1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Buôn "CHỨNG" bán mẹt

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi timegrup, 20/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bình Minh Đại Cáo - Hịch chứng khoán
    Từng nghe:
    Việc đầu tư cốt ở tương lai
    Còn phân tích để phòng khi rủi
    Như thị trường chứng khoán ta từ trước
    Vốn dựng lên từ đất nước canh nông
    Hai sàn niêm yết đã chia
    Chính sách Bắc Nam cũng khác
    Chẳng thèm so với Nasdaq, cóc cần học theo Nikkei
    Hay dở kệ thây, ông đây cứ tiến
    Cho nên:
    Việt Nam quốc, năm Ðức Lương thứ nhất
    Đôminic thất tình, chuyển nghề đầu tư chứng khoán
    Rồng Capi chí lớn phải vong thân, rồng vàng hoá rắn
    Vinacọp kêu gào thảm thiết
    Bến Chương Dương, nhiều kẻ suýt gieo mình
    Việc xưa xem xét
    Chứng cứ còn ghi
    Vừa rồi
    Nhân anh Cả lên ngồi thừa tướng
    Ðòi cổ phần hết cả SOE
    Lũ Khoai tây đã thừa cơ gây loạn
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
    Quyết dìm giá để mua BIDV giá rẻ
    Ôm VCB giá cả trời cho
    Trần Ðắc Sinh lớn tiếng kêu gào
    Đôminic mạnh mồm doạ nạt
    Vinacọp nhe răng gầm gừ
    Merin Lynh đứng ngoài mưu tính
    Vốn vào nhiều mà giá lại chẳng lên
    Tin thì tốt mà thị trường lại đỏ
    Bọn Khoai tây
    Nướng Newbies trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi Cừu non xuống dưới hầm tai vạ
    Dối trên lừa dưới đủ muôn ngàn kế
    Gây thù kết oán chẳng ngán sợ ai
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
    VNM chúng đang tâm đem bán
    PPC bị ép xuống, còng lưng không ngóc
    SSI rục rịch chuyển sàn mà vẫn dậm chân tại chỗ
    Chốn chốn lưới giăng
    Nơi nơi cạm đặt
    Tàn hại cả xe ôm, nội trợ
    Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng
    Thằng há miệng, đứa nhe răng
    Lãi ngàn lần mà no nê chưa chán
    Nay mua vào, mai bán ra
    Khi kéo lên, rồi lại dìm ngay xuống
    Ðộc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
    Dơ bẩn thay, nước Ðông Hải không rửa sạch mùi
    Lòng người đều căm giận
    Trời đất chẳng dung tha
    Hỡi ôi!
    Sông Hồng nước chảy về đâu
    Sao tràn lên sàn giao dịch
    Một màu máu đỏ
    Một màu tanh hôi
    Ngoài cửa ngõ, xe ôm buồn nhìn khách
    Ở trong nhà, nội trợ ngán thở dài
    Kẻ Newbies mặt không còn giọt máu
    Bầy cừu non bị xén hết lông
    Vợ mắng chồng, con kêu khóc
    Tiếng kêu ai oán, hãi hùng
    Trời xanh có thấu
    Bao nhiêu SH, Dylan
    Ai đẩy thế, mà tự rơi xuống vực
    Ta đây:
    Khoai lang chính hiệu
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Bọn Khoai tây thề không cùng sống
    Ðến bữa quên ăn, nửa đêm quên mặc
    Thỉnh thoảng mới mát xa, gội đầu thư giãn
    Kiên nhẫn chờ thời, mưu đồ nghiệp lớn
    Lại ngặt vì:
    Tiền tài có hạn
    Trí lực không cao
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc
    Kẻ bán rồi, ôm tiền làm giá
    Chưa chạy kịp, lên mạng kêu gào
    Người tham lam, kẻ sợ hãi
    Trông người, người càng vắng bóng
    Mịt mù như nhìn chốn bể khơi
    Bọn Khoai tây mưu hiểm kinh người
    Xâm lược nước ta qua đầu tư tài chính
    Tổ quốc tươi đẹp nguy cơ giá rẻ
    Trên đất mình bỗng thành kẻ làm thuê
    Trộm nghĩ:
    Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
    Lấy trí nhân mà thay cường bạo
    Tiền găm sẵn, chờ ngày nổi dậy
    Trứng để dành, không bán rẻ cho Tây
    Phan Chu Trinh sấm vang chớp giật
    Bến Chương Dương trúc chẻ tro bay
    Sĩ khí đã hăng
    Quân thanh càng mạnh
    Dominic nghe hơi mà mất vía
    Vinacọp nín thở cầu thoát thân
    Thừa thắng đuổi dài, SSI quân ta chiếm lạ
    Tuyển binh tiến đánh, REE đất cũ thu về
    Nhật nguyệt hối rồi lại minh, minh rồi lại hố
    Tăng trưởng bền vững chắc
    Tương lai sáng rạng ngời
    Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
    Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ
    Xa gần bá cáo
    Vận nước đã lên
    Ai nấy đều hay.
    (Sưu tầm)
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Một bộ xương ngươ?i rơ?i nghifa địa lang thang ngoa?i đươ?ng. Nó gặp một bộ xương khác be?n ho?i: - Cậu chết năm na?o vậy? - Tớ chết đói năm Ất Dậu. Còn cậu? - Tớ mới chết, ở châu Phi. Hai bộ xương cu?ng nhau đi tiếp, được một lúc thi? gặp bộ xương thứ ba. - Trơ?i đất, cậu chết năm na?o ma? bộ dạng ta? tơi vậy? Bộ xương kia nổi cáu: - Điên à, tao co?n đang sống sơ? sơ? ra đây. - Vậy cậu là ai? - Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán.^_^
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đóng băng thị trường chứng khoán: sập cửa thị trường vốn?
    Nguyễn An Nguyên

    1. Quyết định đột ngột

    Trong một quyết định đầy bất ngờ và hiếm có, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã đóng băng thị trường chứng khoán (TTCK) mà không nói rõ thời hạn chấm dứt. Công văn 466 và 467/UBCK-PTTT ra ngày 25/3/2008 đã yêu cầu hai sàn giao dịch hạ biên độ dao động giá tới mức gần đóng băng (sàn Hà Nội từ 10% xuống 2% và Tp. HCM từ 5% xuống 1%).

    Thoạt nhìn, động thái này có vẻ giống với việc các TTCK các nước khác đóng cửa khi có cú sốc thông tin nào đó. Đúng là trên thế giới, trước các cú sốc lớn làm giá cổ phiếu rớt quá một ngưỡng nào đó, thì các TTCK theo quy định sẽ tạm đóng cửa một khoảng thời gian ngắn hay (một phiên hay một vài ngày). Trong các trường hợp hãn hữu đó, các sàn đều cố gắng sớm thông báo thời hạn chấm dứt. Việc đóng cửa chỉ để kéo dài thời gian để thông tin được lan toả đều và đầy đủ hơn, các nhà đầu tư có thời gian xử lý thông tin mới.

    VN trong thời điểm hiện tại hoàn toàn không có cú sốc lớn hay thông tin đột ngột nào như vậy. Vnindex đi xuống theo hướng rất rõ rệt từ cuối 2007, và được coi là phản ứng tự nhiên với chính sách thắt chặt tiền tệ trong khoảng thời gian này. Như vậy, nếu mục tiêu của lệnh đóng băng này là nhằm cản đà suy giảm của VNIndex, thì người ta có thể kì vọng là việc đóng băng thị trường sẽ còn kéo dài. Đây là điều rất bất thường so với thông lệ quốc tế.

    2. Phản ứng thái quá

    Hành động này là đỉnh điểm của một chuỗi các phản ứng khá vội vã của Bộ Tài chính, UBCKNN và SCIC trong khoảng hai tháng nay. Nỗ lực trong mấy tháng qua của Bộ Tài chính để ngăn chặn thị trường đi xuống bắt đầu từ những lo ngại chính đáng về sự sụp đổ của TTCK (quá trình IPO bị chậm lại, kênh huy động vốn hiệu quả bị tắc nghẽn, niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước giảm trong ngắn hạn).

    Trước đà giảm mạnh của VNIndex, các cơ quan này đã liên tục có những hành động nhằm can thiệp trực tiếp vào TTCK. Từ việc tuyên bố cho phép SCIC can thiệp vào thị trường để ?ocứu giá?, mâu thuẫn trong cách can thiệp, cho đến việc họp các nhà đầu tư tổ chức đề nghị hạn chế bán cổ phiếu, đề nghị giao dịch cổ phiếu giải chấp qua thoả thuận thay vì đưa lên sàn v.v. Bộ Tài chính cũng đưa ra những kiến nghị đi ngược lại với chính sách thắt chặt tiền tệ của cơ quan đồng nhiệm là Ngân hàng Nhà nước (như đề nghị tiếp tục cho vay chứng khoán, hay đề nghị các ngân hàng thương mại ngừng giải chấp cổ phiếu cầm cố).

    Những động thái này bắt nguồn từ chỗ Bộ Tài chính đã bốc thuốc cho TTCK mà không căn cứ vào nguyên nhân chính, là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt đến khu vực sản xuất, gồm cả các công ty niêm yết. (Xin xem bài ?oThị trường chứng khoán và bàn tay hữu hình?, Sài Gòn tiếp thị 7/3/2008). (Nếu Bộ Tài chính cho rằng nguyên nhân vĩ mô quyết định sự xuống dốc của thị trường, thì Bộ đã không đưa ra các giải pháp ngắn hạn như cho SCIC mua cổ phiếu ?okích cầu?, hay đóng băng thị trường),

    Thay vào đó, Bộ Tài chính đã chỉ giải thích việc đi xuống của Vnindex dựa trên các hiện tượng ngắn hạn và cục bộ của một thị trường. Trong cuộc họp ngày 03/15/2008, Bộ trưởng Tài chính đã đưa ra bốn nguyên nhân suy giảm của thị trường: (1) do tâm lý nhà đầu tư; (2) các tổ chức tài chính chuyển sang đầu tư trái phiếu chính phủ; (3) khối lượng chứng khoán giải chấp tăng mạnh; (4) ảnh hưởng xấu từ thị trường tài chính thế giới. (Xem bài Tiếp sức cho lộ trình ?o319?-Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 15/3/2008).

    Như thế, lý cớ duy nhất cho quyết định đóng băng thị trường chỉ có thể là để ?oổn định tâm lý? (nó không có tác động đến các nguyên nhân sau), và cũng phù hợp với logic giải thích tình hình thị trường của Bộ Tài chính. Thậm chí, nhiều quan chức cấp cao còn khuyên các nhà đầu tư mua cổ phiếu, và chỉ một thời gian ngắn sau đó Vnindex sụt giảm còn mạnh hơn. Đáng lẽ ra, không nên lo lắng quá nhiều về "định hướng dư luận" trong ngắn hạn. Theo tôi, những nhận thức của người dân về TTCK trước cú sốc dương (như trong năm 2006) hay âm (năm nay) là thành quả lớn nhất của việc phát triển thị trường chứng khoán mấy năm qua. Cho nên, hoàn toàn có cơ sở để lạc quan là TTCK sẽ trở lại rất nhanh chóng nếu tình hình kinh tế được cải thiện.


    3. Những thiệt hại to lớn

    Một là, quyết định này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng tính thoanh khoản của tất cả các chứng khoán, gây thiệt hại cho nhiều nhóm tham gia TTCK: Nhóm thứ nhất gồm những nhà đầu tư thấy rằng đây là cơ hội tốt nếu giá giảm thêm chút nữa, thì nay đã mất cơ hội mua. Nhóm thứ hai gồm những người đang thực sự cần chuyển từ cổ phiếu sang các hình thức đầu tư khác, nay bị vỡ kế hoạch tiết kiệm hay đầu tư của mình. (Trong hoàn cảnh chính sách tín dụng thay đổi đột ngột như hai tháng vừa qua, chắc chắn có rất nhiều nhà đầu tư phải sắp xếp lại danh mục như thế). Trong nhóm này có cả các ngân hàng thương mại đã trót cho cầm cố chứng khoán, nay muốn giải ngân để tăng thêm thanh khoản và vốn khả dụng, cũng sẽ bị vỡ kế hoạch. Nếu thời kì đóng băng kéo dài, nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên do không bán được chứng khoán cầm cố kịp thời.

    Hai là, quyết định này sẽ hạ thấp kì vọng về khả năng điều hành thị trường chứng khoán của Việt Nam. Các nhà đầu tư không thể không đặt câu hỏi, liệu trong tương lai, UBCKNN có còn ra các quyết định sai lầm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nữa không. Điều này có nghĩa là kì vọng về rủi ro từ chính sách VN tăng vọt trong mắt nhà đầu tư, làm cho VN trở nên kém hấp dẫn.

    Ba là, nó làm nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ cam kết của chính phủ trong việc bảo vệ tài sản và lợi ích của họ. Mỗi nhà đầu tư trước khi bước chân vào một thị trường mới đều muốn chính phủ đảm bảo cho mình một cánh cửa thoát. Nếu TTCK đóng băng trong một thời gian dài, thì các nhà đầu tư tổ chức với hàng triệu cổ phiếu tìm đâu ra người mua lại với giá cứng nhắc kia? Nếu trong thời gian đó mà các nhà đầu tư nước ngoài cần rút vốn khỏi Việt Nam để hỗ trợ thị trường khác (điều rất dễ xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu), thì họ có thể làm gì với số vốn của mình bị chôn tại VN?

    Với hệ quả như thế, không thể không lo lắng rằng liệu quyết định này này sẽ là yếu tố kích thích thêm cho một cuộc rút vốn ngoại ồ ạt ra khỏi VN nếu tình hình vĩ mô xấu đi quá nhanh (tất nhiên, sau khi lệnh đóng băng thị trường được dỡ bỏ). Nếu đều này xảy ra thì nó có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng thanh toán, do mất đi nguồn ngoại tệ bù đắp vào cán cân thương mại đang thâm hụt nặng nề của VN.


    4. Kết luận

    Bản thân việc đóng cửa thị trường trước các cú sốc không phải là điều xấu, nhưng nó không nên bị lạm dụng cho các tình huống không có sốc, càng ngắn càng tốt và nhất là càng minh bạch về các tiêu chí (predictability) càng tốt. Vì thế, UBCKNN cần nhanh chóng đưa ra thời hạn đóng cửa thị trường, hạn chế thời hạn đóng băng tới mức tối thiểu và quy phạm hoá các tiêu chí và tình huống để đóng cửa hay đóng băng thị trường.

    Nguyễn An Nguyên
    25/3/2008

Chia sẻ trang này