1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cá không ăn muối cá ...

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi NhoDensisi, 14/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Có người lại giải thích câu này là có nghĩa là không thể giết chết được cái xấu, cái ác. Thía thì nghĩa là sao , ta cứ xấu xa vô tư đi a ? Có cố ta cũng xấu xa mừ
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Ai lại dịch thành ngữ như Sì nhỉ? . Dịch word by word thì nghe nó bùn cười mặc dù ...không sai .
  3. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Tớ rất thắc mắc câu nì người xưa muốn răn gì ?
    Không biết có phải người xưa muốn nói là cái xấu luôn tồn tại trong cuộc sống, mọi nơi, trong mỗi chúng ta...
    Cuộc sống là sự tranh đấu không ngừng giữa thiện và ác. Mỗi con người luôn phải tự vượt qua cái xấu trong mình để hoàn thiện hơn...
    Nói gì dở chừng để tớ chả biết nên luận thế nào
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Câu này Silv hiểu như Trongon! Điều xấu không bao giờ chết như VN có cụm từ "Tay đã nhúng chàm".
    Tự dưng nhớ đến đoạn hài kịch mới xem. Một người ở tù ra và có 1 hình săm trên người. Nó là nỗi ám ảnh mỗi khi nhìn thấy, để ai đó nhìn thấy vì những việc đã qua.
    Cái đó có gọi là "Tay đã nhúng chàm". Có gọi là A bad thing never dies không nhỉ?


    được silver_place sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 25/06/2008
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Dear Sì Nhọ và bác Nông.
    Silver có 1 đoạn tiếng Hán như thế này ạ.
    Phàm vị chi bản, thủy tối vi thủy. Ngũ vị tam tài, cửu phất cửu biến, hỏa vi chi kỉ. Thời tật thời từ, diệt tinh khử tao trừ thiện, tất dĩ kì thắng, vô thất kì lí. Điều hòa chi sự, tất dĩ cam toan tân hàm, tiên hậu đa thiểu, kì tề thậm vi, giai hữu tự khởi. Đỉnh trung chi biến, tinh diệu vi cơ, khẩu phất năng ngôn, chí phất năng dụ, nhược xạ ngự chi vi, âm dương chi hóa, tứ thời chi số.
    Silver viết (không hẳn chỉ dịch nghĩa) thành ra như thế này.
    Nước là nguồn gốc đầu tiên của vị. Lửa là đầu mối trong gia vị và nguyên liệu chế biến thức ăn. Bất kể lúc nhàn rỗi hay bận rộn đều phải làm vệ sinh sạch sẽ luôn lấy lấy thực phẩm tươi ngon sẽ không mất nguyên chất. Việc pha trộn thì luôn lấy ngọt, chua, cay, mặn một cách rất tinh vi để vừa khẩu vị.
    Nhưng đến câu: "Đỉnh trung chi biến, tinh diệu vi cơ" thì Silver chẳng biết hiểu và viết nó thế nào khi đoạn sau nghĩa là:...miệng khó thành lời, lời khó rõ ràng, như cưỡi ngựa bắn cung, biến đổi âm dương, luân chuyển bốn mùa.
    Silver nhờ bác Nông và Sì Nhọ giải nghĩa giúp.
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Silver lại có 1 câu muốn hỏi với mọi người.
    Có câu "Kết cỏ ngậm vành".
    2 cái tích "Kết cỏ" và "Ngậm vành" của Trung Quốc thì Silv đã đọc. Tuy nhiên, hôm bữa có người nói cái câu này với ý hoàn toàn khác mặc dù đều là: Ghi nhớ, đền đáp ân nghĩa. Họ nói "kết cỏ ngậm vành" ở đây có có tích từ việc tang ma của Việt Nam (người con cháu) thường có cái vành kết bằng rơm đội trên đầu...cũng là đền ơn đáp nghĩa nhưng nó không giống với tích Kết cỏ ngậm vành của Trung Quốc (Mà thực tế câu này bắt nguồn từ TQ).
    Túm lại Silv cũng không biết cách diễn đạt ra sao về 2 việc này. Ai đó giải thích giúp Silv với nhỉ?
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Chả thấy ai giải thích giúp mình 2 câu hỏi này nhỉ? Bác Nông online vào sờ pam một loạt rồi vậy thôi hả?

Chia sẻ trang này