1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cà?c bà?c giù?p em vĂ??? mĂ?̣t bà?i tĂ?̣p ,trươ??ng hợp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi uron_86, 23/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. uron_86

    uron_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    1.549
    Đã được thích:
    1
    Càc bàc giùp em vĂ? mẶt bà?i tẶp ,trươ?ng hợp

    Một công ty X bán ???500 máy tính cho công ty Y (2 công ty na?y ở hay nước khác nhau ).

    Chẳng may 40% số máy tính bị hỏng và người mua trả lại trong vòng 6 tháng.Người bán thay thế các máy bị hỏng theo điều kiện bảo hành đã quy định trong hợp đồng. Vì tỷ lệ hư hỏng cao ,người mua muốn huỷ hợp đồng . Hợp đồng không quy định gì về việc huỷ hợp đồng .Người mua phải nghiên cứu luật áp dụng cho hợp đồng .
    Nếu áp dụng luật của nước công ty Y (người mua) thì luật mua bán của bên nước Y quy định như sau "

    "Huỷ hợp đồng.
    Nếu người bán giao hàng có chất lượng xấu đến nỗi các khiếu nại theo điều kiện bảo hành là quá nhiều thì người mua có thể trả lại hàng cho người bán và nhận lại số tiền đã trả cho hàng hoá đó."

    Nếu luật áp dụng là luật của nước X thì ,ngược lại ,việc nay đc giao cho toà án xét xử quyết định.Thực tiễn xét xử của toà án nước X đã chấp nhận 2 án lệ sau đây:
    Thứ nhất :
    500 máy tính đc nhập về thì có tới 30% máy bị hỏng .Thẩm phán quyết định cho phép người nhập khẩu huỷ hợp đồng ,trả lại máy và lấy lại tiền.
    Thứ 2.
    Người mua đã mua 1000 máy tính trong đó có 400 máy hỏng .THẩm phán đưa ra giải pháp là nếu người xuất khẩu nước ngoài sửa chhữa máy hỏng thì người nhập khẩu trong nước không đc hủy hợp đồng.

    Câu hỏi:
    1.Nước nào trong 2 nước trên áp dụng luật common law?
    2.nếu luật áp dụng là luật nước Y thì công ty nào sẽ thắng kiện?
    3.Giả thiết luật áp dụng là luật nước Y thì án lệ nào trong hai án lệ trên đưa ra một phán quyết đúng cho vụ tranh chấp liên quan đến mua bán 500 máy tính giữa công ty x và y nói trên.


    Lời giải của em như sau:
    1.Nước X là nước áp dụng luật Co mmon law ,vì các nước theo Com mon law thì thường coi án lệ là một nguồn luật khi xét xử.


    2.Nếu áp dụng lluật của nước Y thì công ty Y sẽ thằng, tuy nhiên ở đây em hơi thắc mắc về tỷ lệ hỏng hóc của hàng hoá, đề bài không đưa ra rõ ràng quy định của bảo hành :bao nhiêu phần trăm thì là quá nhiều .

    3.
    Em sẽ chọn án lệ thứ 2 vì có tỷ lệ hỏng hóc chính xác với thực tế đã xảy ra (tỷ lệ hỏng hóc là 40 %).

    Tình huống em đặt ra là từ một bài tập trên lớp ,mong các anh chị trên này chỉ giáo !.Xin cảm ơn các anh ,chị và các bạn rất nhiều
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bạn quên yếu tố vận chuyển và bảo hiểm.
  3. uron_86

    uron_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    1.549
    Đã được thích:
    1
    cảm ơn bạn đã trả lời, đề bài đc thầy giáo đưa ra ,và có lẽ là muốn tập trung vào chế tài huỷ hợp đồng và luật áp dụng, có thể thầy quên đưa ra giả thiết" không nên xét điều kiện về vận chuyển vào bài tập chăng "/
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Không đầy đủ thông tin, liệu có giải quyết tình huống được chăng?
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Hì, ngứa miệng nói chơi.
    1. Học ở đâu mà giáo viên lại có kiểu ra đề oái oăm thế, nếu thế thì hỏi thẳng luôn đáp án đi.
    2. Nước nào áp dụng common law: chỉ vài thông tin như thế thì suy đoán thế nào? Kể cả cho áp dụng án lệ thì việc đó không phải là máy móc, áp dụng án lệ phải chứng minh là trường hợp tương tự (phần ratio).
    3. HĐ có điều khoản cho phép đơn phương huỷ HĐ không, có điều kiện miễn trừ trách nhiệm của người bán không?
    4. HĐ có điều khoản chọn luật áp dụng không, ký ở đâu, thực hiện ở đâu, có xác định cơ quan tài phán không...?
    5. Các bên trong HĐ có là pháp nhân thuộc quốc gia tham gia công ước nào không để tìm ra luật điều chỉnh.
    6. Vận chuyển và bảo hiểm.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 23/09/2007
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (nhân tiện, trước khi trả lời câu hỏi này, sorry hôm nay tớ phải trả lời bẳng PM và trên website câu hỏi luật di trú cho nên không có thời gian viết bài cho Pretty tiếp tục về học và làm luật ở common law, việc này tạm dừng)
    (i) Lý do mà tớ tặng cho bài của anh TT liên tục 5 sao hai bài là vì tớ đồng quan điểm vói anh TT là câu hỏi này hỏi ngắn vậy mà kiêu trả lời là chỉ có chết mà thôi rất khó trả lời. Tuy nhiên, anh sẽ trả lời cho câu hỏi của em sau khi anh đã trả lời câu hỏi trong room của anh đã quản lý từ lâu.
    (ii) Anh post bài trong đây là vì anh muốn một bạn (bất kể là ai) nếu muốn anh áp dụng IRAC vào bài này trong hợp đồng này xin vui lòng nếu có thể dành thời gian chế thêm facts cho anh trong case này.
    (iii) Anh cần facts chế ra phải có thông tin thêm như sau:
    + Thoả thuận hai bên lúc đầu trước khi có hợp đồng, nói với nhau thế nào có representation (hứa hẹn) nào hay không.
    + Nói chi tiết ra cho anh biết một bên muốn huỷ hợp đồng là thế nào, làm sao, nói huỷ hay viết thư, có trao đổi gì qua lại không hay im luôn, vân vân, vui lòng chi tiết việc này.
    + Nếu được vui lòng cho biết người mua muốn gì, muốn bồi thường (damages) hay muốn tiếp tục hợp đồng (specific performance with an injunction order in equity?)
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0

    (i) Uron, xin lỗi em anh đã không thể viết bài sớm hơn cho em được vì thời gian anh chỉ có bao nhiêu đó và anh phải trả lời câu hỏi ở những room khác anh đã quản lý từ lâu. Trong câu hỏi của em, theo anh thấy, đó là một câu hỏi không hoàn chỉnh và vì thế anh không thể nào dùng IRAC để phân tích nó được hoàn hảo làm một ví dụ cho bài viết về IRAC của anh. Trong trường luật anh học và trong thực tế cuộc sống, một vấn đề về cọntract không phải đơn giản như vậy và nếu trường nào của em chỉ dạy em như vậy và hỏi em một câu hỏi củ chuối như câu hỏi số 1 (mà không bao giờ trong cuộc sống thực tế client vào hỏi em một câu như vậy) và nếu đây là trường luật thì em nên xem lại việc mình vào học trường này. Một trường luật tốt sẽ là trường mà họ dạy cho em với những case trong thực tế mà họ nghĩ rằng client sẽ hỏi em.
    (ii) Anh không trả lời câu hai. Nếu em cần anh phân tích câu này em cho anh biết.
    (iii) Câu ba là câu anh muốn nói với em như sau:
    (a) Câu trả lời của anh là không chọn case này hết vì không đủ thông tin để biết. Lý do anh ghi ngay bên dưới đây cho em hiểu. Anh nghĩ rằng người hỏi em rất có thể là không biết cases được áp dụng như thế nào ở common law system (suy nghĩ chủ quan có thể sai):
    + Trong common law, khi người ta đưa một case ra cho em để áp dụng em phải nghĩ ngay đến những điểm sau đây trước khi áp dụng nó:
    ++ Một, phải có ratio decidendi hoặc là obiter dicta cung cấp cho case (google từ này). Muốn áp dụng một case phải đọc ratio vì đó là lý do quan toà giải thích vì sao họ phán quyết như vậy. Đó cũng là lý do vì sao trước đây anh nói ai chưa đọc cases của common law để hiểu reasoning của judges thì không nên nói mình hiểu common law. Họ chỉ mới hiểu trên bề mặt ở bên ngoài. Nếu không sinh viên luật không cần phải khổ sở đọc hàng chục trang một case của quan toà. Họ đọc là vì họ phải biết đâu là ratio đâu là obiter để argue cho case của họ cho client.
    ++ Hai, một case chỉ có tác dụng với facts về sau nếu phán quyết đó của quan toà nằm trong cùng một hierarchy của toà với nhau. Anh ví dụ, phán quyết của toà cấp liên bang không ăn nhậu gì (no binding) của toà County Court ở cấp tiểu bang nếu hai thằng đó không cùng một hierarchy với nhau. Về vấn đề này em sẽ học từ binding và persuasive. Một phán quyết chỉ binding khi cùng trong một nhánh anh ví dụ từ Magistrate Court một vấn đề hình sự appeal lên Supreme Court single judge hoặc full-bench thì phán quyết của cái sau ratio của nó sẽ binding với những case sau cùng một facts ở toà cấp dưới cùng một nhánh (Magistrate in this case). Trong thông tin của em đưa, anh không có facts về việc này làm sao anh biết case nào apply.
    ++ Ba, một facts của case hiện tại (case của em) chỉ dùng được precedents (phán quyết đã có) khi nó có cùng facts với nhau gọi là following nếu không judges sẽ distinguish nó và cho ra ratio mới. Trong câu hỏi của em cũng không thấy được full facts chỉ thấy quyết định cuối cùng nên không dùng được.
    Có gì anh nói mà không hiểu thì hỏi lại anh về cách dùng precedent chứ không phải kiểu nói lấy case ra là dùng được đâu. Nếu em muốn anh nói chi tiết cho hiểu về những nguyên tắc pháp lý của termination of a contract thì cho anh biết (bao gồm express clause, frustration, repudiation (anticipatory breach and actual breach), breach of an essential term, and time is of the essence).
  8. uron_86

    uron_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    1.549
    Đã được thích:
    1
    dạ vâng ,cảm ơn anh analyst nhìeu lắm, đây là khoảng thời gian em mới đc học lụât chuyên ngành (pháp lụât trong hoạtđộng kinh tế đối ngoại) ,kíến thực còn hạn chế nên cũng chỉ biết nghe các anh phân tích lại :).
    Đến đây mới biết là bài của em đưa ra là thiếu nhiều tình tiết như vậy.Nhưng thực tế đúng là đây là một bài tập thầy đưa ra để cho sinh viên làm .Có thể ở bài tập này thầy có dụng ý muốn thử khả năng phân tích ,tự giả thiết các tình huống có thể xảy ra chăng.
    Một lần nữa xin cảm ơn anh đã phân tích cho em sự thiếu sót của đề bài.

Chia sẻ trang này