1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Buồn cuời quá,...82 đọc thử nè

Chủ đề trong '1982 - Cún Sài Gòn' bởi phihai, 26/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Buồn cuời quá,...82 đọc thử nè

    Tiêu chuẩn nghệ thuật để đánh giá một ca khúc
    Giaidieuxanh:: Cập nhật ngày 19/8/ 2003 lúc 10:12''
    ?oThế nào là một ca khúc hay?? Câu hỏi trên tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự phức tạp khi trả lời và dễ gây ra tranh luận. Ca khúc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp của âm nhạc (giai điệu) và văn học (ca từ). Khi phê bình đến ca khúc của giới trẻ hiện nay, xét về mặt âm nhạc, có nhiều ý kiến khác nhau, kẻ chê người khen; nhưng khi nói đến ca từ, dường như các nhà phê bình đều thống nhất rằng: hầu hết ca từ của các nhạc sĩ trẻ đều kém giá trị văn học. Vậy cái hay thật sự của một ca khúc được căn cứ theo những tiêu chuẩn nghệ thuật nào?



    Tiêu chuẩn nghệ thuật của Ca từ



    Ca từ là một nửa ca khúc. Có thể xem ca từ như là ?oanh chị em? với thơ ca. Vì vậy, nó vừa phải tuân theo những quy tắc nghệ thuật thi ca vừa phải đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống trong xã hội đương đại. Ca từ phải là sự hòa giải giữa cái ảo của thơ và hiện thực của đời sống. Theo chúng tôi ca từ cần phải tránh được những khuyết điểm sau đây:



    1.Lời ca dùng sai ngữ pháp:



    ?oMẹ yêu con hơn yêu cuộc sống. Mong cho con luôn luôn yêu đời sống vui tươi? (?oMẹ yêu? ?" Nguyễn Phương Uyên)

    Trong trường hợp này, sau từ ?ocuộc sống? phải có tính từ sở hữu ?omình, của mình? thì ca từ trên mới có nghĩa.



    ?oAnh bơ vơ giữa dòng người qua, Một ai đón nhau trên bờ vai? (?oMưa phi trường? ?" Việt Anh)

    Nếu đã ?omột ai? tức danh hoặc đại từ số ít thì làm sao ?ođón nhau? (ít nhất hai người trở lên)?



    ?oBao nhiêu nỗi buồn chôn giấu em nặng mang? (?oMùa hè kỷ niệm? ?" Việt Anh & Trần Khoa).

    Trong cách nói của người Việt, chúng ta không gặp loại câu sai văn phạm như: ?oem nặng mang?



    2.Dùng từ không chỉnh, hoặc triết lý vụn:



    ?Vòng tay anh buông lơi nuối tiếc, Lệ chia ly rơi tuôn mắt buồn long lanh? (?oMắt buồn? ?" Trường Huy)

    Cụm từ ?orơi tuôn? là một cách dùng khiên cưỡng. Sao tác giả lại không dùng ?otuôn rơi?? vẫn phù hợp với nốt nhạc trong giai điệu kia mà!



    ?oMong cho con ngoan hiền giấc no say? (?oMẹ yêu? ?" Nguyễn Phương Uyên)

    Không có khái niệm ?omột giấc ngủ no say? bao giờ cả, mà chỉ có một bữa (ăn) no say,



    ?oEm ra đi xa khuất chân trời. Để cô đơn từng đêm vẫn lên ngôi? (?oMưa phi trường? ?" Việt Anh)

    Sao không phải là ?otình yêu lên ngôi, cuộc sống lên ngôi? mà lại là "nỗi cô đơn lên ngôi"?



    ?oÁnh trăng vẫn rơi rơi bên trời. Trôi mãi vào giấc mơ nào xa vời? (?oMùa hè kỷ niệm? ?" Việt Anh & Trần Khoa)

    Ở đây, liệu tác giả có lầm lẫn ?oánh sao rơi rơi? với ?oánh trăng rơi? không?



    Đừng dối yêu, từng chiếc hôn hờ hững qua đây? (?oNụ hồng hờ hững? ?" Nguyễn Nhất Huy)

    Chúng tôi không thể nào hiểu được ý tác giả muốn gì khi nói ?oĐừng dối yêu?!. Đây là cách nói xa lạ với văn phong Việt Nam.



    ?oNhững ai được chết vì yêu là đang sống trong tình yêu/ nhưng đã mất đi người yêu (!?)?(?oTa chẳng còn ai? ?" Đức Trí)

    Câu đầu là một triết lý về tình yêu mang tính nhân bản, như đạo lý: ?oKhông có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình yêu của người liều mạng sống vì người mình yêu? của Chúa Giê-su Ki-tô. Thế nhưng sau nét giai điệu ngừng nghỉ, tác giả lại thêm câu ?onhưng đã mất đi người yêu? cho thấy một sự hy sinh có nuối tiếc (!), một sự hy sinh ?ochẳng đặng đừng?, hoàn toàn mâu thuẫn với tình cảm cao thượng được mô tả trong câu đầu.



    3.Ngắt câu, ngắt chữ không đúng, làm sai lạc ý nghĩa:



    ?oNgày anh ra đi mang theo trái tim ai/ bao buồn đau bỏ đi rất xa/

    quê nhà nơi có người/hờn ghen đôi ta.? (?oTa chẳng còn ai??"Đức Trí)

    Theo cách ngắt câu trên thì, ?obuồn đau? là tính từ bổ nghĩa cho ?otrái tim ai? hay sẽ là chủ từ cho ?obỏ đi rất xa?? Trong cách ngắt câu tiếng Việt, không bao giờ có sự ngắt câu chia cách danh từ và tính từ. Do đó, việc tách rời ?ongười? và ?ohờn ghen? là không ổn.



    ?oTay/ anh đếm tháng năm qua rớt trên buồn đau rã rời? (?oTình quay gót? ?" Quang Huy)

    Tiết tấu đúng của ca từ trên đây phải là ?oTay anh/đếm tháng năm qua/ rớt trên buồn đau?. Nếu không, khi được hát lên, người nghe sẽ hiểu thành; ?oAnh đếm tháng năm?..?. Còn từ ?otay? chỉ là một tán thán từ hay một tiếng kêu vô nghĩa nào đó!



    4.Dùng từ thô thiển, dung tục, không có tính văn chương:



    Xét về mặt nghệ thuật, cái hiện thực (hay ?osự thật? trong nghệ thuật) không bao giờ đồng nhất với sự thật trong đời sống thường ngày. Trong một tác phẩm mang tính tự nhiên chủ nghĩa, khoảng cách giữa hình tượng nghệ thuật và sự thật cuộc sống là như không có, và lúc đó tác phẩm trở nên dung tục, thô thiển. Nếu tác phẩm có khoảng cách quá lớn giữa hình tượng nghệ thuật và sự thật cuộc sống thì chúng ta nói tác phẩm ấy xa rời cuộc sống, rỗng tuếch, sáo mòn.



    Hiện nay, ca từ của các nhạc sĩ trẻ thường rơi vào một trong hai trường hợp kể trên. Trong số các nhạc sĩ sáng tác ca khúc hiện nay, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh là người rất hay dùng từ thô thiển, ?otrần trụi?, khiến cho ý tưởng rất hay của anh trở nên rẻ tiền, không có tính văn chương. Trong ?oBạn tôi?, chúng ta gặp các cụm từ như ?omỗi thằng?. đêm về một gói mỳ tôm?!!! Dưới đây là một vài ví dụ khác:



    ??Những trái ổi xẻ, những trái me, đậu phộng luộc, đòn gánh tre. Ai mua? Ai không mua??. Tý ơi có chua không?. Tèo ơi có đắng không?? (?oTiếng rao? ?" Võ Thiện Thanh)

    Các danh xưng trên đây được pha chế một cách kém văn học, khiến nhiều thính giả trẻ đã bật cười khi nghe. Và, chúng ta có cảm tưởng đây là ?olời hai? nhái lại một ca từ nghiêm túc, chứ không phải ca từ chính của bài.



    ?oNgười sống riết quen nghi ngờ? (?oTình 2000? ?" Võ Thiện Thanh)

    ?oSống riết? là văn nói thông tục (colloquial) và mang tính khẩu ngữ địa phương chứ không phải văn chương nghệ thuật



    ?oNày cô em áo trắng! có nghe tôi không nào! Nếu em cho tôi xạo (!)/ Đừng than trách ai! Đừng đi qua lối đó! Có con ma đang chờ/ Nó yêu em điên khờ chờ mình em thôi/ (?oĐừng qua lối đó? ?" Võ Thiện Thanh)

    ?oXạo? cũng là văn nói thông tục, địa phương, được dùng một cách quá ?otrần tục?, kém văn học. Và, cụm từ ?oCó con ma đang chờ? như làm cho ca khúc này càng trở nên kém cỏi.



    ?oHỡi góc phố dịu dàng và nụ hôn tan êm rất mau trong ly chè kem ?. Hỡi góc phố dịu dàng và tình yêu ngây thơ vẫn thơm hương ly chè kem? (?oGóc phố dịu dàng ?" Trần Minh Phi?)

    Ngay đến Trần Minh Phi, người đã có khá nhiều bài viết phê phán tính dung tục của ca từ cũng không thoát cách dùng từ ?otrần trụi? này. Cụm từ ?oly chè kem? vừa phá bỏ tính nghệ thuật, trữ tình nhẹ nhàng của ca khúc đáng yêu trên. Hơn thế nữa, đã có bạn trẻ hỏi: ?oLy chè kem? là chè gì vậy? Rõ ràng cách dùng từ của anh khá khiên cưỡng, cốt để cho phù hợp với giai điệu. Thế nhưng, đáng tiếc là cụm từ đó thường được lặp lại trong ca khúc này.



    5.Lời ca không được gieo vần điệu hoặc gieo vần điệu một cách thô kệch:



    Việc gieo vần cho lời thơ trong ca từ gần như là một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc của một ca khúc, dù cho được viết trong ngôn ngữ nào.

    Chúng ta xem lời 1 của ca khúc Pháp nổi tiếng ?oL?Tamour c?Test pour rien? (Enrico Macias) được gieo vần rất chỉnh như dưới đây:

    ?oComme une salamandre, l?Tamour est merveilleux

    Et renait de ses cendres, comme l?Toiseau de feu

    Nul ne peut le contraindre, pour lui donner la vie

    Et rien ne peut l?Téteindre, sinon lot de l?Toubli?



    Hoặc trong lời ca của ?oLove me tender? do Elvis Presley viết như sau:

    ?oLove me tender, love me sweet. Never let me go

    You have made my life complete. And I love you so.?



    Như vậy, trong các ca khúc tiếng Việt, việc gieo vần cho lời thơ của ca từ là một điều không thể thiếu nếu muốn đạt tính nghệ thuật. Chúng ta hãy nghe thử kiểu gieo vần điệu sau:

    ?oNày sóng hạ và biển xanh hạ. Mây nơi phương lạ. Khóc ngày xa hạ? (?oNgày xa? ?" Trần Minh Phi)



    Chính những nghệ sĩ tấu hài đã thường xuyên khai thác cách gieo vần thô thiển này trong các tiểu phẩm của mình. Trái ngược lại, hiện tượng viết lời thoải mái, không cần chú ý đến luật gieo vần của thi ca là một việc làm khá phổ biến trong các nhạc sĩ trẻ cũng như đã có nhiều kinh nghiệm viết ca khúc như trong những ví dụ điển hình dưới đây:



    ?oXin chào em trong cơn mê đời. Xin tình yêu đưa em quay về. Đừng dối yêu, từng chiếc hôn hờ hững qua đây? (?oNụ hồng hờ hững? ?" Nguyễn Nhất Huy)



    ?oRồi khi đắm say tình yêu mới/ Em có còn nhớ chuyện ngày xưa/ Và mai mốt ôm đàn sang bến/ Em có nhớ khi mình đắm say. Em ơi có lẽ nào tình đẹp là tình yêu dở dang/ Em ơi có lẽ nào đời buồn khi đã sống bên nhau/ Xa nhau, nhưng trong lòng anh vẫn yêu em?..? (?oTình phai? ?" Nhạc: Nguyễn Ngọc Tài & Thơ (!?): Phan thị Nguyệt Hồng)

    Một ca từ lủng củng về vần điệu thi ca như vậy lại được ghi: ?oThơ: Phan thị Nguyệt Hồng?



    ?oBiết anh còn nhớ những ngày xưa bên nhau tha thiết/ ? Em vẫn nhớ anh nhớ phút ân ái/ Làn tóc xõa môi hôn thật sâu/? (?oTình xa khuất? ?" Trường Huy)



    ?oTiếng chim sơn ca buồn/ Giữa đêm Giáng sinh muộn màng/ Nghe vắng lặng/? Hót cho ai nghe kìa/ Tiếng chim sơn ca gọi về/ những tháng ngày mùa đông?? (?oVà như cơn gió? ?" Bảo Chấn)



    6.Lời và nhạc không phù hợp với dấu giọng tiếng Việt:



    Đây là một yếu tố khá quan trọng cần phải được để ý khi viết lời cho ca khúc. Thay vì ?oAnh đã thương em?, nếu dệt nốt nhạc sai cho chữ ?ođã?, chúng ta có thể nghe thành một ý sai lạc khủng khiếp: ?oAnh đả thương em?.



    Vì dệt hai chữ ?otrời? và ?obay? liên tiếp nhau bằng một quãng 3 đi xuống, nên thay vì phải hiểu:

    ?oĐể gió theo áng mây trời? Bay mãi đi khuất xa rồi? (?oGiấc mơ xa vời? ?" Đức Trí), chúng ta lại nghe thành:

    ?oĐể gió theo áng mây trời bày mãi đi khuất xa rồi?



    Hai chữ ?ogõ?, ?ocửa? lại được dệt nhạc bằng hai nốt láy quãng 2 Trưởng đi lên, nên:

    ?oGõ cửa tình yêu em nhé!? lại nghe thành: ?oGó cứa tình yêu em nhé?



    Tiêu chuẩn nghệ thuật của Âm nhạc



    Tiêu chuẩn đầu tiên về âm nhạc để đánh giá một ca khúc là giai điệu. Hiện tượng ca khúc có giai điệu ?ogiông giống? nhau rất phổ biến trong các ca khúc viết cho giới trẻ hiện nay, đặc biệt ca khúc về lứa tuổi học sinh, thiếu nhi. Nguyên nhân chính của sự sao chép này, xét về góc độ nghệ thuật âm nhạc, là do các tác giả Việt Nam không dùng nhiều kỹ thuật để khai triển nhạc đề để có được một giai điệu hay. Trong các ca khúc Việt Nam, hầu như chúng ta chỉ gặp vài kỹ thuật khai triển đơn giản như: ?olặp lại" (repetition) hoặc nguyên vẹn (literal) hoặc có biến đổi (varied), ?omô phỏng? (imitation) hoặc ?ochuyển sang điệu thức khác? (thường là điệu thức gần cấp I).



    Một tác phẩm nghệ thuật được cấu thành do nhiều yếu tố nghệ thuật. Những yếu tố ấy không đứng biệt lập nhưng được liên kết với nhau theo nhiều cách. Mỗi cách liên kết ấy sẽ tạo nên một hình thức mới cho tác phẩm, mặc dù vẫn sử dụng cùng những yếu tố như nhau.



    Tiết điệu do nhiều nốt nhạc dài ngắn, nhanh chậm khác nhau tạo nên. Nó là yếu tố đầu tiên cấu tạo nên âm nhạc. Theo Vincent d?TIndy thì: ?oCó nhiều dân tộc không biết đến hòa âm; một vài dân tộc không biết ngay đến cả giai điệu; nhưng không một dân tộc nào lại không biết đến tiết điệu? (?oCours de composition musicale?, trang 20-21, Nxb Durand, Paris). Có nhiều hình thức tiết tấu, tùy theo sự sáng tạo và nhạc cảm của mỗi nhạc sĩ.



    Trong các loại ca khúc dành cho giới trẻ do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác hiện nay, chúng ta thấy một hiện tượng chung phổ biến; đó là, các tác giả sử dụng một số tiết điệu đã được cài đặt sẵn trong đàn phím điện tử (keyboard) để làm nền cho sáng tác của mình. Có những tên tiết điệu rất mới lạ, rất có vẻ? vi tính, như: ?ogroundbeat, eurobeat, 16 beat pop, 8 beat pop, big ballad, rockabily,?? nhưng lại được ghi cho những giai điệu có nhóm phân tiết tấu rất phổ thông, không có gì đặc sắc. Nghĩa là với một giai điệu thuộc loại này, chúng ta có thể chơi với tiết điệu phổ thông như disco hay với tiết điệu đặc biệt 16 beat pop đều được.



    Lẽ ra, một loại tiết điệu được chọn để sáng tác phải có mầm mống tiết tấu của nó nằm sẵn trong giai điệu. Đằng này, chúng tôi có cảm tưởng như, các nhạc sĩ sáng tác cho loại ?onhạc trẻ? Việt Nam hiện đại đã làm ngược lại. Họ lấy tiết điệu được ghi sẵn trong đàn keyboard hay synthesizer, rồi dựa trên nền tảng tiết tấu đó, họ mới chạy tìm giai điệu tương ứng. Cách làm như vậy khiến các ca khúc hiện nay có tiết điệu nghèo nàn, bài nào cũng ?ona ná? nhau.



    Ngoài giai điệu và tiết tấu thì hòa âm, phối khí là những phương tiện khác mà nhạc sĩ sáng tác sử dụng để làm phong phú tác phẩm của mình. Về mặt này, chúng ta phải nhìn nhận rằng một số tác giả trẻ đã có nhiều cách hòa âm, phối khí khá độc đáo, đặc sắc. Họ biết khai thác có hiệu quả những kiểu hòa âm mới, pha trộn giữa pop và jazz. Tuy nhiên, còn nhiều nhạc sĩ khác vẫn chỉ sử dụng quanh quẩn những hòa âm cơ bản cho ca khúc của mình.



    Nguyễn Bách







    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  2. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    phê bình âm nh5ac như con nít mới học nhạc âm vậy.mai Hải sẽ viết bài phân tích cho cá`c bạn coi

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  3. nineteen

    nineteen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.868
    Đã được thích:
    0
    và làm ơn viết vào cùng 1 topic có nội dung tương tự nhau.
    Không thì trước sau cũng bị phê bình !
    Ngồi đây với trăng tàn lẻ loi
    lòng em nhớ anh nơi cuối trời
    dù rằng anh giờ đây phôi pha... vui tình duyên mới...
  4. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    nineteen góp ý gì dzạ,,hải cố tình post bài gốc cho các bạn đọc kỹ rùi sẽ phân tích sau..bài này đọc buồn cuời quá hà

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  5. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    truớc khi phân tích . tui copy cho bạn co vài đoạn mà tui cho là mắc cuời nhất nha
    Vì vậy, nó vừa phải tuân theo những quy tắc nghệ thuật thi ca vừa phải đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống trong xã hội đương đại. Ca từ phải là sự hòa giải giữa cái ảo của thơ và hiện thực của đời sống.
    buồn đau? là tính từ bổ nghĩa
    Ngoài giai điệu và tiết tấu thì hòa âm, phối khí là những phương tiện khác mà nhạc sĩ sáng tác sử dụng để làm phong phú tác phẩm của mình
    cho các bạn đọc truớc thì mới thấy mắc cuời,,nói ra hết ko hay

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  6. xacchetloangiangho

    xacchetloangiangho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    thằng cu nào viết cái bài này vậy??
    kêu nó sáng tác thử một bài coi, chỉ được cái mỏ kêu ông ổng
    mấy cha nhạc sĩ bây giờ chả sáng tác được bài nào ra hồn mà suốt ngày đi phê bình nhạc thiên hạ , nhục

    "chết dưới hoa mẫu đơn làm quỷ cũng phong lưu"
  7. thongxanh

    thongxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    1.299
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ với nhà phê bình có cùng trình độ.
    Autumn Moonlight
    Stand Up and Fire
  8. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    bắt đầu bài phân tích nè

    nó ( âm nhạc) vừa phải tuân theo những quy tắc nghệ thuật thi ca vừa phải đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống trong xã hội đương đại. Ca từ phải là sự hòa giải giữa cái ảo của thơ và hiện thực của đời sống

    Nói như vậy có nghĩa thi ca hoàn toàn là ảo , không đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại nên âm nhạc phỉa đứng ra hoà giải ( buồn cho các nhà thơ ghê ) thứ hai là ba này chưa phân biệt ca từ và lời bài hát .( ca từ chỉ thể hiện các từ ngử dùng trong ca khúc tức không phải đại diện cho nội dung ca khúc.Nếu theo ý tác giả phải viết như vầy mới đúng chính tả. Lời bài hát phải hoà giả...dùng chữ lời bài hát hay nội dung bài hát chứ ko dùng ca từ)
    đoạn sai ngử pháp ( 1-Lời ca dùng sai ngữ pháp)
    tác giả chưa đuợc ai dạy rằng âm nhạc là công cụ thẻ hiện lời nói nên dùng cách phân tích văn viết để áp dụng vào chê văn nói ( tui thấy pa này còn thua con nít)
    nghĩ xem ngày kia bạn về nhà và nghe mẹ mình nói
    " con đã ăn chén cơm của mình chưa.Bài tập của con chưa làm xong mà con đả đi chơi rồi sao..." ---> lùng bùng lỗ tai
    đoạn dùng từ vụng ..
    truờng hợp rơi tuôn tác giả bài viết cũng công nhận là Việt Anh không hề dùng sai chính tả nhưng lại chống chế là dùng từ vụng.tác giả dùng từ đều có mục đích riêng .Nếu không có trình độ hơn không ai lại chê thế cả.Thơ xuân diệu đôi khi dùng từ còn sử dụng Nhánh Duyên .Tui ko dám cho Việt Anh lên đến hàng xuân diệu nhưng mà làm nghệ thuật ai cũng biết sáng tạo từ ngữ là một việt rất quan trọng nên chưa từng thấy ai dám chê là dùng từ vụng cả.
    Đoạn nỗi cô đơn lên ngôi là một sáng tạo rất độc đáo của Việt Anh .tinh yêu lên ngôi ai cũng dùng nhưng nỗi cô đơn ngự trị trong tâm hôn thì ai dám nói là không dùng đuợc từ Nỗi cô đơn lên ngôi chứ.
    còn từ ngủ no say thì hi hi ..bác này dám chắc chưa đọc Truờng ca đất nuớc....hi hi ..ngủ no say là giấc ngủ sau khi đuợc ăn no.ý nói cuộc sống an bình. Hi hi ...Viết đến đây cuời rới 10 răng
    còn chuyện tác giả chê Đức Trí xài triết lý vụng thật ra trong nỗi con nguời ai mà không mâu thuẫn .Vừa cao thuợng vừa đê hèn mới là con nguời. Chắc bác này muốn nhạc sỹ ai cũng là Jesu hết.
    Điều bác này sai nhất là lấy toàn tên tuổi ,những nguời sử dụng từ ngữ rất chuẩn để ra chê
    Đoạn ngắt câu không chuẩn ...
    Đoạn này phân tích không sai..bác này đến đây cũng tỏ ra có trình độ.đúng là nhạc ngày nay ngắt hay sai nhịp..lý do chính là vì chơi khoảng giữa nhiều quá..nhưng mà ko chê đuợc vì âm nhạc không phải là văn viết.Có sáng tạo cũng ko sao quan trọng là cộng chúng có chấp nhận không

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  9. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    nhưng mà bác này nói buồn đau là bổ ngữ thì con xin chào thua.Con về học ngữ pháp lại.
    còn về vụ ly chè kem của trần minh phi thì con xia thưa bác ..khi hát nguời ta phải hát ly chè kem nhưng mà khi bác viết ra ,phải viết là ly chè ,kem như vậy chả lẽ thi hát phải : Ly chè phẩy ly kem.
    Nhạc sỹ Trần Minh Phi trong cuộc họp tháng 11/2001 đã xin lỗi về những nhận xét về việc trìch dẫn bài Gánh hàng rong trong bài phân tích về ca từ ( tháng 6 tạp chí Sóng nhạc) bác này không đi dự bây giờ lại tiếp tục tr1ich dẫn bài này ra.Nhớ lại hồi đó cài nhau văng miểng ghê lắm...
    ý kiến của tui là dùng từ ngữ là con dao hai luỡi .Nội dung bài hát vẫn quyết định.có điều dùng nhiều những từ như trà đá ,mỳ tôm ,tí ơi ,tèo ơi cũng không hay .

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  10. zerocool_destiny

    zerocool_destiny Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    chùi tui mù tịch
    mess with the best
    die with the rest
    http://www.picturetrail.com/gallery/view?uid 1055238

Chia sẻ trang này