1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca điển hình về Mặc cảm Oedipe ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi blacknw, 19/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blacknw

    blacknw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Ca điển hình về Mặc cảm Oedipe ở Việt Nam

    KHI MẶC CẢM OEDIPE CHƯA ĐƯỢC GIẢI TOẢ

    (Không biết mọi người đã biết trường hợp này chưa, nhưng tôi mới gia nhập nên cứ post vào đây cho rôm rả )

    Một nam thanh niên 23 tuổi, mắc chứng ám sợ (phobia) kéo dài nhiều nZm, đồng thời có phức cảm Oedipe, được ứng dụng phương pháp phân tâm (psychanalysis) và dùng trị liệu nhận thức ứng xử (Cognitive behavior therapy) cho cá nhân và gia đình, đã đạt được kết quả mong muốn.
    Mô tả lâm sàng một trường hợp
    Bệnh nhân H., nam, sinh nZm 1975, từ nZm 1992 luôn có những ám sợ (phobia): sợ bị giết, sợ nghe tên của một người đã chết, sợ nghe tên của một kẻ sát nhân (chẳng hạn như Pôn Pốt), sợ không dám nhìn lâu vào một vật nào đó. Đỉnh điểm của nỗi ám sợ là có lúc cảm thấy mất dần ý thức đến nỗi phải uống thuốc an thần (Seduxen).
    H. là con 2/2 của một gia đình trí thức, bố mẹ đều đã tốt nghiệp đại học và là cán bộ nghiên cứu vZn học. Anh trai hơn 5 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và được học thêm ở nước ngoài.
    Quá lo lắng về bệnh tình của con, trong vòng 2 nZm, bố mẹ H. đã đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện, nhưng chứng ám sợ không hề thuyên giảm. Cuối cùng, H. được giới thiệu đến "tư vấn" tại Trung tâm Khám chữa bệnh Ngọc Khánh và ngay từ đầu cuộc tiếp xúc với chuyên gia tư vấn diễn ra trong không khí thoải mái, tin tưởng và cởi mở.
    NZm 1975, H. ra đời trong sự trông đợi của cha mẹ, bố mới ở nước ngoài trở về. Quá trình sinh và phát triển bình thường. Khác với người anh có phong cách tự chủ từ khi nhỏ - thời gian bố đi học ở nước ngoài, phải giúp đỡ mẹ nhiều việc trong gia đình, H. được bố mẹ rất nuông chiều, không phải làm việc gì, được dành toàn bộ thời gian vào việc học tập. Hồi nhỏ, H. tỏ ra nghịch ngợm hiếu động và có cá tính mạnh (như lời mẹ kể).
    Khi lên học cấp III (nZm 1989), gia đình chuyển chỗ ở tới một nơi riêng biệt, từ đó hạn chế dần việc tiếp xúc với người khác, không có bạn mới và hầu như không về thZm nơi ở cũ nữa. NZm 1996, sau khi tốt nghiệp đại học, xin tuyển vào một cơ quan không đạt, phải học thêm 1 nZm.
    Mẹ H. là một phụ nữ rất mực chiều con và có phần che chở, lo lắng cho con quá mức, đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của con, có lẽ một phần muốn bù đắp lại những tình cảm bà đã bị thiếu hụt từ tấm bé, do mẹ bà mất sớm. H. không phải lo lắng bất cứ điều gì trong cuộc sống đời thường.
    Bố H. tự nhận mình là người cha mong muốn con sớm có cuộc sống độc lập tự chủ, nên trái với người mẹ, ông ít quan tâm tới con hơn, tuy không phải lạnh lùng.
    Về phần H, em nhìn nhận và suy nghĩ về gia đình ra sao?
    Theo H. kể, bố là người thụ động không kiếm ra tiền ngoài đồng lương quá thấp của mình. Những lúc H. đau ốm, trái với mẹ luôn lo lắng quấn quít bên đứa con, ông bố tỏ ra ít quan tâm, thường nói: "Bố biết con mắc bệnh gì rồi, hãy mạnh mẽ lên!... "
    Với người mẹ, H. cho là một người đàn bà giỏi giang, tháo vát, kiếm thêm được tiền, chủ động quán xuyến và lo toan mọi việc trong gia đình, đồng thời cũng là người có quyền lực ở cơ quan.
    Điều khiến H. khổ tâm nhất có lẽ là tình thương yêu chZm sóc quá mức của người mẹ đến mức bà thường có nhiều hành vi can thiệp vào những sở thích riêng của con, mặc dầu H. không còn là đứa trẻ con nữa. Bà luôn luôn nhắc nhở phải Zn như thế này, phải mặc như thế kia. Thường khi bà ra phố, đi lễ chùa cũng yêu cầu H. cùng đi, có khi hai mẹ con cùng đến thZm một người thân, bà bắt H. phải mặc cho bằng được một chiếc áo bà thích cho con mặc, nhưng thâm tâm thì H. lại chẳng muốn, nể lời mẹ, H. miễn cưỡng phải mặc nhưng khi đến nhà người thân thì H. lại cởi ra...
    Anh trai đi học ở nước ngoài lúc H. vừa bước vào cấp III (1988-1989). Có thời gian H. mong anh đừng trở về sợ đảo lộn cuộc sống gia đình và có thể gây trở ngại cho cuộc sống của mình. Song cũng theo lời kể của H., từ khi anh trai trở về nước (1992), thì mọi chuyện vẫn yên ổn, tuy có phàn nàn là anh hay phê phán mình. H. chưa hề có người yêu, tuy một vài lần yêu đơn phương. Những lúc đó, H. thấy mình lâm vào một trạng thái kỳ lạ: tim đập nhanh, chân tay run rẩy... H. tự bảo mình: "Yêu mà khổ như thế này ư? Thôi quên đi..."
    NZm 1990, khi H. 15 tuổi, bố lâm bệnh, tự nhiên H. nghĩ nếu bố chết thì H. sẽ lấy mẹ làm vợ, cùng mẹ đẻ một em bé (trước đó, H. thường được biết bố mẹ có ý định có thêm một đứa con nữa).
    Kể từ nZm 1992 (khi 17 tuổi), H. luôn có nỗi ám sợ như đã mô tả ở phần đầu. Những lúc đó, H. thường có những cảm giác như: dẫm chân nhiều lần tại chỗ, mở tủ nhiều lần (nghĩ là có người nấp trong đó giết mình), sờ tay nhiều lần lên một vật hay một đồ vật, rửa tay nhiều lần liên tục, không dám nhìn lâu vào một vật nào đó... Mặc dầu biết rõ những nỗi ám sợ đó thật là vô lý, có cái gì đó thuộc về tâm lý, chứ không phải sự thực, nhưng H. không có cách nào thoát ra khỏi chúng.
    H. kể thêm, khi còn nhỏ (4-5 tuổi), có lần nhìn thấy người đàn bà đang ngồi trong buồng vệ sinh của khu nhà tập thể, thấy nảy sinh một cảm giác vừa sợ hãi vừa thích thú, những ấn tượng này cứ theo đuổi mãi và dường như chỉ gợi lên một cảm giác thích thú mà thôi.
    Tóm lại, từ tuổi dậy thì (15 tuổi), ở H. đã xuất hiện một mặc cảm kiểu Oedipe đi kèm nỗi ám sợ gây ra một tình trạng nhiễu tâm (neurosis) kéo dài nhiều nZm.

    Theo Tạp chí Tâm lý học.
  2. blacknw

    blacknw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    DIỄN GIẢI THEO QUAN ĐIỂM PHÂM TÂM HỌC
    H. là một cậu bé có nZng lượng tính dục rất mạnh (thích làm gì làm bằng được) và có vẻ được bộc lộ rất sớm (từ 4-5 tuổi). Song quá trình đồng nhất hóa (identification) của H. không thành công, do không tìm được mô hình lý tưởng nơi người bố (ông vốn thụ động, không kiếm được tiền, "lép vế" so với người vợ). Ngược lại, mẹ H. đã đổi vai trò làm bố, vừa che chở con quá mức vừa áp đặt uy quyền nên vừa trở thành đối tượng đồng nhất hóa của H., vừa gắn bó quá chặt với H. ngay cả ở lứa tuổi thanh niên mà lẽ ra cần được tách ra (detachement) để thực hiện nhu cầu tự chủ. Đó có thể là lý do khiến mặc cảm Oedipe không được giải tỏa: H. mong bố chết để lấy mẹ làm vợ...
    Mặc cảm Oedipe ở tầm vô thức không được giải tỏa, đã tạo ra mặc cảm tội lỗi nơi H. khiến tạo ra một trạng thái nhiễu tâm (neurosis) thể hiện bằng những ám sợ đủ loại như đã mô tả ở trên... Phản ứng nhiễu tâm đó tưởng có thể giải tỏa được mặc cảm tội lỗi (muốn lấy mẹ làm vợ), song các hành vi ám sợ lại tạo ra một vòng luẩn quẩn tai hại khiến nhiễu tâm ngày càng trầm trọng thêm (dù đã uống nhiều thuốc an thần) vì nó không được bộc lộ, chia sẻ, lôi ra tầng ý thức để được "phê phán". Mặc cảm đó chỉ được giải tỏa khi H. đến chia sẻ bộc lộ với nhà tư vấn thông qua kỹ thuật phân tâm, tuy mới ở mức độ sơ đẳng.
    Ngoài ra, vì gắn bó quá chặt với mẹ, nZng lượng tính dục hầu như hoàn toàn đầu tư vào đối tượng người mẹ, nên H. không còn đủ nZng lượng đầu tư vào một người khác giới ngoài gia đình. Như H. đã kể, mỗi lần đứng trước một người định yêu thì "tim đập nhanh, chân tay run rẩy", một tâm trạng lo hãi và cho đến khi 23 tuổi, tuy thông minh khỏe mạnh nhưng H. vẫn chưa một lần được trải nghiệm tình yêu.
    Tư vấn và hiệu quả
    Dịch vụ tư vấn được diễn ra qua 3 buổi:
    - Buổi 1: với mẹ và H.: mô tả tiền sử và lý do đến tư vấn
    - Buổi 2: với một mình H. (phân tâm)
    - Buổi 3: với cả bố mẹ và H. đều có mặt
    Nội dung tư vấn và trị liệu tâm lý:
    - Thân chủ (chủ thể) quan trọng nhất là H., gợi cho H. cố nhớ lại và lần lượt kể ra những sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất bản thân đã trải nghiệm qua các thời kỳ: thơ ấu (4-5 tuổi), lúc đến trường và đặc biệt từ 15 tuổi trở đi (trong vòng 8 nZm), về những cảm nghĩ riêng, về ứng xử của những người thân trong gia đình (mẹ, bố, anh). Giải thích cho H. rõ những lý do đã dẫn tới ám sợ và mặc cảm tội lỗi, khuyên H. nên xóa bỏ mọi mặc cảm huyễn tưởng, tự tin, tự chủ, dấn thân vào con đường tự lập, chủ động dần dần tách khỏi những ràng buộc với mẹ, tìm bạn gái, tZng giao tiếp, chấp nhận thử thách...
    - Với người mẹ: giải thích rõ về tác hại của thái độ che chở quá mức, khuyên bà ta nên giảm bớt "bao cấp" đối với con trai, tôn trọng và khuyến khích lòng tin, tính tự chủ và nhu cầu tự lập của H.
    Hiệu quả trị liệu
    Ngay sau buổi thứ 2, H. được "phân tâm" kéo dài chừng 90 phút, H. đã tỏ ra giải tỏa được mọi mặc cảm, hiểu rõ lý do ám sợ, phấn khởi và chấp nhận những lời khuyên của nhà tư vấn. Thái độ phấn khởi bộc lộ rõ ngay khi H. trở về nhà sau buổi tư vấn. Sự chuyển động tâm lý đó của H. có tác động mạnh mẽ đến người mẹ. Mấy tháng sau, H. tìm được việc làm, giải tỏa được hoàn toàn những mặc cảm và ám sợ trước kia.
    Lời bàn
    Theo thần thoại Hy Lạp, Oedipe là con vua thành Thebes. Được thần linh báo hiệu, vua biết là khi con lớn sẽ giết bố, nên đem bỏ con ở sa mạc. Oedipe được vua xứ Corinthe đem về nuôi, lớn lên luôn phân vân về bố mẹ thật của mình, nhất là sau khi được thần linh báo là anh sẽ giết bố và lấy mẹ làm vợ, liền bỏ nhà ra đi. Đến gần thành Thebes, gặp một ông già cản đường, Oedipe tức giận bèn giết người đó, sau đó gặp quái tinh Sphinx, Oedipe giải đúng bài đố của con quái vật đề ra (con gì sáng đi 4 chân, trưa đi 2 chân và chiều đi 3 chân) và giết luôn con Sphinx, giải thoát cho nhân dân trong vùng, được tôn lên làm vua thành Thebes và lấy hoàng hậu góa. Oedipe vẫn không hết phân vân, về sau được một người đầy tớ già cho biết sự thật, để tự trừng phạt, Oedipe tự móc mắt, đuổi 2 đứa con rồi bỏ đi, về sau biến thành nửa người nửa thần...
    Trở lại trường hợp H.: mẹ quá ôm ấp, bố thì nhu nhược không có quyền uy, không đóng được vai trò cho con trai đồng nhất hóa, không phải thần tượng của con trai. Ngược lại, mẹ đã đóng vai trò áp đặt uy quyền lên con trai, là một điều kiện tạo ra lo hãi ám sợ H. không giải tỏa được, đến 6-7 tuổi sơ bộ được giải tỏa, đến hết tuổi vị thành niên thì hoàn toàn được giải tỏa). Một số học giả cho rằng phức cảm này chỉ có trong một xã hội nào đó, như các xã hội phương Tây chẳng hạn.
    Trường hợp này, có lẽ lần đầu tiên được đề cập tới chính thức ở Việt Nam, là một minh chứng nói lên tính phổ quát của một nét trong đời sống vô thức của con người bất luận nền vZn hóa nào. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của H., đồng thời tạo ra tâm trạng lo hãi cho cả gia đình, phải chạy chữa nhiều nơi mà không giải tỏa được.
    Những người thực hiện: GS.Đặng Phương Kiệt & TS. Văn Thị Kim Cúc.
    Theo Tạp chí Tâm lý học.
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Bác còn ca nào nữa? Post thêm nhé. Tôi rất thích đọc.
    Cảm ơn bác.

Chia sẻ trang này