1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

buôn bán xuyên quốc gia

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi a4cva, 03/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn tìm hiểu về bán hàng xuyên quốc gia nhưng không biết về phương thức vận chuyển.
    Không hiểu muốn vận chuyển hàng thì cần điều kiện gì? Ở VN thì liên lạc ở đâu? Thủ tục các thứ có gì không? Thời gian bao lâu thì hàng đến?
  2. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ko rõ lắm, chỉ biết là giá vận chuyển hàng đường biển rất rẻ thôi, khoảng 200USD 1 container 20 tấn thì phải, hình như đi từ Mỹ về . Vận chuyển đường hàng ko thì đắt hơn rồi. Điều kiện vận chuyển chắc là ko phải hàng cấm, chắc là phải khai báo với hải quan, đóng thuế...biết có tí thế hehe
    Quan trọng nữa là tìm được nguồn hàng ngon, uy tín, chất lượng tốt, mua tận gốc, về bán tận ngọn => chả ai cạnh tranh nổi.
  3. Miary

    Miary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ góp ý thật lòng thế này:
    1. Ý tưởng của bác cũ mèm.
    2. Những cái bác mong muốn: nguồn hàng ngon, uy tín, chất lượng, mua tận gốc, bán tận ngọn... là điều mà những người khác cũng đều mong muốn.
    3. Những cái cần thì bác không có: tri thức, vốn, nguồn hàng... trong khi đầy người lại có.
    Là một sinh viên Ngoại Thương, em xin thưa với bác, không phải dễ ăn đâu ạ.
    Chả biết cái topic này nói lên ý tưởng gì nữa, hic.
  4. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thế giả sử có hàng, có vốn đi thì vận chuyển như nào ạ?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi thích chứ . Tiếp nhé .
    Buôn bán thì càng quay vòng vốn nhanh càng tốt, đỡ tiền lãi .
    Nếu có vay vốn, thì trả ít lãi . Nếu vốn mình, thì đỡ tốn tiền lãi,
    vì mình cũng có thể cho vay lãi, nếu buôn không lời .
    Những món nhanh là: Thức ăn . Những món chậm là: bàn
    ghế, nồi xoong, quần áo . Những món thời tiết là: Quần áo .
    Những món thay đổi chóng xuống giá, hết thời là: Computer,
    Digital, Hand-Phone. Vân vân .
    Món chậm phải dài vốn, và phải lời cao, mới đủ trả tiền lãi .
    Những món thời tiết thì phải bán trước thời, sau đó phải bán
    tháo đổ đi để đỡ tiền kho, công bảo quản . Ví dụ áo len phải
    bán từ mùa thu, và phải bán hết lúc mùa xuân . Đồ Giáng
    Sinh chỉ bán từ tháng 11, và sau ngày 25 phải bán tháo. Đồ
    chơi Giáng sinh 30 đô, mà bán tháo chỉ 5 đô thôi . Cũng đồ
    Giáng sinh, nhưng có thể chơi quanh năm như xe hơi nhỏ
    chạy pin hay chạy giây cót chẳng hạn, thì không xuống giá .
    Những món thay đổI mẫu, chóng hết thời, như các đồ Digital
    (computer, hand-phone, đàn điện, máy ảnh điện) thì có thể
    mua với giá buôn thẳng từ nhà sản xuất, nhưng phải có vốn
    lớn . Đôi khi, họ cho mình lấy hàng trước, trả tiền sau . Trung
    Quốc mua nhiều đồ Digital của Mỹ lắm, và lời rất cao . Không
    hiểu sao họ không lập được đường giây mua đồ Mỹ, nên mới
    có chuyện này . Trong làm ăn, nơi đâu có lời cao, là nơi đó
    có chuyện . Ngược lại, nơi đâu có khó khăn, là nơi có cơ hội
    làm ăn nên . Trong box Nhạc Cổ Điển, và box Nhạc Cụ - Kỹ
    Thuật, thấy VN cần mua đàn digital, nhưng ít ỏi quá . Không
    biết hand-phone, digital Camera thì cần số lượng ra sao .
    Nghe nói buôn bán hand phone lậu hàng vạn cái, thì đào ở
    đâu ra nhỉ ? Hay là làm ở các nước không phải Mỹ ?
    Những món nhanh: thức ăn . Ta phải ăn hàng ngày, nên đó
    là những món bán nhanh và nhiều . Cái dở của nó là phải
    có hàng tốt, bảo quản tốt, mới qua được kiểm dịch . Không
    thể chở đường biển các rau quả được, nhưng gạo mắm thì
    được . Tôi thích buôn các mặt hàng nhanh này nhất .
    Rau muống bán lẻ với giá gần 2 đô một pound . Rau Dấp Cá,
    Ngò Gai, Húng, thì đắt gấp 3 giá rau muống. Lá chuối tươi để
    gói bánh thì rẻ, nhưng không có lá Dong (cao cấp hơn) nhập
    từ Mexico . Gạo Thái land đắt hơn gạo Mỹ, vì ngon hơn. Gạo
    nếp con (nếp nương, trồng nhiều ở miền núi người Mán người
    Mèo) bằng giá gạo Thái . Gạo nếp cái đắt hơn nhiều (tôi không
    để ý giá vì chưa đến lúc) và ít người dám mua . Nếu giá mềm
    và người ta biết ăn thì sẽ chạy hơn . Nói thực ra người miền
    Nam tị nạn không rành ăn nếp cái lắm, nhưng nói thật thì đụng
    chạm nhạy cảm . Ở đây ta bàn buôn bán, nên phải nói thật .
    Vì thế, gạo nếp cái, dạo này không trồng nhiều ở VN như mấy
    chục năm trước thì phải, vẫn có cơ buôn bán chạy .
    Nước mắm và mắm tôm khá chạy hàng, nhưng toàn đồ Thái .
    VN cần làm mắm có chất lượng ổn định, đưa sang Mỹ pha chế
    hay pha chế ở VN cho vừa miệng, có thể cạnh tranh nổi đồ
    Thái . Đó là điều tôi tin, và muốn làm .
    Đậu phụ thì không thể buôn sang Mỹ, vì đậu tương Mỹ rất rẻ,
    và đậu phụ có thể làm bằng máy hiện đại được . Ta có thế
    buôn đậu tương sang VN và làm đậu phụ bán ở VN với giá
    rẻ cạnh tranh được . Các món chip cũng vậy . Đưa máy sang
    làm ở VN mà bán cả Đông Nam Á . Có điều tôi không có vốn .
    Trong các món chip, thì món bánh đa (miền nam gọi là bánh
    tráng) nướng không có ở Mỹ, vì bọn làm chip không nghĩ ra .
    Nếu tôi có tiền mua một bộ làm chip, thì có nhiều món chíp
    bán ở Mỹ nhiều . Món này cũng trúng, nhưng mình không nói
    cho chúng biết . Gạo, ngô, đỗ trồng ở Mỹ nhiều và rẻ, nhưng
    không chạy hàng, vì ăn không hết, cũng không biết làm chip
    mà bán .
    Các loại bánh tráng VN làm ở SaiGon vẫn bán ở Mỹ, rất chạy
    hàng, nhưng nếu tôi có vốn, sẽ làm ở Mỹ, và các nhà máy
    tráng bánh ở VN sẽ treo niêu, vì các máy đều tự động, cần
    rất ít công nhân (là món đắt tiền nhất trong làm ăn).
  6. banhanggiare

    banhanggiare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác CoDep đã cung cấp cho anh em một số tin tức về thị trường bên đó. Riêng em thì em nghĩ là có một vài sản phẩm mạnh về chất lượng và giá cả cũng chưa phải là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh. Qua một thời gian làm thương mại (trong nước thôi) em cảm thấy các kênh bán hàng là cực kỳ quan trọng. Có hàng rồi nhưng quyết định bán lẻ hay bán buôn, bán lẻ thì qua kênh nào, bán buôn thì bán cho ai, khả năng về công nợ của khách hàng ra sao? Đó đều là những câu hỏi mà chỉ có thời gian (và thậm chí là thất bại nữa) mới cho ta câu trả lời xác đáng. Nhưng câu trả lời ta có được (sau khi đã bầm dập) thì cũng chưa chắc ứng dụng phù hợp với phi vụ (tạm gọi như vậy) tiếp theo.
    Kinh doanh, hay có thể gọi là làm giàu, có thể có yếu tố may mắn, nhưng vẫn là một quá trình, cần có thời gian và mỗi doanh nhân luôn phải học hỏi để thích nghi, luôn phải trui rèn để hoàn thiện.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các kênh bán buôn bán lẻ bên Mỹ đã có sẵn rồi, và mình bắt
    vào các kênh này cũng rất nhanh .
    Cái khó là ở bên ViệtNam.
    Ví dụ tôi mở một kênh mua hàng rau cỏ, gạo nếp, gạo thơm
    ViệtNam (ở Mỹ không có), và cùng lúc có một người nữa cũng
    làm y như vậy . Thế thì cạnh tranh xảy ra .
    Được vài chuyến, bỗng nhiên rau muống của tôi nhỏ cuộng đi,
    và lá dong gói bánh chưng của tôi có nhiều tàu rách, và về phía
    đối thủ, thì các mặt hàng tăng giá lên, nhưng không bị những
    lỗi phẩm chất như hàng của tôi . Thế là tôi thua trận . Bước tiếp
    theo là tôi mất hết vốn, vì không bán được những thiết bị đã mua
    và hợp đồng thuê nhà kho vẫn còn hiệu lực, vân vân .
    Bà con nông dân VN bán hàng cho tôi thì mất người mua, thì
    họ lại trở về làm ăn như xưa Mấy tháng bán hàng cho tôi chẳng
    ảnh hưởng mấy đến đời sống của họ .
    Yếu tố may rủi này tôi và nhiều người vẫn nghĩ đến, và những
    người ít vốn, không thể chạy đua đường dài, gây được mối làm
    ăn ở VN, không dám bắt tay vào làm. Chỉ những đại gia Mỹ mới
    dám làm mà thôi . Tôi có thể làm thuê cho họ . Các bạn bên VN
    cũng làm cho họ . Thế là bỗng dưng họ được độc quyền, và
    dẫn tới mua rẻ ở VN, bán đắt ở Mỹ, mà không ai làm gì để có
    thể cạnh tranh lại với họ cả . Đời là thế đó .
  8. banhanggiare

    banhanggiare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Đó là điểm yếu của người việt nói chung và nông dân nói riêng bác ạ. Dân mình khi kinh doanh hay có thói hạ giá (chứ không quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm) để cạnh tranh lẫn nhau, kết cục là cùng thua. Cho nên, những tấm gương mà em thấy đều là những người kiên trì, bền bỉ, vượt qua các giai đoạn khó khăn tìm đến thành công.
    Bác quan tâm nhiều đến hàng nông sản, mà lĩnh vực này thì em chịu rồi. Nếu bác có cao hứng với đồ thủ công làm từ mây (hàng đã xuất đi Nhật), biết đâu chúng ta có cơ hội hợp tác.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong làm ăn, không nói chuyện kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại,
    mà nói chuyện dài vốn đấu đá với mức lãi chỉ hoà lãi suất
    đi vay cho đến khi độc tài, rồi mới nâng mức lãi lên. Tôi không
    có sức đó, mà cần có lãi cao ngay từ đầu mới có tiền ăn hàng
    ngày . Vì thế hàng nghìn vạn người có ý định như tôi, và có
    lưng vốn dài hơn tôi cũng chưa dám múa rìu trước các đại gia
    Mỹ lắm tiền. Bọn chúng đâu có kém kiên trì bám giai hơn đỉa?
    Em trai tôi kinh doanh đồ gỗ trong nhà, muốn đưa nhiều hàng
    sang Mỹ bán, nhưng tôi không giúp được . Những mặt hàng
    này bán chậm (không ăn đi) nên đòi hỏi lãi cao (lãi là kết quả
    của lãi suất nhân với thời gian). Mặt khác, nó cần nhiều kiểu
    cách, mà tôi không có tài nắm được kiểu thích của khách hàng .
    Đồ may mặc, và đồ hàng mây tre đan cũng vậy.
  10. DaosoaiLuuHuong

    DaosoaiLuuHuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Em đang ấp ủ nhập khẩu một mặt hàng vào Việt Nam, nhưng em chưa biết rõ được cách tạo một kênh nhập hàng từ nước ngoài đưa về Việt Nam qua container như thế nào ạ. Có phải là mình sẽ phải ra cảnh biển đưa vào container rồi đưa về Việt Nam ko ạ và có phải qua một công ty vận tải biển ở Việt Nam ko ạ. Và thuế mặt hàng không biết vào WTO rồi thì có được giảm nhiều ko nhỉ? Bác nào có kinh nghiệm trong vấn đề nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam rồi thì cho em biết ý kiến với.

Chia sẻ trang này