1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

**C - Đánh giá môi trường chiến lược.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ductue1110, 12/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baboxanh

    baboxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    ui tháy các đại bình luận mà em thấy ham. nhưng chỉ mới khởi đầu học môn này thôi nên em chưa co gì cả . Chương trình của em năm nay không hoc rieng ĐTM mà gộp thêm cả **C tạo thành **. Chỉ biết vầy thôi, Còn thầy em nói (thầy là Tiến sĩ Lê Văn Thăng, viện trưởng viện khoa học môi trường và công nghệ sinh học mioền trung ) , thầy co tham gia làm một cái **C (được coi là **C đầu tiên ở Việt NAm ) về phát triển kinh tế xã họi cho tỉnh Bình Định. em cũng chi biết vậy thôi chư khong biết nội dung là gi. Mà cung không biết trên mạng co nói về vấn đề này không nữa,
    Năm mới mọi người nhiều may mắn nha.
  2. baboxanh

    baboxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    em mới tìm được cái này , hổn[g biết ra sao, vì mới mà chưa đọc nữa, chỉ là bản dự thảo ĐÁnh giá môi trường chiến lược cho huyên An Nhơn, Bình định.. ui nhưng File này ở dạng PDF, em khong tải len được. ai cần em gửi cho, email: baboxanh@gmail.com
  3. hoahoc1984

    hoahoc1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tien si Le Van Thang toi da duoc gap va noi chuyen tai vien Hoa Hoc tren ha noi roi. Noi chung TS la nguoi co kien thuc rat uyen tham day
  4. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Happy new year everybody!
    Hết tết rồi. Bắt đâu từ hôm nay bắt đầu lại nghiên cứu tiếp về **C để có thể tranh luận thêm với mọi người.
    See you later!
  5. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay rảnh tay vào làm bài về **C. Mọi người cho ý kiến nhé.
    Về vấn đề luật pháp liên quan đến **C:
    Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhecân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định(Luật BVMT2005)] thêm nữa là thành phần hội đồng thẩm định gồm 50% là các nhà khoa học. [
    Tớ mới trộm nghĩ rằng nếu như cái dự án to đùng đoàng thì thành phần hội đồng thẩm định có to quá ko nhỉ. Nên chăng xem xét cái này trong luật ko biết mọi người có đồng ý ko?
    Thứ hai là hiện này VN ta chỉ có duy nhất cái thông tư 08 về **C. Trong này thiếu đến phần tham vấn. Cái này tớ vẫn cho là quan trọng vì đọc các văn bản khác như 2001/42/EC thấy nó yêu cầu lắm lắm, cả WB cũng thế. (mà muốn vay tiền WB thì phải theo nói thôi).
    Tiếp theo là về công cụ thực hiện: Gồm có các công cụ kĩ thuật, và công cụ tham vẫn. Trong văn bản ko thấy đề cập đến làm như thế nào cả chỉ biết là các bác thì bảo là giống ĐTM tuy nhiên nó là cái chi thì Bộ TNMT ko nói rõ. Nên khi làm thì chịu khó dùng tài liệu nước ngòai nhé. Trong 2001/42/EC lại quy định rất rõ về chỉ thị môi trường cũng như công cụ dự báo tác động của **C. Đành rằng nó là cái j thì ai làm ĐTM đều biết nhưng ít ra thì cũng cho cái văn bản để nó hợp thực hóa về mặt pháp lý để bà con cùng tiến hành nhể. Cái này cần xem xét đúng hok ạ.
    Thông báo để ai quan tâm đến **C biết là sắp có văn bản hướng dẫn **C ra đấy. tuy nhiên là nó cũng ko nói dc nhiều lắm đâu. Chủ yếu vấn là định nghĩa, lợi ích...mà chưa đề cập rõ là **C ở VN có mấy giai đoạn, các giai đoạn ra sao. Phương pháp cách thức tiến hành..Nói chung là cần thời gian xem xét. Do đó theo tớ cái phưong pháp luận của **C của VN vấn cần xem xét.
    Tiếp theo là vân đề kinh phí làm **C. Theo tớ biết là dưới 5% cho cả dự ắn KTXH thì phải tức là quá thấp nếu tính cho riêng **C. Thế nên chất lượng làm **C sẽ khó mà cao dc, ko rõ có đúng ko?
    Thế cũng tàm tạm rồi chờ ý kiến mọi ngừoi chút.Đang viết báo cáo. Khi nào ok lại làm tiết bài nữa.
    Cám ơn sự đóng góp của mọi người.

    Được ductue1110 sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 26/02/2008
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới đọc 2 cái **C của Huyện An Nhơn Bình Định và Yên Thành Nghệ An nên vào viết vài cảm nhận để những ai quan tâm cùng chia sẻ và góp ý kiến.
    Với cái **C của Yên Thành. Nói thật là khi đọc dc một nửa tớ thầy thế nào ấy, ko biết đây có phải là **C ko (Có thể vì tờ mới nghiên cứu cái này nên trình còn kém chưa thấy hết cái tinh túy của nó dc).Chương 3 (Liên quan đến **C nhiều nhất) tớ thấy viết quá linh tinh và lan man, thậm chí chẳng thấy giống mẫu **C mà bộ ban hành tí nào. Tìm mãi ko ra công cụ làm **C ở đây là cái gì thì may quá thấy cái ma trận. Theo kiến thức của tớ thì cái mà trận này có vấn đề vì thấy cho điểm (để định lượng tác động) nhưng mà lại ko giải thích về điểm thế nào, mức độ của điểm phản ánh như thế nào. Chương 5 thì làm cũng ko ổn. Kiến nghị thế này thì ....Với lại chưa thấy đưa ra các phương án lựa chọn kịch bản khác nhau và đưa ra tiến trình thực hiện chiến lược thế nào. MAY MÀ ĐÂY LÀ DỰ THẢO, KO THÌ ....
    Sang cái An Nhơn. Thấy viết khá hay, ít ra là hơn hẳn thằng Yên Thành. Trước hết thấy pp phân tích mạng lưới, pp ma trận đơn giản tỏ ra khá hưu ích. Tớ thấy đưa ra dc cái kịch bản khác nhau và phân tích cũng dc tuy nhiên theo tớ nghĩ thì nếu đưa ra kịch bản thì nên phân tích bằng CBA (nhưng chắc là ko đủ kinh phí nên ko tiến hành cái này mà chỉ phần tích bằng lời thôi). Điểm hay nữa của cái này là thấy đặt ra dc lộ trình thực hiện (lại nhớ mình làm QHMT lần trước) trong quá trình từ khi bắt đầu cho đến kết thúc dự án, có sự phân công khá rõ ràng. Tuy nhiên là nếu thêm GIS vào thì rất hayy (mình nghĩ thôi) nhưng mà chắc là dự án nhỏ nên chẳng ai làm cái này. Hiện đang suy nghĩ để bới móc lỗi của cái An Nhơn này.
    Tớ đang nghĩ xem liệu cái **C nhỏ thì nên làm theo phương pháp ngưỡng tiếp nhận có lẽ hay hơn, vừa tiết kiệm chi phí mà khá đơ giản, sau đó thếm chập bản đồ vào (nếu có dk thì GIS) thì có lẽ ok nhỉ?
    Mong mọi người cùng đọc và góp ý.
    Có thể tìm đọc tại Wesite của SEMLA
  7. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Chán
    Tớ tưởng có gì mới đột phá trong các nghiên cứu của đồng chí chứ, lôi hai cái của khỉ Yên Thanh với An Nhơn ra làm gì. Nếu mà đồng chí đưa nó vào luận văn, đến khi bảo vệ tớ đập chết đồng chí luôn.
    Vì sao?
    Theo điều 14 Luật BVMT VN 2005, thì không thể có chuyện **C cấp huyện được, trừ phi đồng chí chứng minh cho tớ là Yên Thanh và An Nhơn là hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hoặc có các đặc điểm tương tự Hoàng Sa và Trường Sa
    Lý do SEMLA đưa các báo cáo này lên, vì nó là một chương trình hợp tác và tăng cường năng lực quản lý, nhưng lại chứng tỏ năng lực quản lý đang ngày càng đi xuống, tất nhiên năng lực quản lý ngoại tệ của các cá nhân lại tăng lên. Sau 4 năm không làm được trò gì to chuyện mà vẫn phải có kết quả đưa lên nên mới nhắm mắt đưa vào. Đồng chí nhìn thử xem phần mục dự án thí điểm/tài liệu đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật của nó xem có ra cái gì không.
    To những đồng chí chưa biết: http/www.semla.org.vn
    Cho nên tất cả những gì đồng chí phân tích đều buồn cười cả. Yên Thành thì do một đám tay mơ dưới huyện ngồi làm ra (tớ còn không hiểu cái Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường và Trung Tâm Quan trắc và KTMT ở đâu ra nữa). An Nhơn, theo đồng chí thì có khá hơn là vì được Viện KT nhiệt đới và BVMT thực hiện, nhưng nói thẳng ra, cả hai đều là báo cáo dỏm tiêu tiền dự án. Cái cần nhất là nói ra khi xuất hiện dự án thì ô nhiễm là bao nhiêu, tổng ô nhiễm thế nào, tăng giảm, thay đổi, định lượng thế nào không thấy nói, toàn là định tính ạ. Thế mà chương 4 cũng thấy đưa vào các kiểu mô hình, mô hình toán nghe rợn cả tóc gáy. Cái An Nhơn mà cậu khen ấy, tớ thấy báo cáo có dùng mô hình nghe bắt sướng tai, nào EPC ư, nào GEMIS ư, chỉ nêu tên thôi có thấy dùng đâu, biểu đồ toàn dùng để hiển thị giá trị quan trắc các năm khác, lừa ai đây. Cho nên tốt nhất đừng mất công phân tích mà chê bai nó, nó có phải là **C đâu mà cậu dùng.
    Mà nên nhớ, các phương pháp ma trận, mạng lưới chỉ dùng để screening thôi, ngay bây giờ báo cáo ĐTM đã không chỉ dùng những phương pháp ấy nữa rồi, đừng nói đến **C
    Thêm một vài ý nhỏ về cái bài của đồng chí post ở trên bài này:
    5 % tổng chi phí cho một dự án phát triển là QUÁ NHIỀU, QUÁ ĐỦ để thực hiện một báo cáo **C. Nên nhớ đến đối tượng phải làm **C của điều 14 Luật BVMT. Đầu tư 1 tỷ đồng đã có 50 triệu viết **C rồi, hỏi ông thầy của đồng chí xem, chắc ông ấy cũng đã từng môi giới các dự án viết ĐTM < 10 tr rồi đấy. Mà có dự án phát triển to tướng nào chỉ có 1 tỷ được. Thử tưởng tượng xem, cái đường HCM ấy, vốn đầu tư 400 triệu USD, 5% của nó là 20 triệu USD, đủ mua được 6, 7 cái INEST nhà đồng chí + tất cả người làm việc trong đó nữa cơ.
    Hội đồng thẩm định thì buồn cười, trong luật nó đề cập đến như thế, đồng chí với ông thầy còn đòi hỏi cái gì nữa. Đấy là thành phần đầy đủ nhất roài, còn tuỳ theo mức độ dự án mà người ta điều chỉnh chứ. Đừng quên đây là văn bản luật, chỉ mang tính cover chứ không thể mang tính chi tiết. Nếu cậu muốn thì có thể đề nghị Bộ ra một cái thông tư riêng, hướng dẫn xem dự án tần này, tần này tiền thì có thành thần dư thế này, dư thế này. Nhưng nếu mà Bộ ra được cái thông tư như thế thì tớ đoán chắc cũng phải là cái thứ 100, 200 hoặc 1000 để giải thích rõ thêm cái LBVMT đấy.
  8. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Chán
    Tớ tưởng có gì mới đột phá trong các nghiên cứu của đồng chí chứ, lôi hai cái của khỉ Yên Thanh với An Nhơn ra làm gì. Nếu mà đồng chí đưa nó vào luận văn, đến khi bảo vệ tớ đập chết đồng chí luôn.
    Vì sao?
    Theo điều 14 Luật BVMT VN 2005, thì không thể có chuyện **C cấp huyện được, trừ phi đồng chí chứng minh cho tớ là Yên Thanh và An Nhơn là hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hoặc có các đặc điểm tương tự Hoàng Sa và Trường Sa
    Lý do SEMLA đưa các báo cáo này lên, vì nó là một chương trình hợp tác và tăng cường năng lực quản lý, nhưng lại chứng tỏ năng lực quản lý đang ngày càng đi xuống, tất nhiên năng lực quản lý ngoại tệ của các cá nhân lại tăng lên. Sau 4 năm không làm được trò gì to chuyện mà vẫn phải có kết quả đưa lên nên mới nhắm mắt đưa vào. Đồng chí nhìn thử xem phần mục dự án thí điểm/tài liệu đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật của nó xem có ra cái gì không.
    To những đồng chí chưa biết: http/www.semla.org.vn
    Cho nên tất cả những gì đồng chí phân tích đều buồn cười cả. Yên Thành thì do một đám tay mơ dưới huyện ngồi làm ra (tớ còn không hiểu cái Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường và Trung Tâm Quan trắc và KTMT ở đâu ra nữa). An Nhơn, theo đồng chí thì có khá hơn là vì được Viện KT nhiệt đới và BVMT thực hiện, nhưng nói thẳng ra, cả hai đều là báo cáo dỏm tiêu tiền dự án. Cái cần nhất là nói ra khi xuất hiện dự án thì ô nhiễm là bao nhiêu, tổng ô nhiễm thế nào, tăng giảm, thay đổi, định lượng thế nào không thấy nói, toàn là định tính ạ. Thế mà chương 4 cũng thấy đưa vào các kiểu mô hình, mô hình toán nghe rợn cả tóc gáy. Cái An Nhơn mà cậu khen ấy, tớ thấy báo cáo có dùng mô hình nghe bắt sướng tai, nào EPC ư, nào GEMIS ư, chỉ nêu tên thôi có thấy dùng đâu, biểu đồ toàn dùng để hiển thị giá trị quan trắc các năm khác, lừa ai đây. Cho nên tốt nhất đừng mất công phân tích mà chê bai nó, nó có phải là **C đâu mà cậu dùng.
    Mà nên nhớ, các phương pháp ma trận, mạng lưới chỉ dùng để screening thôi, ngay bây giờ báo cáo ĐTM đã không chỉ dùng những phương pháp ấy nữa rồi, đừng nói đến **C
    Thêm một vài ý nhỏ về cái bài của đồng chí post ở trên bài này:
    5 % tổng chi phí cho một dự án phát triển là QUÁ NHIỀU, QUÁ ĐỦ để thực hiện một báo cáo **C. Nên nhớ đến đối tượng phải làm **C của điều 14 Luật BVMT. Đầu tư 1 tỷ đồng đã có 50 triệu viết **C rồi, hỏi ông thầy của đồng chí xem, chắc ông ấy cũng đã từng môi giới các dự án viết ĐTM < 10 tr rồi đấy. Mà có dự án phát triển to tướng nào chỉ có 1 tỷ được. Thử tưởng tượng xem, cái đường HCM ấy, vốn đầu tư 400 triệu USD, 5% của nó là 20 triệu USD, đủ mua được 6, 7 cái INEST nhà đồng chí + tất cả người làm việc trong đó nữa cơ.
    Hội đồng thẩm định thì buồn cười, trong luật nó đề cập đến như thế, đồng chí với ông thầy còn đòi hỏi cái gì nữa. Đấy là thành phần đầy đủ nhất roài, còn tuỳ theo mức độ dự án mà người ta điều chỉnh chứ. Đừng quên đây là văn bản luật, chỉ mang tính cover chứ không thể mang tính chi tiết. Nếu cậu muốn thì có thể đề nghị Bộ ra một cái thông tư riêng, hướng dẫn xem dự án tần này, tần này tiền thì có thành thần dư thế này, dư thế này. Nhưng nếu mà Bộ ra được cái thông tư như thế thì tớ đoán chắc cũng phải là cái thứ 100, 200 hoặc 1000 để giải thích rõ thêm cái LBVMT đấy.
    [/quote]
    Thanhks Bác nhận xét rất chân thành và nhiệt tình.
    Thật ra là 2 cái **C em nêu trên em thấy rất không ổn chút nào với lại đang thực tập ở đây nên ko dám phê phán nhiều lắm. May có bác giải thích tại sao 2 cái huyện khỉ ho cò gáy này lại làm **C vì thật ra là **C là ở cấp độ cao hơn nhiều.
    Đây là 2 cái em phải phân tích trong báo cáo thực tập mới nộp cho bác THầy nên ko dám phê phán nhiều mà chỉ dám nói qua qua thôi. Chứ thật ra là đọc hai cái này em thấy quá là ko ổn. Nói chung là em đồng ý với bác là 2 cái **C này là đồ bỏ thậm chí em thấy cái **C làm cho vùng kinh tế trọng điểm của vùng Kinh tế Bắc Bộ cũng chẳng ra sao cả.
    Còn về mấy cái Luật BVMT 2005 và Quyết định 13/2006/QĐ-BTNMT mà em nêu trên là em đọc thấy có bất cập thôi chứ chẳng có ai bảo em cả. Chỉ là suy nghĩ của bản thân em thôi. Post lên để mọi người xem xét thế nào. Theo Pác là liệu có đưa vào phần những vấn đề cần xem xét của luật dc ko. Vì em thầy nếu có dự án lớn giả sử như vùng kinh tế trọng điểm chẳng hạn thì hội đồng thẩm định có thể lên đến trăm người, liệu có ổn ko? Còn với dự án có vồn đầu tư nước ngoài với chủ đầu tư là nó thì bác cho em biết ý kiền về hội đồng thẩm định nó thế nào? Một điểm nữa là **C cho các dự án xuyên quốc gia thì mình giải quyết ra sao vì em thầy tất cả các văn bản luật đều chưa đề cập? Mặc dù cái này ngoài khuôn khổ đề tài của em nhưng xin bác giải đáp nhé.
    Thanks Bác đã cho biết thông tin về cái ma trận và mạng lưới. Thế mà bác thầy em hôm trước vấn khoái cái ma trận, Hì để hôm nào em hỏi thử vậy.
    Em có câu hỏi này nhé : Trong các công trình xây dựng thì 10% là thiết kế vậy bác cho em hỏi trong dự án thì đầu là phần thiết kế (giống kiến trúc ấy) để từ đó ta có thể bóc tách và phân tích chi phí cho **C bao nhiều là đủ chứ em thấy nói suông thế ko ổn chút nào vì 10t cũng làm dc mà 100t cũng làm dc thì hỏi là cái mốc bao nhiều là hợp lý nhất .
  9. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Riêng cái vàng vàng tớ bôi thì chịu, chả biết đồng chí lấy thông tin từ đâu ra. Các công trình xây dựng cũng chia theo từng loại công trình cụ thể: dân dụng, công nghiệp, nhà ở, đường sá, cầu cống, v.v., mỗi loại thì lại có một thiết kế phí riêng, tỷ lệ thiết kế phí càng cao khi giá trị đầu tư xây dựng công trình càng nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ thiết kế phí không bao giờ được đến 10 % cả, thông thường chỉ khoảng 2-trên 3 %, mà trên 3 % có nghĩa là công trình có vốn đầu tư rất thấp rồi.
    Ý trao đổi 1 của đồng chí về thành phần hội đồng thẩm định thì chắc không có gì phải lo cả, vì lấy đâu ra cho đủ, tuỳ theo dự án và số bên liên quan mà người ta giới hạn thành viên hội đồng thẩm định thôi, mỗi thành viên này lại có thể đại diện cho một bên liên qua. Tưởng tượng rằng nếu theo đúng quy trình, thì mỗi stakeholder đều được phát một bản dự thảo **C để cho nhóm chuyên gia của stakeholder đó lập ra cho dự án này nhận xét, phản biện, và theo đó, lúc họp thẩm định thì chỉ cần một hai đại biểu đến công bố nhận xét, phản biện là đủ. Bản thân hội đồng thẩm định chỉ là đầu mối thu gom trao đổi các ý kiến phản biện và thẩm định xem bên thực hiện có trả lời đầy đủ và hợp lý các ý kiến đó không mà thôi.
    Dự án có chủ đầu tư nước ngoài hay trong nước thì cũng tương đương về mặt pháp lý trong việc lập **C. Về nguyên tắc thì cũng ít thôi, vì có mấy ông nước ngoài thò được mặt vào làm chủ đầu tư cho các dự án tầm cỡ chiến lược phát triển quốc gia hoặc liên vùng được đâu, nên đừng nghĩ gì thêm về hướng này.
    **C cho các dự án xuyên quốc gia thì lại càng ít hơn. Cái gần nhất cậu có thể tham khảo là từ Uỷ ban sông Mekong, tuy nhiên theo nguyên tắc là làm theo các thoả thuận chung đã cam kết thôi, chứ ở đây không thể nước nào theo luật của nước ấy được. Thằng TQ xây đập trên sông MK kìa, mà có ai làm gì được đâu. Cái này, theo tớ cũng chẳng cần phải quan tâm nhiều đến làm gì.
    Thêm một ít thông tin về phương pháp ma trận cho đồng chí tham khảo, mặc dù đã chắc chắn được học từ môn ĐTM rồi:
    Danh mục (checklist) và ma trận (matrix) được xếp loại kỹ thuật đánh giá đơn giản nhất, chỉ dùng cho quá trình screening của một dự án. Về mặt bản chất thì ma trận kế thừa danh mục và là sự kết hợp của hai đến nhiều danh mục (4).
    Ưu điểm:
    - Phương pháp ma trận có ưu điểm là đã xác định được mối quan hệ của hành động và ảnh hưởng, trình bày dễ hiểu.
    - Đơn giản, sử dụng rộng rãi, không đòi hỏi quá nhiều số liệu môi trường.
    - Cho phép phân tích rõ ràng tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố môi trường.
    Nhược điểm:
    - Không phân biệt được các tác động trực tiếp và gián tiếp, lâu dài và tạm thời, chưa xét được diễn biến theo thời gian của các tác động.
    - Chưa xem xét đến tương tác qua lại giữa các tác động với nhau.
    - Việc xác định tầm quan trọng của nhân tố môi trường, chỉ tiêu chất lượng môi trường còn mang tính chủ quan.
    - Việc qui tổng tác động của một phương án vào một con số không giúp ích thiết thực cho việc ra quyết định.
    - Sự phân biệt khu vực tác động, giảm thiểu các tác động không thể hiện trên ma trận.
    Do các nhược điểm nói trên của phương pháp, người ta đã cải tiến theo hướng không tổng hợp các tác động mà xét riêng từng tác động, mà điển hình là phương pháp đánh giá tài nguyên nước (Water Resource Assessment Method). Điểm khác biệt của phương pháp này với phương pháp ma trận truyền thống là các chỉ số chất lượng môi trường, mức độ tác động, tầm quan trọng của tác động được xét theo từng đề án cụ thể, bởi những chuyên gia quen thuộc với các dự án cùng loại và điều kiện địa phương. Các số nói trên được biểu thị bằng số tương đối. Số đo từng tác động được giữ riêng để xét phương án có tính đến việc tránh hoặc hạn chế các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, phương pháp này không thể khắc phục được trọn vẹn các nhược điểm nêu trên.
    Nhằm khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp ma trận, ở Canada, người ta đề xuất một kiểu ma trận mới, gọi là ma trận có thành phần của tính tương tác (Component Interaction Matrix). Cùng với ma trận Leopold gồm danh mục về hành động và nhân tố môi trường, người ta bổ sung thêm một ma trận mới, riêng cho các nhân tố môi trường với nhau, để xác định những nhân tố môi trường có ảnh hưởng nhiều đến các nhân tố khác, từ đó xác định tầm quan trọng của nó. Sử dụng các phép tính đại số tuyến tính với những tư liệu nói trên có thể tính ra được các tác động thứ cấp.
    Một số cải tiến khác về định thứ bậc của tác động, hoặc của ảnh hưởng cũng đã được đề xuất, như định bậc theo 4 kiểu: định danh (Nominal), định thứ tự (Ordinal), định khoảng (Interval) và định tỷ lệ (Ratio) cũng đã được đề xuất và vận dụng
  10. map1

    map1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Chả biết ai là người đầu tiên viết tắt 3 cái chữ **C nhỉ? Tớ rất hay nhầm thành ***. Tệ quá.

Chia sẻ trang này