1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bútat,pakitacái chai- smallife

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi hau_k5, 15/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Pakita còn nhạc bài "Blowin' in the wind" ko? Lúc buồn tôi rất hay ôm đàn mà nghêu ngao cái bài ấy. Nhưng mà nghe lâu lắm tận từ hồi lớp 6, mà lại là nhạc nền cho băng người mẫu nên chỉ nhớ láng máng giai điệu,sau vớ được lời thì cứ thế hát bừa, cảm giác chưa chính xác 100%, bực thế!!!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  2. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    tết này thì tôi nhớ nhà, nhưng cũng sẽ nói vài dòng
    lịch sử tiến hoá của loài người cho phép ta khắng định nguồn gốc của cái đẹp , sơ khai, và bất biến, là cái có ích, cái có ích trong tư duy và trong hành động
    nhưng điều ngược lại không đúng, chưa chắc đúng,
    nghệ thuật con người chưa có chúa_nghệ thuật cổ và nghệ thuật tiền sử lúc đầu chỉ là sao chép và cảm nhận nhiều nhất có thể, hình vẽ trở nên cực kì súc tích( tranh trong hang, các vạt dụng) quyền lực nảy sinh, phân chia kẻ mạnh kẻ yếu, nghệ thuật phân hoá, phục vụ các tầng lớp, nghệ thuật thay từ thôgn tin, chuyển sang thoả mãn thị giác, gây cảm giác tích cực,
    chuyển từ đưòng nédt ngô nghê, đậm mùi cuộc sống(các hoạ sỹ tìm về nguồn bằng cách này, hay những người làm nghệ thuật) chuyển sang những logic về đưòng nét, tỷ lệ
    ngưòi hi lạp đã tìm ra con số, con số, hay toán học là mối lien hệ vũ trụ, cùng xcon số, các tác phẩm với tỷ lệ là những con số vũ trụ ra đời, khẳng định sự tồn tại của các vị thần (vũ trụ toán học các vị thần và các ngôi đền)
    do vậy, ta tạm gọi vẻ đẹp mà ngưòi hi lạp đề ra là vẻ đẹp vĩnh cửu, trong tiến trình như vậy, chúa ra đời hay ai đó ra đời cũng thế, chảng qua la đưa đức tin gần lại hơn, các vị thần, và vũ trụ giờ đây đuợc lí giả dễ hiểu và trực quan hơn,
    sang châu á, cũng vậy, truớc khi có phật(500 năm trước cn) chúng ta, những sinh thể của nền văn minh lúa nước đã có vô tkhối quy luật để tuân theo, đã có vô số đấng tối cao để thờ phụng) những kẻ đầu lĩnh của mọi thời đại bao giờ cũng biến mình thành một trong những sinh thể đáng đưọc thờ phụng nhất ,sau các đấng tạo hoá, vũ trụ.
    truớc đây, chúng ta thờ thàn mặt trời ,thờ đát mẹ, thờ nưóc... nền văn hoá phồn thực giúp chúng ta có một hệ thống nghệ thuật thời tiền sử, thời hùng vương đầy tính thuyết phục, nhứng hoa văn tren trống đồng là bằng chứng cho sự phát triển cao của nghệ thuật tạo hình, không cần chúa!
    vậy thì nếu anh bạn tưỏng tượng có một nền nghệ thuật nằm ở tg khác, thì nền nghệ thuậ đấy cũng bị chi phối bởi vô và nquy luật mà thôi, ,trong quy luật có sự chuyển động, sự chuyển động và ảnh hưởng làm nên lịch , hà đồ, hay can chi....
    lịch là các thời điểm, thời điểm của vũ trụ thời điểm của vạn vật sinh sôi, hay vạn vật héo tàn tuỳ tuân theo vũ trụ hay trái vũ trụ
    tôi chỉ nghe ý kiến về cuốn sách (ở bài trước) từ một anh bạn
    nên có phần chưa rõ, sach nưóc ngoài, tôi cũng đã tranh luận nhiều với anh ta, chúng tôi thống nhất là , nó đã chi ra la chúng ta đang bế tắc trong hình tuợng
    nhưng tôi thấy vô lý và ngớ ngẩn khi lặp lại nội dung của mục tiêu nghệ thuật:nghệ thụat vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ,thôi cáichủ đề này nhàm rồi, ai cũng hiểu,
    nhưng co lí do khác nếu cuốn sách chỉ ra là đúng: nghệ thuật có giác quan va có khả năng tiên tri?
    sao lại thế,
    hay do tác giả lý luận mỗi ngưòi là một vũ trụ, một vũ trụ thì có cơ chế và quy luật áp dụng riêng cho các sinh thể của mình?,
    đó là chìa khoá của tiên tri mà cuốn sách đưa ra???

    cuối cùng, chúc mọi ngưòi ham vẽ, cay vẽ, và điên vẽ trong năm này

  3. headshrinker

    headshrinker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nói nghệ có sự tiên tri và giác quan ko hẳn là ko có cơ sở bởi nghệ thuật fản ánh fần nhiều là trí tưởng tượng của con người mà khi con người đã tưởng tượng ra được điều đó sớm muộn chúng ta cũng cố gắng hiện thực hoá trí tưởng tượng ấy .Phải chăng chính điều đó đã làm nên cái gọi là "tiên tri"?
  4. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Chúc bác một năm mới mới toanh! Và theo một cách nào đấy thì các bác ăn Tết xa quê hương là những người may mắn, bởi các bác được biết thêm và nhâm nhi cái cảm giác cô đơn, nhớ nhung đến tột cùng của một con người vẫn có gia đình, bè bạn... mà những người như tôi chưa có cảm giác ấy.
    Về topic mà bác đưa ra quả thật rất khó nói, ko phải vì "lý bất tận sát", mà vì nhiều phía: sự thông tỏ về cuốn sách mà bác được nghe tới, những khái niệm, tuyên ngôn, điều kiện...;cách diễn giải của chúng ta; kinh nghiệm làm việc thực tế... Tuy nhiên qua bài thứ 2 của bác thì tôi rõ thêm nhiều điều.
    --->Tôi ko tưởng tượng về một nền nghệ thuật ở tg khác. Chỉ là muốn xem liệu còn nguồn tư liệu sáng tác nào ko dẫn con người đến chỗ bế tắc về đề tài, trong khi đồng thời ko lặp lại những thứ đã có? Cá nhân tôi thì nghĩ nó ko nằm ở chỗ nào cao siêu xa vời cả, mà là trong những cái đầu bé nhỏ của chúng ta mà thôi. Giả sử có một nguồn tư liệu giải toả bế tắc sáng tác, nằm ngoài mọi quy luật đã có, vậy sẽ tìm đâu ra những khán giả, người thưởng thức có thể sống ko theo một quy luật nào? Tôi nghĩ rằng con người ko thể bế tắc được, chẳng qua ranh giới giữa những ngành nghệ thuật cơ bản đã dần nhạt nhoà đi, và dần đồng nhất thành một môn nghệ thuật chung có tên là ART (mà loại hình installations, performance, các chương trình nghệ thuật tổng hợp...là sự manh nha ). Trong quá trình đồng nhất, các nghệ sĩ trong từng lĩnh vực của mình sẽ đôi chút hoang mang khi gặp phải một phương thức hoặc đối tượng sáng tác từ các lĩnh vực khác--->bế tắc, thế thôi! Và khi quá trình đồng nhất ấy hoàn thành, thì sẽ ko còn tác giả, khán giả, chỉ có người đặt vấn đề và tất cả chúng ta sẽ là người giải quyết vấn đề đó, theo con mắt nghệ thuật. Như vậy là ko chỉ nghệ thuật sẽ có giác quan, hay khả năng tiên tri mà nó sẽ có tất cả, bởi nó sẽ lấy mọi tính năng thiếu ở lĩnh vực nghệ thuật này bù đắp cho lĩnh vực khác.
    Cái này giống như một nút thắt của tiến hoá nghệ thuật mà thôi, tôi nghĩ là còn sớm, và con người còn quá bé nhỏ để tìm ra một nền nghệ thuật nào hoàn toàn xa lạ, bởi chúng ta chưa khám phá hết bản thân nền nghệ thuật nằm trong thế giới chúng ta. Không tin chúng ta hãy làm một cấp số nhân những liên hệ giữa văn học với mỹ thuật, điện ảnh với kiến trúc, ...rồi thì văn học + mỹ thuật + múa, rồi thì ...tha hồ! Khi một đối tượng sáng tác được chuyển sang một lĩnh vực khác, nó sẽ kéo theo vô vàn sự chuyển đổi về cách thức, đồng thời đòi hỏi được giữ nguyên bản chất--->việc đòi hỏi cả xã hội cùng sáng tác, nghe thì thật điên rồ, nhưng tôi tin đó là nghệ thuật mà chúng ta sẽ làm.
    Tôi có đọc về một người làm nghệ thuật trẻ sinh năm 1978 người Canada, anh ta vừa là đạo diễn, vũ công, nhạc công, vừa là nhà biên kịch. KHi sang VN anh ta đã cho đọc chuyện "Mị Châu-Trọng THuỷ" rồi yêu cầu mỗi người trong đoàn của mình từ nhiều nơi trên thế giới hãy viết 3 kịch bản về các câu chuyện dân gian mà mình thích, sau đấy liên tưởng tổng hợp lại thành một kịch bản cuối cùng--->thành phẩm là của tất cả mọi thành viên trong đoàn, và như vậy công việc của thanh niên 25 tuổi kia là người đặt vấn đề, vì anh ta thấy trong "Mị Châu-Trọng Thuỷ" có cả nhân loại (tình yêu, chiến tranh, sự phản bội...), ,còn giải quyết vấn đề thì là tất cả mọi người. (báo Thể thao Văn hoá )
    Câu chuyện tôi kể chỉ magn tính chất ví dụ, nhưng ai dám nói là một ngày kia, chúng ta đến rạp hát sẽ ko phải mua vé đơn thuần để xem thôi, mà còn là mua vé vào để cùng tham gia diễn xuất thì sao?
    Nghệ thuật ko thể đi đến chỗ bế tắc trong hình tượng, bởi hình tượng ko chỉ là những gì quá cao xa, nó còn là ty tỷ những luồng suy nghĩ của cái dân số 6 tỷ đang ko ngừng tăng vùn vụt trên trái đất chúng ta, mà một ngày kia sẽ biền thành nghệ sĩ hết cả, bác hau_k5 ạ!
    Mệt quá, tôi đi chơi Tết đây, chia buồn và chia vui với các bác ở xa quê nhé!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  5. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Bác Hậu có chờ Butsat thì chờ, đừng chờ tôi. Tôi không tham gia đâu. Tôi không hiểu nghệ thuật là gì. Mãi mãi không hiểu. Chỉ thỉnh thoảng thích nó thôi, thích mà không rõ lắm tại sao lại thích. Các bác đừng cười tôi nhé, tội nghiệp lắm.
    Tôi chỉ thắc mắc một tí, tại sao Chúa lại không được có đủ mắt mũi mồm giống con người? Đấy có đúng là biểu hiện của giới hạn trong tư duy nghệ thuật không? Chúa cũng như các đấng sáng thế, đấng cứu thế khác trong các tôn giáo khác đều là hiện thân của đức tin. Khi con người ta cần bấu víu vào một niềm tin nào đó, điều đương nhiên là họ tìm đến một cái gì đó thân thuộc, chứ không phải là một cái gì đó xa lạ. Vì thế Jesus, Buddah hay Mohammed gì gì đó đương nhiên phải có dung mạo của con người. Còn những sản phẩm của trí tưởng tượng khiến con người kinh sợ như ma, quỷ... thì có vẻ như tạo được nhiều đất hơn cho sự sáng tạo phải không? Bác nào thấy bế tắc trong sáng tác xin mời bắt tay vào đề tài ma quỷ.
    Nhưng đúng là sáng tạo nghệ thuật là một công việc rất khó nhọc, luôn luôn đòi hỏi người ta phải vượt qua các bế tắc, hoặc những chỗ giống như là bế tắc. Vì thế tôi cho những người làm nghệ thuật thực sự đều là những người dũng cảm.
    À, tôi chẳng biết Dali là ông nào nhưng nếu ông ấy ghét những gì giản dị chất phác thì tôi anti-Dali. Những gì mà tôi ngưỡng mộ nhất đều là những thứ giản dị.
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  6. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Ấy suýt quên, Butsat ơi, cái bài "Blowing in the wind" tôi cũng chỉ nghe loáng thoáng ở đâu đó thôi mà, rồi cứ hát đại lên, cũng chẳng chắc là đúng nhạc, căn bản là thích cái lời. Nó giản dị đấy chứ đúng không? À nhưng mà không thể nói là nó chất phác được nhỉ. Tôi lại đọc không kỹ rồi... Thôi nhờ bác gửi lời xin lỗi của tôi đến ông Dali nhé.
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  7. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    ok,
    bản thân tôi, tôi không nghĩ đưọc tới cái nghệ thuật nào mà lại tuyệt giao với con người về mọi mặt, nó không là nghệ thuật, vì nền tảng để đánh giá một tác phẩm NT cũng là do " giới hạn" của con người tạo ra.
    tôi không cho là có loại nghệ thuật sinh ra mà chỉ là nghệ thuật, bởi có nghĩa là mục đích thoả mẵn nhu cầu thưởng thức, phục vụ nhu cầu đã nằm trong tác phẩm,
    đồng ý với cách nói của BS, không bao giờ bế tắc hình tượng, chỉ có điều là ngưòi làm nghệ thuật đang trăn trở với bình diện nghệ thuật "hẹp" của mình, họ muốn nới rộng sức biểu cảm của NT,
    PA: hiểu nhầm ý của Dali rồi, không thích cái đơn giản một cách bình thường, nhưng nếu xem tranh của ông thì thấy ,những vật bình thường, ông nìn bằng cách khác đấy chứ,
    tôi thich nhất cái tranh : sự giai dẳng của kí ức đấy,
    khái niệm vẽ của dali như muốn truyền tải một cách rõ ràng, : làm thế nào để diễn tả thời gian?
    buồn ngủ quá!
    hom khác tiếp
  8. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Rồi, thì đã bảo xin lỗi bác Dali rồi mà lại...
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiền trả lời hay nhỉ, thế tôi thì hiểu nghệ thuật là gì chắc?
    Theo tôi, mỗi một lĩnh vực (tôn giáo, nghệ thuật...) đều hình thành theo nhu cầu muốn tự thoả mãn của con người. Người cần đức tin sẽ tạo ra tôn giáo, người cần thăng hoa sẽ tạo ra nghệ thuật, ...và sẽ đẩy đến đỉnh cao những gì mình đã tạo ra. Ví dụ nguyên thuỷ của Phật giáo là bản thân Buddah ko yêu cầu ai thờ cúng mình cả, nhưng khi nó thành giáo lý Đại thừa thì phát sinh ra nào thờ cúng, nào lễ nghi...thậm chí chân hương (nhang) để thắp cho Phật cũng phải là màu vàng, khác chân hương thờ cúng tổ tiên, thần thánh...đó là tôn giáo phát triển đến đỉnh cao nhất định và đem lại công năng mới rộng lớn hơn cho nhân loại, ví dụ để thống trị. Nghệ thuật cũng thế. Khi Chúa ra đời tôi tin là Ngài ko đẹp như chúng ta nhìn thấy. Và đức Chúa thánh thiện tuyệt mỹ như bây giờ chính là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên. Sau đấy, con người thấy rằng họ không được đẹp lắm, nên Chúa cần phải khác họ để đẹp hơn họ, cái đó ko sao cả, vấn đề là khác thế nào thôi! Ví dụ khác kiểu vẽ râu lên mặt La Joconde thì cá nhân tôi ko thú lắm. Và với những người thấy nàng Mona Lisa mọc râu ấy oách hơn, tức là tính ko thoả mãn của họ cao hơn của tôi--->sinh ra các tuyên ngôn, tư tưởng nghệ thuật mới.
    Vì thế, Chúa ko giống người, Hugo được thờ chung với Tôn Dật Tiên và Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay Chúa ko tạo ra Adam+Eva mà nhân bản người vô tính...theo tôi chỉ là một bước ngoặt của chính con người nhằm tự thoả mãn bản thân họ ( và tất nhiên ko bao giờ thoả mãn đến cùng được), chừng nào còn người tự thoả mãn, chừng đó còn "giới hạn trong tư duy nghệ thuật", phải ko nhỉ?
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  10. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Chắc thế
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...

Chia sẻ trang này