1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cà?c kỳf thuĂ?̣t ?'Ă?̣m

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi vinachip, 31/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinachip

    vinachip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Càc kỳf thuẶt 'Ặm

    Không biết tôi mơ? chu? đê? na?y có bị tru?ng cái na?o không.
    Thật sự đọc ba?i cu?a bác HaiLua thích quá đi mất, rất tiếc, cái tôi câ?n nhất thi? cufng ti?m đuợc chút ít qua các ba?i viết cu?a Bác HaiLua thôi.
    Vi? vậy tôi rất mong bác HaiLua hay ai đó am hiê?u nhạc lý truyê?n đạt cho anh em các "Quy luật chuyê?n hợp âm" đê? có thê? đệm cho ngươ?i khác hát.
    Gia? sư? chúng ta đaf thuộc hết hợp âm (trên đa?n Giutar), các note va? cufng biết cách giưf nhịp, biết cách đa?n một số điệu cơ ba?n. Vấn đề co?n lại la? qui luật đệm như thế na?o. Ngoa?i cái qui luật 1-6-8 ma? bác HaiLua nói, co?n qui luật na?o nưfa không...
    Rất mong mọi ngươ?i chia xe? kinh nghiệm

    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  2. qandt4ever

    qandt4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Giả sử gì mà tham vậy, có bao nhiêu người trên thế giới này biết hết được tất cả các hợp âm của đàn ghita đâu bác ơi !!!
    Hình như các vấn đề bác hỏi đả được trình bày trong nhiều topic trong box này rồi, bác chịu khó tìm đọc lại đi !
    Chúng ta gió bạt mưa xiêu, vẫn không thoát khỏi cô liêu, xin dìu nhau đến bến tình yêu.
  3. vinachip

    vinachip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hehhe, đúng là hơi tham một chút, nhưng cũng không phải là tham lắm đâu. Tôi chỉ muốn hỏi các qui luật đệm thôi mà, giống như bac HaiLua nói qui luật 1-6-8 ấy mà.
    Không biết còn qui luật nào nữa không, tôi đoán chắc là có chứ nếu chỉ có bấy nhiêu, đệm sẽ đơn điệu chết, mặc dù giữa 3 hợp chính đó ta có thể đệm thêm hợp âm phụ
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  4. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    âm nhạc không có quy luật ràng buộc
    [​IMG]
  5. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Đấy chỉ là một số quy luật cơ bản thôi... nhưng một người chơi Guitar tốt là người biết quên đi cái quy luật đơn điệu và nghèo ấy.
    Thực sự là một số giai điệu của Việt Nam ta vẫn nhái theo những vòng gam đó - không hiểu vì cái giai điệu nhạc Việt nó chỉ hợp với kiểu đó hay là vì trình độ phối âm phối khí có hạn mà đa số các tác phẩm Việt nghe thật nhàm chán- nghe đoạn đầu biết ngay đoạn sau nó thế nào. Chính điều này mà nhiều tác phẩm nhạc việt nghe nó cứ na ná nhau.
    Dẫu biết rằng cái sự HAY trong một tác phẩm âm nhạc không phụ thuộc vào sự cầu kỳ và rắc rối trong một bản phối âm - ví dụ cụ thể là những giai điệu của Trịnh Công Sơn.. thật giản đơn mà vẫn có thể gọi là HAY - bạn chỉ cần thuộc lòng ba gam chính Am - Dm - E7 là có thể chơi "gần hết" các tác phẩm của Nhạc Trịnh. Thỉnh thoảng đoạn điệp khúc cụ Trịnh nhà ta cho biến hợp âm thứ thành hợp âm Trưởng (như bài Cát Bụi)..
    Nhưng điều tôi muốn bàn đến ở đây là sự NHÀM CHÁN. Con người Việt Nam ta không thể phủ nhận một điều là hầu hết xuất thân từ tá điền - và với một nền văn minh lúa nước. Cộng với sự Hội nhập chậm trễ của thời mở cửa.. v..v Và với tất cả điều đó cho nên Văn hóa âm nhạc của Việt Nam ta so với Khu vực Đông Nam Á còn rất thấp (ấy còn chưa dám so với thế giới). Hầu hết dân ta ít được tiếp xúc với các thể loại âm nhạc mới khác của thế giới như Jazz, Rock, Blues, Opera, Rap...
    Đừng ai vội lý giải là nó không phù hợp với Việt Nam. Xin thưa rằng với âm nhạc, không có khái niệm Không Phù hợp. Chẳng qua là các "bố" nhà ta KHÔNG QUEN. Bởi vì một điều đơn giản là LƯỜI PHÁT TRIỂN. Các bố thích thưởng thức những cái quen thuộc, đơn giản và dễ nghe... Và cái sự Lười đó chính là động lực cho những cái gọi là Sến tồn tại - có Cầu ắt có Cung - và bởi vậy nên thời điểm này, các tác phẩm RẺ TIỀN được phát triển rầm rộ chính để phục vụ cho những cái LƯỜI phát triển như vậy.
    Có người lý giải rằng Ngôn ngữ Việt Nam ta có Bằng có Trắc , có Huyền sắc nặng hỏi ngã, rất KHÓ phát triển âm nhạc. Điều đó cũng đúng, nhưng KHÓ không có nghĩa là KHÔNG THỂ.
    Và có người cũng cho rằng Âm nhạc là cảm xúc, không nhất thiết phải Hội Nhập hay đua đòi với các nước phát triển. Chỉ cần phù hợp với tâm trạng là được, và nào thì phải đậm chất Dân tộc, phải gìn giữ Bản sắc Văn hóa... Nhưng điều này phải chăng cũng chỉ là sự ngụy biện cho cái sự Lười. Tâm hồn con người vô cùng phong phú, nếu xét về NỘI DUNG thôi, thì những cái đang diễn ra trong Nhạc Việt thật quá nghèo nàn. Ỉ ôi, sướt mướt... Đúng là những nỗi buồn hay những sự yêu đương sướt mướt thường khiến người ta nhớ lâu - bởi vậy bao giờ nghe một ca khúc mà phù hợp với tâm trạng buồn, thì người ta thường THÍCH hơn là nghe một ca khúc phù hợp với tâm trạng vui. Bởi vậy nên phần lớn nhiều người nghe nhạc thường THÍCH một tác phẩm chỉ vì nó phù hợp với mình... Điều đó nói lên là con người đó thật ĐƠN GIẢN... và một tác phẩm âm nhạc đã bị mất đi một nửa cái HAY của nó. Bởi nếu chỉ cần như vậy thì chỉ nên nghe NGÂM THƠ mà thôi. Còn đã gọi là ÂM NHẠC thì không thể không nói đến khía cạnh nhạc.
    Tại sao những tác phẩm Việt Nam rất khó hòa nhập vào MTV (mặc dù chỉ cần là MTV châu Á) Không phải vì ta thiếu Ca sĩ có Trình độ (ối thằng trên MTV còn hát lởm hơn ta nhiều đấy thôi)... Nhưng có lẽ cũng bởi vì ta quên đi cái gọi là Nhạc trong bài hát. Một tác phẩm âm nhạc mà chỉ cần một cây Oorgan đệm đơn giản, với một giai điệu trơn như váy lĩnh - nghe mà thấy quen ơi là quen... Những thứ đó dần dần nó kéo tụt cái gọi là Chất Nhạc trong một Ca khúc- một tác phẩm Âm nhạc của Việt Nam.
    Đôi khi không cần quá cầu kỳ, thậm chí chỉ cần một tiếng rải Piano hay Guitar... nhưng một tác phẩm Âm nhạc thực sự nên để lại dấu ấn gì đó trong đầu người nghe. Đừng nghe nhạc theo kiểu hàng ngày phải TỌNG cơm vào mồm. Nuốt chỉ vì ta phải nuốt - và vì nó hợp với ta, hay chỉ đơn giản vì nó nói ra được cái ta đang nghĩ. Như vậy có khác gì mình đang đói và đi ngoài đường gặp một thằng dở hơi cởi truồng kêu toáng lên: "Đói quá, khổ quá!" Nó cùng tâm trạng với mình đấy, nó nói lên được cái mình đang nghĩ đấy - sao không ôm chầm lấy nó đi, tặng gấu bông cho nó đi, xin chữ ký nó đi...
    Nhưng cũng may mắn thay, thời gian gần đây với sự hội nhập Văn hóa và sự giao lưu học hỏi về Âm nhạc, về kỹ thuật của một số "người quan tâm âm nhạc" - cho dù là vẫn hơi ít - nhưng dẫu sao nó vẫn tạo ra một số cái gọi là Đột phá trong nền âm nhạc Việt Nam.
    Điển hình là một số cái gọi là Đột phá của âm nhạc Việt Nam đều mang dấu ấn Du nhập. Còn nhớ vài năm trước Phương Thanh với tác phẩm Trống Vắng đã được band nhạc Anh em (với những thành viên được tôi luyện từ các nước Âm nhạc phát triển) hòa âm phối khí với sự mới lạ và không thể phủ nhận rằng tác phẩm Trống Vắng thành công có công không nhỏ của sự Đột phá về Hòa âm và Phối khí. Về mảng Flamenco với Lê Minh Sơn như một sự mới lạ của Âm nhạc Việt thời gian gần đây (nhưng thực sự cũng là những bước đi chậm chạm so với thế giới). Lê Minh Sơn cũng đã có một thời gian không ngắn học tập ở Nước Ngoài. Và gần đây... sự phát triển theo lối nhạc Jazz của Trần Thu Hà - cho dù không được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam ưa thích - nhưng dưới cái nhìn của một số "nhà chuyên môn" thì đó cũng có thể gọi là Thành công...
    Nhưng những cái Điểm nhấn đột phá đầy chất lượng đó so với các Liveshow mọc lên như nấm và những đêm diễn với case hàng chục triệu đồng một bài thì cũng chỉ là một viên socola đắng nguyên chất nằm nhỏ bé trong một thế giới đầy những cám dỗ ngọt ngào - mà bạn biết rồi đấy, ai chẳng thích đồ ngọt, cho dù có bị sâu răng hay bị bệnh..."tiểu đường" đi chăng nữa... :)
    .....
    Chán chẳng buồn viết tiếp nữa
    Bibliophile
  6. vinachip

    vinachip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ông anh HaiLua có những cái nhìn rất sâu sắc về âm nhạc, đúng là âm nhạc Việt Nam mình còn nghèo tiết tấu và giai điệu lắm, bởi thế ca sĩ mình mới đua nhau lấy nhạc ngoại phổ lời việt, nhiều khi phổ nhạc cũng chẳng cần biết nội dung của bài hát gốc là gì, cứ nghe rồi lấy giai điệu đó mà viết lời khác,...Chán thật.
    Nhưng cái em hỏi vẫn chẳng thấy bác HaiLúa trả lời giúp. Làm ơn cho em biết làm thế nào để đệm được, thú thật mấy thứ khác thì em biết rôi (tức là điệu, note trên đàn, hợp âm nói chung là đàn solo kiểu độc tấu thì vô tư) nhưng tại em tự mò nên không biết qui luật đệm là thế nào cả.
    Bác Hailua hay ai đó truyền cho em chút kinh nghiệm với.
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  7. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Quy luật đệm??????
    Trước tiên là cậu phải học thuộc lòng các giai điệu đệm hát đã: Có mấy giai điệu chính: Valse, Bolero, cha-cha-cha, Rumba, Disco... (còn mấy cái nữa nhưng quên mẹ nó rồi...)
    + Cái này thì có lẽ cậu đã biết...
    Sau đó thuộc các hệ thống gam (không cần thuộc hết - nhưng vẫn phải thuộc lòng những hợp âm cơ bản)
    Và một điều quan trọng nữa là cứ tập đệm theo một số bài dễ hoặc một số bài người khác đã tìm gam trước hộ mình... vừa đệm vừa hát... tập thật nhiều rồi tự bạn sẽ cảm nhận được "tại sao đoạn đấy nó lại vào gam đấy.." Chứ nếu nói ra thì có lẽ bạn cũng rất khó cảm nhận được...
    Trên đời này không có sẵn con đường mòn nào đâu - người ta đi nhiều thì thành đường thôi (LT)
  8. vinachip

    vinachip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Như vậy cái chính là phải đệm nhiều, và điều quan trọng là phải nghe cho quen, đúng không. Tức là tới chỗ nào đó của bài hát mình phải cảm nhận được sẽ đặt hợp âm gì cho đúng, chỉ vậy thôi hay sao, nếu mà như vậy thì các qui luật đệm để làm gì nhỉ, và nếu đệm theo cảm nhận như vậy thì nếu trúng bài mình chưa biết bao giờ thì làm sao, hay là cũng tuỳ cơ ứng biến luôn.
    Thật sự tư trước tới giờ tôi vẫn nghĩ rằng, muốn đệm thì phải tuân theo một qui luật chuyển hợp âm nào đó, rồi cộng thêm với mức độ nhạy cảm âm thanh âm nhạc của nhạc công sẽ đệm được, vì vậy mới có nguời đệm hay, có người đệm dzở chứ nếu chỉ dựa vào cảm nhận chủ quan thì thấy khó quá.
    Nếu biết qui luật đi hợp âm, rồi cộng thêm sự cảm thụ của mình nữa thì mới đệm được. Có phải vậy không
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
  9. NOgirlsNOdogs

    NOgirlsNOdogs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp như bác HaiLúa chỉ là mau thành công nhất rồi đấy bạn ạ. Còn vấn đề phản xạ tại chỗ thì cũng có cách luyện thật đơn giản như sau, các bác thấy có gì ko hợp lí thì chỉ bảo thêm nhé:
    1. Tìm gam của bất cứ bài hát nào bạn muốn tìm bằng các hợp âm 1 4 5.
    Chẳng hạn
    -Trong La thứ đó là Am Dm Em (có thể sử dụng E nếu bài hát xài âm giai Thứ Hoà Âm tức là trong Am có note G#).
    -Trong Đô Trưởng đó là C F G.
    VD: Bài Lòng mẹ
    Chỉ dùng 3 hợp âm Am Dm Em.
    Lòng mẹ bao la <Am> như biển Thái Bình <Am> dạt dào<Dm> <Em>
    Tình mẹ tha thiết<Am> như đồng lúa chiều <Em> rì rào<E7>
    .....
    2. Phức tạp hoá các hợp âm:
    VD: Am Am Am Dm
    Ta có thể biến hoá một chút cho đỡ chán:
    Am Asus2 Am7 Dm
    hoặc
    Am Esus4 Am7 Dm
    3. Sau khi bạn có được một phản xạ khá tốt với các hợp âm này, chúng ta bắt đầu thêm vào một hợp âm nữa, và tìm cách "thay thế", hãy lắng nghe các hợp âm vang lên hơn là tìm cách nhớ chúng nằm ở đâu trong lời nhạc.
    Ví dụ trong bài Lòng mẹ, chúng ta sẽ thêm F vào để thay thế cho Am
    Lòng mẹ bao la <Am> như biển Thái Bình <F> dạt dào<Dm> <Em>
    Tình mẹ tha thiết<Am> như đồng lúa chiều <Em> rì rào<E7>
    .....
    sau đó ta sẽ quay lại bước 1 với "vốn" là 4 hợp âm, rồi lại cố gắng thêm C vào và cứ lần lượt như thế, ta sẽ làm phong phú thêm phần đệm của bài.

    4. Sử dụng các quy luật vận hành hợp âm chuẩn:
    Có những vòng hợp âm là chuẩn mực trong các thể loại âm nhạc, hãy cố "ép" hoà âm của mình về gần với các chuẩn mực đó.
    Một số ví dụ cho Am và C:
    Vòng quãng năm cổ điển: Am7 Dm7 G7 Cmaj7 Fmaj7 Bm7b5 Em7
    "Cái bánh xe": C Am F G7
    "Heavymetal kiểu....Bức Tường": Am F G Am
    "Country rock" : C G Am Dm
    "Dorian thông tục": Am D C E
    .......
    Ba cách chuyển hành hợp âm thông dụng:
    -Theo vòng quãng 5
    -Theo Chromatic (bán cung). Vd ....G Gdim Am....
    -Theo thang âm Diatonic. Vd: Cmaj7 Dm7 Em7 Fmaj7 G7 Am7 Bm7b5
    ....
    Thế đã, hy vọng giúp bạn được chút ít. Có sơ sót gì thì bác Hailúa chỉnh giúp nhé.
    <P>I am luckier than the luckiest...</P>
    Được NOgirlsNOdogs sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 05/04/2004
  10. vinachip

    vinachip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ui, dễ tẩu hoả nhập ma quá, phức tạp đến thế sao, hhehe
    nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn nhiều, tôi sẽ cố gắng luyện - Không phải để chảnh với mấy em đâu, luyện để tự phục vụ mình thôi...Buồn buồn ngồi hát mà có chút hát thì tuyệt
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chia sẻ trang này