1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cá cảnh online - Phần 1. Đã có phần 2, mời các bác tiếp tục nuôi cá nàoooo ....

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi coi77, 05/11/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Một số loại cây hay trồng trong bể rong xin được post lên cho bà con chiêm ngưỡng
    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  2. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0

    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  3. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0

    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  4. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0

    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  5. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0

    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  6. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0

    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  7. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Thực vật thuỷ sinh vì sao không thối rữa?
    Hoa súng là cư dân quen thuộc của các đầm lầy.
    Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa dai dẳng vài ngày, đất vũng nước là đã ngắc ngoải rồi chết, lâu dần thối rữa. Cơ chế nào đã giúp sen?
    Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy.
    Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
    Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.
    Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.
    Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có ?othức ăn để ăn?, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  8. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Làm sạch nước hồ Tây bằng cây thủy sinh?
    (VietNamNet) - Sau khi dự án thay nước Hồ Tây phá sản, TP. Hà Nội chuyển hướng sang phương pháp sinh học, ít rủi ro và rẻ tiền hơn: trồng cây thuỷ sinh trong hồ. Dự án vừa được Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây đề xuất, dự kiến thực hiện trong 24 tháng (2004-2005) với tổng chi phí gần 5,4 tỷ đồng.
    Nước hồ Tây đang ô nhiễm nặng do chất thải.
    Các loại cây đem trồng sẽ được lựa chọn theo tiêu chí sau: đầu tiên và quan trọng nhất, phải chọn những loài cây phát triển tốt trong nước, dưới đáy hồ, trên mặt nước, nằm trong quần thể thực vật vùng châu thổ Sông Hồng có khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường. Thứ hai, tạo ra được cảnh quan đẹp. Thứ ba, có giá trị về kinh tế. Sau khi trồng, công ty sẽ chăm sóc, bảo vệ, theo dõi, kiểm soát sự sinh trưởng và phát triển, thu hoạch sản phẩm, bán sản phẩm, nghiệm thu, tổng kết dự án.Các loại cây thuỷ sinh được trồng gồm: sen hoa các màu, hoa súng các màu (25ha), rau muống bè, rong đuôi chó, rong tóc tiên, rong ráp (5ha cho các loại rong, trồng dưới đáy hồ).Dự án nhấn mạnh việc khống chế sự phát triển tràn lan, đến mức giống như những cuộc xâm lăng, như của bèo tây trong một thời kỳ, của các loài cây thuỷ sinh này, để tránh tác động ngược. Diện tích tối đa được phép cho trồng thuỷ sinh - và phải thực hiện được bằng những tác động mạnh của con người - là không quá 25ha, tức là 4,75% mặt nước Hồ Tây.
    Một cuộc hội thảo đã được tổ chức ngày hôm qua (21/11), để lấy ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành về dự án. Nhiều giáo sư tiến sĩ uy tín đã có tham luận tích cực: Giáo sư Dương Đức Tiến, GS. Trần Đình Nhuệ, GS. Mai Đình Yên, PGS. Đặng Đình Kim, (Viện phó Viện CNMT thuộc TT KHCN Quốc gia). TS. Lê Hiền Thảo (giáo viên về môi trường nước trường Đại học Xây dựng, phụ trách việc quan trắc chất lượng nước Hồ Tây); TS. Đặng Thị Sy, TS. Hồ Thanh Hải (viện sinh thái và tài nguyên sinh vật); Ông Bùi Xuân Trung (Chủ tịch hội môi trường Hà Nội), ...
    Giáo sư Mai Đình Yên.
    GS. Mai Đình Yên: "Nên lập một vườn cây thuỷ sinh trên Hồ Tây"Phóng viên VietNamNet có buổi trò chuyện với GS. Mai Đình Yên sau buổi hội thảo về những điều cần bàn kỹ hơn xung quanh dự án trồng cây thuỷ sinh, cũng như sáng kiến của ông về một vườn cây thủy sinh để lưu giữ nguồn gen thực vật cho Hồ Tây và cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Thưa giáo sư, dự án mới ở bước đầu và nay được đưa ra để các nhà khoa học thẩm định, gợi ý, bổ sung, thì hiển nhiên còn có nhiều điểm bất cập. Cụ thể những bất cập ấy là gì?- Chúng tôi đều ủng hộ phương pháp trồng cây thuỷ sinh để giảm nhẹ ô nhiễm nước Hồ Tây. Thế giới người ta làm nhiều rồi, chúng ta chỉ quan sát học hỏi thôi. Biện pháp này được đánh giá là rẻ tiền, hiệu quả với những nước đang phát triển, khí hậu nhiệt đới.Tuy nhiên chúng tôi cũng đều cho rằng bản dự án còn viết chưa được kỹ, phải cụ thể hơn, chi tiết hơn, lý lẽ hơn. Ví dụ có người nêu câu hỏi, làm thế nào mà trồng và phát triển rong đuôi chó được, vì trong hồ có nhiều tảo làm đục nước, rong không thể quang hợp. Chẳng lẽ bây giờ cứ nhặt rong vứt vào Hồ Tây mà nó sống được à? Mà trồng thế nào thì trong dự án không ghi rõ, cho nên không thuyết phục. Đại để thế, không phải chúng tôi phản đối việc trồng cây này hay cây khác, nhưng nhấn mạnh rằng muốn thành công phải có công nghệ, chứ không phải đơn giản đến sơ sài như trong đề cương dự án. Làm thế nào để không phải giống như nông dân họ trồng sen, trồng bèo để thu hoạch.Nhìn chung, Dự án cho thấy việc sử dụng diện tích mặt hồ để kinh doanh có vẻ còn được chú ý hơi nhiều so với mục đích chính là xử lý ô nhiễm nước Hồ Tây. Giám đốc Sở NN&PTNT có mặt trong hội thảo đã yêu cầu ban chủ nhiệm phải viết lại dự án, thu nhận đóng góp của các nhà khoa học. Đồng thời thêm cái ý "thử nghiệm" vào trong tên dự án của mình (nguyên văn chỉ là "Nâng cao chất lượng nước Hồ Tây bằng cây thuỷ sinh").- Theo giáo sư, nên sử dụng những loại cây nào?- Việc chọn cây gì thì tôi chưa nói vội, tôi chỉ yêu cầu việc chọn phải tính toán tỉ mỉ, như: cây đó xử lý được chất thải loại gì, hiệu suất ra sao, nếu trồng thì trồng chỗ nào, chỗ đó có phù hợp với cảnh quan chung hay không, sản phẩm anh thu hoạch được liệu dùng được vào việc gì, quy hoạch diện tích cho mỗi cây,v.v... Hồ Tây trước kia đã từng có 18 loài thuỷ sinh sinh sống, bây giờ anh có định mang cả 18 loài ra xem xét thử không? Cả đồng bằng Bắc Bộ tính ra còn cả trăm loài thuỷ sinh, mình cũng phải tính xem có đưa cây ở chỗ khác đến không. Giả dụ cây của mình chưa đạt yêu cầu, mà bên Trung Quốc họ lại có thì mình có nhập từ họ không, vân vân...- Cách đây mấy năm, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây, đã lập công lớn trong việc vớt bèo tây trên Hồ Tây. Cây bèo tây hút độc tố để làm trong nước rất hiệu quả, nhưng lần này trong dự án tuyệt không thấy nhắc một chữ nào đến loài cây này...- Cây bèo tây hút chất độc rất tốt, nhưng cũng phát triển quá nhanh, khó khống chế. Ông Hải bảo, thôi, lần trước tôi dẹp bèo tôi "sợ" lắm rồi, tôi không "mê" bèo tây! Vấn đề về bèo tây cũng khó dung hoà các ý kiến. Thực ra hoàn toàn có thể khống chế sự sinh sôi nảy nở như vũ bão của bèo tây bằng rào chắn nilon. Nhưng chắn rồi thì bèo lại chồng chất lên nhau, tầng tầng lớp lớp, chẳng mấy chốc mà ken dày đặc đến tận đáy hồ. Lại phải dẹp bèo. Chưa tính đến công dẹp bèo, đã lại phải trả lời câu hỏi, bèo dẹp đi thì vất đi đâu bây giờ. Có nhà khoa học gợi ý lấy thân bèo sấy khô, tẩy, nhuộm, để làm chiếu. Thế là giải quyết vẹn cả đôi đường. Nhưng bản thân người chủ trì dự án thì đã bị một phen hết hồn vì bèo tây, ấy gọi là "kinh cung chi điểu"!- Trong buổi hội thảo, giáo sư đã đưa ra một sáng kiến thú vị về việc tạo lập một vườn cây thuỷ sinh trên Hồ Tây để bảo vệ vốn gen. Xin giáo sư nói cụ thể hơn về ý tưởng đó?- Vườn cây thủy sinh trên Hồ Tây không những để làm vốn gen mà còn phục vụ du lịch. Ở đồng bằng Bắc Bộ, có ngót nghét 100 loài cây thuỷ sinh, bây giờ ta mang về Hồ Tây, sắp xếp họ bộ, rồi trồng, để thu hút người dân, nhất là học sinh đến xem. Ở Vườn Bách thảo chẳng hạn, có những cây to, người ta đeo một cái biển cho nó, trên đó viết cả tên việt lẫn tên Latinh, đấy là một cách giáo dục rất tốt. Nhưng còn cây thuỷ sinh? Bây giờ tôi hỏi cô cây bèo ong là cây như thế nào cô có biết không?! Thế mới phải xây dựng vườn cây thuỷ sinh. Làm sao để người ta nếu muốn xem cây chò ngàn năm thì đến Cúc Phương, còn muốn biết vùng Bắc bộ có những cây thủy sinh nào thì xin mời đến Hồ Tây! Trong vịêc bảo tồn quỹ gen thì các cây ở nước cũng quý hiếm và cần được quan tâm đúng mức. - Xin cảm ơn giáo sư!
    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  9. coi77

    coi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.643
    Đã được thích:
    0
    Phân bón Vi sinh 2kg
    Công ty cổ phần Sinh Hóa Nam Định.
    Kích thước bao bì (d*r*c): 300*200*35 mm
    Trọng lượng: 2 kg
    Giá bán: 5,000 VNĐ
    " PHÂN VI SINH TRACATU - NGƯỜI BẠN TỐT CỦA NHÀ NÔNG!. MANG LẠI MÀU XANH CHO CÂY TRỒNG VÀ TẠO NGUỒN THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN ".
    a/ CÔNG DỤNG:Sản phẩm phân bón vi sinh chất lượng cao nhãn hiệu TRACATU là kết quả hợp tác của công ty cổ phần Sinh Hoá Nam Định với Viện công nghệ Sinh học - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, kết hợp với viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam. Phân bón vi sinh TRACATU tăng cường hoạt động của các vi sinh vật đối với cây trồng làm cho đất tơi xốp bổ xung chất dinh dưỡng, tăng độ phì nhiêu, biến chất cây khó sử dụng thành cây dễ sử dụng. Tăng cường quang hợp, chống rét, tăng sức đề kháng của cây và giữ độ ẩm cho đất làm tăng năng xuất từ 10-15%, đặc biệt các loại 1;2;5kg rất phù hợp cho vườn ươm, chăm bón cây cảnh. Sử dụng phân vi sinh TRACATU cho các khu vực nuôi động vật thuỷ sản thực sự hiệu quả. Rắc xuống hồ ao tạo điều kiện cho côn trùng, phù du phát triển làm nguồn thức ăn dồi dào cho cá, tôm, cua, ốc...
    b/CÁCH DÙNG: Đối với cây trồng ở chậu cảnh, vườn ươm và khu trồng rau sạch, hoa màu, cây lấy củ,lấy quả và hạt cao cấp...rắc đều quanh gốc, cây nhỏ thì rắc từ 2--50gam/cây, cứ 10-15 ngày bón 1 lần. CHÚ Ý: LUÔN LUÔN GIỮ ĐỘ ẨM CHO ĐÂT SAU KHI BÓN. Đối với lúa: sử dụng 5kg/100m2, rắc đều sau khi làm đất như bón lót các loại phân khác. Đối với động vật thuỷ sản: Rắc xuống hồ, ao nuôi trồng thuỷ sản, tốt nhất là rắc khi đã vét cạn và chuẩn bị xả nước trung bình từ 2-5kg/100m2 hồ ao.
    Tiền là phù du, cái đáng quý và trân trọng nhất là tình cảm mà nhất là tình cảm trai gái
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  10. hungs

    hungs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu nói chuyện phân bón !.
    Như bác coi77 mô tả thì phân bón rất cần thiết cho nghành nông nghiệp , vì đất tốt cây tươi , gặt hái được nhiều kết quả v.v.. Nếu mình nuôi cá cảnh thì là một nổi vui mừng vì cây mọc nhanh lá hoa đều như ý muốn.Ngược lại nếu về nông nghiệp thì hơi khó xác đỉnh , vì sao ? vì hiện tại ở Âu châu người ta có vẻ không thích cây trái , rau cải trồng mà có bỏ phân hóa học , nếu rau cải trồng mà chỉ bỏ phân (hửu cơ) phân thiên nhiên thì bán rất mắc hình như là gấp 2 lần và rất được nhiều người ngưởng mộ , danh từ nôm na gọi là BIO , nước Đức bắt đầu phát triển nhiều hơn mấy nước lân cận và rất được nhiều người ngưởng mộ.
    Mấy năm qua Mỹ muốn đem kỷ thuật làm cho cây tự chống lại với sâu và họ muốn xuất khẩu rau trái sang Âu châu , rủi thay chẳng có kết quả vì mọi người chống đối cái kỷ thuật "sửa chửa tế bào của cây v.v.." vì người ta sợ sau này cây cỏ sẻ mất hết cá tính tự nhiên (thiên nhiên), nhiều lúc có mấy trường Đại hoc muốn thí nghiệm nhưng khi trồng đều bị dân chống đối và nhổ bỏ , vì những người biểu tình không phải là dân thường như bọn mình , họ là những nhà nghiên cứu khoa học đủ nghành, giáo sư đại học cho đến một người dân thường .
    Đây là một điều cần ngẩm nghỉ.Bên Âu châu người ta hay nói " Mấy thằng Mỹ nó ăn bậy bạ không !" , bao hàm nhiều ý nghỉa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này