1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cà?c già?i phà?p !

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 21/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Càc già?i phàp !

    Ba giải pháp chống thiếu điện trong 2 năm tới



    Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra 3 giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện trên toàn quốc trong hai năm 2006 và 2007.

    Ba giải pháp này gồm: Đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện mới, nâng cấp và vận hành hợp lý các nhà máy điện, và có khả năng mua thêm điện từ Trung Quốc.

    Tổng Cty đang đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành đường dây 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh trước tháng 5 tới và đường dây 500kV Hà Tĩnh - Thường Tín trước tháng 9.

    EVN sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện Sê San 3 (vận hành quý 1/2006) và nhiệt điện Uông Bí mở rộng (6/2006), đồng thời đẩy nhanh tiến độ công trình thủy điện Pleikrong để tích nước vào tháng 9/2006, nhằm tăng công suất của nhà máy thủy điện Yaly.

    EVN cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ nhà máy điện Cà Mau và đảm bảo cung cấp khí. Tổng Cty đang đề nghị Tổng Cty Dầu khí Việt Nam (PV) đẩy nhanh tiến độ đường ống cấp khí và nhà máy để có thể đưa vào vận hành các tổ tuabin khí của nhà máy điện Cà Mau vào tháng 7/2006.

    Bên cạnh đó, EVN sẽ tăng cường thực hiện tốt chế độ sửa chữa và vận hành hợp lý các nhà máy điện, chuẩn bị sẵn sàng lò, máy và thiết bị nguồn lưới để đảm bảo vận hành ổn định.

    EVN cũng đã tính tới giải pháp tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc từ nhà máy thủy điện Ma Lu Tang qua cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. Có khả năng từ năm 2006, Việt Nam sẽ đàm phán mua thêm khoảng 300-400MW từ Trung Quốc, khi Trung Quốc xây dựng và đưa vào vận hành một loạt nhà máy điện tại tỉnh Vân Nam.
  2. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Ngành điện muốn có chỉ thị tiết kiệm điện

    Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN Đào Văn Hưng mở đầu cuộc họp về tình hình cung cấp điện chiều 28/4 bằng câu nói "xót xa" khi thấy những con đường vẫn sáng đèn vào buổi sáng. Ông Hưng nói rằng chưa bao giờ nguy cơ thiếu điện cận kề như hè này, nhưng hiện EVN chưa có chủ trương cắt điện.
    - Tình hình thiếu điện nghiêm trọng đến mức nào thưa ông?
    - Do hạn hán kéo dài, tổng lượng nước thiếu hụt so với kế hoạch là 3.581 triệu m3 (tương đương 976 triệu kWh điện), trong đó miền Bắc gồm hồ Hoà Bình và Thác Bà thiếu hụt 1.840 triệu m3, miền Trung thiếu hụt 445 triệu m3, miền Nam thiếu hụt 1.296 triệu m3. Các hồ thủy điện như Trị An, Thác Mơ và Đa Nhim có lượng nước thấp chưa từng quan trắc được từ năm 1952 đến nay. Hồ lớn nhất là Hoà Bình lưu lượng nước về thấp hơn mức trung bình tới 40%.
    Trong khi đó, phụ tải hệ thống điện quốc gia vẫn tăng trưởng với tốc độ rất cao, gần 15% so với cùng kỳ, đặc biệt tiêu thụ cuối tháng 4 tăng vọt do nhiệt độ cao.
    - Với tình trạng thiếu nước như vậy, EVN có ngừng phát điện nhà máy Hòa Bình không?
    - Do nước về không dự đoán được trước với độ chính xác cao, cũng như đề phòng sự cố các tổ máy nhiệt điện than ở miền Bắc, mực nước Hòa Bình sẽ được giữ trong khoảng từ 87 đến 89 mét. Hồ Hòa Bình dự kiến khai thác 8 đến 9 triệu kWh/ngày từ nay đến 10/5. Trong trườg hợp lũ tiểu mãn không về trong nửa cuối tháng 5, có thể giảm khai thác xuống 6 triệu kWh/ngày nhằm giữ tối thiểu một tổ máy Hòa Bình phát cho đến khi có lũ về. EVN không có kế hoạch ngừng phát điện thủy điện Hòa Bình.
    Để tích nước các hồ lên mức nước dâng bình thường vào 31/12, các nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu FO phải chạy tối đa trong các tháng 11, 12 thậm chí phải mua sản lượng điện cao của các nhà máy ngoài ngành với giá cao (hơn 9.200 tỷ đồng). VN sẽ tăng cường mua điện của Trung Quốc thêm 100 MW từ tháng 7 tại các điểm Hà Giang, Móng Cái, Quảng Ninh.
    - EVN lấy nguồn tài chính ở đâu khi các ngân hàng đã cho vay vượt quy định?
    - Năm nay, chúng tôi dự kiến vay gần 15.000 tỷ đồng. Hiện chỉ có 3 dự án đang thiếu vốn. Để có đủ tiền trang trải, chúng tôi dự kiến phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, đẩy nhanh cổ phần hóa để huy động thêm 10.000 tỷ nữa, song song thực hiện các biện pháp khác như mua thiết bị trả chậm...
    - Thiếu điện, vậy EVN đã chuẩn bị lịch cắt điện như thế nào?
    - Tình hình trước mắt có thể cầm cự được nên EVN chưa đưa ra lịch cắt điện, mà thực hiện một số biện pháp cấp bách. Thứ nhất, theo dõi tình hình thủy văn nguồn và phụ tải để bám theo đường điều tiết các hồ. Ưu tiên khai thác trước thủy điện miền Nam do việc giữ nước các hồ miền Nam dễ dàng hơn. Thứ hai, không thực hiện sửa chữa các nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu FO trong các tháng 4, 5, thậm chí cả tháng 6, trừ trường hợp sự cố. Ngoài ra EVN cũng đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành đường dây 500 kV mạch 2.
    Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là tiết kiệm điện. Hiện nay có khoảng 12,4 triệu hộ sử dụng điện, nếu mỗi gia đình tắt một bóng neon 40W thì cả nước giảm gần 500 MW. Hệ thống đèn thiết bị trang trí trong nhà và ngoài trời cũng tiêu thụ công suất rất lớn. EVN đề nghị giảm 50% thiết bị nói trên, sẽ giảm được khoảng 200 MW.
    - Vậy EVN sẽ kêu gọi tiết kiệm điện bằng cách nào?
    - Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành và UBND các tỉnh tăng cường tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện tại các công sở, giảm bớt điện cho chiếu sáng đô thị và biển quảng cáo. Chẳng hạn, thực hiện chế độ đóng muộn tắt sớm hoặc giảm bớt số lượng đèn chiếu sáng trên hệ thống đèn đường.
    Chúng tôi cũng đã đề nghị Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng đưa ra chỉ tiêu về tiêu thụ điện cho công nghiệp và xây dựng
  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Tiết kiệm - giải pháp sống còn đối phó thiếu điện
    Sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam họp báo gấp, thông báo các biện pháp tiết kiệm điện.
    Trong cuộc họp báo đang diễn ra, Tổng công ty đưa ra các giải pháp sau:
    Từ 22/5, cắt điện đường dây 500KV đà Nẵng Hà Tĩnh mạch 1 để đấu nối đường dây mạch 2 vào hệ thống, sẽ cung cấp 4 triệu KW/h/ngày từ Nam ra Bắc.

    Tổng công ty sẽ phối hợp với địa phương, khách hàng thực hiện biện pháp nghiêm ngặt về tiết kiện điện. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm tập trung cho các ngành thiết yếu và an ninh quốc phòng
    Cùng với việc tăng cường mua điện của Trung Quốc, các ngành khí, than phải cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho các nhà máy điện.
    Tổ máy số 2 của nhà máy nhiệt điện Na Dương cần đưa vào vận hành cuối tháng 12/2005.
    Tin tư? Điện Lực Việt Nam va? báo Vietnamnet
  4. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Mua thêm gần 200 MW điện của Trung Quốc
    Cuộc họp của lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) với giám đốc một số đơn vị thành viên vừa diễn ra tối 4-5 đã đi tới quyết định: tăng sản lượng điện mua của Trung Quốc từ hơn 200 MW như hiện nay lên 400 MW.
    Lãnh đạo EVN yêu cầu Công ty Điện lực 1 phối hợp với điện lực các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang... triển khai ngay việc đầu tư, nâng cấp mạng lưới từ 110 kV hiện nay lên 220kV để sớm nâng sản lượng điện mua của Trung Quốc nhằm bù đắp vào sản lượng điện thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện.
    Cuộc họp nói trên cũng đi đến thống nhất đẩy nhanh tiến độâ thi công, hoàn thành nốt các công đoạn để đấu nối đường dây 500 kV thứ hai, đoạn từ Đà Nẵng đến Hà Tĩnh vào dịp 19-5.
    Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thúc đẩy khai thác dầu thô với sản lượng hợp lý và tăng lượng khí cung cấp cho các nhà máy điện chạy khí; bảo đảm tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm: Khí - điện - đạm Cà Mau, Lọc dầu Dung Quất, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La...
  5. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Làm sao đủ điện? Nhập khẩu!
    Suốt tuần qua, mất điện luôn là đề tài nóng nhất của các báo, nóng hơn cả ... kỳ họp Quốc hội. Ngay khi bài viết của chuyên gia Bùi Văn (Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam) đến với chúng tôi, VietNamNet cũng đang trong tình trạng mất điện nên bài viết đã không thể xuất hiện sớm như mong muốn. Và vì thế, chúng tôi càng tâm đắc với ý kiến của tác giả: giải pháp để có điện nhanh và hợp lý nhất trong thời buổi hội nhập là: nhập khẩu (thay vì chờ đợi các phản ứng khác của nền kinh tế theo kiểu tự cung, tự cấp).


    Điện, công nghệ, và hội nhập
    Việc mất điện có lẽ đã trở thành ký ức xa xưa của người Hà Nội. Dường như đã xa lắm rồi, khi đèn điện phụt tắt thì mọi người thản nhiên đi thắp ngọn đèn dầu. Và khi nghe một tiếng reo ?oA a a...? kéo dài ngoài phố, tự nhiên mọi người hiểu là điện đã có trở lại.
    Nhưng câu chuyện đã quay trở lại từ tuần qua. Có hai điều làm cho việc cắt điện được đặc biệt chú ý hơn so với trước đây. Thứ nhất, lịch cắt điện được công khai minh bạch. Lý do cắt điện được giải thích rõ ràng. Biện pháp giải quyết cũng được công bố: tăng cường tải điện từ miền Nam, đàm phán mua điện của Trung Quốc, và chờ... mưa lũ. Thứ hai, cuộc sống người dân ngày nay đã gắn quá chặt với điện, từ ngọn đèn chiếu sáng đến chiếc máy bơm nước lên tầng cao, từ cái nồi cơm điện đến chiếc điện thoại ?omẹ bồng con? mà mất điện trở nên vô dụng, từ chiếc ti-vi để xem bóng đá quốc tế đến dàn máy lạnh để được ngủ đắp chăn giữa mùa hè. Quan trọng hơn nữa là công việc kinh doanh và việc làm của bao người đang gắn chặt vào điện.

    Bản chất của công nghệ

    Công nghệ và kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về điện càng tăng. Ước tính năm 2003 bình quân mỗi người dân Việt Nam sử dụng 500 kWh. Con số này ở Trung Quốc là 1250 kWh, và ở Thái Lan là 1650 kWh. Có lẽ chẳng cần bàn đến các con số của Singapore, Nhật Bản hay ở Âu ?" Mỹ, cũng đủ thấy nhu cầu của ta còn tăng nhiều nữa.
    Thiếu điện cũng thể hiện bản chất của công nghệ. Thứ nhất, lương thực hay sắt thép có thể dự trữ trong kho được, nhưng điện thì không thể. Thứ hai, để bổ sung cho công suất điện thiếu hụt thì phải mất hàng năm trời xây dựng (tất nhiên có cách nhanh hơn là ra chợ mua ngay một chiếc máy phát mi-ni, nhưng rõ ràng đây không phải là cách giải quyết hệ thống). Thứ ba, nhiệt điện thì điều hòa quanh năm nhưng phải đốt dầu hay than đắt đỏ, thuỷ điện chỉ dùng nước trời cho nhưng phải lệ thuộc vào thời vụ và tính tình của ông trời. Không may là mùa nước cạn của ta lại chính là mùa nóng bức nhất và nhu cầu dùng điện lên cao nhất.
    Ngành điện đã hết sức nỗ lực trong việc tăng phạm vi bao phủ của mạng lưới cấp điện, trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong sản xuất và tiêu dùng. Đây là một bài toán rất khó với nhiều biến số: huy động vốn, cân đối năng lực sản xuất điện và truyền tải điện, dự báo nhu cầu, và cả dự báo... thời tiết.
    Hiện nay thủy điện chiếm 46% sản lượng điện của Việt Nam. Nghĩa là, gần một nửa sản lượng điện của ta phải tùy thuộc vào tính nết của ông trời. Nếu xét đến các biện pháp điều hòa lượng nước dự trữ cho thủy điện, tính đến mùa khô vẫn còn khoảng một phần tư đến một phần ba nhu cầu điện của ta phải chịu rủi ro thời tiết.
    Nếu đầu tư nhiệt điện để cung cấp bù cho thuỷ điện khi nước cạn, chúng ta sẽ mất một phần tư công suất phát điện (tương đương hàng tỉ đô la đầu tư) chỉ để hoạt động trong một tháng khô hạn và nằm chơi không trong những tháng còn lại. Một tháng hoạt động nhưng phải chịu khấu hao mười hai tháng sẽ đẩy giá thành lên quá mức có thể chấp nhận được.
    Tác động của hội nhập
    Một yếu tố nữa nên được sớm đưa vào bài toán. Đó là yếu tố hội nhập.
    Theo thống kê chưa đầy đủ, thế giới này có 85 nước đang xuất khẩu điện, 99 nước đang nhập khẩu điện, trong đó có 75 nước vừa xuất vừa nhập. Ngay cạnh chúng ta, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 11 tỉ kWh điện và nhập khẩu 2,5 tỉ kWh, Thái Lan hàng năm xuất khẩu 200 triệu kWh và nhập khẩu 600 triệu kWh. Người ta đã sử dụng hội nhập để giải bài toán mất cân đối cung cầu theo không gian và theo thời gian. Đối với ta, việc nhập khẩu điện đã được đề ra trong chiến lược phát triển điện, nhưng đến nay vẫn ở mức đang... thương lượng. Dù cho giá nhập khẩu có thể cao, vẫn không thể cao hơn giá thành của một nhà máy mà mỗi năm chỉ vận hành một tháng.
    Mở rộng ra, nhiều vấn đề kinh tế nên được xem lại trên quan điểm hội nhập. Đến nay tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 140% tổng thu nhập quốc dân. Xét theo con số này, chúng ta thuộc hàng hội nhập cao trên thế giới. Nhưng dường như ở vài lĩnh vực đâu đó vẫn còn quan điểm tự cung tự cấp. Nếu nước nào cũng tự chủ về điện, Trung Quốc xuất khẩu điện cho ai? Nếu ai cũng nhất định tự chủ về lương thực, Việt Nam chẳng thể nào xuất khẩu gạo nhiều như hiện nay. Tự cung tự cấp để bảo đảm an ninh cũng là một lập luận, nhưng nên xét tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý. Cái giá phải trả cho tự cấp 100% thường là rất cao.

  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Mưa nhân tạo, giải hạn hồ Hòa Bình: Cần 6 triệu đô
    Sáng 27-5, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học về mưa nhân tạo do Viện Khí tượng Thủy văn tổ chức. Tại hội nghị, PGS-TS Vũ Thanh Ca, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (Viện Khí tượng Thủy văn), khẳng định: Có thể giải hạn cho hồ Hòa Bình bằng mưa nhân tạo.
    . Phóng viên: Xin ông cho biết, làm mưa nhân tạo có thể giải hạn cho hồ Hòa Bình không?
    [​IMG]

    PGS-TS Vũ Thanh Ca (Ảnh: TT)

    - PGS-TS Vũ Thanh Ca: Việc làm mưa nhân tạo có thể giúp tăng lượng nước phục vụ đời sống, sản xuất, chống hạn hay phòng chống cháy rừng... Đặc biệt là có khả năng kéo dài mùa mưa để dự trữ nước cho mùa khô. Nếu được đầu tư hoàn chỉnh về thiết bị và công nghệ làm mưa nhân tạo phù hợp sẽ giải hạn được thủy điện Hòa Bình ở thời điểm mùa khô. Để làm mưa nhân tạo cần có 2 yếu tố là cơ sở hạ tầng (thiết bị, công nghệ làm mưa nhân tạo...) và nhân lực. Hiện tại, đồng bằng trung du Bắc Bộ được xem là thuận lợi nhất để làm mưa nhân tạo với số liệu nghiên cứu khí tượng được tích lũy từ nhiều năm nay, cộng thêm mạng lưới trạm quan trắc được phủ kín hơn các khu vực khác và điều kiện mây thuận lợi (yếu tố quan trọng nhất để làm mưa nhân tạo).
    . Vậy cần bao nhiêu tiền để làm mưa nhân tạo?
    . Theo tính toán của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, nếu thiếu 1 KWh điện thì nền kinh tế thiệt hại 0,5 USD. Hiện mỗi ngày VN thiếu 6 - 7 triệu KWh, nghĩa là mất 3 triệu USD/ngày. Vậy tại sao chi 6 triệu USD làm mưa nhân tạo để giải hạn cho hồ Hòa Bình chúng ta chưa dám đầu tư?
    - Kinh phí nhiều nhất là mua sắm các thiết bị ban đầu gồm máy bay, radar và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với khoản tiền từ 5 - 6 triệu USD. Hiện tại, VN đã có máy bay đủ để làm mưa nhân tạo, còn radar rẻ nhất (Mỹ) khoảng 2 triệu USD, còn lại là các thiết bị khác và công nghệ làm mưa. Những thiết bị này có thể hoạt động trong 20 năm tới mà không sợ lạc hậu. Hiện nay, chúng tôi được biết nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng quốc gia Mỹ (NCAR) với phương pháp làm mưa nhân tạo theo công nghệ phun đốt tráng nước được Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hiệp Quốc đánh giá là có hiệu quả và hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, để làm được việc này phải lập dự án rồi trình duyệt qua nhiều khâu mất rất nhiều thời gian.
    . Nếu Chính phủ đồng ý cấp tiền ngay mà không phải lo các thủ tục phiền hà, thì trong thời gian bao lâu sẽ làm được mưa nhân tạo?
    - Với điều kiện đó thì trong thời gian từ 15 ngày đến 1 tháng chắc chắn sẽ triển khai làm được mưa nhân tạo cung cấp lượng nước cơ bản cho thủy điện Hòa Bình phát điện (nếu điều kiện mây tốt). Từ 20 ngày nay ở lưu vực sông Đà đầu nguồn thủy điện Hòa Bình liên tục có mây, tuy nhiên do một số yếu tố tự nhiên nên không thể gây ra mưa.
    . Giá thành của một mét khối nước từ việc làm mưa nhân tạo là bao nhiêu, thưa ông?
    - Có nhiều yếu tố làm nên giá thành của mưa nhân tạo nhưng nhìn chung là rất rẻ. Theo tính toán của chúng tôi, để làm mưa nhân tạo ở VN chi phí khoảng 20-30 đồng/m3 nước, bao gồm cả chi phí đầu tư ban đầu. Ở Mỹ hiện nay, giá thành vào khoảng 50-60 đồng/m3 nước.
    . Các hóa chất để làm mưa nhân tạo có gây hại cho môi trường và sức khỏe con người không?


    - Tôi khẳng định là với công nghệ phun đốt tráng nước sẽ không ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Còn theo công nghệ trước đây dùng một số chất như iodide bạc nhưng với hàm lượng rất nhỏ nên không đủ gây hại môi trường. Còn các chất độc khác như băng khô (carbonic khô), băng lỏng (carbonic lỏng) và ni tơ lỏng thì khi rơi xuống đất sẽ bay hơi hết, không có khả năng gây hại.
    . Khi nào VN có thể làm mưa nhân tạo một cách phổ biến để chống hạn?
    - Hiện nay chúng tôi mới chỉ thực hiện đề tài khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đang trong quá trình chuẩn bị. Dự kiến, đến cuối năm 2005, sẽ có báo cáo khả thi và đầu năm 2006 sẽ báo cáo đề tài. Đến năm 2008, sẽ tiến hành thử nghiệm làm mưa nhân tạo, kết hợp phục vụ đời sống. Từ năm 2010, sẽ tiến hành sử dụng làm mưa nhân tạo phổ biến đáp ứng theo yêu cầu. Ở miền Trung sẽ khó khăn hơn về điều kiện tự nhiên, nhưng ở Tây Nguyên và ĐBSCL có thể làm mưa nhân tạo và thuận lợi nhất vẫn là đồng bằng trung du Bắc Bộ.

  7. S_holland

    S_holland Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2003
    Bài viết:
    2.510
    Đã được thích:
    0
    Bác Long tìm đâu ra mấy bài hay nhỉ. Giá cả phải chăng phết bác nhỉ. Điệu này chắc sẽ sớm được Chính phủ duyệt thôi. Chúc Bộ Tài nguyên môi trường thành công
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    EVN nghiên cứu xây dựng thủy điện tích năng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đang nghiên cứu việc xây dựng nhà máy thủy điện tích năng với sự trợ giúp của các chuyên gia Nhật Bản nhằm tối ưu hóa đầu tư phát triển nguồn điện ở Việt Nam.
    [​IMG]
    Phối cảnh một nhà máy thuỷ điện (Ảnh minh hoạ từ trang web của công ty IDICO)

    Theo EVN, nếu như so với thủy điện thông thường phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa khổng lồ thì thủy điện tích nước chỉ làm hai hồ chứa nước ở độ cao khác nhau, thường chênh nhau vài trăm mét. Vào lúc thấp điểm, điện năng dư thừa được sử dụng để bơm nước lên hồ trên cao. Ngược lại, vào lúc cao điểm, nước được chảy từ hồ trên xuống hồ dưới để phát điện.
    Với thủy điện tích năng, các hồ chứa chỉ cần tích đủ nước cho việc sử dụng trong một vài giờ nên có diện tích nhỏ (dưới 1km2), giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên và sinh thái trong xây dựng nhà máy.
    Trong Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam, bên cạnh nguồn nhiệt điện khí và nhiệt điện than, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp như cấp nước, chống lũ, chống hạn... Như vậy, trong khoảng 20 năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện tại hầu hết những nơi có khả năng để đạt tổng công suất từ 13.000 đến 15.000MW.
    Tuy nhiên, thủy điện lại phụ thuộc vào nguồn nước cũng như phụ thuộc vào sự thất thường của thủy văn. Điển hình như các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An năm nay điều kiện thủy văn không thuận lợi nên sản lượng thủy điện huy động trong 5 tháng đầu năm chỉ chiếm 20,1% toàn hệ thống, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

  9. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Điện từ gió qua cánh diều
    Khoa học gia Bryan Roberts dự tính làm một cuộc cách mạng lấy điện từ cách diều. Một lối tạo ra điện năng rẻ tiền như chưa bao giờ có trước đây.
    Cánh diều điện lực được đưa bay lên cao độ chùng 5000m và được neo trên mặt đất qua một sợi giây cáp. Bộ máy tạo điện bay lưng chừng trên bầu trời không khác một cánh diều. Gió trên cao độ này không những chỉ thổi cho dàn máy bay bổng mà còn làm cho cánh quạt quay vòng để tạo ra điện.
    Phương pháp tạo ra điện của Robert được nghiên cứu và phát triễn tại trường Đại học Công nghệ ở Sydney. Đây là phương pháp tạo ra điện rẻ tiền như chưa bao giờ có từ trước đến nay. Lợi điểm của phương pháp này là ở cao độ 5000 m, lượng gió thổi "đáng tin cậy" hơn ở dưới mặt đất. Từ đó "Điện gió diều" có hiệu quả 3 lần hơn điện gió dưới mặt đất.
    Theo kế hoạch, diều điện lần đầu tiên sẽ được thử nghiệm trên vùng sa mạc California với sự hợp tác của công ty Mỹ "Sky WindPower".
  10. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Không biết anh Long40D nghĩ thế nào, nhưng em thì cho rằng thuỷ điện tích năng chỉ là biện pháp để điều hoà lượng điện chủ yếu dùng vào mùa mưa, hoàn toàn không có khả năng đối phó với thời tiết phức tạp mùa kiệt. Khi đó, bản thân nước trong dòng suối còn không có, lấy đâu ra mà bơm ngược trở lại :D ? Mà bơm trở lại thì bơm được bao nhiêu.
    Việc xây một nhà máy thuỷ điện thì tốn nhiều công sức, ảnh hưởng sâu sắc môi trường, lại không phải chỗ nào cũng xây được, ta nên sớm tìm một nguồn năng lượng khác hữu hiệu hơn. Điện nguyên tử cũng chưa chắc đã là tốt. Gió và mặt trời thì quá tốt, chỉ hiềm công suất nhỏ quá.

Chia sẻ trang này