1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca dao dân ca Nam Bộ

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khongtenso0, 13/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Ca dao dân ca Nam Bộ

    Đi tìm vẻ đẹp ca dao, dân ca
    (Hồ Vĩnh Tâm - trích từ Người Viễn Xứ)

    Tôi xin bắt đầu bài viết này từ một câu ca dao mà tôi bắt gặp năm 1988, tại Vũng Liêm, do một cô giáo sinh đọc ngoài cửa phòng nghỉ của tôi, nhưng cố tình cho tôi nghe được.

    Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
    Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta

    Câu ca dao bình thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô gái ấy, tình cảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờn ca vọng cổ và bản vắn, còn có một hình thức rất phổ biến là ca ra bộ- nghĩa là người ca phải vừa hát vừa ra bộ bằng gương mặt, ánh mắt, thân hình, đôi bàn tay, bàn chân? để diễn tả cho hết tình cảm của mình gởi trong câu hát. Trong phạm vi bài này, tôi xin phép nhận xét về ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc độ ấy. Của một vùng văn hóa rộng lớn đã sản sinh ra nó.

    Trước hết xin nói qua về sự hình thành vùng văn hóa Nam Bộ

    I. TỪ VÙNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN NAM BỘ ĐẾN VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ HÔM NAY

    Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi? thì từ cách đây 4.000 đến 5.000 năm, con người đã có mặt ở vùng đất còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là các di tích của nền văn minh ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồi bị chìm lấp trong lòng đất miền Tây, với những hình ảnh hư ảo còn lại của một vương quốc Phù Nam, hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách, bia ký cổ.

    Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ thật sự định hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu TK XVII. Đó là quá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế trước TK XV của những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ, mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu sắc (ở đây chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu vấn đề này).

    Muốn tìm hiểu đặc trưng vùng văn hóa, tất nhiên phải lấy đặc điểm tính cách con người làm trung tâm để xem xét. Bởi vì con người là chủ nhân của mọi ngôn ngữ và hành động, tác động sâu sắc đến âm nhạc, sân khấu, văn học, cũng như kiến trúc, hội họa, lễ hội và phong tục? Tất nhiên, đó là cộng đồng những tộc người cùng chung sống trên nền địa địa lý tự nhiên của vùng phù sa cổ miền Đông và vùng phù sa mới miền Tây Nam Bộ, mà tâm lý tính cách bị chi phối khá mạnh bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế - xã hội và quá trình phức hợp của nó theo từng bước phát triển của vùng dân cư rộng lớn này. Tất nhiên, chúng ta không thể phân chia rạch ròi từng vùng văn hóa trên cả nước, nhưng căn cứ vào những đặc điểm văn hóa khu biệt nhất định, chúng tôi tạm gọi là vùng địa văn hóa Nam Bộ để làm tiêu chí xem xét.

    Theo đó, nhiều nhà nhân chủng học, dân tộc học? đều có chung nhận định tương đối thống nhất về tính cách người Nam Bộ, tựu trung gồm những nét chính sau đây: hào hiệp trong cuộc sống, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ.

    Tính hào hiệp không phải xuất phát từ máu "làm chơi ăn thiệt" trên vùng đất giàu tôm cá, phì nhiêu màu mỡ, mưa thuận gió hòa? mà nó được thể hiện trong nhiều yếu tố tâm lý cấu thành tính cách đó. Đó là thái độ mến khách, với tình yêu thương con người, ý thức coi trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, danh vọng. Bởi vì, cho dầu là người Việt, người Khơme, người Hoa hay người Chăm, thì họ cũng phải thường xuyên đối đầu với một vùng đất mới còn hoang hóa, với biết bao khó khăn về điều kiện thiên nhiên và địa lý khắc nghiệt trong buổi đầu khai hoang lập ấp. Hơn nữa, trước một thiên nhiên bao la kỳ bí, chằng chịt sông rạch, rậm rạp rừng sâu, tràn ngập muỗi mòng, thú dữ? con người trở nên vô cùng nhỏ bé, tất nhiên phải dựa vào nhau mà tôn tại. Trong hoàn cảnh ấy, họ không thể nghĩ đến những thể chế từng ràng buộc của quan nha, triều đình; lại càng không thể câu nệ những lề thói xa xưa của làng xã nơi họ bỏ ra đi. Trên thực tế, đồng bằng sông Cưu Long trong buổi đầu khai phá, chưa hề có một khu vực hành chính ổn định; mãi đến khi Gia Long lên ngôi mới thiết lập được bộ máy cai trị của mình. Vì lẽ đó, con người trong buổi đầu mở đất, tất phải sống với nhau trong tình yêu thương san sẻ, bình đẳng tương thân, tương trợ để đùm bọc nhau sống còn trong nỗi nhớ thương nguồn cội cố xứ của mình.

    Tôi chưa thấy ở đâu trẻ em lại xưng "con" với người lớn, đứa lớn hơn gọi đứa nhỏ hơn là "cưng", bằng trang phải lứa thì xưng "qua" với "bậu". Lúc thân mật cũng "qua" với "bậu", lúc giận hờn cũng "bậu" với "qua"...

    Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.
    Bậu ra cho khỏi tay qua
    Cái xương bậu nát cái da bậu mòn.

    Ít bảo thủ là một đức tính tốt của người Nam Bộ. Tôi cứ nghĩ mãi về câu thành ngữ "ăn Bắc mặc Nam". Phải chăng người miền Bắc ăn uống rất cầu kỳ. Đến như rau sống mà cũng phải chẻ, phải xắt, phải lựa, phải rửa bằng nước muối hay thuốc tím rồi rảy cho thật khô. Dân miệt đồng Nam Bộ, bẻ rau ngoài đồng, rửa quấy quá vài nước, thẩy lên mâm là xong. Rau muống cứ để nguyên cây, bắp chuối cứ để nguyên bắp. Cá chỉ cần nướng lụi. Rắn chỉ cần nướng lèo. Ăn uống cốt miếng lớn cho no. Có phải nhà hàng đâu mà cầu kỳ. Còn mặc thì phong phanh lắm. Cũng như ở vậy, chỉ cần cái nhà đá, nhà đạp để che mưa che nắng, khi không cần nữa thì đá thì đạp, dứt áo đi nơi khác dễ dàng. Trong những di cốt tìm được ở Nam Bộ, các nhà khảo cổ đều nhận ra một điều, người Nam Bộ rất ít dùng đồ trang sức. Nghĩa là người dân xứ này không coi trọng cái ăn, cái mặc lắm. Điều quan tâm của họ là những gì đang ở phía trước. Quá khứ là cần thiết, nhưng không quan trọng bằng hiện thực và tương lai. "Ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu". Đó là một câu ca dao hay về tính cách con người trên vùng đất từng một thời đầy dẫy cá sấu và hổ báo. Hướng tới tương lai thì phải mạnh dạn vứt bỏ quá khứ, nếu như xét thấy nó đã lỗi thời. Nếu nặng lòng với quá khứ thì làm sao đủ sức dấn thân để khai phá những vùng đất mới, để tiếp cận những cái mới. Có lẽ Nam Bộ là nơi tiên phong của báo chí viết bằng chữ quốc ngữ, là miền đất tiếp xúc với công nghệ hiện đại sớm nhất, là xứ có đội bóng đá nữ đầu tiên của cả nước, là nơi có người đàn bà dám lặn lội muôn vạn dặm đến quan môn triều đình dóng trống kêu oan cho chồng? Đã đành gốc gác người Nam Bộ cũng từ Bắc, từ Trung vào, nhưng trên chặng đưồng thiên lí, họ đã làm rơi rụng dần những cái gì thuộc về tính cách của nơi đã sinh ra mình, để có thể nhanh chóng hòa nhập với vùng đất mới mà họ đã chọn làm nơi "đất lành chim đậu".

    Nhưng từ nền văn hóa cổ đến nền văn hóa Nam Bộ đương đại là cả một tiến trình phát triển suốt 300 năm mở đất, mà nhiều vấn đề vẫn cần phải tiếp tục đặt ra để nghiên cứu đến tận ngọn nguồn của nó. Ngày nay, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để khẳng định đích thực chủ nhân của những tầng văn hóa chồng chất trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long vào những thiên niên kỷ thứ nhất, trước và sau công nguyên. Tất nhiên đây là một công việc rất khó, bởi tính năng động của một địa bàn rộng lớn, có nhiều luồng tiếp xúc nên cũng có nhiều biến động về các tộc người; hơn nữa, nó lại là vùng giao thoa của nhiều trung tâm chính trị khác nhau trong thời kỳ cổ đại. Nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, cũng như nhiều văn bản của Nhà nước đô hộ Pháp, vẫn thường nói đến những Nhà nước Đông Nam Á có cương vực rộng lớn, với một thể chế rất chặt chẽ, thâu gồm những vùng đất rộng lớn, bao trùm lên cương giới nhiều quốc gia hiện nay. Nhưng trên thực tế, dưới ánh sáng tiến bộ của các ngành khoa học hiện đại, các quốc gia Đông Nam Á cổ đại chỉ là những trung tâm chính trị rất lỏng lẻo, cơ cấu thành phần tộc người và biên giới không rõ ràng và đầy biến động. Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào các thư tịch cổ mà quy chủ nhân của những vùng đất đai cụ thể là ai, rồi từ đó gán ép cho các dân tộc khác tội chiếm đất. Lấy ví dụ như theo quan niệm của người Khơme, chúng ta không thấy có sự đối lập giữa "Thủy Chân Lạp" và "Lục Chân Lạp"; mà chỉ có sự phân biệt giữa ba vùng địa lý theo quan niệm chung của cư dân Đông Nam Á. Đó là ba vùng: Khơme Lơ (Khơme vùng cao), Khơme Kandal ( Khơme vùng giữa), và Khơme Crôm (Khơme vùng dưới). Người Pháp từng gán cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng Khơme Crôm, với lý do vùng đất này có người Khơme sinh sống, có nhiều địa danh mang tên các địa danh Khơme. Rồi họ còn dựng lên cái gọi là đế chế Phù Nam có địa bàn trải rộng qua cả Thái Lan, Lào, Việt Nam. Từ đó cho rằng, nếu không có sự hiện diện của Pháp, các nước Lào và Campuchia đều sẽ bị Việt Nam thôn tính. Với thái độ nghiên cứu văn hóa nghiêm túc và khoa học, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, ranh giới giữa các vùng Khơme Kandal và Khơme Crôm chính là đôi bờ sông Niết Lương. Tại vùng Kandal hiện nay, người Khơme lấy Chămka (bãi sông), nuôi bò là chính; trái lại vùng Xoài Riêng (nam sông Niết Lương) lại làm ruộng nước, nuôi trâu. Như vậy vùng vùng Khơme Crôm phải chăng chính là vùng Xoài Riêng ngày nay. Xét theo tâm lý đặt tên địa danh, những tên đất như Gò Công, Cà Mau? rất có thể là do cư dân Khơme đặt theo tên Kôkông, Takthmau trong bước đường di cư của họ, khi mà các tộc người Việt và người Chăm chưa đến. Tại các vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, nơi có nhiều người Khơme cư trú lâu đời nhất, chúng ta cũng không tìm thấy ngôi chùa nào có trên 300 năm tuổi. Theo tập quán canh tác, người Khơme thích ở "giồng" còn người Việt thích ở gần sông rạch. Đó là mối quan hệ tự nhiên trong bước đường khai phá đồng bằng sông Cửu Long của hai tộc người Việt - Khơme. Như vậy, Nam Bộ chính là vùng văn hóa đất mới, vùng ngoại biên của nhiều quốc gia cổ đại, mà sau này người Khơme, người Việt và người Chăm đã chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá. Chủ nhân của nền văn hóa, văn minh này, chính là cộng đồng những tộc người đang sống trên châu thổ của sông Tiền, sông Hậu. Trong đó chủ yếu là người Việt, người Khơme, người Chăm và người Hoa, với chung một nền văn hóa hội nhập của các tộc người trên một địa bàn rộng lớn của đồng bằng châu thổ 18 triệu người.

    Tất cả những điều trên đây vẫn là chưa đủ để nói về bản lĩnh và tính cách người Nam Bộ, nhưng chừng đó cũng đủ góp phần hình thành bản sắc văn hóa của một vùng đất mới, nơi hội tụ rất nhiều luồng văn hóa khác nhau của thế giới. Một trong những giá trị ấy là phương ngữ Nam Bộ, bộ phận hình thành bản sắc độc đáo của ca dao dân ca Nam Bộ.
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    II. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG CA DAO DÂN CA

    Phương ngữ Nam Bộ được hình thành và phát triển cùng với tiến trình phát triển lịch sử 300 năm của vùng đất, càng ngày càng được bổ sung theo sự giao lưu mạnh mẽ của nhiều luồng văn hóa khác nhau; nó bắt đầu hình thành từ TK XVII, cùng lúc với những đoàn người Việt đầu tiên vào định cư khai khẩn vùng đất Miền Đông Nam Bộ, rồi sau đó phát triển mạnh xuống Miền Tây. Đến nay, phương ngữ Nam Bộ đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, gắn với những sự kiện chính trị - văn hóa. Chẳng hạn như sự ra đời của chữ quốc ngữ vào nửa sau TK XIX. Nó là tiếng nói sinh động của nhân dân lao động, được sử dụng và phổ biến thông qua con đường khẩu ngữ, trong khuôn khổ một vùng văn hóa địa phương nhất định. Chúng ta cần phải công nhận nó, coi nó như một công cụ chung để tư duy tại một vùng đất văn hóa đặc thù; từng bước hòa nhập thành ngôn ngữ phổ biến chung, ngôn ngữ văn học của cả nước. Trên thực tế, chúng ta rất khó chọn ngôn ngữ một vùng miền cá biệt nào làm ngôn ngữ chuẩn cho tiếng Việt, mà chính tiếng Việt đang càng ngày càng phát triển chính từ nền tảng ngôn ngữ vùng miền trong cả nước.
    Từ khi đất nước thống nhất, rõ ràng tiếng Việt đã trở nên phong phú hơn rất nhiều, bởi chính nhiều phương ngữ vùng miền khác nhau trong cả nước vun bồi nên. Điều đó góp phần rất to lớn trong việc hình thành tiếng Việt văn học chung của cả nước.
    Riêng về phương ngữ Nam Bộ, rõ ràng có sự giao lưu rất đậm nét với các phương ngữ khác trong khu vực, như phương ngữ của đồng bào Khơme, đồng bào Chăm, đồng bào Hoa? và một số luồng ngôn ngữ khác. Điều đó làm nên diện mạo và thần thái của phương ngữ Nam Bộ. Nó hình thành chính từ ngôn ngữ nói của đồng bào. Ở đây, chúng tôi xin phép không đi sâu vào lĩnh vực ngôn ngữ học, như từ vựng, tu từ và giá trị ngữ pháp văn bản của nó.
    Nếu trong ngôn ngữ nói, người Nam Bộ thường có thói quen chỉ sử dụng 5 dấu thanh (không dùng thanh ngã), thường nói sai phụ âm đầu (v-d, h-g), hay có sự biến đổi trong phát âm (i-iê, ng-n), hay gộp âm trong xưng hô (bả, chả, ảnh, chỉ), trong chỉ địa danh (ngoải, trỏng), hay dùng từ cổ (bể, bợ, bông, heo), thích dùng yếu tố phụ để tạo từ có sắc thái ( dơ hầy, nhọn lểu, rẻ rề, vàng ngoách, đỏ hoét), thích vay mượn ngôn ngữ khác (chạp phô, tàu hủ, khổ qua, bao tử, hột xoàn, hên xui, cần xé, cù lao, giận lẫy, cúng dàng)? thì phương ngữ phương ngữ Nam Bộ chính là được hình thành trên nền tảng ngôn ngữ nói hàng ngày của bà con.
    Ví dụ: Tèm hem, tầy huầy, trớt huớt, thoi loi, tùm lum, nháu nhó, hết ý, chịu chơi, xả láng, thả giàn, hết ý, hết xảy, quá xá mấu, đẹt câm đẹt ngắt, cứng ngắt cứng còng, trẻ khô, già khú đế, ngồi chò hỏ, ngồi chành bành, ngồi chèm bẹp, ớn xương sống, sợ thấy mụ nội, trời thần đất lở, thấy mồ tổ, chèng đéc ơi?
    Chính từ nếp sống, cách suy nghĩ và nói năng của người Nam Bộ, cũng như sự bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón, mà ngôn ngữ Nam Bộ thường có lối nói rút ngắn, giàu hình tượng, thích ngoa dụ cho vui: bi dai, bi lớn, bi nhiêu, bi tuổi, bản mặt chằm vằm, đồ chằng tinh hổ lửa, đồ ba trợn, đẹp thấy ớn, xấu thấy sợ, ngon hết biết, say quắt cần câu, lười thối thây, cà rịch cà tang, tà tà ển ển, cà xích cà xẹo, bẹo dạng bẹo hình, bình bình nước nhửng?
    Và? cũng thường tình như vậy, phương ngữ đi vào ca dao Nam Bộ một vẻ đẹp bình dân, mộc mạc, mà phải đọc nhiều lần chúng ta mới nhận ra được nó.
    Trắng như bông lòng anh hổng chuộng
    Đen như cục than hầm biết làm ruộng anh thương
    Muốn người ta người ta không muốn
    Xách cái dù đi xuống đi lên
    Thương sao thương quá bất nhơn
    Bữa nay gặp mặt thương hơn bữa nào
    Khen cho con nhỏ cả gan
    Ghe không bánh lái dám chèo ngang giữa dòng
    Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
    Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm
    Thuyền chài thuyền lưới thuyền câu
    Biết thuyền nhơn ngãi nơi đâu mà tìm
    Nước chảy liu riu lục bình trôi quắn quíu
    Anh mãng thương nàng lịu địu xuống lên
    Mái dầm anh đong đưa
    Cùng với em dạo mát
    Đặt em ngồi đằng trước
    Hay em ngồi đằng sau
    Ôi em ngồi chỗ nào
    Anh cũng không ưng bụng
    Mái dầm anh lúng túng
    Đặt em lên đùi anh
    (Dân ca Khơme)
    Chiều xuống anh đưa em đi chơi
    Xóm làng mình sông sâu nước chảy
    Để em ngồi trên thuyền sao lòng anh áy náy
    Sợ sóng đánh làm ướt đôi chân em
    Để em ngồi đằng trước thì sợ trúng mái dầm
    Ngồi ở giữa thuyền thì xa lơ xa lắc
    Em ngồi ở đâu thật khó lòng tính được
    Chỉ có cách là bồng em đặt lên đùi anh
    (Dân ca Khơme)
    .....
    Và từ những câu ca dao dân dã ấy, khi được lợp lên mình nó những tầng lớp giai điệu và tiết tấu, phương ngữ Nam Bộ vụt hiện những vẻ đẹp bình dân tới lịm người.
    Đố ai kiếm được cái vẩy con cá trê vàng
    Cái gan con tép bạc mấy vàng tôi cũng mua
    Ô là ô áo vá quàng
    (Lý áo vá quàng)
    Chim quyên ăn trái nhãn ***g
    Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi
    (Lý chim quyên)
    Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn
    Bao nhiêu lá rụng em thương chàng bấy nhiêu
    (Hát đưa em)
    Ba xa kéo chỉ trên chòi
    Xa kêu vòi vọi anh đòi chuyện chi
    (Lý ba xa kéo chỉ)
    Chiều chiều gọt mướp nấu canh
    Thấy anh qua lợi bỏ hành cho thơm
    (Lý trái mướp)
    Lỡ tay rớt bể bình vôi
    Chủ gia bắt được đọa đày xứ xa
    (Lý bình vôi)
    Chú chim sẻ ơi
    Ơ ơ ớ hùi
    Ăn lúa nhà người
    Vừa thơm vừa ngọt
    Đừng ăn lúa mót
    Trên đồng nhà tao
    Lúa của nhà nghèo
    Vừa cay vừa đắng
    (Choôlchap- dân ca Khơme)
    Trên cành đơm boong vui quá
    Sáo con nhảy múa tối ngày
    Cánh thì xòe ra bay bay
    Chân thì lia thia nhảy nhảy
    Ơi đàn sáo con bé tí
    Chẳng biết nhờ ai đệm đàn
    Đành lấy chiếc mỏ ra ràng
    Mổ cành đơm boong khe khẽ
    (Xarikakkeo- dân ca Khơme)

    Đừng nhìn tao bớ chim ơi
    Hai đứa tao yêu nhau rồi
    Mà biết nói gì
    Chỉ biết nhìn chim bay đi
    (Chim Môhôri- dân ca Khơme)
    Phiền muộn chi em làm héo cánh hoa
    Luyến tiếc chi em làm héo nụ cười
    Hay là em đã say đắm nơi nào
    Ta càng tha thiết mãi không thôi
    (Xaccrova chhlơơi chhloong- dân ca Khơme)
    Chim cu kêu cúc cu
    Nó đậu trên ngọn tre
    Anh gặp rồi anh thương
    Em đây còn nhỏ
    Em ơi anh chờ em
    Em đi lấy chồng
    Sao đành bỏ anh
    (dân ca Chăm)
    Kiếp này lắm ngang trái
    Để kiếp sau ta gặp nhau
    Anh ơi số trời định ước
    Anh đừng giận vô cớ
    (dân ca Chăm)
    Con chim trao trảo
    Nó rất dạn
    Đã bay khắp nơi
    Được sống sung sướng
    Sanh con đẻ cháu
    Được ở khắp bụi bờ
    (dân ca Chăm)
    Con ơi
    Ở với mẹ có áo mặc
    Ra lấy vợ
    Áo không kip cài nút.
    Con ơi
    Đừng buôn lá bài
    Của cải của người ta
    Đừng lừa gạt.
    (dân ca Chăm)
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    III. HÃY ĐẾN VỚI CUỘC SỐNG ĐỂ TÌM VẺ ĐẸP CỦA CA DAO DÂN CA NAM BỘ

    Ca dao dân ca Nam Bộ là bộ phận hợp thành của một phần văn hóa các tộc người chung sống trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, nó có sự ảnh hưởng, giao lưu và hội nhập lẫn nhau rất lớn; chính vì vậy, theo thời gian, nó càng ngày càng phát triển với một diện mạo đặc trưng, tương đối khu biệt so với các nền văn hóa của các vùng miền khác nhau trong cả nước. Chẳng hạn: dân ca Tây Bắc thường có đường nét giai điệu mềm mại, tiết tấu khoan thai, như các điệu hát Sli, hát lượn, hát xòe hoa...; dân ca Tây Nguyên thường có đường nét giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn dập...; dân ca Trung Bộ thường chậm, buồn, thiết tha, man mác với các điệu hò hụi, hò khoan, lý hoài nam.... Dân ca Nam Bộ là tổng hòa của nhiều tính cách, tạo thành những mới lạ trong giai điệu, tiết tấu cũng như trong ca từ - mà chỉ riêng hát lý đã chứng tỏ sự giàu có đến vô cùng tận, từ lý con cóc, lý con nhái, lý con cá trê, lý con chuột, lý con mèo, lý đương đệm, lý cái phảng, lý cây ổi, lý cây bần, lý chim quyên, lý bình vôi, lý bờ đắp, lý hố mơi, lý bốn cửa quyền, lý cá ông, lý con kiến, lý con cua, lý con khỉ, lý bánh canh, lý bánh bò, lý ba xa kéo chỉ, lý trái mướp, lý lựu lê, lý con sáo, lý con ngựa, lý lu là, lý tú lý tiên, lý úp lá khoai, lý cây khế, lý kêu đò? và? độc đáo tới mức? có luôn cả lý chun mùng (lý cánh cửa). Rồi thì hò Nam Bộ. Có hò trên cạn, hò dưới nước, hò đối đáp, hò huê tình. Rồi lại còn hát ru, hát đưa linh? Cả một kho tàng dân ca, dân nhạc, dân vũ đồ sộ đến choáng ngợp. Tất cả vẫn đang tồn tại trong dân gian và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dân gian. Muốn đến được với kho tàng phong phú và đồ sộ ấy, chúng ta nhất thiết phải đi sâu vào thâm nhập cuộc sống của nhân dân, của cộng đồng các tộc người Nam Bộ. Và tất nhiên, chúng ta cũng cần phải có phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương, tùy theo giác độ tiếp cận và lợi ích của từng ngành khoa học. Theo đó, có thể coi khâu sưu tầm là cái bắt đầu của mọi cái bắt đầu. Vì vậy chúng ta cần phải đề ra một số phương hướng như sau:
    1. Phân vùng và tìm kiếm sự hình thành các vùng văn hóa dân gian địa phương. Vì văn hóa dân gian địa phương là một hệ thống chặt chẽ, phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nhưng đồng thời nó cũng rất cụ thể, mang tính chất địa phương, tính chất vùng và tộc người, in rõ dấu ấn các thời đại, giai đoạn lịch sử.
    2. Tìm hiểu cơ cấu nội tại của văn hóa dân gian địa phương. Vì văn hóa dân gian không phải là một lĩnh vực đơn nhất mà tồn tại ở những loại hình cụ thể, với những tác phẩm cụ thể của nó. Loại hình và sự biểu hiện của loại hình qua những tác phẩm của nó là những cấp độ cơ bản, đơn vị cơ bản, qua đó, ta nghiên cứu cơ cấu nội tại của văn hóa dân gian địa phương.
    3. Tìm hiểu đặc thù của từng loại hình văn hóa dân gian ở địa phương. Những đặc thù của các loại hình văn hóa dân gian ở địa phương thường được biểu hiện ở các dấu hiệu đề tài, hình thức chức năng sinh hoạt. Các dấu hiệu này thường có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
    4. Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa của các địa phương. Vì trong quá trình vận động trên hai trục không gian và thời gian, văn hóa dân gian của các địa phương luôn tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa dân gian ở địa phương này thu hút những tinh hoa của văn hóa dân gian ở địa phương kia và ngược lại. Quá trình giao lưu văn hóa của các địa phương chịu sự tác động của những quy luật lịch sử - xã hội cơ bản.
    Xuất phát từ nền văn minh sông nước, tìm hiểu văn hóa Nam Bộ, tất nhiên phải tìm hiểu nền văn minh nông nghiệp theo kiểu "làm nương rẫy". Dấu ấn của nền văn minh này để lại dấu ấn rất đậm nét trong ca dao dân ca.
    Gió đưa gió đẩy
    Về rẫy ăn còng
    Về sông ăn cá
    Về đồng ăn cua
    Bắt cua làm mắm cho chua
    Gởi về quê mẹ đỡ mua tốn tiền
    Mẹ mong gả thiếp về vườn
    Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
    Trên đất giồng mình trồng khoai lang
    Trên đất giồng mình trồng dưa gang
    Hỡi cô gánh nước đường xa
    Còn bao gánh nữa để qua gánh giùm
    Hoa trong vườn nhà ai
    Đưa làn hương ngược gió
    Lẫn trong mùi cây cỏ
    Anh biết tìm em đâu
    (Phaka Kroong- dân ca Khơme)
    Bên kia sông có một vườn dâu
    Em biết đâu chính tay anh trồng
    Đưa em đi con nước xuôi dòng
    Em biết không, lòng anh xôn xao?
    Anh cùng em qua sông hái dâu
    Em nuôi tằm cái áo viền bâu
    Áo em mặc kín đáo bít bòng
    Mọi việc phải do mình yêu nhau
    (Oum tuk- dân ca Khơme)
    ?..
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Từ nền văn minh miệt vườn này, ta thấy xuất hiện chiếc đòn gánh của đồng bào Khơme có hai mấu ở hai đầu. Nó không chỉ để gánh, nó còn là thứ vũ khí để chống đỡ khi cần; và khi mệt mỏi vì công việc, nó còn là chiếc ghế để ngồi rất đắc dụng. Chính cộng đồng các tộc người cùng chung lưng mở đất, biến vùng đất phù sa mới trầm thủy thành nền văn minh miệt vườn miệt ruộng, đã nổ lực mở rộng quan hệ ra phía biển, đã biến cả một vùng đất hoang sơ thành nền văn minh bản địa phát triển rất cao- trên cơ sở nền văn minh Ấn Độ giáo, có sự hội nhập với nhiều nền văn minh khác.
    Thâm nhập thực tế, phải bắt đầu từ việc tiếp xúc với cộng đồng dân cư. Bởi dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, là lực lượng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiến hành những đổi mới trong tất cả các quá trình sản xuất, là lực lượng đấu tranh xã hội và cải tạo thiên nhiên, là lực lượng xây dựng và hình thành những tư tưởng và lối sống mới của thời đại ngày nay. Khi tiếp xúc với các cộng đồng dân cư của khu vực, chúng ta cần phải ý thức rằng, chính dân cư là bộ phận chứa đựng nhiều đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, những thói quen và đặc điểm về sản xuất, phụ thuộc vào những nhân tố xã hội, tộc người và điều kiện thiên nhiên của các vùng sinh thái cụ thể.
    Về góc độ dân cư, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một vùng dân cư hỗn hợp, với nhiều nguồn gốc địa phương khác nhau, đa dạng về mặt tín ngưỡng và tôn giáo, chênh lệch cách xa nhau về lối sống và phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội và văn hóa, cũng như thói quen canh tác và phong cách làm ăn. Bốn yếu tố tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa là rất quan trọng đối với việc thâm nhập thực tế để tìm vẻ đẹp của ca dao dân ca Nam Bộ, cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Yếu tố tộc người và văn hóa Chăm và Mã Lai - đa đảo, yếu tố Khơme là những yếu tố văn hóa và tộc người cổ xưa nhất, đã hình thành ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước TK XVII. Từ TK XVII về sau, yếu tố tộc người Việt và văn hóa Việt đã trở thành nhân tố phát triển cơ bản của cả khu vực châu thổ phù sa mới rộng lớn, bên cạnh sự hòa hợp những yếu tố của tộc người vùng ven biển nam Trung Hoa. Ngày nay, đứng về mặt toàn vùng châu thổ mà xét, thì tính chất bao trùm và phổ cập, chính là sự hòa hợp và phát triển của những yếu tố văn hóa của các tộc người, mà yếu tố văn hóa của tộc người Việt là chủ đạo. Song những đặc trưng văn hóa của các tộc người anh em khác, vẫn tồn đọng sâu đậm trong nông thôn của nhiều vùng- đặc biệt là những vùng có tính chất khu biệt như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Vì vậy, châu thổ sông Cửu Long, là một vùng đồng bằng duy nhất ở nước ta, về mặt dân cư và dân tộc, có những đặc trưng nổi bật, mà chúng ta cần phải lưu ý trong quá trình cải cách nói chung, và quá trình cải cách văn hóa nói riêng.
    Tính chất hỗn hợp và đa dạng về mặt dân cư và quá trình xích lại gần nhau, hòa hợp giữa các dân tộc trong khu vực, là một hiện tượng lịch sử có tính quy luật, bắt nguồn từ lịch sử di dân và sự hình thành những vùng sinh thái nhân văn của cả khu vực châu thổ phù sa mới rộng lớn. Nó góp phần hình thành các loại hình dân cư, mà dân cư nông nghiệp là lại hình dân cư có số dân đông nhất; bao gồm những nhóm dân cư chuyên canh ruộng nuớc, chuyên canh lúa nổi và chuyên canh về rẫy. Bên cạnh đó, còn có loại hình dân cư thứ hai là dân cư phi nông nghiệp, bao gồm dân cư thành phố, thị tứ và nhóm dân cư buôn bán nông sản ở nông thôn (ở đây chúng ta cũng cần kể tới nhóm dân cư làng nổi sống bằng nghề cá bè, buôn bán thương hồ để xác định loại hình dân cư của họ). Loại hình dân cư thứ ba là cộng đồng dân cư, dân tộc và tôn giáo, là một đặc điểm lớn khó có vùng nào ở nước ta tồn tại trong thực tế và lịch sử. Ở Nam Bộ, dân số Khơme chiếm tuyệt đại đa số ở huyện Trà Cú - Trà Vinh và một số huyện Khác ở Sóc Trăng, Hậu Giang; người Hoa có số dân đa số tuyệt đối trong một số xã ấp ở ở Kiên Giang, Hậu Giang và Cà Mau; người Chăm có dân số tuyệt đối ở một số xã thuộc vùng Châu Đốc - An Giang.
    Về góc độ tôn giáo, đạo Phật tiểu thừa hầu như là tôn giáo toàn dân của người Khơme; Hồi Giáo là tôn giáo của toàn thể người Chăm ở Châu Đốc; đạo Hòa Hảo chiếm khoảng 78% tổng số dân tỉnh An Giang; đạo Cao Đài thì phát triển mạnh ở Bến Tre, Long An và Tiền Giang.
    Phân loại dân cư và dân tộc là hai đối tượng tổng hòa của nhiều hiện tượng xã hội, là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội, mà khi thâm nhập thực tế, chúng ta cần phải hướng tới, để có thái độ và cách thức tiếp cận tốt nhất. Điều cần xác định là việc nhìn nhận vị trí đặc biệt của cả vùng châu thổ phù sa mới rộng lớn, nơi gặp gỡ của những nền văn hóa cổ rực rỡ, là nơi thiên di và sinh tụ của nhiều tộc người trong lịch sử. Đó là nơi mà các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, Hoa đã cùng cư trú bên nhau, khai thác đất đai, xây dựng cộng đồng và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây cũng chính là những nét văn hóa chung của các cư dân Nam Á tập trung rõ nét ở châu thổ sông Cửu Long, chứng minh một cội nguồn chung và một xuất nguyên giống nhau, phản ánh trên tư duy thần thoại và truyện cổ dân gian, ca dao dân ca dân gian của các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, Hoa trên nền quan niệm về nhị nguyên luận vũ trụ, hay thuyết vật chất nhị nguyên tương phản; trong đó đất, nước, núi và đồng bằng, lục địa và biển, loài có cánh và và loài thủy sinh tương phản nhau. Bên cạnh đó là các tục thờ đá trong các miếu thổ thần của người Việt, miếu Ông Bổn của người Hoa và miếu Néak- Tà của người Khơme; những ngày hội nước với những tục đua ghe và những lễ nghi trong nông nghiệp vào mùa khô của người Khơme, người Chăm? Đó là dấu vết nhà sàn trong các Sala chùa Khơme, nhà người Việt vùng Đồng Tháp, An Giang. Đó là phương thức thủy lợi cổ đào ao chứa nước, như ao Bà Om của người Khơme ở Trà Vinh, ao chứa nước trong rẫy của người Hoa ở Vĩnh Châu - Bạc Liêu, cách xẻ mương, lên liếp ở các miệt vườn.
    Ngoài ra, châu thổ sông Cửu Long còn là một vùng bán đảo chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và các sông rạch, con nước lớn ròng, do đó yếu tố văn hóa biển và văn hóa Mã Lai, Inđônôdiên khá rõ nét. Cho nên người Việt vùng Cà Mau, Rạch Gá rất giỏi nghề đóng ghe xuồng và làm đồ thủ công, người Chăm giỏi nghề đánh cá trên sông? Các miếu Ông Bổn Đầu Sông và miếu Bà Thiên Hậu rải rác khắp cả vùng châu thổ đã minh chứng cho nền văn hóa biển của cả vùng đất. Bên cạnh nền văn hóa chung, mỗi dân tộc trong cộng đồng vẫn có những đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phản ánh bản sắc văn hóa riêng. Ở đây, người Việt là dân tộc đa số, chủ thể mà tổ tiên là những người nông dân từ đồng bằng sông Hồng, từ Ngũ Quảng di cư vào khai thác đất đai, xây dựng làng xóm, đình chùa, để lại dấu ấn của nền văn minh cây lúa nước, bằng việc đào đắp kinh mương, làm sống dậy sự trú phú của cả vùng châu thổ phù sa mới. Người Việt với những nổ lực của mình trước thiên nhiên đầy những tiềm ẩn, thử thách, đã sáng tạo nên những cá tính và đặc điểm văn hóa đặc sắc và nhiều sản phẩm vật chất phong phú. Như bưởi Năm Roi Bình Minh, xoài cát Hòa Lộc, cam Cái Bè, vú sữa Lò Rèn, thuốc rê Cao Lãnh, mắm Châu Đốc, dừa Bến Tre, sầu riêng Chợ Lách, gạo nàng Loan Long An, mắm tôm chua, mắm tôm chà Gò Công, nem Lai Vung? Đó còn là kỹ thuật dùng phảng phát cỏ, đốt rồi cấy lúa rất hợp với thiên nhiên ngập tràn cỏ năng của vùng đất. Cũng chính người Việt đã du nhập ca nhạc cung đình Huế, chế ra loại hình văn nghệ dân gian quý báu là cải lương; rồi lại còn các loại hình nói thơ Lục Vân Tiên, thơ Thầy Thông Chánh, nói tuồng, nói vè, hô lô tô, ca ra bộ, hò đối đáp, hát huê tình? Người Việt ở đây còn có chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn và các loại mắm rất đặc trưng. Đây là những nét văn hóa Việt đã được đổi mới một phần cho thích nghi với cách ứng xử trước thiên nhiên kỳ bí của vùng đất mơi.
    Bên cạnh người Việt, cư trú xem kẽ trong các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn là đồng bào Khơme anh em. Người Khơme quần tụ trong các phum sóc được thiết lập lâu đời, trên các giồng đất cao, bao quanh các ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa, giữa những hàng cây sao, cây dầu cao vút. Theo truyền thuyết, khởi nguyên người Khơme là con cháu của chim thần Garuda, có sức điều động lửa, sấm sét, có khả năng thống lãnh nước, mưa, sông rạch của giòng dõi cá thần và rắn thần Nagar. Họ có một lịch sử văn hóa, nhân chủng, tổ chức xã hội và chữ viết Pali, mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ, cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc mình.
    Từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa, và từ tư duy lưỡng nguyên, người Khơme đã tạo nên một nền văn hóa cá biệt với những kiến trúc chùa nguy nga, với mô típ Rìa hu, tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, với các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong cách riêng.
    Vốn là một dân tộc có truyền thống văn nghệ, người Khơme đã sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ độc đáo, từ điệu múa trống Xà zăm, múa vui Krap, múa gáo dừa Tro jok, múa Chằng khum- rông, đến các điệu hát A-yay trữ tình, hát đối đáp Prop-kay, Chằm riêng-chàpay, ca đàn kể truyện cổ, và vươn tới những hình thức sân khấu hoàn chỉnh như kịch múa Robăm và kịch hát Yu-kê.
    Người Hoa Nam Bộ trong quá trình di trú đã giản dị hóa phong tục và tín ngưỡng của mình, chỉ giữ lại tục thờ thần và lệ chiêm bái. Người Hoa còn mang đến những nghề nghiệp thủ công truyền thống, nghề làm vườn trên giồng cát, và làm thông thương xích gần các cộng đồng địa phương lại với nhau, bằng việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hóa nông sản. Ngoài ra họ còn mang đến đồng bằng châu thổ tục thờ Quan Công, Quan Âm, các tuồng Tàu, các điệu hát Tiều, hát Quảng? cùng chuẩn mực đạo đức, cách sống là những âm hưởng tàn dư những giáo điều Khổng Mạnh.
    Người Chăm xuất phát từ một bộ phận người Chăm ở miền Trung di cư đến, theo chương trình "tận dân vi binh" lập đồn điền của triều đình nhà Nguyễn. Do những quan hệ nhiều đời với người Khơme bên cạnh người Java mà người Chăm Nam Bộ có những nét văn hóa riêng, tuy vẫn giữ lại truyền thống xây gạch, tổ chức xã hội theo Hồi giáo với ông HaKim (như xã trưởng), thánh đường, tháng ăn chay Ramadan và đọc kinh Coran.
    Người Chăm sống ở Châu Đốc theo đạo Islam. Đạo Islam chi phối toàn bộ sinh hoạt, phong tục, cho đến cách phân bố phòng ở, cách trang phục. Trang phục của người Chăm Châu Đốc rất kín đáo, hầu như che phủ, giấu kín cơ thể càng nhiều càng tốt. Với truyền thống văn hóa lâu đời của mình, người Chăm đã sáng tạo nên một kho tàng văn nghệ rất phong phú về nội dung, về cấu trúc, hình tượng. Đó là ca dao (Pa nược - Pa dít), hát giao duyên (Ađtọh Atăm, Tàrà), hát trữ tình ân ái (Ađtọh Mưzút), hát ống (Ađtọh Đing), hát đố (Ađtọh Padao), vè (Ariya),gia huấn ca (Ariya Patoa Pakay), ngâm (Harí Ariya), xướng trường ca, anh hùng ca (Ămpăm), các điệu hò xay lúa, giã gạo (Ađtọh Raxunxa), hò đám ma (Ađtọh Tămmưtờri- Ađtọh Kamưrơ), hát ru em (Ađtọh Ru Anứk), đồng dao (Ađtọh Raneh)? Tuy nhiên, theo giáo lý kinh Coran, người Chăm vẫn cho rằng âm nhạc và lời ca tiếng hát làm mê hoặc tâm linh con người, làm con người sa ngã theo dục vọng, không còn đủ trí sáng suốt để suy gẫm lời kinh. Bởi vậy họ ngăn cấm hát xướng, nhất là các loại hát hò huê tình của nam nữ. Vì giới luật của Hồi giáo ngăn cấm, nên sinh hoạt văn nghệ dân gian của người Chăm Châu Đốc không phát triển hơn được nữa. Để bù đắp vào chỗ sinh hoạt văn nghệ bị gò bó, người Chăm ở Châu Đốc đã cố công xây dựng một hệ thống văn học dân gian với đủ loại truyện kể. Đây là công đóng góp của người Chăm Châu Đốc vào kho tàng văn học dân gian của châu thổ phù sa mới Nam Bộ.
    H.T.T
  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Cảm xúc về sông nước qua ca dao, dân ca nam bộ
    [​IMG]
    Sông nước miệt vườn. ​
    Nam bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ... họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong những câu ca dao, hò, vè dù thể hiện chủ đề nào, tâm trạng nào thì ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiển hiện trong đó. Người Nam bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc của đời thường gần gũi để thông qua đó nêu lên chủ đề mình định nói. Và các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người Nam bộ nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe đò hay xe Hon-đa. Hay từ ?oquá giang? vốn dùng cho việc đi nhờ ghe cộ lại dùng cho việc đi nhờ xe hay đi cùng đường. Tất cả đó phải chăng là dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ.
    Đi liền với hình ảnh sông nước là các hình ảnh: chiếc ghe, con đò, con cá, con cua, cần câu, đăng, đó, nò... Đây là hình ảnh mà ta thường gặp trong ca dao dân ca Nam bộ. Ngay cả việc trông ngóng người yêu, người Nam bộ cũng mượn hình ảnh chiếc ghe để nói lên nỗi lòng của mình, nói lên sự trông ngóng, khấp khởi chờ mong người yêu đến thăm mình:
    Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
    Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.

    Ở đây người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình. Chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm: ?ođỏ mũi, xanh lườn? nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ. Nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi. Từ ?ophải? là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp. Hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến. Còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Câu ca dao này còn có một dị bản khác:
    Ghe ai nhỏ mũi trảng lườn,
    Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.

    Chiếc ghe cũng là hình ảnh của cuộc sống thương hồ, trên đó có chức năng như một ngôi nhà di động. Phía sau là cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Phía trước là dùng để chất hàng hóa bán. Cứ thế, chiếc ghe vào từng con kinh, con rạch, hết nơi này đến nơi khác. Hết hàng thì quay ra chợ bổ hàng rồi đi bán tiếp. Con người cũng sống trôi nổi cùng chiếc ghe. Nhưng đôi khi chiếc ghe chở hàng chỉ có người chồng đảm nhận. Vợ con ở nhà, người chồng đi buôn bán xa, vài ba ngày mới về một lần. Cho nên trông chồng cũng là hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:
    Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
    Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi.

    Vì cuộc sống mưu sinh mà vợ chồng phải xa cách, vắng nhau bao ngày là bao nỗi lòng nhung nhớ. Về nhà chưa được bao lâu, lửa nồng chưa ấm anh đã vội ra đi. Nhưng vì cuộc sống không thể khác được nên ghe người chồng vừa đi thì người vợ cũng vừa ?othọ bịnh?. Quả là một tấm tình son sắt, thủy chung.
    Hay giữa một đêm trăng thanh gió mát, một chiếc xuồng câu đang lờ lững giữa dòng, bắt gặp chiếc xuồng của cô gái chở hàng bông ra chợ đang chèo tới ở phía sau anh ta liền buông mấy lời chọc ghẹo:
    Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
    Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm.

    Cách chọc ghẹo của chàng trai ở đây rất có lý, đồng thời thể hiện được sự quan tâm lo lắng của mình. Giữa trời nước bao la mà chỉ có một mình cô gái chèo ghe chở hàng ra chợ. Anh lo lắng cho cô gái bảo cô chèo mau lên, anh đợi, nếu không giông đến thổi tắt đèn mà cô thì có môt mình biết phải làm sao. Cô gái cũng cảm thấy ấm lòng khi giữa đêm khuya thanh vắng mà lại có người quan tâm đến mình, nên cô cũng hò đáp lại:
    Nhứt nhựt tiểu thân chứ nhà của anh đâu mà em không biết,
    Chứ gặp anh giữa đường, cái quyết chí mà thương anh.
    Có khi họ nên duyên cũng từ đó. Chiếc ghe, chiếc xuồng, dòng sông cũng là những hình ảnh được người dân Nam bộ gởi gắm vào đó những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận của cuộc đời, than thân trách phận, nói lên cuộc sống nghèo khó của mình:
    Không xuồng nên phải lội sông,
    Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn.

    Như đã nói, Nam bộ có hê thống sông ngòi chằng chịt cho nên phương tiện đi lại của cư dân nơi đây trước kia chủ yếu là ghe, xuồng. Ghe, xuồng là chân đi là phương tiện vận chuyển chủ yếu, nên dù nghèo thiếu đến đâu người ta cũng cố dành dụm sắm cho mình một chiếc xuồng để làm phương tiện đi lại. Tác giả của câu ca dao này có lẽ do quá nghèo túng, nghèo đến nỗi không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Mà không có xuồng cũng có nghĩa là thiếu phương tiện đánh bắt, mà thiếu phương tiện đánh bắt thì làm sao có nhiều cá, tôm cho được. Mà không có nhiều cá, tôm có nghĩa là không có tiền nên phải ăn ?o ròng bè môn?.
    Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi !
    Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.

    Đây cũng là lời than, than cho việc buôn bán ế ẩm. Không có người mua nên phải chèo mãi, chèo đến mỏi mêt mà vẫn không bán được hàng. Bìm bịp là loài chim rất quen thuộc ở Nam bộ, hễ nó kêu là nước lớn, cho nên tiếng bìm bịp kêu cũng là lời dự báo cho con nước sắp lên. Ngoài ra tiếng bìm bịp cũng là dùng để chỉ thời gian, thời gian của con nước lớn, nước ròng, cũng là thời gian trong ngày. Lời than của cô gái ở đây phải chăng ngụ ý trong từng tiếng kêu của con bìm bịp. Bìm bịp kêu nước lớn rồi nước ròng, rồi bìm bịp kêu : nước lớn... cứ thế hết ngày mà bán buôn chẳng được gì. Sự ngao ngán của cô gái phải chăng là thế.
    Dời chưn bước xuống ghe buôn,
    Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu.

    Lại một tâm trạng buồn cho những kiếp thương hồ. Bước xuống ghe buồn cũng đồng nghĩa với việc xa nhà, phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình mình đối diện với sông nước đêm đen. Ngoài ra trong chuyến đi này, không biết buôn bán ra sao, lời lãi thế nào. Nhưng trên hết là nỗi nhớ nhà da diết, nhớ vợ, nhớ con... còn buồn nào hơn nỗi buồn chia ly. Ở đây tác giả so sánh nỗi lòng của mình với sóng nước. Sóng có bao nhiêu gợn thì lòng mình cũng buồn bấy nhiêu, nhưng gợn sóng là vô vàn, không sao đếm được. Cho nên tấm lòng của họ nhớ nhà, đau đáu chờ mong, buồn man mác cũng bấy nhiêu, không sao nói hết được.
    Bên cạnh đó hình ảnh của cầu ván, cầu tre, các phương tiện đánh bắt cũng được người dân ở đây mượn làm phương tiện để nói nên nỗi lòng của mình:
    Ví dầu cầu ván đóng đinh,
    Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
    Ví dầu mẹ chẳng có chi,
    Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn.

    Cầu tre, cầu ván là hai hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân Nam bộ. Nó thường được bắc qua những con kinh, con rạch, sông nhỏ. Ở đây, người phụ nữ mở đầu bằng một hình ảnh rất quen thuộc này như là một lời tâm sự của mình đối với con về tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể người phụ nữ này đã bị chồng phụ bạc nên cô rất đau buồn, coi như là mất tất cả, cô chẳng còn thiết sống nữa. nhưng may còn được đứa con, nó là nguồn an ủi vô giá đối với cô, níu chân cô lại trên cõi đời này. Vì vậy, mọi tình yêu cô đều dành cho nó, xem như là nguồn an ủi duy nhất trong cuôc đời mình.
    Không chỉ là lời than thân trách phận, không chỉ là tình mẫu tử bao la, lời tỏ tình dễ thương, sông nước Nam bộ còn phản ánh những nếp sinh hoạt, những buổi lao động hết sức đời thường của họ. Thể hiện được một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầm ấm tình người, tình mẹ con, vợ chồng:
    Cha chài mẹ lưới con câu,
    Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.

    Đây là một bức tranh sinh hoạt đời thường, đầm ấm không khí gia đình ở Nam bộ gắn chặt cuộc sống của mình với sông nước bao la. Không ai nạnh ai, mỗi người một việc, từ cha, mẹ đến rể dâu ai cũng phải lao động, lao động với một tinh thần hăng say, yêu thích, thể hiện được sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình.
    Hay :
    Chiều chiều ông Lữ đi câu,
    Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò.

    Cảnh mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay thiên hạ đã nói nhiều. Nhưng ở đây, ta thấy: mẹ chồng nàng dâu hết sức ?oăn ý?, mặc dù không nói ra, nhưng qua cảnh sinh hoạt ta vẫn thấy được nàng dâu và mẹ chồng rất hợp ý với nhau, ngay cả cha chồng cũng thế. Cả nhà cùng lao động, không khí gia đình thật đầm ấm vui tươi.
    Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của Nam bộ, mà gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván... tất cả đã trở thành rất quen thuôc với người dân Nam bộ. Cho nên trong ca dao dân ca Nam bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình thì người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của người dân nơi đây.
    Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất nước, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của nguời dân vùng đồng bằng Nam bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
    TRẦN PHỎNG DIỀU (báo Cần Thơ)

  6. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đi về ngang chợ Tầm Vu.
    Mua một cây dù, che nắng che mưa.​
    (Sưu tầm)
  7. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Trích: CÁC THỂ LOẠI VĂN VẦN (VĂN HỌC DÂN GIAN AN GIANG) Tào Văn Ân
    Tục ngữ: Một số lượng khá lớn những câu tục ngữ sưu tầm được tại An Giang đề cập đến những nhận xét, giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu. Từ những nhận xét về thời tiết, người dân liên hệ gắn những hiện tượng đó với hoạt động lao động sản xuất, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cũng như các thể loại khác, bên cạnh những câu tục ngữ có tính phổ biến trong
    toàn quốc, có một số câu tục ngữ gắn liền với những nét đặc sắc của sản phẩm, cảnh vật, con người trong đời sống của người dân An Giang, cả về phương diện vật chất và tinh thần : ?oNhất núi Sam, nhì Ông Cấm, ba Bảy núi?, ?oTu Phật Phú Yên, tu Tiên Bảy Núi?. ?oBò Châu Giang, Kinh Vĩnh Tế?, ?oMắm Châu Đốc, dốc Nam Vang ?o, ?oTrai Nhơn Ái, gái Long Xuyên? ?oHàng chợ Thủ, lụa Tân Châu?, ?oLụa Tân Châu, trâu Nhà Bàng?, ?oMắm sặc Châu Đốc, mắm lóc Long Xuyên?.
    Phần lớn các câu tục ngữ sưu tầm được tại An Giang phản ánh những quan niệm sống của người lao động về đạo đức, tư tưởng, thể hiện rõ sự quí trọng con người với những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phê phán các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng. Đó là sự coi trọng cội nguồn, lao động, sự thủy chung, nhân hậu, thẳng thắn?, chê bai những tật xấu như lười biếng, cờ bạc, rượu chè?
    Một trong những quan niệm mà nhân dân quan tâm đến là vấn đề thuộc về gia đình, cội nguồn, dòng họ: ?oCon có cha có mẹ đẻ, không ai ở lỗ nẻ mà lên?, ?oMáu loãng còn hơn nước lã?, ?oChín đời họ mẹ còn hơn người dưng?,?omột con cháu đánh ngã sáu người dưng?. ?oNghèo không phải là cái tội, đừng vì nghèo mà đánh mất cội, mất nguồn?? Các tác giả dân gian cũng quan tâm đến luật nhân quả trong cuộc sống:
    "Trồng cây gì thì hưởng quả nấy?, ?oGieo nhân nào, gặp quả ấy?, ?oĐời cha ăn muối, đời con khát nước?, ?oĐời cha ăn ớt, đời con bị cay?, ?Họ chú trọng đến sự đảm đang, cần cù trong đời sống gia đình. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng của một đời người là việc dựng vợ gã chồng: ?oLàm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ?, ?oLàm ruộng thất, thất chỉ một năm, lấy vợ gả chồng sai, sai cả đời?, ?oLàm ruộng phải diệt cỏ,
    lập bề gia thất phải coi theo dòng họ?, ?omua heo chọn nái, mua gái chọn dòng?, ?oMua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi??
    Cũng như tục ngữ chung trong phạm vi cả nước, tục ngữ An Giang thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo chủ nghĩa khi ca ngợi lối sống bao dung, nhân hậu của con người: ?oCứu một mạng người, lớn hơn xây bảy tháp chùa?, ?oĐi lễ quanh năm không
    bằng ngày rằm tháng giêng?, ?oKẻ có nhân mười phần chẳng khó?, ?omột đồng gian, phá mười đồng ngay?, ?oMột lời nói ngay bằng ăn chay cả tháng?, ?oNgười cậy ở tâm, cây nương vào rễ?, ?oNgười thương người bao nhiêu cũng thiếu, người ghét người bao nhiêu cũng dư??. Người ta chú trọng đến việc giáo dục con người ở nhiều phương diện khác nhau, từ lời ăn tiếng nói, sự học tập cho đến quan hệ bạn bè: ?oChưa hiểu rõ con, hãy
    xem bạn bè của nó, Chưa hiểu rõ vua, hãy xem những bề tôi thân cận?, ?oCon cưng chiều khó giữ gìn cơ nghiệp, Vợ ngoa ngoắt khó mà giữ cửa nhà?.
    Bên cạnh sự ca ngợi những đức tính tốt đẹp, tục ngữ An Giang cũng đồng thời phê phán những thói hư tật xấu mà con người đã mắc phải. Đó là sự lười biếng, hoang phí, ham hưởng thụ, sự vô ơn: ?oNgồi dưng ăn hoang, Mỏ vàng cũng cạn?, ?oThế gian
    giàu bởi chữ cần, có mà lười biếng thì thân chẳng còn?, ?oĂn như xáng múc, Làm như lục bình trôi?, ?oĂn thì có, ó thì không?. ?oĂn thì cúi trước, đẩy nước van làng?; ?oCó the quên lụa, có vàng quên thau?, ?oCủa đời cha mẹ để cho, làm không ăn có của kho cũng rồi?, sự tức giận làm con người mất khôn: ?oGiận bằng bò, mất bò; giận bằng trâu, mất trâu?, "Giận con rận, đốt cái áo??
    Bên cạnh phần lớn các câu tục ngữ nêu lên những nhận xét, phán đoán về sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, những đặc điểm tiêu biểu, có ý nghĩa phổ quát, một số câu tục ngữ cũng thể hiện khá rõ tư tưởng biện chứng, có cái nhìn nhiều chiều về sự việc, con người của nhân dân: ?oCây ngọt sinh trái đắng, cây đắng sinh trái ngọt?, ?oMía sâu có lóng, nhà dột có nơi?, ?oĐời cha vo tròn, đời con bóp méo??., Mặc dù ngợi ca những con người siêng năng, ham làm, họ đồng thời cũng nhận thấy những trớ trêu trong cuộc sống hằng ngày : ?oMần cho lắm tắm không áo quần thay, Mần lai rai ngày thay hai bộ?, ?oMần cho lắm ăn mắm với cà, Làm tà tà ăn cà với mắm?. Dường như người dân nhận ra rằng không phải ai siêng năng, cần kiệm cũng có được một cuộc sống dư dã, sung túc?.và họ đã thể hiện điều đó với một thái độ ít nhiều mĩa mai, bỡn cợt. Thái độ đó cũng được bộc lộ trong những câu: ?oCủi mục dễ đun, chồng khùng dễ khiến?, ?oCủi mục dễ nấu, chồng xấu dễ xài, chồng khùng dễ sai?.
    Câu đố: Cũng như những câu đố trong văn học dân gian Việt Nam, những câu đố mà chúng tôi sưu tầm được tại An Giang gắn liền với những sự vật, con người, thiên nhiên, cây cối, địa danh mà phổ biến nhất là những sự vật, cây cối thiết thân trong cuộc sống sinh hoạt bình thường hằng ngày của người dân, đặc biệt là với người nông dân. Bên cạnh những câu đố liên quan đến những đồ vật có tính chất phổ biến chung, nhiều câu
    đố gắn liền với sự vật, thiên nhiên của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nói chung hoặc của An Giang nói riêng như trái nhàu, trái ấu, cây bần, mù u?, Ba Thê, núi Két, núi Cấm, núi Sập, Long Sơn, Long Thuận, Mỹ Luông? thể hiện khá rõ nét đặc thù của một vùng đất. ??oXót thân hai tật đeo
    mang, Kêu trời nào thấu hỡi chàng cây chi?? Hoặc ?oThân tôi đứng giữa đất trời, Lại mang tên gọi tật nguyền âm u? (cây mù u), ?oThân xanh xanh lá cũng xanh xanh, Bông trên cành, trái dưới nước? (củ ấu), ?oTrước sinh thủy hai bên giáo đóng, Giữa lưng trời mấy ngọn đèn chong, Gia tài của cải đều không, Mấy chú chệt ngồi trông chi đấy?? hoặc ?oCây gì nghèo suốt một đời, Cha sinh mẹ đẻ không lời thở than?? (cây bần), ?oHòn đảo bao bởi rừng gai, Không trèo mà té, họ hàng cười chê ?o (trái nhàu), ?oThảnh thơi tủi phận riêng mình, Vợ con xa vắng, gia đình vỡ tan? (sầu riêng), ?oCần câu trúc, cái màu thạch lục, Tứ ngũ gia, ở chung một nhà, Nhưng lạ thay mùng ai nấy ngủ?(gương sen)?
    Bên cạnh những câu đố theo dạng chơi chữ có tính chất chung, một số câu đố gắn liền với hoạt động của con người, các nhân vật, địa danh gắn liền với An Giang: ?oAn Giang có một ông đây, Chữ dạ ngay thầy ái quốc ưu quân? (Đức Cố Quản), ?oCon bê con đi ăn cỏ, Gặp con chuột nhỏ tha về? (Ba Thê),?Núi gì tên một loài chim, Lại còn biết nói huyên thuyên suốt ngày; Núi gì tên lạ lắm thay, Nghe ra cứ tưởng chẳng ai ra vào, Núi gì ở cạnh kênh đào, Mang tên Vĩnh Tế Ngọc Hầu đào nên? (Núi Két, núi Cấm, núi Sam).
    : Qua những bài vè sưu tầm được, có thể thấy được phần lớn phản ánh những sự kiện và những vấn đề thiết thân liên quan đến người dân, nhất là nông dân ở các làng quê.
    Một số ít bài vè thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù trong các giai đoạn lịch sử.Các bài vè này thể hiện rõ nét nhất thái độ quyết tâm và hành động của nhân dân đối với
    cuộc kháng chiến, đối với những kẻ thù của dân tộc (Vè đánh giặc, vè đấu tranh trong tù, vè phụ nữ đánh Tây, vè giặc Mĩ, vè thời sự, vè Quan Thánh?). Số lượng các bài vè thuần túy loại này không nhiều so với các đề tài khác và cũng không thể hiện rõ nét lắm đặc trưng của vùng đất An Giang.
    Bên cạnh những bài vè yêu nước là các bài vè tố cáo bọn cường hào gian ác, sưu cao thuế nặng, chuyện giặc tàn phá xóm làng gây cho dân chúng nhiều lầm than, cực khổ.
    Một trong những bài tiêu biểu cho loại này là ?oVè Tổng Huyền?:
    ?oNghe vẻ nghe ve,
    Nghe vè xóm Bột
    Rạng ngày mồng một
    Đầu tháng năm Tây
    ??..
    Có thầy cai nọ
    Tục gọi Tổng Huyền
    Sung sướng nhiều tiền
    Ai ai cũng dạ
    Tổng Long, Vĩnh, Hạ
    Quyền thế dọc ngang
    Con gái mười một làng
    Cũng đều bị thảy
    Nếu không cho lấy
    Kiếm chuyện làm go
    Ăn ở so đo
    Nhiều điều tác tệ.?
    Nhiều bài vè loại này có ghi lại thời gian và những địa danh cụ thể (vè tố cáo, vè tản cư, vè giặc Ất dậu, vè Cao Lãnh: giặc Mậu Thân 1968, vè phú ông, vè Tổng Huyền, vè thuế nặng?) nên có thể nói thể hiện khá rõ nét một đặc trưng cơ bản của loại vè là
    tính địa phương và tính thời sự nóng hổi. Nhiều bài vè gắn liền với những con người và sự kiện lịch sử diễn ra trên đất An Giang, như Phong Mỹ, Mỹ Hiệp, Mỹ Hưng, Tấn Mỹ, Kiến An, Long Kiến, Vĩnh Thông, Vĩnh Tế, Ba Chúc, Phú Thạnh, Chùm Dùm, Bà Bài, Bình Di, Châu Đốc, Tân Châu, Thới Sơn... Những bài vè chạy giặc (Vè giặc Cao Miên, vè giặc Ất Dậu?) nói về một sự kiện nhân dân phải tản cư, thể hiện khá rõ cảnh chạy giặc ở
    một số làng của An Giang. Đây là cảnh chạy giặc Cao Miên của nhân dân ở Vĩnh Thông, Vĩnh Tế, Bà Bài, Chùm Dùm.:
    ?oTừ năm Ất Dậu bước sang
    Tháng tư, mười sáu vậy là giặc Miên
    ??..
    Nhân dân mất vía kinh hồn
    Bỏ nhà mà chạy bon bon ra đồng
    Người thời gánh chạy xuống bưng
    Mẹ con thất lạc tưng bừng khóc la
    Tan hoang sự nghiệp cửa nhà
    Trâu bò xiêu lac, vịt gà chắt chiu?
    (Vè giặc Ất Dậu)
    Đây là cảnh tản cư trong bài ?oVè tản cư?
    ?oTối hăm ba rạng ngày hăm bốn
    Mười một giờ có lệnh tản cư
    ?
    Qua Phong Mĩ đến làng Mỹ Hiệp
    Kẻ đi không kịp người ở lại sau
    Làng Mỹ Hưng qua ở Cả Dầu
    Xuống Cả Lách, Cả Chanh đình trú
    Bên Tấn Mỹ kéo qua đầy đủ
    Làng Kiến An, Long Kiến cũng sang
    Trong nhân dân chẳng biết mấy ngàn
    Cũng hội hiệp qua làng Tấn Mỹ?? (Vè tản cư)
    Không chỉ phê phán, đả kích kẻ thù xâm lược, bọn cường hào địa chủ quan lại thời trước, một số bài vè cũng đồng thời thể hiện rõ thái độ chê bai, dè bĩu những cán bộ thiếu dũng cảm, hèn nhát trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bài ?oVè chạy giặc Pôn-pốt? kể lại sự kiện giặc Pônpốt đánh chiếm xã Phước Hưng vào rạng sáng mùng 1 tháng 2 (âm lịch) năm 78 (?):
    Rạng ngày mùng một tháng hai
    Toàn dân đất Phước nạn tai mất mùa
    Giặc Miên chạy đến xóm chùa
    Me, Lùn, Xuyên, Bích chạy ùa lên trên
    Giặc Miên chẳng được mấy tên
    Mà sao cán bộ chạy lên ào ào
    Cầm súng chạy trước đồng bào
    Mình làm như vậy coi sao được nè??
    Bên cạnh những sản vật phổ biến
    trong cả nước mà các bài vè đề cập, có thể bắt gặp nhiều loại chủ yếu chỉ có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc rộng hơn là Nam bộ (hoặc theo cách gọi tên của người miền Nam). Chẳng hạn nhiều bài vè đê cập đến các loại bánh: bánh khổ qua, bánh cam, bánh phồng?, các loại rau quả: rau ngành ngạnh, bình bát, rau nhớt, rau co; các loại sản vật ở dưới nước: cá linh, cá nhái, cá vồ, tôm sắt, tôm chông, tôm lóng, tôm lang, tôm nghệ, tôm tu?; các loài cầm thú, chim chóc: sua đũa, chàng nghịch, xa xả, chằng chài, diệc móc, chão chẹt, chắc (chốt ) chó, cúm núm, chích cồ, còng cọc, ô rô, cóc kèn?
    Một trong những cảnh vật được nhắc đến nhiều trong vè và các thể loại khác là bài Núi Sam. Bên cạnh việc miêu tả cảnh đẹp của vùng đất này, tác giả dân gian cũng nhắc đến công lao của tiền nhân:
    Ai về Châu Đốc
    Nhớ ghé núi Sam
    Thắng cảnh danh lam
    Miền quê sông nước
    Mấy trăm năm trước
    Chùa vía sững sờ
    Nằm trên dốc núi
    Nhìn qua con suối
    Nước chảy xuôi dòng
    Trang sử tươi hồng
    Công lao gian khổ
    Quan Thoại Ngọc hầu
    Thủy lợi mở đầu
    Con kinh Vĩnh Tế
    Sông Tiền, sông Hậu
    Đưa nước bạc về
    Phù sa bồi đắp
    Thủy sản dồi dào
    Người người phấn khởi.?
    Vè có số lượng phong phú nhất sưu tầm được tại An Giang là những bài vè nêu lên các loại đặc điểm, phẩm chất, mà nhiều nhất là nhắc đến các thói hư, tật xấu của con người, từ những tệ nạn vốn có từ lâu đời: cờ bạc, rượu chè, hút xách, mê tín dị đoan, ngồi lê đôi mách, lười biếng, xảo trá (vè về những người cờ bạc, vè đánh bạc, vè đánh số, vè bài tới, vè mười vợ, vè Ba Huynh, Ba Năng, Bà Núi, vè ấp Ngoạn, vè cà, vè gái hư, vè đi chợ, vè gia đình, vè làm biếng?) đến những sự kiện xuất hiện phổ biến hơn trong thời gian gần đây như những vấn đề về môi trường, đường sá, chuyện chạy xe lạng lách ngoài đường, chuyện quay cóp trong trường học?(vè anh dựa, vè dân số,
    vè môi trường, vè đường sá, vè honda, vè kinh mới, vè khuyên học trò?).
    Chẳng hạn Vè Ba Huynh:
    ?oNghe vẻ nghe ve
    Nghe vè Ba Huynh,
    Nghe tin bốn chục
    Bắt vịt mần ăn
    Đang mần lăng xăng,
    Nghe ra hai mốt,
    Trong lòng không tốt,
    Đánh vợ đánh con??
    Trên đây là những nội dung cơ bản của các thể loại tục ngữ, câu đố và vè sưu tầm được tại An Giang. Không phải tất cả những gì sưu tầm được đều gắn liền với những đặc trưng của vùng đất An Giang bởi vì, văn học dân gian vốn mang tính truyền
    miệng, có quan hệ, giao lưu với tất cả các vùng miền khác nhau trong cả nước. An Giang nói riêng cũng như Đồng bằng sông Cửu Long nói chung không thể không lưu giữ những vốn văn hoá, văn học truyền thống chung của cả nước. Tuy vậy, cũng như
    những thể loại khác, các thể loại tục ngữ, vè, câu đố cũng thể hiện khá rõ những nét đặc thù của con người và vùng đất này trong cách nghĩ, cách cảm và cả cách diễn đạt đậm đà chất Nam Bộ. Đây cũng chính là sự thống nhất trong đa dạng của văn học dân gian Việt Nam.
    www.ou.edu.vn/vietnam/files/tapsankhoahoc/2006/PDF/So%2004(10)/tskh04(10)_page84.pdf
  8. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Má ơi đừng đánh con đau
    Chim kêu vượn hú, biết nhà má... đâu

  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Dí dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắc lẻo, ghập ghình khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học, mẹ đi trường đời

    Nhớ nhà quá
  10. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Và cả câu này nữa:
    Dí (ví) dầu tình bậu muốn thôi...
    Bậu deo (gieo) tiếng dữ, xong rồi bậu đi...

    hay
    Gió đưa bụi chuối sau hè..
    Anh mê vợ bé, bỏ bầy con thơ

Chia sẻ trang này