1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...::: Cá chọi - Cách nuôi, cách huấn luyện, chăm sóc, để có 1 con chọi chuyên nghiệp và đẳng cấp ::

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi chua_ngan_ai_bao_gio, 18/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    Hai nguyên nhân ở trên lý giải tại sao mà loài Betta splendens lại rất hung dữ. Cá phải đá để duy trì nòi giống và để bảo vệ gia đình của chúng. Chúng ta rất thích thú khi quan sát cá đá giương vây để phô bày hết vẻ đẹp và màu sắc của chúng. Dù muốn hay không chúng ta cũng đồng thời thấy chúng thể hiện sự hung dữ. Nhà lai tạo có kinh nghiệm sẽ phân biệt được khi nào cá muốn đá còn khi nào nó muốn bắt cặp sinh sản. Khi muốn bắt cặp, nó sẽ giương vây, bơi vòng quanh và vẫy đuôi. Rồi nó sẽ dừng lại bên dưới rong hay bất cứ góc hồ nào và bắt đầu nhả bọt (bằng việc này, nó khẳng định vùng lãnh thổ của mình). Nó sẽ ngóc đầu lên mặt nước để thân mình gần như thẳng đứng và vẫy vẫy đuôi để dẫn dụ con cái. Nếu lúc này có con đực nào lạc vào tổ của nó thì nó sẽ chiến đấu một cách dữ dội. Khi cá đực muốn đá, nó sẽ thể hiện khác đi. Nó sẽ phùng mang và lao vào đối phương. Mắt nó sẽ tập trung vào đầu đối thủ và thở mạnh giống như đấu sĩ sắp sửa vào đấu trường. Nó sẽ cố giữ thăng bằng, tấn công và làm đối thủ mất kiểm soát. Nếu một con bắt đầu đá thì con kia sẽ trả đòn ngay lập tức.
    Được biết, nông dân Thái Lan thường quan sát hành vi của loài Betta splendens trên đồng ruộng. Người Thái Lan có thói quen giải trí và vui chơi bằng nhiều môn thể thao, đặc biệt là kickboxing (còn gọi là Muay Thai) môn thể thao và võ tự vệ cổ truyền của Thái Lan. Những cuộc thi đấu giữa những đấu sĩ trẻ tuổi thường có kết cục máu me. Nông dân Thái Lan bắt những con Betta splendens hoang dã bên dưới những tổ bọt và nuôi trong lọ gốm (thời đó tất cả bình lọ đều làm từ đất sét). Khi kết thúc công việc đồng áng, người ta đem cá ra đá. Lọ gốm trong tiếng Thái gọi là ?oMorh? và cá đá nuôi trong lọ gốm gọi là ?oPlakat Luk Morh? (Luk có nghĩa đứa trẻ đến từ?hay thuộc về?). Plakat Luk Morh được thuần dưỡng để trở nên ngày càng hung dữ hơn. Quá trình lai tuyển chọn cũng làm chúng to và đậm màu hơn đồng thời kỹ năng đá của cá cũng ngày càng phát triển.
    Lai tạo cá đá
    Bằng kinh nghiệm kết hợp với những suy luận logic, các nhà lai tạo Thái Lan áp dụng nhiều nguyên tắc lai tạo khác nhau. Những nguyên tắc được sử dụng để tạo ra dòng cá đậm màu và lỳ lợm nhất trong khi vẫn duy trì hình dạng và cách thức đá. Có 3 kỹ thuật lai tạo chính là: lai cận huyết, lai tuyển chọn và lai chéo.
    Lai cận huyết: người nông dân đem cá của mình đi đá với bạn bè. Thông thường con cá thua cuộc được thả về đồng. Con cá thắng cuộc được giữ lại cho lai tạo với con cá mái bắt được cũng ở vùng đó. Quy tắc này đảm bảo thế hệ kế tiếp cũng có cùng chất lượng với cha mẹ. Có một câu cách ngôn ở Thái Lan như sau: ?otrái không rụng xa gốc? và đây là nguyên tắc số một của những nhà lai tạo Thái Lan. Điều này cũng tương thích với kỹ thuật lai tạo hiện đại. Cách lai tạo này gọi là lai cận huyết, tức lai tạo giữa các thành viên trong cùng một gia đình, chẳng hạn cá bố lai với cá con. Tất cả cá con sinh ra đều có cùng màu sắc, hình dạng và kiểu đá; nhờ đó, nhà lai tạo có thể dự đoán cách đá và biết được nên cáp với loại cá nào ngoài trường đấu. Cách nay hơn 40 năm, những nhà lai tạo có thể phát hiện ra cá của mình chỉ thông qua cách đá. Lứa cá xuất sắc nhất được xem như là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của nhà lai tạo. Nhà lai tạo thường giữ kín cá cái và chỉ bán cá đực với giá rất cao hay đôi khi đem tặng bạn bè.
    Lai tuyển chọn: trò đá cá rất phức tạp và thường dựa trên kinh nghiệm đá độ của nhà lai tạo. Thắng hay thua trận là điều không thể tránh được. Dòng cá thắng nhiều trận có thể bất ngờ bị thua không phải là một hai trận mà có khi thua hoài vì vậy mà cần phải cải tiến các lứa cá về sau. Nhà lai tạo lấy con cá tốt nhất của mình đem lai với cá tốt nhất của người khác hay cá trao đổi với các thành viên khác trong hội chơi cá. Lứa cá sinh ra được mong đợi có các đặc điểm ưu việt nhưng cách đá vẫn chưa được biết. Nó có thể tốt hơn hay tệ đi. Nhà lai tạo phải thử lứa cá trên trường đấu một hai lần để biết cách đá có được cải tiến hay không. Kỹ thuật này cũng được áp dụng với việc tuyển chọn ngẫu nhiên. Trong số hàng trăm cá trong bầy, chỉ có từ 2-3 con cá tốt nhất được chọn. Số cá còn lại được đem bán với giá rẻ.
    Lai chéo: trò đá cá lan rộng từ làng mạc, tỉnh thành đến các quốc gia. Mỗi vùng lại thuần dưỡng cá theo cách mà họ thích. Một vài nhà lai tạo lấy cá giống từ miền nam, vài người khác lại lấy từ miền bắc (trung tâm lai tạo cá đá nằm ở những tỉnh ngoại ô Bangkok). Nhà lai tạo cũng có thể nhập cá giống từ các quốc gia khác như Việt Nam, Campuchia hay Malaysia. Sau đó họ cho lai cá của mình với dòng mới. Đôi khi họ nhập nhiều cặp rồi cho lai tạo trong môi trường mới. Kỹ thuật này mới phát triển gần đây và được kết hợp với cả hai kỹ thuật ở trên.
    Các vị trí tấn công
    Vị trí
    Mô tả
    Phần trăm
    Ghi chú
    1 Miệng 50 Khóa mõm và lặp lại
    2 Hàm 10 Lặp lại
    3 Nắp mang 80 Lặp lại
    4 Bụng 20 Lặp lại
    5 Vây ngực 20 Ngẫu nhiên
    6 Gốc đuôi 50 Lặp lại hay ngẫu nhiên
    7 Vây 80 Lặp lại
    8 Thân 20 Ngẫu nhiên
    9 Đầu 10 Hiếm khi và ngẫu nhiên
    Đòn trực diện: là cách tấn công cơ bản giống như các võ sĩ boxing. Loại tấn công này thường diễn ra trong 15 phút đầu tiên. Đây là giai đoạn thăm dò, cá sẽ cố áp đảo đối phương để giành chiến thắng. Một số cá sử dụng cách tấn công này trong toàn cuộc đấu.
    Đòn liên hoàn: đây là cách tấn công thông minh, mỗi khi cá đá xong nó sẽ bồi tiếp một hai cú nữa.
    Đòn hồi mã: đây cũng là cách tấn công thông minh. Loại cá đá đòn này giỏi tự vệ, nó sử dụng đuôi quất làm đối thủ mất thăng bằng rồi bất ngờ quay ngược lại tấn công một hai cú trước khi quay lại thế tự vệ. Nếu đối thủ quá kém, nó sẽ không bao giờ có thể học được cách tránh đòn.
    Đòn phủ đầu: cá đá đòn này cực kỳ hung dữ. Nó tấn công đối thủ ngay lập tức khi vừa được thả vô chậu mà không hề lượn lờ, không đe dọa, không thăm dò đối thủ cũng không cần khởi động gì cả. Tuy nhiên, tôi thấy loại cá này không thể đá lâu dài. Tôi nghĩ chúng có nhiều phần trăm gen của loài cá đá hoang dã.
    Cá về đâu sau khi đá?
    Dù thắng hay thua trận thì cá đều rời trường đấu với nhiều vết thương trên mình. Để dưỡng cá, người nuôi sẽ thả nó trong ly nhỏ với một ít nước pha với vài giọt Acriflavine. Một số người sử dụng nước lá bàng ngâm để phục hồi cá. Chủ của con cá thắng trận ra về cùng với vinh quang và danh dự còn người chủ của con cá thua trận ra về với đôi chút thất vọng (nhà lai tạo thực sự cược rất ít tiền, chỉ dân cờ bạc mới thường cược với số lượng lớn). Con cá thắng trận thường được chọn để ép với một con cá cái tốt hay đem tặng cho bạn bè. Có con được đem bán nếu người mua ra giá cao. Chắc chắn rằng người ta mua cá thắng trận để đem về ép với con cá cái tốt và cho ra một thế hệ cá con chất lượng.
    Sau khi cá bại trận phục hồi (thường là 5 ngày) người chủ sẽ cân nhắc xem nên thả nó xuống sông hay giữ nuôi như cá cảnh thường. Vài nhà lai tạo nuôi chúng trong các hồ nước sinh hoạt để chúng ăn cung quăng. Một số người thậm chí còn lai tạo cả những con cá thua trận nếu họ thấy nó có một số ưu điểm nào đó. Một số khác lai với dòng cá đuôi dài để đem lại sức mạnh cho các thế hệ về sau. Không có gì ngạc nhiên khi dòng cá đuôi dài rất mạnh khỏe và giỏi chịu đựng. Chúng được lai tạo với mục đích nuôi làm cảnh.
    Tác giả: Precha Jintasaerewonge (Website www.plakatthai.com)
    Người dịch: Nguyễn Trung Đại (Bí danh vnreddevil trên Diễn đàn Cá cảnh)
    Được taitrandht sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 19/05/2007
  2. chua_ngan_ai_bao_gio

    chua_ngan_ai_bao_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác: "taitrandht " đã cho em cái nhìn toàn cảnh về cá chọi! Hihi! các bài viết của bác rất hay, đầy đủ....
    Rất mong được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác!
    Bác cho em hỏi nhà bác ở đâu ạ, bác có nuôi cá chọi kô ạ? để thỉnh thoảng em sang chỗ bác học hỏi thêm nha! hihi!
  3. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    hehe, bác ko thấy em ghi đó sao:
    Tác giả: Precha Jintasaerewonge (Website www.plakatthai.com)
    Người dịch: Nguyễn Trung Đại (Bí danh vnreddevil trên Diễn đàn Cá cảnh)

    chứ ko phải em .
    Em có nuôi 1 ít cá cảnh, nếu bác muốn tìm hiểu làm sao thiết kế 1 hệ thống lọc vi sinh ( 2 tháng ko thay nước vẫn trong veo. NH3, NO2 =0, NO3<40mg/l mà giá chỉ dưới 300 ngàn thì em sẽ hướng dẫn cho bác ).
  4. chua_ngan_ai_bao_gio

    chua_ngan_ai_bao_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Ok! hihi! đồng ý với bác thế, bác địa chỉ ở đâu, em ở bên quận Long Biên, không biết nhà bác có gần không? hihi! Có gì bác cho em cái địa chỉ, số đt liên lạc nha! Thanks bác!
  5. seamonster

    seamonster Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Thế còn Rùa, Rùa thì sao? Em mới rước bạn Rùa về nhà, sao hôm nay nó xoay như chong chóng ý, làm sao bây giờ ???
  6. taitrandht

    taitrandht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    1
    bạn rùa nước hay rùa khô zợ
  7. chua_ngan_ai_bao_gio

    chua_ngan_ai_bao_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bác thêm kinh nghiệm nuôi, huấn luyện cá chọi nào, bác nào còn kinh nghiệm nào xin vui lòng chia sẻ với em nha!
    Thanks các bác nha!
  8. HungHero

    HungHero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, em cũng đang định làm mấy con để về chơi với thằng bạn. Tự nhiên lại tìm được topic này, rất hay
  9. loi_hathanh

    loi_hathanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    1.466
    Đã được thích:
    0
    Hồi bé tớ cũng nuôi cá chọi và cũng có vài chú vô địch khu nhà tớ.
    Tớ nuôi cũng đơn giản thôi, như anh bạn nào đó nói là nuôi nó vào nơi chật chội là đúng đấy. Hồi trước bọn tớ còn lấy bóng đèn tròn cắt đầu đi để nuôi nhốt nó trong đấy-rất chật chội. Làm cho nó cả đế = xi măng trát để cái bóng đèn đứng đựơc nuôi nó trong chỗ tối. Hồi đấy sợ chuột chạy đi chạy lại làm đổ vỡ cái "bể cá bóng đèn" , bọn tớ nghĩ ra cách dùng hộp sữa Similac đục thủng lỗ chỗ để lấy chỗ thóat khí và úp lên cái bóng đèn có chân đó. Con cá an toàn trong chỗ tối.
    Về thức ăn cho nó thì vớt bọ gậy , loăng quăng trong bể nước cho nó ăn. Hồi xưa trẻ con nghèo hơn trẻ con bây giờ nên mấy khi có tiền mua giun cho cá ăn. Toàn tự đi vớt lấy thôi. Cấm cái vợt làm bằng nan hoa xe đạp và mảnh vải màn tuyn để vớt cá mang đi vớt giun.
    Sau mỗi trận chiến đấu, vây đuôi cá chọi thường tả tơi. Cách nuôi để cho vây đuôi của cá chóng lành là nuôi = nước mưa. Cá chọi thường chơi vào mùa hè, mưa nhiều nên chuyện hứng nước mưa là thoải mái.
    Nói chung bây giờ chơi cá chọi thì mang tính chất sát phạt ăn tiền nhiều nên không còn như trứoc nữa. Hồi xưa nuôi và mang 1 chú đi chiến đấu, cảm giác chiến thắng sướng lắm. Bây giờ cả hội cứ vào một hàng cá, chọn lấy mấy con cho vào chiến và đặt cửa con nào thắng để ăn tiền. Mất hết ý nghĩa của nuôi cá chọi.
  10. chua_ngan_ai_bao_gio

    chua_ngan_ai_bao_gio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi, có bác nào có cá chọi đấu với em kô? em có 1 chú hehe! không to lắm nhưng mà đủ lông đủ cánh rùi, nếu bác nào có cá muốn đấu thì xin vui lòng liên hệ với em trên diễn đàn hoặc số di động của em: Cuờng 0984 999 007!
    Thách thức mọi đối thủ! hehe!

Chia sẻ trang này