tôi không thể nào chấp nhận thái độ mập mờ.
    Các bạn có tin không, nếu tôi gặp tay người Mỹ gốc Việt của em Pittypat, có khi tôi cũng thân thiện chẳng kém gì Grass và Trinity đâu, mà bất cứ ai trong số chúng ta đều thế cả. Nhưng tôi sẽ đề phòng hắn, luôn luôn đề phòng, vì chẳng bao giờ tôi có thể coi đó là bạn mình được.
    Triniy nhắc lại rằng hận thù chỉ đẻ ra hận thù. Hoàn toàn đúng, từ xa xưa người ta đã dạy nhau như thế rồi. Nhưng, tất cả chúng ta đều phải thấy rõ một điều. Nếu như có kẻ nào lại muốn dấy lên lòng hận thù, lại muốn biến VN thành bãi rác kinh tởm của chiến tranh một lần nữa, thì đó chính là những kẻ như tay Việt Kiều ấy, chứ không phải là chúng ta đâu.
    Xin lỗi Grass và Trinity, tôi có cảm giác những điều các bạn nói đơn giản quá, thực ra là nông cạn quá. Có một công thức nào đấy, và một sự tự mãn nào đấy. Các bạn nói lên sự kinh tởm chiến tranh và cái thiết tha mong muốn hoà bình, mong muốn tương lai đẹp đẽ. Các bạn nói đến những sự sai lầm của Mậu Thân, nói về hiện tượng đào ngũ, nói về điều tệ hại đã thúc ép người ta vượt biên rời bỏ quê hương mình? Các bạn biết điều đó, vậy thì tôi và những người khác không biết những điều đó hay sao. Tôi chẳng cần đọc một tài liệu nào của nước ngoài, tôi chỉ nhìn vào những thế hệ trước tôi và tôi cũng thấy những điều các bạn nói.
    Theo như các bạn, chúng ta cần phải tuyên truyền những điều đó hay sao?
    Lòng hận thù, chiến tranh,? hỡi ôi, đó là số phận của loài người, đúng ra là số phận của muôn loài. Hoà bình chỉ có thể có, khi chúng ta cũng mạnh như những kẻ khác. Chúng ta có thể mỉm cười thân ái, nhưng chúng ta cũng phải đủ sức để tống đi bất kỳ kẻ nào đến cướp ngôi nhà của mình.
    Nói riêng với ông Trinity. Tôi với ông học cùng khoá cùng trường. Giả sử hồi đó bọn con trai lớp D của tôi tự dưng mò sang gây sự đánh bọn lớp H của ông, thì sao nhỉ? Hẳn ông cũng phải gia nhập vào đội quân của bọn lớp H để ẩu đả, hoặc ít ra cũng lớn tiếng nhảy vào hoà giải. Chẳng lẽ lúc đó ông cũng trầm ngâm suy nghĩ và thông cảm cho bọn lớp D hỗn láo hay sao? Nếu vậy, đó là sự đạo đức giả và anh em lớp H của ông sẽ không còn muốn nói chuyện với ông.
    Như bác VNHL vừa nói, đa số dân VN đều coi những kẻ mang vũ khí đến VN và bắn vào dân VN đều là những kẻ xâm lược. Chính vì cái đa số ấy mà chúng ta có thể ngẩng cao đầu trên trái đất này. Những thế hệ đi trước đã cho chúng ta cái quyền được tự hào, bất kể họ có thể có những sai lầm. Nếu như hôm nay chúng ta còn nghèo nàn lạc hậu, thì trách nhiệm thuộc về chúng ta, chứ không thuộc về những người đã ngã xuống hay là sống sót sau chiến tranh.
    Mà có lẽ, chúng ta tranh cãi mãi về vấn đề này chẳng để làm gì cả. Chỉ có một sự thật mà không ai có thể bác bỏ khi tôi nói ra.
    Đó là. Nếu như đất VN lại bị xâm phạm, Hà Nội lại cháy một lần nữa, thì chúng ta sẽ lại thấy tính cách của dân mình là thế nào. Bọn thanh niên tình nguyện Yasunari lại cầm súng. Hội thầy giáo đáng kính như bác VNHL cũng cầm súng. Anh em Tequila và Raxun cũng thế. Bọn Đà Nẵng nói năng khù khằm cũng thế. Ông Trinity thì cũng thế. Mà không chỉ có thế. Đội ngũ sẽ có cả những thằng đốt tiền như rác trong vũ trường, có cả những thằng tóc vàng hoe không biết làm gì khác hơn là đèo em lượn phố, có cả bọn lêu lổng dặt dẹo ngoài đường?
    Đó là sự thật. Chúng ta thân ái và mỉm cười, cũng chỉ vì chúng ta không còn muốn đánh nhau nữa. Một different view cũng chẳng mang lại điều tốt đẹp nào, nếu đó là cái nhìn qua lăng kính của kẻ khác.

    Tequila Sunrise

    Được sửa chữa bởi - Tequila vào 19/04/2002 01:22
  6. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    To Poison_ivy:
    Câu chuyện của bạn kể quả là một câu chuyện hay, không chỉ hay mà nó còn khá sâu sắc.
    Dựa vào câu chuyện trên, tôi muốn nói thêm một ý nhỏ. Không hiểu những người làm vở kịch ấy có nhấn mạnh cho người xem hay không?
    Điều gì gây nên đau khổ cho hai đứa trẻ ấy. Trước hết chính là cha của chúng. Cụ thể hơn là nỗi hận thù và sự mù quáng của ông ta.
    Đấy mới chính là cái giá phải trả cho lòng hận thù.

    Tequila Sunrise

  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Chà, không ngờ ở đây lại có chủ đề mang tính "Thảo luận" giữa các cao thủ văn học như thế này. Vấn đề cũ kỹ này sẽ chẳng bao giờ hết gây tranh cãi. Thật chẳng hay ho gì khi nói về sự ngăn cách lớn giữa những người trong và ngoài nước mà cả 2 bên đều có lỗi. Em trình độ thấp không dám viết lách gì, chỉ muốn bày tỏ sự đồng tình và khâm phục của mình với các bác Trinity và Grass. Chỉ muốn nói cùng mọi người rằng mỗi chúng ta đều có nhiều định kiến và chúng chỉ có thể xoá bỏ khi con người được đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết, tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau.
    À bác Grass ơi, cái thư viện ở Pháp mà chị nói tới là thư viện nào thế ?
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chỉ muốn nói cùng mọi người rằng mỗi chúng ta đều có nhiều định kiến và chúng chỉ có thể xoá bỏ khi con người được đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết, tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau
    ----------
    Tớ không nghĩ như vậy.
    Tại sao nhiều Việt kiều hiện đang sống trong môi trường đầy ắp thông tin, vô số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau vẫn có những định kiến trầm trọng đến như vậy đối với quê hương và với quá khứ.
    Thậm chí anh chàng VIệt kiều của Pittypat còn về thăm VN nghĩa là anh ta có quá đủ thông tin đa chiều rồi đấy chứ.
    Sự định kiến do không có đủ thông tin có thể được khắc phục một cách dễ dàng nhất là với sự phát triển của truyền thông, của thời đại Net như hiện nay.
    Thế nhưng sự định kiến tồn tại dai dẳng lại chính là sự định kiến bắt nguồn từ những tình cảm cực đoan như lòng căm thù mà không thể biện minh bằng lý lẽ.
    Câu này của Grass
    "Open mind for a different view, and nothing else matters."
    Vâng, hãy mở lòng ra, mở lòng ra chứ không phải mở mắt. Hãy nhìn sự vật bằng con mắt của mình nhưng với một tấm lòng rộng mở. Đó mới là cách cởi bỏ sự định kiến mà chúng ta ai cũng có.
    Chứ không phải là tập nhìn sự vật bằng con mắt người khác. Nếu thế thì chẳng qua sẽ chỉ là chuyển từ một định kiến này thành định kiến khác (có thể trái chiều nhưng vẫn là định kiến), từ một sự hời hợt này đến một sự hời hợt khác mà thôi.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 19/04/2002 02:29
  9. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Cái gọi là mở lòng như bác VNHL nói thì dễ nhưng làm thế nào để mở lòng ra được mới là khó. Không có sự thông cảm (nói cho cùng là tình yêu thương), không đặt mình vào hoàn cảnh người khác (chứ không phải là thay đổi lập trường như bác VNHL nghĩ) để hiểu được nhau thì khó có thể mở lòng mãi được. Bạn có thể mở lòng trước một cái lô cốt, 1 ngày, 1 tháng hoặc 1 năm nhưng mở lòng mãi mà cái lô cốt vẫn lặng lẽ im lìm thì cũng chẳng thể gần nhau được. Thay vào đó hãy cố đi vào lô cốt, thử nhìn từ trong đó ra xem mình ở ngoài có giống cái lô cốt không? Hi hi, khéo lại được 2 cái lô cốt xấu xí kết bạn với nhau chứ chưa biết chừng.
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...
  10. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Chào các bác, cho em tham gia với nhé.
    Khi bước chân vào đất Mỹ, em có dừng lại tại LAX (sân bay Los Angeles) khoảng mấy tiếng. Trong khoảng mấy tiếng đó, em ngồi đi chơi quanh sân bay và ngồi xuống một cái bar nhỏ để nghe nhạc. Người châu Á, Âu, đen vàng trắng xung quanh rất nhiều. Cái cảm giác khi vừa bước chân ra khỏi đất Việt và rơi vào một nơi toàn những kẻ xa lạ, khác mầu da, khác tiếng nói, thật là đáng sợ. Em chỉ mong có một người bạn Việt để nói chuyện. Ngay lúc ấy, em nghe thấy mấy giọng miền Nam cất lên ngay ở bàn bên cạnh. Một bà khoảng 50 tuổi và 2 cô gái trẻ, cỡ chỉ bằng tuổi em đang ngồi nói chuyện. Họ là dân Mỹ, rõ ràng, nhưng họ nói tiếng Việt. Lúc ý em chỉ muốn nhẩy ngay sang bàn bên ấy bắt chuyện chơi cho vui. Nhưng tự nhiên có một cái gì đó níu em lại, một nỗi sợ... sợ rằng cái giọng Bắc của mình sẽ làm lộ ra mình là dân Hà Nội, sợ rằng mấy người kia họ sẽ biết mình là dân "cộng sản..." những cái đó em nghe mọi người kể không biết bao nhiêu lần. Thế là từ lúc đó đến lúc lên sân bay, cho dù quanh em có rất nhiều người Việt qua lại, em không hề dám bắt đầu một cuộc chuyện nào bằng tiếng Việt cả.
    Sang tới đây em có đọc được một số tạp chí Hợp Lưu (bị cấm ở VN thì phải.) Trong một series liên tục, tạp chí này có đăng những mẩu chuyện kể của các thuyền nhân cái thời bỏ nước ra đi. Họ viết không hay, có lẽ không phải là người hay viết, nhưng thật. Đọc những đoạn họ viết về cái cảnh bị lùa lên trên cái đảo (đảo Kam hay Kram hay gì đó) tại Thái Lan, bị bỏ rơi, bị đánh đập, phụ nữ bị làm nhục phải tìm những khe núi trốn nấp trong hàng chục ngày phải ngâm mình trong nước. Cảnh người đói, chết, ăn thịt lẫn nhau... có lẽ cũng vì họ viết không chau chuốt, họ viết ko chút kỹ thuật nên đọc lại thấy rờn rợn...
    Không có một dòng nào hô hào chống Cộng.. nhưng hầu hết họ đều viết những dòng đại loại như, không phải chúng tôi không biết tới những thảm cùng của những người đi trước, nhưng chúng tôi biết mình phải ra đi, vì tự do không chỉ cho chúng tôi mà cho con cái của mình. Chúng tôi viết ra đây những câu chuyện này để mọi người hiểu và góp phần tôn vinh sự cao quý của hai chữ Tự Do.
    Họ đều là người Việt đấy các bác ạ. Họ đều nói tiếng Việt (như bác VNHL yêu cầu) trong những dòng viết của họ, cái xót xa khi phải rời bỏ đất nước quê hương để ra đi nó hiển hiện không một chút giấu diếm. Em đọc và em hiểu rằng họ đã đang và mãi sẽ là người Việt, họ, dù sống ở đất Mỹ này, vẫn luôn yêu quý và hướng về nơi chôn rau cắt rốn. Lúc ấy mới sực nhớ lại cái lúc ở LAX mà thấy ngượng và tiếc. Hận thù có lẽ khó tránh khỏi khi mà họ đã phải trải qua không biết bao nhiêu cay đắng tủi nhục. Nhưng họ có hận thù gì em đâu, có hận thù gì người Việt, đất Việt mình đâu. Họ hận cái đã tước đi của họ Tự Do, đẩy họ vào cảnh không cửa không nhà, vất vưởng trong những trại tị nạn... mà em hay người Việt như bác Trinity, bác Tequila, bác VNHL, cậu username, cháu poison ivy thì có đâu lấy cái năng lực để làm cái việc to lớn dường ấy cơ chứ.
    bác Tequila bảo là nếu bác có gặp được cái cậu thanh niên mà em Pat nói thì bác vẫn sẽ luôn giữ khoảng cách. Cái đấy hợp lẽ thôi bác ạ, cái cảnh ở LAX em sẽ chẳng bao giờ quên. Có điều giá như em lúc đó, cũng như bác nếu như gặp cậu thanh niên đó, đừng giữ cái khoảng cách vô nghĩa và vô lý ấy... thì biết đâu...

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngự hoả đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Chia sẻ trang này