1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca dao dân ca Nam Bộ

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khongtenso0, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    --------------------
    Má ơi đừng gả con xa
    Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
    Nhà má ở cạnh đám dâu
    Kế bên đám đậu, đầu cầu ngó qua
  2. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Dí (ví) dầu tình bậu muốn thôi...
    Bậu deo (gieo) tiếng dữ, xong rồi bậu đi...
    hay
    Gió đưa bụi chuối sau hè..
    Anh mê vợ bé, bỏ bầy con thơ
    -----------------------------------------
    Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
    Bậu ra bậu lấy quan ba
    ................... ( Còn nữa nhưng mình ko nhớ đc )
    ----------------------------------------
    Gió đưa bụi chuối sau hè
    Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Trầu không ăn sao ngon sao béo
    Nghĩa nhơn cho khéo để kẻo lòng phiền
    chờ chàng bóng ngã trăng nghiêng
    Nỗi vui có bạn ưu phiền riêng em...
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Hình như câu này là :
    Má ơi đừng đánh con đau
    Để con bắt cá hái rau má nhờ

    Hoặc.
    Má ơi đừng gả con xa
    Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 11/05/2007
  5. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Ai ơi về miệt Tháp Mười
    Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
    Ai về Cao Lãnh thì về,
    Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
    Ai về Đồng Tháp mà coi,
    Mộ ông Thiên hộ trăng soi lạnh lùng,
    Bà con đùm đậu quanh vùng,
    Tháng giêng ngày giỗ xin đừng ai quên.
    Ai về Đồng Tháp quanh co,
    Sông sâu nước chảy, con đò vắng hiu.
    An Giang cảnh trí mĩ miều
    Ta thương, ta nhớ, ta liều, ta đi
    Bao phen quạ nói với diều,
    Cù lao Ông chưởng có nhiều cá tôm
    (Cù Lao thuộc huyện Chợ Mới ?" An Giang)
    Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
    Gái nào bảnh bằng gái Sóc Trăng.
    Bước lên xe đầu đội khăn rằn,
    Nói cười yểu điệu, nhiều chàng phải mê.
    U minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường,
    Dưới sông cá lội, trên rừng cọp đua.
    Xứ Cần Thơ nam thanh, nữ tú
    Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu.
    Xứ nào vui bằng xứ Cạnh Đền
    Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh như bánh canh.
    Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
    Thấy bông sen thì nhớ đồng quê Tháp Mười.
  6. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    U Minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường
    Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua
    Sẵn tiện cho em xì-pam câu này (tuy hổng phải là ca dao, dân ca, nhưng là 1 câu hát trong tuồng Lan & Điệp ):
    Đâu ai đưa con sáo sang sông
    Mà sao con sáo sổ ***g bay xa....

  7. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Đâu ai đưa con sáo sang sông
    Mà sao con sáo sổ ***g bay xa....
    ---------------------------------
    Đâu có ai đưa con sáo sang sông, mà sao sáo vẫn xổ ***g bay ...xa
    - ( Tiiiiiiiiiiiiiiiip - giọng ông Cử ) Lan à ! Đâu con ra coi phải anh Điệp bây sang chơi hông mà chó nó sủa dữ vậy
    - ( Giọng Lan - Thanh Kim Huệ ) : ................................
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
    Bậu ra bậu lấy quan ba
    Lấy chi mã tà, bữa đói bữa no!
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thoi thóp cải lương miền Tây

    Người dân Hậu Giang từng xăn quần lội ruộng và chèo xuồng trong đêm bất chấp gió mưa để đi xem cải lương - Ảnh: Kiều My
    TT - Sự rã gánh của các đoàn cải lương (CL) chuyên nghiệp, sự ra đi của các diễn viên ngôi sao, chuyện nghệ sĩ bỏ nghề để đi hát ở các quán nhậu đang báo động về tình trạng... sống thoi thóp của sân khấu CL đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    Càng ngày càng ít khán giả!
    ?oTrước đây mỗi lần có đoàn CL đến biểu diễn thì người dân phải xếp hàng mua vé, mỗi suất diễn trên dưới 3.000 vé đều bán hết. Những năm 1977-1985, đoàn đi lưu diễn ở miền Trung, có đêm 15.000 vé cũng bán sạch...
    Còn giờ đây, mỗi suất diễn bình quân của một đoàn CL có 300-400 người xem đã được coi là lý tưởng lắm(!), dù giá vé bình dân 3.000-10.000đ/vé. Thậm chí, hiện nay hầu hết các đoàn CL ở ĐBSCL đều biểu diễn phục vụ không doanh thu, nhưng số người đến xem cũng không thể sánh với trước đây được? - ông Trần Văn Thiện, phó đoàn CL Tây Đô (Cần Thơ), người đã gắn bó với CL hơn 30 năm trong nghề, than.
    Một thực tế đáng buồn là hơn 10 năm trở lại đây, không có một đoàn CL chuyên nghiệp nào của các địa phương trong khu vực ĐBSCL còn đủ sức thu hút khán giả để có thể trụ lại tại các trung tâm tỉnh, thành phố một vài đêm diễn. Lối thoát đối với các đoàn CL là ?orút? về địa bàn nông thôn sâu để biểu diễn, vì ở đó may ra còn người xem CL.
    Hiện nay, ở 13 tỉnh thành ĐBSCL chỉ có bảy đoàn CL còn hoạt động nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng trong tư thế co cụm. Đoàn CL Tây Đô (Cần Thơ) dù có nhiều diễn viên ngôi sao như: NSƯT Thảo Vân (hai huy chương vàng sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc), Ngọc Trắng, Ngọc Nhung (huy chương vàng giải Trần Hữu Trang)... nhưng ngay tại sân nhà cũng chỉ thu hút được vài trăm người xem mỗi suất diễn. Đoàn CL Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), đoàn Văn Công (Đồng Tháp), Hương Tràm (Cà Mau)... chỉ thật sự ?onóng máy? vào dịp tết hay có sự kiện đặc biệt, đoàn CL nhân dân Kiên Giang, CL Long An thỉnh thoảng biểu diễn phục vụ miễn phí bà con vùng sâu.
    Địa bàn nông thôn vẫn là ?ođất sống? của các đoàn CL nhưng tất cả đều diễn với mục đích phục vụ, gây quĩ là chính. ?oNếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (mỗi năm dao động từ 1-1,5 tỉ đồng tùy theo kinh phí của từng tỉnh) thì các đoàn CL ở ĐBSCL sẽ không thể hoạt động?, một cán bộ ở Sở Văn hóa - thông tin Cần Thơ cho biết.
    Tìm ?ođất sống? nơi quán nhậu!
    Không thể chờ đến lúc cải lương vô viện bảo tàng
    Ông Nguyễn Minh Đương, trưởng đoàn CL Hương Tràm (Cà Mau), cho rằng: hiện nay, CL trên sàn diễn đang chịu áp lực cạnh tranh khá quyết liệt từ CL trên loại hình video, audio, trên sóng truyền hình và nhiều loại hình giải trí đa dạng khác; trong khi các đoàn CL lại thiếu kịch bản hay nên không thu hút được khán giả.
    Theo ông Nhâm Hùng, phân hội trưởng Phân hội sân khấu TP Cần Thơ, cần xem lại chất lượng nghệ thuật của các vở diễn, cần đổi mới từ thời lượng đến nội dung kịch bản, mà nội dung kịch bản phải mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.
    Các nhà quản lý CL phải cho CL một cơ chế mới, chứ hiện nay CL còn rề rà lắm, còn lỗi nhịp với cuộc sống hiện đại lắm, phải làm cái gì đó thôi, không thể chờ đến lúc CL vô viện bảo tàng rồi mới tá hỏa!

    Các quán nhậu có hát ca cổ là loại hình hiện đang rất thịnh hành và có xu hướng mọc lên ngày càng nhiều từ thành thị đến nông thôn các tỉnh ĐBSCL. Bà Lê Thị Ái Nam, giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Bạc Liêu, cho biết: thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu các quán nhậu có ca cổ phát triển vùn vụt.
    Ở Sóc Trăng có vợ chồng nghệ sĩ Linh Tuấn - Thanh Kim Hiền mở quán ca cổ. Ở Bạc Liêu có Công Tràng, Lệ Mỹ, Ngân Trinh - Mạnh Tường, Hoài Cổ... Ở đoàn CL Hương Tràm - Cà Mau có Tuấn Liêm - Hồng Chi, Minh Sang... Các nghệ sĩ khác không mở quán thì đi hát ở các quán nhậu để kiếm thêm thu nhập.
    Các nghệ sĩ CL chua chát khi đề cập đến thực tế đau lòng: ?oMức thu nhập ít ỏi trên dưới 1 triệu đồng/tháng như hiện nay thì muốn gắn bó lâu dài với nghề cũng không phải là chuyện dễ!?.
    NSND Doãn Hoàng Giang, chủ tịch hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu VN, nhận định: ?oCL có sức hấp dẫn rất kỳ lạ, nó từng có mặt khắp nơi và đã làm say đắm biết bao trái tim, không chỉ ở miền Nam mà kể cả những nơi xa xôi ở đất Bắc. Về miền Nam đi đâu tôi cũng nghe dân mình hát vọng cổ. Vậy nguyên nhân nào người ta lại quay lưng với CL ngay trên mảnh đất vốn mệnh danh là cái nôi cải lương??.
    NSND Doãn Hoàng Giang đề xuất: ?oChúng ta phải xem lại lời thoại và cần nâng nó lên một tầm cao hơn, có tính triết lý hơn, tránh bi lụy, sáo rỗng. Cái ?ogu? thẩm mỹ của một số nghệ sĩ CL cũng có ?ovấn đề?. Đàn ông con trai mà bơm môi, sửa má, ăn mặc lòe loẹt. Trong khi con người thời hiện đại cần cái ?ogu? thẩm mỹ chuẩn hơn, đẹp hơn, nội dung chuyển tải nhanh, gọn, cung cấp cho họ lượng thông tin nhiều nhất?.
    Cũng theo ông Giang, một nền nghệ thuật mà bị lớp trẻ từ chối là một nền nghệ thuật ?ocó vấn đề?. Không ai làm nghệ thuật với mục đích chỉ phục vụ người già cả.
  10. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Nhà tôi có dãy vườn hoa
    Có ba dãy nhãn, có ba dãy dừa
    Dù anh đi sớm, về trưa
    Sao anh chẳng nghĩ dãy dừa nhà tôi
    Sao anh chẳng đứng, chẳng ngồi
    Hay là anh phải duyên tôi anh buồn
    Nửa về, nửa muốn ở đây
    Về nhà nhớ bạn, ở đây nhớ nhà
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
    Em lấy chồng, anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh không hỏi từ ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào ***g, như cá cắn câu
    Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào ***g biết thuở nào ra
    Ðêm qua ra đứng bờ ao
    Trông cá, cá lặn trông sao sao mờ
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
    Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ
    Ðêm đêm nhìn dải Ngân Hà
    Ngôi sao Tinh đẩu đã ba năm tròn
    Ðá mòn, nhưng dạ chẳng mòn
    Ngàn năm nước chảy, dạ còn trơ trơ
    Một lo đứng cửa trông ra
    Hai lo đi lấy chồng xa nước người
    Ba lo sợ chị em cười
    Bốn lo đi ngược, về xuôi sao đành
    Năm lo lúc tử, lúc sinh
    Sáu lo con gái một mình đường xa
    Bảy lo nhớ cửa nhớ nhà
    Tám lo còn chút mẹ già ai nuôi
    Chín lo em thiệt cả mười
    Ðể em kiếm lối tìm nơi đi về
    Một duyên, hai nợ, ba tình
    Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh
    Ðêm nằm lại nghĩ một mình
    Ngọn đèn khêu tỏ bóng quỳnh bay cao
    Trông ra nào thấy đâu nào
    Ðám mây vơ vẩn ngôi sao mập mờ
    Mong người, lòng những ngẩn ngơ
    Một đàn cò trắng bay quanh
    Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
    Mình nhớ ta như cà nhớ muối
    Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
    Mình về mình nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
    Ba cô đội gạo lên chùa
    Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
    Sư về, sư ốm tương tư
    Ốm lăn ốm lốc nên sư trọc đầu
    Ai làm cho dạ sư sầu
    Cho ruột sư héo như bầu đứt dây
    Ầu ợ.. Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
    Bậu ra bậu lấy ông câu
    Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu
    Kho tiêu kho ớt kho hành
    Kho ba lượng thịt để dành mẹ ăn
    Bao giờ cho chuối có cành,
    Cho sung có nụ, cho hành có hoa,
    Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
    Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
    Bao giờ rau diếp làm đình,
    Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
    Ðêm qua nguyệt lặn về Tây
    Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
    Trúc với mai, mai về trúc nhớ
    Trúc trở về, mai nhớ trúc không
    Bây giờ kẻ Bắc, người Ðông
    Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư
    Ðố ai biết lúa mấy cây
    Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
    Ðố ai quét sạch lá rừng
    Ðể ta khuyên gió, gió đừng rung cây
    Rung cây, rung cỗi, rung cành
    Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

Chia sẻ trang này