1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...::: Cá chọi - Cách nuôi, cách huấn luyện, chăm sóc, để có 1 con chọi chuyên nghiệp và đẳng cấp ::

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi chua_ngan_ai_bao_gio, 18/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chua_ngan_ai_bao_gio

    chua_ngan_ai_bao_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn kinh nghiệm của bác nha!
    Chủ nhật này em có một trận ở nhà bạn em rùi, em ỏ bên quận Long Biên, em rủ mấy đứa bạn cùng xóm tổ chức thi chọi thử lần đầu tiên....
    Nếu bác nào muốn tham gia thì có thể tổ chức offline vào ngày nghỉ cuối mỗi tuần
    Chi tiết xin các bác vui lòng liên hệ với em:
    Cường
    0984 999 007
    Thanks các bác quan tâm! hihi!
  2. MaDog

    MaDog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn 1 là biết bác này nghe chuyện rồi viết lại rồi. Cá đẻ xong thì phải vớt cá cái ra, cá đực để lại chăm sóc con( sau khi nở khoang 5-6 ngày mới vớt cá đực ra) Vớt luôn cá đực ra thì may ra trứng nở dc 1/10 số có thể nở, sống dc 1/100 số có thể sống.
  3. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Giới thiệu:
    Hình vẽ mô tả về một trận đá cá từ quyển sách ?oẤn tượng về Thái Lan ở thế kỷ 20? bởi một người phương Tây vào năm 1908.
    [​IMG]
    Phong trào đá cá bắt nguồn và phát triển ở Thái Lan từ rất lâu. Cá được thuần hóa từ triều đại Sukhothai cách nay khoảng 700 năm. Các văn bản vào thời trị vì của vị vua Lithai thuộc triều đại trên có đề cập đến việc đá cá bên lề các hoạt động thể thao.
    Hình vẽ mô tả nhóm người tụ tập vì một hoạt động mà cả trăm năm sau người ta cũng dễ dàng đoán ra. Dù bắt đầu từ lúc nào thì phong trào đá cá cũng lan rộng khắp Đông Nam Á và trên toàn thế giới, gồm cả châu Úc, Bắc Mỹ và châu Âu.
    Giá trị của trò đá cá
    Người ngoài cuộc có thể không hiểu được vì sao người ta lại thích thú với trò đá cá nhưng khi quan sát kỹ lưỡng hoạt động của những người tham gia một cách khách quan và không thành kiến, chúng ta có thể thấy một vài điểm thú vị và hiểu biết tốt hơn về giá trị của nó.
    Đá cá phải được thực hiện một cách khoa học và khéo léo. Người chơi phải hiểu rõ và áp dụng các kiến thức về sinh học trong việc nuôi và huấn luyện cá đá. Ngoài ra, người chơi phải sáng tạo và thao tác khéo léo hơn so với đối thủ để chiếm ưu thế trong cuộc đấu. Trong quá trình huấn luyện và trước khi mang cá ra trường đấu, người chơi phải kiểm tra từng đặc điểm của cá một cách chi tiết bao gồm hình dạng, miệng, vảy, da cùng với dáng bơi và kỹ năng đá.
    Đá cá là một dạng hoạt động tinh thần đối với người tham gia. Nó cũng là một trò chơi mang lại nhiều cảm xúc, cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Dù thắng hay bại thì việc quan sát trận đấu cũng đem lại cho người chơi sự thăng bằng về tinh thần. Họ nói, cười, đùa cợt và chia xẻ quan điểm về cách thức chiến đấu của cá và điều này giúp giảm bớt sự thất vọng khi cá của họ bị thua trận.
    Đá cá đòi hỏi sự điềm tĩnh bởi có rất nhiều thách thức và khích bác trong cuộc chơi. Một số người còn nói xấu hay chỉ trích người thắng cuộc. Vì vậy mới có câu ?okhông có ai thực sự là bạn hay thù trong trường đấu?. Người tham gia phải biết kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ của mình, hãy tự tin vào chính mình, nhất định không để bị lôi kéo vào bất kỳ trò gian lận nào của đối thủ. Một khi bạn tham gia vào trường đá cá thì chính bạn cũng tham gia vào cuộc đấu như cá của bạn vậy.
    Đá cá đem lại các mối quan hệ xã hội. Trường đấu là nơi tụ hội mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, tuổi tác và nghề nghiệp. Mọi người đến để chia xẻ ý kiến, ăn uống và giải trí. Chấp nhận luật chơi và tôn trọng các tập tục truyền thống là điều bắt buộc ở đấy.
    Con cá đá phải là hình ảnh tượng trưng cho người có lòng tự trọng và trong sáng - tức là phải thi đấu tận tâm một cách vô điều kiện. Cá không được bỏ chạy ngay cả khi đối thủ của nó lớn hơn rất nhiều. Nó phải chiến đấu cho đến khi không còn sức lực nữa mới thôi. Nó có trách nhiệm phải chiến đấu bằng mọi khả năng có thể mà không viện dẫn đến bất kỳ lý do nào để từ chối, điều mà tiếc thay chúng ta lại ít thấy nơi con người. Một số người thường lẩn tránh hay cân nhắc thiệt hơn khi thực hiện trách nhiệm của mình. Vì vậy, hình ảnh về con cá đá nhắc nhở chúng ta phải biết chịu đựng và kiên nhẫn trong cuộc sống khó nhọc hàng ngày.
    Những điều cần cân nhắc khi tham gia đá cá :
    Sau đây là những điều cơ bản mà chúng ta cần phải cân nhắc được rút tỉa từ kinh nghiệm đá cá nhiều năm trời của tôi. Tôi đã tốn rất nhiều thời gian và công sức kể cả tiền bạc để thử nghiệm và thực hành, nay xin được chia xẻ cùng mọi người:
    Đừng đem con cá bị bệnh đi đá: Người chủ phải kiểm tra cá của mình thật cẩn thận. Một con cá bệnh đôi khi không biểu hiện ra bên ngoài. Chúng ta phải kiểm tra kỹ lưỡng xem trên mình cá có các chấm nhỏ li ti hay là lớp màng mỏng bám trên miệng và mặt của cá hay không. Một số người nuôi cá chuyên nghiệp có thể quan sát dáng bơi của cá để phát hiện nó có bệnh hay không. Không có con cá bị bệnh nào lại có thể hy vọng thắng cuộc trong trường đấu.
    Đừng đem con cá bị tật hay không hoàn thiện đi đá: Người nuôi phải kiểm tra độ hoàn thiện của cá một cách cẩn thận. Sự hoàn thiện ở đây đối với cá đá có hai ý nghĩa. Thứ nhất là về hình dạng, thứ hai là về trạng thái tâm lý. Độ hoàn thiện về hình dạng có nghĩa tất cả các bộ phận như kỳ, mắt phải ở trạng thái bình thường, miệng và nắp mang phải khép kín hoàn toàn, vảy không bị biến dạng?Theo kinh nghiệm của tôi, một khi cá của bạn biết rõ điểm yếu của cá đối thủ, nó sẽ liên tục tấn công vào đó. Tôi từng thắng một trận nhờ nhận ra một cái vảy bị biến dạng trên mình cá của đối thủ và khai thác điều đó một cách tối đa.
    Đừng đem con cá mà bạn chưa từng chứng kiến nó đá như thế nào đi đá các độ lớn: Mặc dù nhà cung cấp tin cẩn có cam đoan rằng con cá mà họ đưa cho bạn có chất lượng hàng đầu thì người đá cá cẩn trọng cũng phải bắt một con trong lứa cá cho đá thử với một con cá khác có chất lượng tương đương. Một số cao thủ thậm chí còn cho cá của mình đá thử với con cá có kích thước lớn hơn (tỷ lệ khoảng 5/4) để biết được tiềm năng và hạn chế của lứa cá đó. Người ta cũng không thể chỉ cho cá đá khoảng 10 phút mà đoán được cách đá - một khi đã thử, phải để cho cá đá đến cùng.
    Đừng đem con cá đi đá nếu bạn chỉ dựa vào cơ hội và sự may rủi: Theo kinh nghiệm của tôi, chúng chỉ đến với người đá cá cẩn trọng, người có đủ nhạy bén để nắm bắt cơ hội và chấp nhận rủi ro. Nên nhớ rằng cơ hội không đến từ con cá mà từ người chơi. Người chơi phải luôn luôn tuân thủ luật lệ. Cố gắng vận dụng luật lệ một cách tốt nhất để chiếm lợi thế trong cuộc chơi. Có rất nhiều trường hợp người yếu thế hơn có thể chuyển bại thành thắng đơn giản chỉ vì họ thấy được cơ hội và tận dụng nó. Tuy vậy, sự may mắn thường đến một cách bất ngờ không mong đợi và làm thay đổi kết quả trận đấu.
    Đừng đặt quá nhiều sự tin tưởng vào cá của bạn: Tin tưởng cá của mình quá mức sẽ làm cho bạn bị mù quáng và càng sa lầy vào cuộc chơi. Ban đầu cá của bạn có thể đá thật tốt nhưng những đối thủ về sau có thể sẽ làm cho bạn phải trả giá nếu bạn quá tự tin. Trong hầu hết các trường hợp, nhà đá cá chuyên nghiệp sẽ cất con cá từng thắng trận của mình đi.
    Đừng đánh giá thấp đối thủ. Bí quyết này được truyền từ người này sang người khác: Khi cân nhắc đối thủ, nhiều người đá cá chỉ cân nhắc đến người chủ cá mà bỏ qua không cân nhắc đến con cá. Đôi khi bạn thậm chí chấp nhận đá với con cá lớn hơn đơn giản chỉ vì nghĩ rằng người chủ của nó không thể huấn luyện cá thành thạo như mình. Bạn có thể chưa biết rằng có nhiều cao thủ để cho người khác đứng tên con cá của họ. Người đó cũng có thể không biết huấn luyện cá nhưng hoàn toàn có thể mua một con cá đã được huấn luyện sẵn để đá với bạn. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc đến con cá đối thủ hơn là người chủ cá. Có nhiều cao thủ quá nổi tiếng nên rất khó để cáp được một độ đá vì vậy họ để những người khác đứng tên thay cho mình.
  4. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1

    Đừng đá với con cá lớn hơn cá của bạn: Điều cân nhắc này kết hợp từ hai mệnh đề ở trên. Nếu vì quá tin tưởng ở con cá của mình mà đánh giá thấp cá của đối thủ, bạn có thể chấp nhận cuộc chơi ngay cả khi cá đối thủ lớn hơn rất nhiều. Ngoại trừ con cá đó bị bệnh rất nặng, chấp nhận đá với con cá lớn hơn đồng nghĩa với sự thất bại. Cá của bạn sẽ bị mất nhiều năng lượng trong cuộc đấu và rút cuộc phải bỏ chạy vì đuối sức.
    Đừng đá cá với bạn thân vì đá cá là trò chơi có tính chất ganh đua: Tình bạn có thể bị sứt mẻ sau các cuộc đá cá với bạn bè. Tuy nhiên, nếu chỉ cá độ một ít tiền hay đơn giản chỉ thi đấu cho vui thì có thể chấp nhận được. Trong trò đá cá, chúng ta cần phải có những người bạn thật tin cẩn để có thể chia xẻ cá đá, kinh nghiệm và sở thích. Tuy vậy, dù rất khó tìm được tình bạn thực sự nơi trường đấu cá, chúng ta lại rất dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa và sự thú vị của trò đá cá.
    Đừng đá cá với những cao thủ nếu là đá độ ăn tiền: Hầu hếu những người này đá cá vì tiền và tiền là điều họ muốn khi tham gia đá cá. Do đó, họ nắm vững mọi kỹ năng, phương kế và kể cả khả năng dụ bạn sa vào cuộc chơi nếu bạn không cẩn thận. Dĩ nhiên, chẳng có vấn đề gì nếu bạn là người hâm mộ trò đá cá chỉ để cho vui mà không quan tâm đến việc thắng hay bại.
    Cũng đừng đá cá nếu bạn không có thời gian để chăm sóc cá của mình: Cá đá cũng cần sự chăm sóc của người nuôi chẳng hạn như việc huấn luyện, cho ăn, làm vệ sinh và điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên. Thiếu một trong những điều này sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho cá của bạn.
    Các dạng cá đá và kỹ năng chiến đấu của chúng :
    [​IMG]
    Minh họa về cá đá dạng bản lóc. Mọi phần cơ thể kể từ miệng đến gốc đuôi đều cân đối. Miệng rắn chắc và được hỗ trợ bởi cặp hàm lớn. Gốc đuôi của nó cho thấy sức mạnh và lực phóng mạnh mẽ.
    Cấu trúc cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cách đá của cá. Người nuôi cần hiểu biết càng nhiều về cấu trúc cơ thể và cách đá của cá càng tốt để từ đó có thể lựa chọn đối thủ thích hợp nhất cho cá của mình. Hai yếu tố chính dẫn đến thất bại đó là việc lựa chọn đối thủ một cách thiếu cẩn trọng và thiếu hiểu biết về cấu trúc cơ thể cá.
    Dạng thân cá lóc hay bản lóc: cá dạng này có đầu dày và tròn, thân tròn và dài. Hình dạng cơ thể nhìn chung rất vững chãi và ổn định. Khi đọ cá từ mặt bên, dạng bản lóc trông có vẻ nhỏ đi bởi vì chúng có vây ngắn vì vậy chúng ta chỉ nên tính phần thân mà bỏ qua phần vây cá. Cách đá của dạng bản lóc là tấn công trực diện và tấn công liên hoàn. Ở điều kiện phù hợp, dạng này ít khi bỏ chạy ngay cả khi bị thương trầm trọng. Dạng bản lóc thường tấn công trực diện rồi bồi thêm nhiều cú liên tiếp hay nói cách khác chúng áp dụng chiến lược gây tổn thương một cách tối đa cho đối thủ.
    Dạng thân cá thát lát hay bản thát lát: cá dạng này có thân dẹp và mảnh khảnh. Kỳ cũng như các vây dài hơn những dạng khác. Đặc điểm độc đáo của dạng bản thát lát là miệng dài và cong. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể rất cân đối và vững chãi. Người không có kinh nghiệm thường thấy dạng cá này ?oto lớn? bởi vì chúng có vây dài và bơi lội mau lẹ. Ở điều kiện phù hợp, dạng cá này có răng rất sắc và kỹ năng chiến đấu giỏi. Tuy nhiên, bởi vì thân của chúng nhẹ và mảnh mai cho nên lực cắn không được mạnh cho lắm. Dù vậy, dạng cá này lại tấn công rất mau lẹ, chúng thường tấn công đối thủ đến 4 hay 5 lần liên tiếp một cách chính xác và tập trung vào một điểm, nhờ đó mà tạo được vết thương rất lớn. Tuy vậy, dạng cá này cũng có nhiều nhược điểm. Miệng là một trong những phần yếu nhất. Nó có gờ và dễ dàng bị vỡ sau một vài cú câu mõm. Vây cũng dài và dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công và điều quan trọng nhất là phần thân của cá mỏng và yếu ớt
    Dạng thân cá rô hay bản rô:
    [​IMG]
    Hình minh họa dạng cá bản rô. Dạng cá này thường có vảy dày và cứng. Bởi cấu trúc cơ thể như vậy, chúng cần được ăn kiêng và ngâm trong nước lá bàng khô để cơ thể mảnh mai hơn và cũng chúng cần được nuôi riêng lâu hơn.
    điểm đặc trưng của dạng cá này là thân dẹp nhưng lại dày và ngắn với cái cổ dày và do đó có lợi thế hơn các dạng cá khác. Miệng của chúng ngắn nhưng môi lại dày. Khi đọ cá từ mặt bên, dạng cá này trông có vẻ lớn hơn nhưng nếu đọ từ phía trên thì trông lại nhỏ hơn bởi vì thân rất ngắn. Cũng bởi thân ngắn, dạng cá này có thể hơi chậm chạp. Chúng thường phản đòn và hầu như tấn công đối thủ vào vùng mắt, miệng hay hàm, từ đó làm suy giảm sức tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, nếu đối thủ đủ nhanh, mạnh và tấn công vào miệng và cổ của chúng thì nó có thể khắc chế được dạng này.
    Bên cạnh ba dạng cá chính còn có những dạng cá khác mà hầu hết đều là các dạng cá ?okiểng?. Chúng được nuôi để ngắm chứ không phải để đá. Dạng thân cá mè hay bản mè là một ví dụ, thân của chúng rất to nhưng đầu lại nhỏ và miệng dài. Đây là dòng cá mới mà chúng ta thường thấy trong các cuộc trưng bày cá cảnh. Chúng có cấu trúc cơ thể hoàn toàn tương phản với dòng cá để đá.
    Cấu trúc cơ thể có liên quan trực tiếp đến cách thức chiến đấu. Chẳng hạn dạng thân ngắn như bản rô thường đá chậm nhưng lực rất mạnh. Cái thân ngắn và dẹp làm chúng xoay trở chậm. Vì vậy, cách đá hiệu quả nhất là phản đòn với những miếng cắn thật mạnh gây cho đối thủ những vết thương chí tử. Dạng bản lóc lại tận dụng sự nhanh lẹ để vờn xung quanh đối thủ và thường tấn công vào cổ đối thủ. Vì vậy cơ hội để chiến thắng của dạng thân tròn như bản lóc là tấn công một cách chớp nhoáng. Những cú tấn công liên tiếp sẽ làm vết thương mỗi lần mỗi rộng cho đến khi đối thủ phải bỏ chạy vì đau. Tuy nhiên, những cái vây ngắn của chúng lại không hỗ trợ tốt cho việc tránh đòn. Dạng bản thát lát lại tận dụng những cái vây dài để bơi thật nhanh và tấn công liên tiếp. Nhìn chung, dạng cá này bơi rất nhanh và răng rất sắc bén. Điểm yếu của dạng này nằm ở vùng miệng. Bởi vì miệng chúng cong và mảnh nên dễ dàng bị rách sau đòn câu mõm. Thân dạng cá này thường mảnh nên vết thương cũng dễ lan tới xương. Dạng này có cơ hội thắng lợi nếu chúng tấn công dữ dội và tạo ra nhiều vết thương cho đối thủ trong một giờ đầu tiên. Càng về sau, dạng này sẽ đá chậm dần bởi vì điểm yếu của chúng là không được dai sức. Tóm lại, mỗi dạng cấu trúc cơ thể đều có ưu và nhược điểm riêng. Người đọ cá thông minh sẽ phán đoán dạng cá và cân nhắc thiệt hơn một cách cẩn trọng trước khi bước vào độ cá. Nên nhớ rằng con cá luôn sẵn sàng đá bất kể đối thủ có hình dạng và kích thước ra sao, vì vậy, người chủ phải có trách nhiệm cân nhắc sao cho nó gặp được đối thủ ngang cơ.
    Dạng cá đá tốt
    Như thế nào là dạng cá đá tốt nhất? Dạng cá đá tốt nhất là dạng tổng hợp của cả ba dạng kể trên. Điều đó có nghĩa con cá tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc. Nó cũng phải có cái cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản thát lát. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể phải cân đối. Kích thước của đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Mỗi bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ. Chiều dài phần đầu bằng khoảng 1/3 chiều dài thân vì vậy con cá trông không quá dài hay quá ngắn. Cá quá dài hay quá ngắn làm cho chuyển động của nó mất cân bằng.
    [​IMG]
    Hình dạng tổng hợp của cả ba dạng cá đá điển hình với cấu trúc cơ thể cân đối. Nó có vây to, đầu và thân dày với cái miệng của dạng bản lóc. Nó phải to xương có nghĩa vẫn giữ nguyên hình dạng khi được ngâm trong nước lá bàng khô trong vòng một tháng. Tuy nhiên, cá có hình dạng hoàn hảo không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ là kẻ chiến thắng trong các cuộc đấu. Nó chỉ đơn giản có nhiều lợi thế hơn để chiến thắng đối thủ mà thôi.
  5. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1

    Đánh giá cá
    Mục đích của việc đánh giá cá là kiểm tra về mức độ phù hợp của con cá trước khi đem huấn luyện rồi sau đó là đi thi đấu. Có hai bước đánh giá cần được thực hiện: 1-đánh giá về sinh lý để biết được mức độ trưởng thành của con cá và đảm bảo cá không bị khuyết tật. 2-đánh giá về tâm lý để biết được mức độ bạo dạn của con cá.
    Đánh giá sinh lý: độ trưởng thành của con cá là điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến trước khi đem cá đi huấn luyện. Những bộ phận sau đây của cá cần được lần lượt kiểm tra gồm: Miệng-Nắp mang-Mắt-Kỳ-Vảy-Thịt và Cấu trúc tổng quát toàn thân.
    Miệng:
    được coi là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó thắng trận được. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, miệng ăn thông với mũi do đó nếu miệng bị thương nặng thì thường dẫn tới việc cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà chúng ta thường thấy cá chỉ giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ. Sau đây là những dạng miệng khiếm khuyết mà chúng ta không nên chọn cá có miệng như vậy để đem đi đá:
    Miệng bị biến dạng
    - Miệng không khép kín
    - Môi sứt
    - Miệng khoằm hay vểnh
    - Miệng phù
    - Miệng sần sùi
    Mang và nắp mang: là bộ phận cung cấp không khí để cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Nó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Do đó, con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề, con cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy. Nắp mang phải nằm gọn gàng và đúng vị trí. Bề mặt nắp mang phải trơn láng. Nó có thể đóng mở dễ dàng và không được vướng víu. Các nếp mang được coi là phần yếu nhất ở con cá và phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang. Nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, mang chuyển động phập phùng một cách nhẹ nhàng khi cá thở vì vậy nếu nó chuyển động một cách gấp gáp thì chứng tỏ con cá đó có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem con cá như vậy đi đá. Sau đây là một số dạng mang bị khiếm khuyết:
    - Mang bị biến dạng
    - Mang không khép kín
    - Mang không thể phùng ra hết cỡ
    - Nếp mang lòi ra.
    Mắt: là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Cá sẽ đá chậm lại ngay lập tức nếu mắt bị thương. Một vài con thậm chí còn bỏ chạy khi mắt bị thương. Mắt cá không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần lọ cá. Hầu hết những con cá mạnh khỏe đều trở nên linh động, tiến lại gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.
    Kỳ: được xem như là chân của con cá. Nó được sử dụng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động của cá. Vì vậy, nếu con cá có kỳ quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ bằng đối thủ. Kỳ cũng phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kỳ không được cũn cỡn và phải khép sát vào thân.
    Vảy: là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Cả hai đều có đặc điểm riêng. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng một khi bị tróc rồi thì những vảy bên cạnh cũng dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh lại không bị ảnh hưởng nhiều. Dù cho là loại vảy gì thì nó cũng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy phải càng đậm càng tốt vì điều này cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.
    Thịt: là gốc của vảy và giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương hoặc vết thương không lan quá rộng và nhờ đó cá không mất quá nhiều máu. Cơ bắp rắn chắc được kết hợp bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá đá bậc nhất đều xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Chúng ta không thể thấy một con cá có thịt tốt thế nào nếu như chúng ta không đem chúng đi đá với con khác có cùng đẳng cấp. Thịt tốt có nghĩa vết thương mà nó nhận phải không lan rộng và trở nên trầm trọng hơn khi bị đối thủ cắn lủng lớp vảy. Hơn nữa, nó phải có khả năng phục hồi thật nhanh sau trận đấu.
    Cấu trúc tổng quát toàn thân: phải được cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát.
    Đánh giá tâm lý: sự ổn định về tâm lý của cá cũng là yếu tố chính trước khi thi đấu. Có nhiều trường hợp con cá tự nhiên bỏ chạy dù nó đang tấn công và làm đối thủ bị thương rất nặng. Vài con cá từng đá rất tốt cũng bỗng dưng bỏ chạy chỉ sau 10 phút. Một vài cao thủ đá cá cố đưa ra lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này như sau: con cá bị ?oxuống cấp? bởi vì không được ngâm trong nước lá bàng khô đủ lâu?
    Cá đá cần có tâm lý ổn định. Trong trường đấu, có rất nhiều nhiễu loạn ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu chẳng hạn như tiếng động bất ngờ và sự di chuyển của mọi người xung quanh. Nếu cá không có tâm lý ổn định, nó sẽ không thể chịu đựng được một cuộc đấu khốc liệt. Nhược điểm này có thể quan sát thấy khi cá có biểu hiện lo lắng hay sợ hãi. Một khi con cá quá căng thẳng, nó sẽ vứt bỏ bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là nó mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể. Một khi lớp chất này mất đi thì sẽ chẳng còn gì để bảo vệ nó khỏi những cái răng sắc bén của đối thủ.
    Hiện tượng cá bị nhát có nhiều nguyên nhân. Nó có thể khởi đầu từ môi trường lai tạo, môi trường phòng nuôi hay cách huấn luyện.
    Môi trường lai tạo: đôi khi không được yên tĩnh bởi những kẻ thâm nhập và quấy rối. Rắn, bò sát hay chim là những kẻ thâm nhập nguy hiểm nhất và sự quậy phá của chúng có thể làm đổ chai lọ làm cho những con trong các lọ còn lại bị khủng hoảng và trở nên nhút nhát. Vài con sẽ trốn luôn trong góc hay giữa đám rong. Kẻ thâm nhập khó chịu nhất là mèo khi chúng đuổi chuột trên các tấm bạt mà người nuôi dùng để đậy hồ. Âm thanh bất thình lình phát ra từ phía trên có thể làm cá lo lắng và sợ hãi. Bình thường, cá có thể không biểu hiện sự nhút nhát nhưng sẽ bỏ chạy nếu bị tác động tương tự khi đang đá. Tuy nhiên, đa số cá đá có thể vượt qua các tác động nhiễu loạn từ bên ngoài và không hề có biểu hiện nhút nhát.
    Nhiễu loạn trong phòng nuôi: đôi khi cá nhút nhát chỉ vì phòng nuôi không được canh chừng cẩn thận. Ví dụ như mèo, chuột rượt đuổi nhau vào ban đêm trong khi cá đá cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tiếng động phát ra từ những kẻ thâm nhập cũng như chai lọ đổ vỡ có thể làm cho cá sợ hãi từ đó trở nên nhút nhát.
    Cách huấn luyện: cá nhát cũng bởi vì người chủ nuôi không đúng cách. Kể từ khi được bắt ra khỏi ao, cá phải tập làm quen với việc thay đổi môi trường nuôi dưỡng một cách liên tục. Trạng thái tâm sinh lý của cá phải thật vững vàng và quen với sự thay đổi. Một số cá không thể chịu được sự thay đổi bất thình lình và bị sốc nếu chúng ta không cẩn thận. Ngay khi được ngâm trong nước lá bàng khô, lọ cá cần phải đem để nơi hơi tối. Người huấn luyện bất ngờ mở nắp và vớt cá bỏ vô lọ nước hoàn toàn mới để ngoài trời. Cá sẽ bị bối rối và sốc với môi trường mới, màu sắc của nó sẽ trở nên nhợt nhạt. Nó mất cả ngày để đáp ứng với môi trường mới. Tuy nhiên, một số cá đá lại phản ứng hoàn toàn trái ngược, chúng thể hiện hết bản năng chiến đấu bằng cách giương vây, phùng mang rồi mổ vào thành lọ mà đôi khi kết thúc với cái miệng bị thương.
    Người huấn luyện cần kiểm tra trạng thái tinh thần của cá trong thời kỳ huấn luyện. Kiểm tra trạng thái tinh thần là đánh giá cơ bản để xác định xem có nên đem cá ra trường đấu hay không. Nếu cá có biểu hiện sợ hãi bằng cách thu mình vào một góc khi được đổ vào lọ mới, nó phải được trì hoãn hoặc dừng không đem ra trường đấu. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy cá bị nhát:
    - Khi chúng ta lại gần lọ nuôi cá, con cá bơi một cách hốt hoảng hay nhảy ***g lộn lên mặt nước vì sợ hãi.
    - Khi chúng ta để cá rượt đuổi cá mái trong một cái chậu lớn, cá không rượt đuổi mà trái lại nép mình vào góc hồ hay trốn vào bụi rong.
    - Khi chúng ta đưa một cây viết chì đến gần lọ mà cá lại sợ hãi và bỏ chạy.
    - Khi bỏ cá vào lọ khác để huấn luyện, chúng ta nên kiểm tra về trạng thái sinh lý cũng như tâm lý của cá. Chúng ta nên quan sát thật kỹ để phát hiện các nhược điểm nếu có. Kiểm tra độ mức độ hung dữ bằng cách đưa đầu bút chì lại gần lọ cá. Nếu cá phản ứng lại bằng cách giương vây, phùng mang thì chứng tỏ nó đã sẵn sàng. Bạn cũng có thể nhận thấy cá có biểu hiện sợ hãi khi bỏ vào môi trường mới và đầu bút chì có thể làm chúng sung trở lại.
  6. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1

    Sau đây là các cách phòng chống chứng hoảng loạn ở cá.
    - Bố trí phòng nuôi cá để có thể ngăn cản những kẻ quậy phá như mèo, chuột thâm nhập vào và làm náo động.
    - Có hai cách đem cá đang dưỡng trong nước lá bàng khô đi huấn luyện; nếu chúng ta làm vào ban ngày để tập cho cá quen với môi trường ánh sáng và âm thanh náo động vào ban ngày thì dùng chậu, đặt trong phòng nuôi cá, mở nắp cho thoáng khí. Sau đó, nhẹ nhàng dùng tay vớt cá đem bỏ vào chậu mới. Nước trong chậu mới được chuẩn bị từ trước đó 2 ngày cùng với rong, một ít lá chuối và lá bàng khô. Nhẹ nhàng nắm cá trong tay, nó sẽ cảm nhận được sự săn sóc của con người. Vì vậy, nó sẽ nhanh chóng đáp ứng với môi trường mới. Những mảnh lá chuối và lá bàng khô làm giảm bớt sự phản xạ ánh sáng trong chậu. Tuy nhiên, nếu không có thời gian thì chúng ta có thể làm vào ban đêm và cho cá ăn toàn bằng thức ăn tươi sống. Bóng tối và thức ăn làm cá bớt căng thẳng. Nó sẽ tự đáp ứng với môi trường mới vào buổi bình minh.
    - Trong phòng nuôi cá, chúng ta nên bật radio để nghe nhạc. Âm thanh và nhạc phát ra từ radio làm cho cá quen với tiếng người và sẽ không bị căng thẳng khi được đem đến trường đấu đông đúc và ồn ào.
    - Khi vào phòng nuôi cá, chúng ta nên bước nhẹ nhàng chứ không nên chạy ào vào làm cho cá bị hoảng sợ.
    Có ba công đoạn để biến cá đá thường thành cá đá tuyển, tất cả được thực hiện trong cùng một giai đoạn bao gồm: bắt cá nuôi riêng, cho cá ăn kiêng và làm mình cá săn chắc. Người nuôi nên hoàn tất cả ba công đoạn này trước khi thực hiện các bước huấn luyện kế tiếp.
    Bắt cá nuôi riêng: trước khi đem cá đi đá, chúng ta cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị. Bước chuẩn bị này là một trong số những bước chủ yếu trong việc huấn luyện cá đá gọi là bắt cá nuôi riêng. Vậy bắt cá nuôi riêng là gì? Ý tưởng cơ bản của việc bắt cá nuôi riêng là tách chúng ra khỏi đàn. Cá sẽ phát triển từ một con cá bình thường thành một đấu sĩ. Trong tự nhiên, khi cá đực trưởng thành nó sẽ tự tách khỏi bầy và tìm cho mình một lãnh địa riêng để làm tổ và dẫn dụ con cái vào đẻ trứng. Trong giai đoạn này, cá đực sẽ bảo vệ lãnh thổ và đánh đuổi bất kỳ sinh vật nào lảng vảng gần đó. Vì vậy, sự tách bầy khi trưởng thành có liên quan trực tiếp đến mức độ hung dữ của cá. Chúng ta nắm lấy ý tưởng này và áp dụng cho bầy cá nuôi. Điều này có nghĩa là bắt cá đem nuôi ở lọ riêng. Có thể thấy rằng nếu chúng ta nuôi cá ở môi trường thích hợp thì chỉ qua một đêm nó sẽ tự tạo một ổ bằng bọt khí. Ổ bọt là dấu hiệu của sự thành thục, bảo vệ và hiếu chiến ở cá.
    Cho cá ăn kiêng: sự khác biệt giữa cá nuôi và cá hoang ở chỗ cá nuôi được nuôi thường xuyên bằng thức ăn tươi giàu chất đạm trong một môi trường giới hạn. Cá bình thường rất mập và lớn con. Quá trình nuôi riêng giúp cá ăn kiêng. Nếu cá quá gầy thì đây là cơ hội để tẩm bổ cho nó. Chúng ta có thể chia cá ra làm 3 loại bằng việc quan sát hình dạng của chúng từ phía trên.
    - Cá bình thường: khi các phần đầu, bụng và thân cá có tỷ lệ đều đặn từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cảm nhận được hình dạng tối ưu của cá. Dạng bình thường là dạng thích hợp và dễ điều chỉnh nhất. Chúng ta cho cá ăn cung quăng (khoảng từ 8-10 con) hay các loại thức ăn tươi khác như bo bo, trùn chỉ, nhưng chỉ cho ăn một lần mỗi ngày. Quá trình nuôi riêng kéo dài từ 7-10 ngày. Trong quá trình này, chúng ta nên cho cá ăn kiêng cho đến khi chúng hơi gầy. Điều này sẽ làm cá đá nhanh và linh động hơn.
    - Cá gầy: khi các phần đầu và bụng cá có tỷ lệ không đều đặn, đặc biệt phần thân cá trông gầy giơ xương. Để làm cho cá mập hơn thì chỉ cần cho chúng ăn nhiều cung quăng hơn và để dư một ít trong chậu. Quá trình nuôi riêng kéo dài từ 5-7 ngày và thức ăn được điều chỉnh tùy vào hình dạng thực tế của chúng.
    - Cá mập: khi các phần đầu, bụng và thân cá có tỷ lệ không đều đặn. Cá trông dường như có rất nhiều thịt. Cá cần được nuôi riêng lâu hơn, khoảng từ 10-21 ngày và cho ăn hạn chế. Chúng ta chỉ nên cho cá ăn 8 con cung quăng mỗi ngày nhưng ngày nào cũng phải cho ăn. Nếu cá vẫn mập thì chúng ta phải cho ăn ít đi hay nếu gầy quá thì lại cho ăn nhiều lên.
    Hầu hết cá đá đều có hình dạng bình thường hay hơi gầy. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng điều này không áp dụng đối với mọi dòng cá. Một số dòng cá đá rất tốt nếu hơi mập, một số dòng khác thì phải hơi gầy. Tốt nhất là nên tìm hiểu thông tin về vấn đề này từ nhà lai tạo.
    Làm mình cá săn chắc: sự săn chắc của vảy cá phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ lớn và dòng cá. Vì vậy, chúng ta không có cách nào để làm biến đổi một cách thần kỳ từ cá có vảy bình thường thành cá có vảy cứng. Nhưng trong thời gian nuôi riêng, chúng ta có thể ngâm cá bằng một số loại lá khô làm cho nước có màu như màu nước trà nhờ đó mà da thịt và vảy cá được săn chắc. Lá bàng khô được sử dụng rộng rãi nhất nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng những loại lá khác với công dụng tương đương. Một số loại lá cây có mùi rất đặc biệt có thể làm cho cá đối phương phải hoảng sợ. Vài loại lá khác lại có tác dụng ngăn cản sự viêm nhiễm và làm lành vết thương.
    Sau đây là những loại lá mà chúng ta có thể dùng để ngâm cá:
    - Lá chuối khô: nhựa từ cuống lá có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli, nguyên nhân chính gây ra các bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Chất tannin có nhiều trong lá cũng có khả năng chữa bệnh lỵ.
    - Lá bàng khô (Terminalia catappa L.): trước đây thường được dùng để chữa bệnh tiêu chảy ở người. Lá này còn dùng để chữa bệnh nổi mề đay và ngứa ngáy đồng thời có tác dụng làm đổ mồ hôi từ đó giải độc cho cơ thể. Trái bàng ăn vào rất nhuận tràng.
    - Casearia grewiifolia (cây thuộc họ liễu Salicaceae, có lẽ chưa được trồng ở nước ta).
    - Vỏ dừa, lá dừa khô (Cocos nucifera Linn.)
    - Quả hay vỏ khô của cây muồng hoàng yến (Cassia fistula L.)(còn gọi là cây bò cạp nước hay hoàng hậu; đây là loài cây rừng phân bố tự nhiên ở Tây Nguyên; chúng được trồng rải rác ở Sài Gòn).
    - Lá tếch khô (Tectona grandis L.)(xuất xứ Ấn Độ; còn gọi là cây giá tỵ, được trồng thành rừng ở Định Quán, Đồng Nai và rải rác ở Sài Gòn, nhất là ở công viên 30-4). Công dụng giống như lá bàng khô.
    - Lá cây chiêu liêu hồng, xàng hay tiếu (Terminalia chebula)(ở ta, đây là loài cây rừng phân bố từ Huế trở vào đến An Giang, quả được hái làm thuốc chữa bệnh lỵ).
    - Vỏ trái keo cau khô (Acacia catechu)(xuất xứ Ấn Độ; chúng chỉ được trồng ở Sở thú Sài Gòn) có chứa nhiều chất tannin dùng để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.
    - Các loại lá khác.
    Thông thường, trong tuần nuôi riêng đầu tiên, chúng ta bỏ lá khô làm cho nước có màu như màu nước trà. Trong tuần thứ hai, chúng ta giảm nồng độ bằng cách lấy bớt phân nửa nước cùng với chất thải cá rồi thêm nước mới vào. Lá cây làm cho nước hơi có tính acid, khoảng 6.5 độ pH. Nồng độ pH như vậy hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong nước và hỗ trợ cho chất nhớt của cá. Những chất tiết ra từ lá ngấm vào cá và làm cơ bắp của nó săn chắc. Vào ngày thứ 8, chúng ta đem cá bỏ vào lọ khác. Chúng ta có thể thấy rằng cá trông có vẻ nhỏ và mảnh khảnh hơn so với ngày đầu tiên mới thả. Cá trông linh động hơn, bơi nhanh hơn và trở nên dạn dĩ hơn trước con người. Đồng thời, cá cũng trở nên rất hung dữ và sậm màu chỉ trong một thời gian ngắn.
    Xây dựng môi trường huấn luyện và điều trị bệnh
    Cá đá là một trong số những loài nhạy cảm nhất trong số các loài sinh vật máu lạnh. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, trạng thái sinh lý của chúng cũng bị ảnh hưởng từ đó tác động trực tiếp lên năng lực chiến đấu và cảm nhận của cá. Việc xây dựng một môi trường huấn luyện thích hợp là điều nên được cân nhắc một cách nghiêm túc bằng không cá có thể bị căng thẳng dẫn đến dễ bị ngã bệnh rồi lây sang những con cá khác cùng phòng. Chẳng hạn phòng quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ trong phòng thay đổi quá nhiều giữa ngày và đêm sẽ làm cá bị suy nhược. Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều người đá thua bởi vì không bố trí phòng huấn luyện một cách thích hợp. Nếu được bố trí thích hợp, phòng nuôi cá có thể giúp cá mạnh khỏe hơn và cải thiện kỹ năng chiến đấu của cá. Ý tưởng chung về một phòng nuôi cá đó là nó phải thoáng khí và có ánh sáng tự nhiên chiếu vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên có luồng gió nhẹ lưu thông trong phòng. Nhiệt độ phòng không được thay đổi quá đột ngột vì nó làm cá bị suy nhược. Các lỗi liên quan đến việc bố trí phòng nuôi cá gồm: phòng kín hay thiếu luồng khí luân chuyển. Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh tức là biến thiên quá 3 độ C. Phòng nuôi cá cần phải có những dụng cụ cần thiết và được đặt đúng nơi quy định.
    Xây dựng môi trường huấn luyện: là việc quản lý phòng nuôi cá và nhân tố chính đem lại chiến thắng tại trường đá cá. Sau đây là những vấn đề liên quan đến phòng nuôi cá gồm: môi trường, dụng cụ và thuốc điều trị.
    Vị trí: hồ cá phải được bố trí nơi thật thoáng khí, có ánh nắng chiếu vào buổi sáng và bóng râm vào buổi chiều. Để giảm tiếng ồn vào ban ngày và ánh sáng vào ban đêm, phòng nuôi cá phải xa phòng sinh hoạt của người. Phòng cũng nên được đóng kín để tránh chó, mèo, chuột hay rắn thâm nhập. Cũng cần tránh các yếu tố gây nhiễu như tiếng ồn, sự rung động hay chớp sáng. Nhưng phòng cũng không nên quá xa nơi ở để chúng ta có thể đến đó vào bất kỳ lúc nào mà chăm sóc cá. Tôi thường đến phòng nuôi cá cứ cách mỗi 2 giờ vào ban ngày nếu tôi không có việc gì bận.
  7. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Biết về cá của mình (phần 2) - 29/8/2006 9h:9
    Dù thắng hay thua trận thì cá đều rời trường đấu với nhiều vết thương trên mình. Chủ của con cá thắng trận ra về cùng với vinh quang và danh dự còn người chủ của con cá thua trận ra về với đôi chút thất vọng (nhà lai tạo thực sự cược rất ít tiền, chỉ dân cờ bạc mới thường cược với số lượng lớn). Con cá thắng trận thường được chọn để ép với một con cá cái tốt hay đem tặng cho bạn bè. Có con được đem bán nếu người mua ra giá cao. Chắc chắn rằng người ta mua cá thắng trận để đem về ép với con cá cái tốt và cho ra một thế hệ cá con chất lượng.
    Lọ nuôi cá
    Cá đá là loài xác định lãnh thổ và lọ nuôi chính là lãnh thổ đó với cái tổ bằng bọt khí ở trung tâm. Tổ bằng bọt khí là dấu hiệu cho thấy sự hung dữ của cá. Một con cá khỏe mạnh có thể tạo ra một tổ bằng bọt khí (sau khi đã lựa chọn địa điểm thích hợp) trong một, hai ngày sau khi được thả vào nơi ở mới. Vì vậy, việc bố trí lọ nuôi cá một cách thích hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng chiến đấu của cá. Người huấn luyện phải cung cấp môi trường sống thích hợp để cá được thoải mái và không bị căng thẳng hay sợ hãi.
    Nơi đặt lọ nuôi cá: bên cạnh tầm quan trọng của việc bố trí phòng nuôi cá như đã thảo luận ở trên, việc sắp đặt lọ nuôi cá cũng quan trọng tương đương. Lọ nuôi cá nên được đặt trên kệ ở ngang tầm mắt tùy thuộc vào việc bạn thích đứng hay ngồi để quan sát cá của mình. Tôi khuyên là nên bố trí ở tư thế ngồi như vậy bạn có thể quan sát cá được thoải mái và lâu hơn nhờ thế mà bạn có thể phát hiện được một số chi tiết tốt hoặc xấu ở cá của mình. Điều này cần thiết cho việc huấn luyện cá sau này. Tôi thường dùng cách này để quyết định xem con cá nào được đem đi đá hay giữ lại cho dù theo kế hoạch cả hai đều có thể mang đi đấu. Một số người kê bàn cao lên cả gang tay và sử tấm ngăn chia bàn ra làm 2 phần. Với cách này họ có thể quan sát cá từ hai phía bởi vì các lọ cá được kê ngang tầm mắt. Họ cũng thích ngồi từ bàn làm việc để quan sát cá.
    Đây là phương cách chuyên nghiệp để đánh giá cá. Số lượng lọ nuôi nên là số chẵn vì vậy mỗi con cá sẽ đối diện với một con khác khi tấm ngăn được lấy đi. Người nuôi nên che nắp lọ bằng chăn hay vải cotton. Nếu nhiệt độ trên 28 độ C thì chăn nên được tẩm ướt để giữ nhiệt độ lọ nuôi được ổn định. Nó cũng nên đủ lớn để có thể che kín mặt trước của lọ vào ban đêm (mặt kia đối diện tấm ngăn). Cách này chống được đèn chớp hay vật lạ thâm nhập và quấy rối phòng nuôi cá vào ban đêm và đảm bảo cá có thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Lọ cá nên được làm vệ sinh định kỳ để phòng bệnh và mặt bên phải thật sạch để cá dễ thấy đối thủ bên lọ đối diện.
    Sự thay đổi về thời tiết và nhiệt độ dường như là nguyên nhân chính làm cá bệnh và giảm phong độ. Sự thay đổi nhiệt độ ở lọ cá có hai nguyên nhân, thứ nhất là cấu trúc của phòng nuôi cá (như thảo luận ở trên), thứ hai là sự thay đổi của thời tiết. Dù là nguyên nhân nào thì người huấn luyện phải có khả năng điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp một môi trường thích hợp cho cá.
    Các loại lọ nuôi cá: có hai loại lọ nuôi cá mà người huấn luyện thường sử dụng trong giai đoạn huấn luyện. Loại thứ nhất có đường kính khoảng 25 cm, cao khoảng 30 cm, hình tròn và chứa từ 10-15 lít nước. Loại lọ này được sử dụng trong tuần huấn luyện đầu tiên. Loại lọ thứ hai là loại dành cho các cuộc đấu cá. Ở Thái Lan, loại lọ truyền thống dùng để đá cá chứa khoảng 2 lít nước.
    Loại và kích thước lọ liên quan trực tiếp đến hoạt động huấn luyện. Chúng ta sẽ đi sâu về vấn đề này trong phần huấn luyện.
    Lọ cỡ nhỏ cũng cần thiết vào mùa đông hay khi nhiệt độ phòng xuống dưới 25 độ C. Cá đá không thích hợp với nhiệt độ dưới 28 độ C vì vậy loại lọ nhỏ dễ điều chỉnh nhiệt độ hơn. Nhiệt độ thấp làm cá lờ đờ và biếng ăn. Lọ nuôi cỡ nhỏ cũng kích thích tính hung dữ ở cá bởi vì cá luôn cạnh tranh lãnh thổ với nhau.
    Chậu nuôi cá lớn thích hợp trong mùa nắng khi nhiệt độ phòng trên 28 độ C. Ở nhiệt độ cao, vi khuẩn hoạt động mạnh hơn trong khi cá lại dễ bị căng thẳng và nhiễm bệnh. Cá cũng bị sụt giảm trọng lượng nhanh hơn vì vậy chúng ta nên cho cá ăn càng nhiều càng tốt. Chậu nuôi cá lớn cũng có tác dụng giảm bớt căng thẳng cho cá.
    Bên trong lọ nuôi cá: ngoài môi trường tự nhiên, cá đá sống nơi có nhiều cây cỏ và lá mục. Chúng tận dụng cây thủy sinh và vật trôi nổi để nhả bọt và ẩn dưới các lá cây mục. Sự hiện diện của thực vật thủy sinh bên trong lọ nuôi cá đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm căng thẳng cho chúng. Nó cũng là nơi nghỉ ngơi của cá vào ban đêm. Thực vật thường hút chất bẩn trong nước vì vậy nó làm sạch nước và giúp lấy đi chất bẩn khỏi lọ cá. Không nên thả đá và các vật thể khác vào lọ để tránh làm cá bị thương. Để biết rõ tình trạng của cá, người huấn luyện thường quan sát hành vi của nó trong lọ. Quan trọng hơn hết, người huấn luyện phải cung cấp môi trường nuôi dưỡng tương tự với môi trường tự nhiên của cá. Những thành phần của lọ cá mà người huấn luyện cần cung cấp gồm:
    Thực vật thủy sinh: dù lọ nuôi nhỏ hay lớn thì người nuôi đều có thể thả rong để cá nghỉ ngơi và trú ẩn. Không nên thả rong nhựa vì tác dụng của nó không thể bằng rong thực, thậm chí có thể làm cá bị chấn thương khi huấn luyện. Cạnh sắc của rong nhựa có thể cứa vào mắt và vẩy của cá. Có hai loại rong thủy sinh, loại cứng và loại mềm. Các loại rong mềm như Cabomba aquatica hay Hygrophila difformis rất thích hợp với lọ nuôi cá lớn. Loại rong mềm thường dài, nhiều nhánh tỏa ra khắp lọ cá nên rất thích hợp để cá cái trú ẩn trong giai đoạn huấn luyện. Nhược điểm của loại rong mềm là nó dễ bị mục và gãy cành nên chỉ sử dụng từ 2-3 tuần. Các loại rong cứng như Dracaena sanderiana hay Echinodorus sp."ROSE" thích hợp cho cả lọ lớn lẫn nhỏ. Nhiều người lại thả cả hai loại rong chung trong một chậu lớn. Ưu điểm của loại cứng là nó có thể sử dụng được lâu hơn nhưng lại có ít cành để cá trú ẩn. Nên để ý đến đặc điểm của các loại thực vật thủy sinh, chẳng hạn cá đá phải ngoi lên mặt nước để thở do đó không nên thả các loại thực vật nổi như bèo (Eichornia speciosa) mà rễ của chúng có thể lan ra toàn lọ nuôi và gây khó khăn cho cá khi chúng thở (ngoại trừ khi nuôi cá trong một hồ chung có kích thước lớn). Phần lớn rong gồm cả lá và thân nằm ở tầng nước giữa và chỉ khoảng 10% ở trên mặt nước. Nên thay rong khi chúng hết hiệu lực và để tránh ô nhiễm. Dù sử dụng loại rong gì thì chúng cũng phải có sẵn ở địa phương. Nếu tự vớt được thì càng tốt. Bạn có thể trồng chúng trong hồ lớn hay trong chậu nhỏ. Tôi thường sử dụng loại cỏ địa phương mà chúng luôn có sẵn ở những nơi có đất và luôn thay toàn bộ cỏ mới mỗi khi thay nước.
  8. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Lá bàng hay lá chuối khô: đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho cá và cung cấp nơi trú ẩn cho cá trong lọ. Cho khoảng 1/4 lá bàng khô trên 1 lít nước. Nó sẽ làm nước hơi vàng. Cá thích sống trong điều kiện như vậy. Một số người tước nhỏ lá chuối thả vào lọ. Lá chuối khô có tác dụng tương tự lá bàng và có thể được dùng thay rong khi nó khan hiếm. Người nuôi cũng có thể sử dụng các loại lá khác như lưu ý ở phần trên. Kinh nghiệm chung khi chọn thực vật là nó phải cứng và không bị mục sau 3 ngày ngâm trong nước. Lá chuối cũng phải được lựa chọn từ những cây chuối có lá cứng cáp.
    Đây là loại lọ thủy tinh đường kính 25 cm nhìn từ trên xuống. Chúng ta có thể thấy cá bơi vòng quanh lọ. Lọ tròn kích thích cá bơi vòng quanh. Loại cỏ địa phương và các mẩu lá chuối khô ngăn cản đèn chớp và những khuấy động từ phía trên.
    Tổ bọt là dấu hiệu của sự mạnh khỏe và hung dữ của cá. Bọt càng nhiều lớp càng tốt. Người huấn luyện nên phá tổ bọt vào buổi sáng và quan sát cá xây lại tổ bọt vào ngày hôm sau.
    Với lá bàng khô, lá chuối khô và thực vật thủy sinh, cá sẽ bơi lội thoải mái và thư giãn. Màu của nước ngả vàng như nước trà.
    Người huấn luyện nên ghi chú về nguồn gốc và ngày huấn luyện lên lọ cá. Thông tin này giúp bạn nhớ ngày thay nước và huấn luyện đồng thời không nhầm lẫn với những cá khác nguồn gốc. Nên nhớ rằng cá khác nguồn gốc có thể có cùng màu sắc và hình dạng nhưng kỹ năng chiến đấu lại hoàn toàn khác nhau.
    Thay nước: nước mới làm cá tươi tỉnh và linh động nhưng thay nước không đúng cách không những không có lợi mà còn có thể có hại. Việc thay nước cũng tùy thuộc vào kích thước của lọ nuôi cá. Lọ nhỏ cần được thay nước thường xuyên hơn lọ lớn. Người nuôi nên chuẩn bị nước và lọ mới 1 ngày trước khi thay và cứ 3 ngày thay một lần. Hòa chung nước ngâm lá bàng và lá chuối khô với nước mới thành một dung dịch đồng nhất. Dù là lọ nhỏ 2 lít hay lọ lớn 15 lít thì trong 2 ngày đầu tiên cũng không cần thay nước.
    Vào ngày thứ 3 nước sẽ ngả màu trà đặc. Sử dụng ống nhựa để hút hết cặn bẩn dưới đáy và dính trên lá bàng và rong, lượng nước tối đa mỗi lần thay khoảng 30% nước trong lọ. Sau đó châm nước mới vào lọ cho đầy như cũ. Bạn nên thay nước vào khoảng 5-6 giờ chiều bởi vì nhiệt độ nước không thay đổi nhiều vào ban đêm. Lúc này màu nước sẽ hơi ngả vàng giống như ngày thứ 2, đây là nồng độ dung dịch lá bàng khô thích hợp. Bạn có thể thấy rằng cá sẽ rất linh động và dữ tợn khi tấm chắn được lấy ra và cá thấy đối phương ở lọ bên cạnh. Trong khi chúng đang phùng mang giương vây thì bạn có thể nhỏ thêm vài giọt đa sinh tố vào lọ. Vài người huấn luyện có thể cho thêm nước lá bàng khô nếu màu nước vẫn chưa được như ý.
    Vào ngày thứ tư, bạn nên lấy đi 10% nước ở lọ nhỏ rồi thêm nước mới vào cho đầy như cũ. Lọ lớn chưa cần thay nước ngay nhưng vào ngày thứ sáu nó cần thay 30% lượng nước rồi đổ đầy lại như cũ.
    Tuy nhiên việc thay nước nên được cân nhắc tùy theo từng trường hợp. Chất lượng nước trong lọ nuôi thể hiện chất lượng của những đối tượng mà bạn thả vô lọ chẳng hạn như lá bàng, lá chuối khô hay rong. Chúng thường làm cho nước trong hơn. Lá bàng khô chẳng hạn, nó có tác dụng đặc biệt là làm lắng cặn. Nếu nước không được trong thì hầu như là do lá chưa được phơi khô hoàn toàn. Nếu để vài ngày, chúng ta có thể thấy một lớp màng đục trên mặt nước, đó là dấu hiệu vi khuẩn phân hủy lá khô hay rong mục. Trường hợp này chúng ta nên thay nước và cho thêm lá khô vào. Nếu rong mục chỉ sau vài ngày thì đó cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu ô-xy trong nước.
    Tuyển chọn cá
    Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tuyển chọn cá đá. Những con cá đá là loại Betta splendens đuôi ngắn được tuyển chọn kỹ càng để đem đi thi đấu. Cá đá bắt đầu được tuyển chọn từ hàng trăm năm trước cho đến tận ngày nay. Nguyên tắc tuyển chọn là đem lai tạo những con cá đá tốt nhất. Sự tiến bộ diễn ra một cách từ từ và chúng ta có thể thấy kết quả sau mỗi 5 năm. Ban đầu mục đích của việc lai tạo chỉ là để giải trí hay vui chơi tạm thời sau khi kết thúc công việc đồng áng. Người chủ của con cá thắng cuộc thu được nhiều tiếng tăm và vinh dự.
    Người chủ thường lấy tên địa phương đặt cho dòng cá của mình để khẳng định sự ưu việt so với các dòng cá ở những vùng khác. Chẳng hạn, dòng cá ở tỉnh Pad Rew được cho là hay hơn dòng cá ở tỉnh Thonburi (nay thuộc Bangkok)?Vào thế kỷ 20 khi mà ảnh hưởng của văn hóa phương Tây lan rộng trên toàn châu Á và hoạt động kinh doanh trở thành động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế và xã hội thì mục đích của việc lai tạo cá chuyển dần từ thú vui thuần túy sang công việc kinh doanh kiếm lời. Các nhà lai tạo cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ sản xuất cá một cách đại trà, chẳng hạn một nhà lai tạo có thể có đến 200 hồ hoặc hơn và cá thường có vẩy cứng đồng thời tấn công đối phương một cách tập trung hơn. Vào khoảng năm 1972, việc đặt tên các dòng cá chuyển từ biệt danh chẳng hạn như ?oHanumana? sang số chẳng hạn dòng số 15, dòng số 63...Như vậy, việc lai tạo chịu tác động bởi lối tư duy đương đại như kinh doanh, số liệu và mạng ảo.
    Cá đá đuôi ngắn được chia làm hai loại là cá đá thường và cá đá tuyển. Cả hai đều có chung nguồn gốc. Vậy cá đá tuyển là gì và nó có gì khác so với cá đá thường? Có 3 yếu tố cấu thành một cá đá tuyển:
    Cá bố mẹ tuyển: bố mẹ của cá đá tuyển phải được tuyển chọn từ những dòng cá thắng trận trong trường đấu khắc nghiệt. Nguyên tắc chung trong việc lựa chọn cá để lai tạo đó là:
    - Tấn công tập trung vào một trong nhiều vị trí sau: đuôi, miệng, nắp mang và bụng hay tùy theo cách tuyển chọn của nhà lai tạo.
    - Cấu trúc cơ thể cân đối.
    - Cách đá tốt: giỏi phòng vệ, biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn (tức tấn công hai, ba lần liên tiếp)?
    - Giỏi chịu đựng, bền bỉ: cá không được bỏ chạy dù bị thương rất nặng. Luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu bằng cách phùng mang hết cỡ khi thấy đối phương. Nhiều nhà lai tạo coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhất là trong luật đá cá Thái Lan.
    - Răng sắc: đây là đặc điểm được một số nhà lai tạo quan tâm khi lựa chọn cá giống mặc dầu đa số mọi người không quan tâm lắm bởi vì họ nghĩ rằng cá đá nào cũng đều có răng sắc và nhà lai tạo giỏi phải biết được lúc nào thì chúng ở tình trạng tốt nhất.
  9. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Việc lựa chọn cá bố mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức và suy luận của mỗi nhà lai tạo. Điều này tạo sự khác biệt giữa nhà lai tạo này với nhà lai tạo khác dựa trên chất lượng của sản phẩm mà họ tạo ra. Cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc trên trường đấu. Cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá dai sức và có nhiều cá đực thắng trận.
    Về cá đá thường, nhà tuyển chọn chỉ đơn giản lấy con cá đá bất kỳ ngoài trường đấu dù là thắng hay thua trận, hay dùng con cá có sẵn để lai tạo ra một số lượng lớn cá con. Nhà tuyển chọn có thể kết hợp nhiều dòng cá và nuôi chung trong một hồ lớn. Một số người còn bán những con cá đá tuyển kém chất lượng như là cá đá thường. Vì vậy đôi khi chúng ta thấy vài con cá đá thường có thể đá bại cả những con cá đá tuyển hạng nhất.
    Nuôi và huấn luyện cá đá: nguyên tắc nuôi cá đá tuyển khác xa so với nuôi cá đá thường.
    Yếu tố
    Cá đá thường
    Cá đá tuyển
    Thức ăn Thức ăn khô, cho cá ăn không giới hạn. Chỉ cho ăn thức ăn tươi: bo bo, cung quăng, trùn chỉ. Các loại thức ăn đông lạnh như sò, cá cần hạn chế tối đa.
    Nước Thay hàng tuần, không cần quan tâm đến độ pH. Thay nước và làm vệ sinh mỗi 2-3 ngày. Duy trì độ pH cao (có tính acid).
    Độ tuổi 4-6 tháng 7-12 tháng
    Cá bố mẹ Bất kỳ Cá thắng trận trên trường đấu.
    Mật độ nuôi Nuôi nhiều lứa trong cùng hồ. Hồ 16 m2 có thể nuôi đến 5000 con. Mỗi lứa nuôi một hồ. Hồ 2 m2 nuôi khoảng 200 con.
    Kích thước Trung bình đến lớn Nhỏ đến trung bình
    Kinh doanh Khi cá đủ lớn để bán Khi cá được kiểm tra và xác định là đủ chất lượng.
    Nguyên tắc tuyển cá: không phải cứ cá bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt nhưng cá bố mẹ tốt là điều kiện cần để có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa cá đạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi nhưng lứa khác có khi chỉ đạt phong độ khi được 7-8 tháng tuổi thậm chí lâu hơn 12 tháng tuổi. Nhiệm vụ của nhà lai tạo là xác định thời điểm đạt phong độ cao nhất của cá bằng cách cho lứa này đá thử với lứa khác. Có người lại cho con này đá với con khác và chúng ta gọi đó là kiểm tra nội bộ hay kiểm tra chất lượng đá của lứa cá. Mục đích của việc kiểm tra là xác định tiềm năng chiến đấu của cá. Rất nhiều người đem con cá vô địch nội bộ đi đá ở trường đá cá hay thách đấu với các đối thủ khác.
    Thông thường, nhà lai tạo thường kiểm tra lứa cá từ 3-5 lần và nếu chúng không đạt chất lượng như ý thì người ta sẽ đem bán chúng như cá đá thường hay sẽ đợi vài tháng rồi thử lại. Một số nhà lai tạo không bao giờ kiểm tra cá hay tham gia vào trường đấu. Họ chỉ tập trung vào việc lai tạo cá mà thôi. Tuy nhiên, họ cũng phân phát cá mẫu ở mỗi lứa cho các tay đá cá chuyên nghiệp để thử cá cho họ. Nếu những người này quay lại để mua cá có nghĩa là lứa cá đó có chất lượng bởi vì những người đá cá chuyên nghiệp là những tay kiểm tra cá tốt nhất.
    Năm đặc điểm của cá đá hoàn hảo
    Cá đá sử dụng bản năng di truyền và thể lực cá nhân để đấu với đối phương. Nếu vài con trong lứa cá có kỹ năng chiến đấu riêng biệt thì chúng ta có thể tin rằng cả bầy cá sẽ đá cùng kiểu. Khi hai đấu sĩ được thả chung trong lọ thi đấu thì chúng sẽ kết hợp bản năng chiến đấu với thể lực sẵn có để đấu với đối phương. Sau đây là những yếu tố mà mỗi đấu sĩ phải có nếu muốn chiến thắng trong cuộc đấu.
    - Dai sức
    - Vẩy cứng
    - Kỹ năng đá
    - Răng sắc
    - Cấu trúc cơ thể cân đối
    Một cá đá lý tưởng phải hội đủ và kết hợp áp dụng tất cả các yếu tố kể trên vào thi đấu. Nhưng chất lượng lại là điều cần phải bàn đến ở đây. Trong điều kiện tốt nhất, tất cả cá đá tuyển phải hội đủ năm yếu tố nhưng mức độ còn tùy thuộc vào lứa cá và tình trạng thể lực của chúng. Ví dụ cá đá thường có thể có cấu trúc cơ thể thật tốt hay răng rất sắc và hoàn toàn dai sức nhưng thịt và vảy lại không rắn chắc hay kỹ năng chiến đấu bình thường; mà những điều này có được là nhờ sự chăm sóc và nuôi dưỡng của nhà lai tạo; vì vậy chúng dễ dàng bị cá có vảy cứng hơn hay kỹ năng chiến đấu tốt hơn đá bại. Mỗi yếu tố ở cá đá tuyển tối thiểu phải trên mức trung bình và một hay hai yếu tố vượt trội chẳng hạn như vảy cứng hay răng sắc. Nhưng làm thế nào để đánh giá về mức độ của mỗi yếu tố là cả vấn đề bởi vì không hề có quy định cụ thể nào để đánh giá về chúng. Các đánh giá hầu như chỉ dựa trên ý kiến cá nhân của các nhà lai tạo và tuyển chọn. Tuy nhiên, một số nhà lai tạo nghiêm túc lại không muốn đánh giá về cá của họ bởi vì họ biết rằng bản năng tự nhiên của một cá đá tốt là những sáng tạo bên ngoài cách đá thông thường, và chúng ta cũng không thể nuôi dưỡng hay huấn luyện cá để chúng đá tốt hơn là những gì chúng được di truyền. Chừng nào mà chúng ta chưa thể giải mã được các gen chiến đấu ở cá thì chúng ta cũng không thể dự đoán được chất lượng đá của chúng và chính điều đó làm cho cuộc đấu càng thêm phần bất ngờ và thú vị.
    Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ về từng yếu tố:
    Dai sức: nghĩa là cá vẫn đá cho đến khi chúng kiệt sức hoàn toàn mà không hề bỏ chạy như người ta vẫn thường nói ?ođá chết bỏ?. Trong quá khứ, cá đá ở Thái Lan tập trung chủ yếu vào đặc điểm này. Tôi vẫn còn nhớ rằng cá có thể đá đến 6 giờ mà vẫn không có con nào chịu thua. Khi chúng tôi để chúng ở đó cho đến sáng hôm sau thì thấy chúng vẫn đang đá. Hiện tại, hầu hết các nhà lai tạo thường lai cá của họ với các dòng cá ở Việt Nam và Malaysia vì vậy các thế hệ cá về sau thường đá không dai sức nhưng đổi lại chúng có cấu trúc cơ thể tốt, vảy cứng và răng rất sắc. Bởi vì cá không còn dai sức, thời gian diễn ra một cuộc đấu thường giảm từ 4 giờ xuống còn 2-3 giờ khi một trong hai con cá bỏ chạy. Luật đá cá cũng được cải tiến để mang lại lợi thế cho con cá nào đá thật nhanh. Nhà lai tạo chỉ tập trung vào các đặc điểm như vảy cứng, răng sắc và mục tiêu tấn công mà bỏ qua đặc điểm dai sức. Như vậy việc bỏ qua yếu tố dai sức là để phù hợp với luật đấu cá hiện tại bởi vì người ta không có nhiều thời gian để tham dự vào các cuộc đấu quá dài. Chúng ta chỉ có thể biết được một con cá có thực sự dai sức hay không khi nó đấu với một đối thủ giỏi mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng. Như vậy kết quả tệ nhất là hòa và rất hiếm khi bị thua. Trường hợp cá đối phương quá khỏe thì dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định để thắng trận. Có rất nhiều trường hợp con cá đang chiếm ưu thế phải bỏ chạy khi nó không thể hạ gục đối thủ.
    Vẩy cứng: vẩy được coi như là tấm áo giáp của cá. Cá bị thương càng ít thì hậu quả càng nhỏ và khả năng tấn công đối phương càng nhiều. Sự xuất hiện của cá đá vảy cứng ở Thái Lan bắt nguồn từ cá đá Malaysia. Cách nay mấy chục năm (1977) có một nhóm các tay đá cá đến từ Malaysia tham gia vào hàng loạt trường đấu ở Bangkok. Cá của họ hoàn toàn sậm màu, bơi rất nhanh và vảy có dạng tròn, nhỏ và rất cứng. Họ chỉ mang theo năm con và thắng hầu hết các độ. Lý do thắng trận duy nhất là cá Malaysia có vảy rất cứng mà cá Thái Lan không thể cắn lủng được. Thời đó, cá Malaysia đã gặt hái chiến thắng ở tất cả các trường đấu cá Thái Lan. Nhiều tay đá cá Thái Lan nhập cá với giá rất cao từ Malaysia về để đá các độ lớn và chia xẻ cho bạn thân. Những con cá đực đó được dùng làm con giống tạo ra dòng cá Thái Lan vảy cứng sau này. Nhiều nhà kinh doanh tuyên bố cá của họ được nhập từ Malaysia nhưng sự thực không phải vậy. Vài năm gần đây, cá đáViệt Nam với vảy cứng và thân dày cũng gia nhập vào dòng cá Thái Lan. Hiện tại, cá đá ở Thái Lan có nguồn gốc hỗn hợp và khó có thể xác định đâu là dòng cá thuần Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam.
  10. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Cá có vẩy cứng có nghĩa là vẩy rất khó bong dù bị tấn công nhiều lần. Thực tế, việc sử dụng từ ?ovẩy cứng? là không chính xác. Bởi vì vẩy gắn vào thịt và thịt giữ vẩy, vì vậy nếu chúng ta gọi là ?oda dày? hay ?ocơ săn chắc? thì có lẽ chính xác hơn. Ngoài ra, để dễ hiểu tôi còn sử dụng từ vảy cứng với nghĩa là ?ocá khó bị thương?.
    Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng của vảy đó là di truyền, độ tuổi và cách chăm sóc. Cá đá tốt nhất phải hội đủ cả 3 yếu tố này nghĩa là cha mẹ của chúng phải là những con cá vảy cứng nhất, nó phải được nuôi đến một độ tuổi thích hợp và được chăm sóc theo một quy trình thích hợp.
    Kỹ năng đá: nghĩa là sự khôn khéo để chiến thắng đối phương. Sự khôn khéo phát triển trên nền tảng những đặc điểm di truyền mà cá được thừa hưởng từ bố mẹ. Có hai mức độ kỹ năng là kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. Kỹ năng cơ bản được di truyền từ bố mẹ. Cá sẽ dùng kỹ năng này trong các cuộc đấu bình thường và với đối thủ kém hơn nó rất nhiều. Một vài con sẽ áp dụng kỹ năng nâng cao nếu gặp phải đối thủ khỏe mạnh và khó đá bại hơn. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá đá siêu đẳng. Một ví dụ về lại cá này đó là nó có thể yếu thế hơn trong một giờ đầu nhưng nó có khả năng khắc phục và đá thắng đối phương vào giờ thứ hai. Dân chơi cá gọi những con cá như vậy là ?ocá tiền? vì nó có thể đá những độ mà thoạt trông có vẻ bất lợi hơn. Nhờ đó họ đặt cược ít tiền nhưng lại kiếm được nhiều tiền khi cá đá thắng.
    Có hai cách mà cá có thể thắng cuộc bằng cách sử dụng kỹ năng chiến đấu:
    - Cá đối phương quá dở nên nó có thể chiến thắng chỉ bằng cách áp dụng kỹ năng chiến đấu cơ bản. Vài con cá có cách đá mà đối phương rất khó tấn công nó chẳng hạn như lối đá luôn áp sát đối phương và tấn công từ phía sau. Cách đá này rất khó chịu.
    - Tấn công vào nhược điểm của đối thủ. Mọi đấu sĩ đều có nhược điểm. Có dòng cá mà nhược điểm nằm ở miệng, dòng khác thì nhược điểm nằm ở đuôi?Một số cá đá rất tốt nhưng lại dễ bị thua nếu nó không thể hồi phục được trong cuộc đấu. Hay nói cách khác cá đá có kỹ năng có thể tìm ra nhược điểm của đối phương. Nó sẽ tập trung đá liên tục vào đó cho đến khi đối phương không thể chịu nổi. Nó phát hiện được nhược điểm nhờ phân tích hiệu quả của cú tấn công tức là nhược điểm của đối phương sẽ lộ ra một khi phần đó bị tấn công.
    Răng sắc: Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá răng ngắn thường bắt đầu cắn đối thủ sau khi đá hai giờ và chỉ đem đá khi đạt từ 8-12 tháng tuổi. Trong khi cá răng dài có thể cắn đối thủ ngay từ đầu và hầu như là cá non (tôi nói ?ohầu như? bởi vì có một số cá trưởng thành cũng có răng dài). Người chơi cá thường lẫn lộn về cá răng ngắn và răng dài, nhất là những người thiếu kinh nghiệm. Họ cho rằng cá răng dài tốt hơn vì nó có thể cắn ngay từ lúc bắt đầu cuộc đá nhưng đôi khi loại cá đá này thường bỏ cuộc sau khi đá chừng hai giờ vì chúng là cá non. Trong khi những tay đá cá chuyên nghiệp lại thích cá răng ngắn vì họ biết rằng loại cá này thường đá rất tốt kể từ giờ thứ hai trở đi. Cơ bắp của chúng thường phát triển và săn chắc do đó dù đá chậm nhưng chúng lại đá chính xác hơn và nhờ vậy mà tiết kiệm được sức lực. Vì vậy, chúng có thể duy trì cuộc đấu được lâu hơn và sau đó trả đũa lại đối thủ. Chúng ta thường thấy trường hợp cá răng dài bị mòn hết răng trong khi đá đối phương (tức là không thể đả thương đối phương được nữa).
    Cấu trúc cơ thể cân đối: không giống như những yếu tố khác, cấu trúc cơ thể là phần mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt, từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm. Hầu hết những tay đá cá chuyên nghiệp đều cân nhắc yếu tố này trước tiên. Cấu trúc cơ thể là điểm lợi thế trước tiên khi cáp và đá độ. Tức là bạn có thể nắm phần thắng cuộc ngay khi chưa bỏ cá và lọ thi đấu. Trong thế giới động vật, những cá thể có kích thước lớn và cân đối hơn đồng loại luôn luôn chiếm lợi thế. Đấy là lý do tại sao hầu hết các tay chơi đều cố gắng cáp độ sao cho cá của họ lớn hơn cá đối thủ. Xét trên phương diện đá cá, con cá có cấu trúc cơ thể cân đối có khả năng đá lâu hơn và như vậy có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Với tôi, cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều bộ phận cơ thể. Một con cá có vây rách tươm đồng nghĩa với việc nó yếu đuối và nhút nhát trước đám đông. Vì vậy dù là vây dài hay vây ngắn thì nó cũng phải đầy đủ mà không bị rách.
    Các dạng cấu trúc cơ thể
    Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung phân tích về các dạng cấu trúc cơ thể trên thực tế. Nếu định nghĩa rằng con cá đá hoàn hảo thuộc về ?odòng cá chiến thắng rất nhiều trận trên trường đấu? thì trong thực tế, nó có thể là bất kỳ dạng cấu trúc cơ thể nào. Chúng ta cũng rất khó phân biệt rạch ròi sự khác biệt về cấu trúc cơ thể giữa con cá này với con cá khác. Chẳng hạn, tôi chỉ có thể mô tả về những con cá đang đá trong trường đấu như sau: có thân dày như dạng bản rô và dài như dạng bản lóc hay miệng cong như dạng bản thát lát. Chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng dạng cấu trúc cơ thể này luôn chiến thắng dạng cấu trúc cơ thể kia. Mặc dù cấu trúc cơ thể luôn là yếu tố quyết định trong việc thắng hay thua trận nhưng cũng không thể bỏ qua các yếu tố dưới đây.
    - Lợi thế khi cáp cá (con nào lớn hơn). Con lớn hơn luôn có nhiều cơ hội để thắng trận. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.
    - Đỉnh điểm phong độ của cá. Cá đang ở phong độ cao sẽ hội đủ cả năm yếu tố ở mức độ cao nhất như mô tả ở trên. Đây là đấu sĩ mà bất kỳ tay chơi chuyên nghiệp nào cũng muốn sở hữu.
    - Nắm được nhược điểm của đối phương. Đây là điểm khác biệt giữa người đá cá nghiệp dư và chuyên nghiệp.
    Bởi vì các yếu tố này không thể thấy trước bằng mắt nên chúng ta chỉ có thể thấy được khi cá bắt đầu đá nhưng như vậy thì đã quá trễ rồi. Chỉ có đặc điểm sinh lý là những gì mà chúng ta có thể quan sát và đánh giá sơ bộ được về cá của mình và đối thủ. Nó có thể là lời gợi ý về kết quả trận đấu.
    Để thực hành việc cáp cá, chúng ta có thể tóm tắt với ba vấn đề sau: cấu trúc cơ thể cân đối, cấu trúc cơ thể mảnh mai và cấu trúc cơ thể dị dạng.
    Cấu trúc cơ thể cân đối
    Mô tả: là dạng thân dày và tròn, nhìn chung là trông phải cân đối, miệng phải cong liền lạc với đầu và cũng vậy đối với lưng và đuôi. Vây đuôi và vây hậu môn tương xứng với thân, tức là không quá lớn hay quá nhỏ. Phải có dáng bơi khoan thai, khéo léo và tự tin.
    Cách đá: nhanh và chủ công, tập trung chính xác vào các mục tiêu như miệng, bụng (hay vây ngực) và đuôi. Nếu cá có răng thật sắc, nó sẽ dễ dàng thắng cuộc.
    Ghi chú: dù cho cá có cấu trúc cơ thể cân đối nhưng nó vẫn có thể thua trận nếu như da không dày, răng không sắc hay không được dai sức.
    Cấu trúc cơ thể mảnh mai
    Mô tả: tương tự như dạng ở trên nhưng nhìn chung hơi dẹp hay gầy hơn. Lưng thường nhỏ hơn loại thân tròn. Người chơi cá thiếu kinh nghiệm thường không phát hiện được điểm này và coi chúng như nhau nhưng dạng thân tròn có lưng thực sự lớn hơn. Dạng thân dẹp thường làm người mới chơi cá nhầm lẫn khi cáp với loại thân tròn dù rằng nó nhỏ hơn. Đây là nhược điểm khi quan sát từ mặt bên nhưng sẽ chính xác khi quan sát từ bên trên.
    Cách đá: loại này thường có vây lớn, bơi và đá rất nhanh vì vậy nó giỏi cả phòng thủ lẫn tấn công. Mục tiêu chủ yếu nhắm vào đuôi và nắp mang. Loại cá này đá rất tốt trong một giờ đầu tiên nhưng nếu đối phương vẫn chịu đựng được thì nó sẽ đá chậm lại hay bỏ chạy ở giờ thứ hai. Cấu trúc thân mảnh mai không phù hợp với các cuộc đấu kéo dài hay nói cách khác, loại cá này không dai sức.
    Ghi chú: vấn đề liên quan đến cấu trúc cơ thể mảnh mai đó là cá không thể chịu đựng nổi quá hai giờ nếu bị cáp với con cá lớn hơn. Vì vậy, cơ hội thắng lợi của nó là phải đá thật nhanh và cắn vào những vị trí được coi là nhược điểm của đối phương như miệng và vây ngực làm cho đối phương mất thăng bằng và không thể đánh trả.
    Cấu trúc cơ thể dị dạng
    Mô tả: cá có bất cứ phần thân thể nào không cân đối đều bị liệt vào loại cấu trúc cơ thể dị dạng. Ví dụ, cá có thân quá ngắn hay quá dài, thậm chí đầu quá lớn cũng vậy. Tuy nhiên, cá có thân quá dài thì vẫn tốt hơn là thân quá ngắn. Hầu hết cá có thân quá ngắn đều bị biến dạng ở vùng xương đuôi. Điều này có nghĩa là nó không thể bơi nhanh do đó không thể tấn công và phòng thủ tốt được. Một số cá thường tránh đòn bằng cách di chuyển lên phía trước nên càng tệ hơn vì rơi vào tầm tấn công của đối thủ và bị coi như là loại cá ngốc nghếch. Một số khác xương đuôi bị cong làm cho cá khó xoay trở và di chuyển.
    Cách đá: bởi vì không thể bơi nhanh nên cách đá của loại này là phản đòn. Và bởi vì có thân ngắn và đầu to nên mỗi cú tấn công đều như búa bổ và cú phản đòn làm tăng lực đá lên gấp đôi. Mỗi cú đá đều mạnh mẽ và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho đối thủ ở vùng miệng. Mặc dù loại này thường chậm và có xu hướng phòng thủ nhưng các cú tấn công thường rất hiệu quả. Cơ hội thắng lợi của loại này là khi nó có thể cắn rách miệng đối thủ trước khi đối thủ có thể cắn nó. Điều thường thấy là cá chiếm thế thượng phong chỉ sau một đến hai cú đá cực mạnh vào miệng đối phương. Để đánh bại loại cá này thì cần sử dụng loại cá đá thật nhanh tập trung vào vây ngực để làm nó mất cân bằng.
    Ghi chú: loại cấu trúc này thường xuất hiện khi lai cận huyết, có vảy rất cứng và dai sức. Chúng có thể trông rất quái dị bởi vì cấu trúc cơ thể bị dị dạng.
    Các phương pháp huấn luyện cá
    Bản tính tự nhiên của cá đá là thích yên tĩnh, cảnh giác và cư ngụ cố định ở một nơi. Chúng chỉ trở nên hung dữ khi ra sức bảo vệ lãnh thổ của mình. Đấy là lý do cá đá nên được nuôi cách biệt với những cá thể khác. Nếu có một con cá đá khác (ngoại trừ cá mái) xâm phạm lãnh thổ của nó thì nó sẽ phản ứng dữ dội bằng cách giương vây phùng mang để đe dọa. Cá đá thường được nuôi dưỡng trong không gian chật hẹp vì vậy mà các bài tập thể lực là điều cần thiết đối với bất cứ nhà lai tạo nghiêm túc nào.
    Lý do cá cần được huấn luyện
    - Để khỏe mạnh hơn, điều này cũng giúp phát triển hình dáng và màu sắc.
    - Giúp cá nhanh nhạy, tập luyên thường xuyên giúp cá linh động hơn.
    - Để cá sẵn sàng thi đấu.
    - Phát triển năng lực tự nhiên và khắc phục nhược điểm.
    Các bài tập huấn luyện
    Có ba loại bài tập bao gồm rượt đuổi con cá nhỏ hơn để kích thích bản năng chiến đấu và mô phỏng cuộc đấu, khơi dậy bản năng giới tính tức khơi dậy bản năng thống trị tự nhiên của giống đực đối với giống cái và khuấy nước để giúp cá vận động nhờ đó được dai sức.
    Rượt đuổi con cá nhỏ hơn: đổ cá vào chậu to khoảng 1 lít và để đó trong 3 ngày. Vào ngày thứ 4, chuyển cá sang hồ lớn 25 lít và thả thêm từ 5-7 cá cái và một ít rong để cá cái ẩn náu. Vào ngày đầu tiên, cá đực có thể chưa rượt đuổi cá cái nhiều lắm nhưng ngày thứ hai nó sẽ đuổi rát hơn. Mỗi ngày cho cá đực đuổi khoảng hơn một tiếng rưỡi. Kéo dài việc này khoảng từ 5-10 ngày thì cá đực sẽ phát triển thành cá đá tốt. Kể từ ngày thứ 3 trở đi chúng ta phải quan sát cá đực một cách cẩn thận. Cá đực giờ đã sẵn sàng để đem đi đá.
    Khơi dậy bản năng giới tính: mục đích của việc huấn luyện là khơi dậy bản năng sinh sản từ đó kích thích bản tính hung dữ và tự vệ nơi cá. Trong bài huấn luyện này chúng ta sẽ thấy cá thể hiện toàn bộ vẻ đẹp và màu sắc của chúng. Thả một con cá cái thành thục (bụng căng tròn và hanh vàng) vào hồ huấn luyện rồi thả cá đực vào. Cá đực sẽ lượn xung quanh hồ và xòe vây thể hiện sắc đẹp của nó trước con cái. Lúc này nó không tấn công con cái (vì thực sự muốn bắt cặp). Không nên kéo dài bài tập quá 10 phút, chú ý không để cho chúng thực sự bắt cặp. Bài tập này cũng có ích cho cá cái. Một số cá cái rất sợ cá đực hay từng bị cá đực cắn nên bài tập này sẽ giúp cá cái dạn dĩ và mau chóng thành thục sinh sản. Vì cá cái luôn sẵn sàng đẻ trứng nên chúng ta phải quan sát kỹ càng. Đây là lúc tốt nhất để chụp hình cá vì là lúc chúng phô diễn tất cả dáng vẻ và màu sắc.
    Khuấy nước: mục đích của bài tập này là làm tăng độ cứng cáp và khả năng chịu đựng của cá. Sử dụng một chậu tròn đường kính từ 15-25 cm, chiều cao khoảng 25 cm. Đổ đầy chậu bằng nước sạch rồi thả cá vào đó. Dùng tay khuấy nước từ từ và cá sẽ bắt đầu bơi ngược lại dòng nước. Bài tập này không nên kéo dài quá 5 phút và nên dừng lại ngay lập tức nếu thấy cá kiệt sức và bơi xuôi theo dòng nước. Đừng bắt cá tập luyện quá sức. Tập luyện quá sức đem lại hậu quả không tốt vì làm cá mất tự tin với sức mạnh của chúng. Ngày nay, một số người huấn luyện ở Thái Lan bỏ qua bài tập này cũng vì lý do trên. Một lý do khác nữa đó là cá có thể trở nên chậm chạp đi thay vì linh động hơn.
    Đấy là 3 phương pháp huấn luyện mà người yêu thích cá đá có thể thực hành mỗi ngày để giúp cá khỏe, đẹp, sặc sỡ và hơn hết duy trì một cá đá chất lượng.
    Cá đá như thế nào
    Làm thế nào mà cá hoang dã trở thành cá đá hung dữ
    Tôi không phải là nhà sinh học nên không thể giải thích tại sao loài Betta hoang dã lại trở nên hung dữ. Tôi chỉ có thể giải thích làm cách nào người ta huấn luyện chúng thành những đấu sĩ. Tôi thấy nhiều loài cá đẻ trứng rất hung dữ vì chúng phải bảo vệ tổ trứng và cá con. Cá đực thường gánh vác trách nhiệm này. Bản năng tự nhiên của các loài sinh vật là duy trì nòi giống. Ở Betta splendens, khi cá đực được nhốt riêng rẽ, nó sẽ coi lọ nuôi là lãnh thổ của nó, một vùng lãnh thổ mới. Nó sẽ bắt đầu xây tổ và dẫn dụ cá cái vào để đẻ trứng. Sau đây là hai lý do làm cho Betta splendens trở nên hung dữ:
    - Cá phải đá để duy trì nòi giống. Chỉ con thắng cuộc mới có quyền bắt cặp sinh sản. Tổ bọt thể hiện tình trạng thể lực của con đực và cũng là cách để xác định lãnh thổ (khi thay nước hay bắt cá qua lọ khác, nó sẽ xây lại tổ chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra vào mùa sinh sản mà thôi).
    - Cá phải có khả năng bảo vệ tổ trứng và cá con. Vào giai đoạn này, cá đực có thể nhịn ăn. Vì vậy mùa sinh sản thường là vào mùa mưa để cá đực có thể tự vỗ béo trước khi sinh sản. Đây là giai đoạn mà cá đực hung dữ nhất.

Chia sẻ trang này