1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CA KHÚC PHẢN CHIẾN CỦA TCS

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    CA KHÚC PHẢN CHIẾN CỦA TCS

    Những cái chết:
    Chết chóc giăng giăng khắp chốn cùng nơi: "xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co..."

    Những cái chết của em bé, của người tình:
    "Một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mình nổ chậm, xác không còn đôi chân...Một buổi sáng mùa xuân, một dứa bé yên nằm, Bờ môi dường thầm hỏi : Có thiên đường hay không?"
    "Người con gái một hôm qua làng, đi trong đêm, đêm vang ầm tiếng súng. Người con gái chợt ôm tim mình: trên da thơm vết máu loang dần..."

    Những lời khẩn cầu...
    Hãy lắng nghe mẹ già cầu nguyện: "Đêm mẹ ngồi cầu kinh, tường trắng im lìm..."- một thứ tâm kinh "do chính mình phát nguyện, dóng tiếng, và gởi gắm trở lại cho chính mình..." (Bửu Ý)
    Sau "hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em...", người đã cầu xin: "Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn, xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền..."

    Những ước mong cháy bỏng trong cùng cực đau thương của chiến tranh:
    "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm làng xóm thành đồng...Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình..."
    Trong tiếng "đại bác đêm đêm dội về thành phố", người vẫn mơ: "Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay trăm ngọn cờ bay..." Giai điệu bài hát thật rộn ràng, nhưng phải biết rằng khi ấy, đó chỉ là giấc mơ! Và "lúc tỉnh ra thấy lại xác người bên xác người!"


    Chiến tranh kết thúc, đã lùi xa, đã thuộc về dĩ vãng. Nhưng không thể hàn gắn nổi những đau thương mất mát của mẹ già, của người tình, của em thơ, những ám ảnh chiến tranh vẫn không rời:
    "Lòng mừng đất nước yên vui nhưng bên đời mẹ từ nay vắng con rồi". Xót xa làm sao, trong niềm vui chung của cả dân tộc, thì mẹ già, nước mắt chảy ngược về tim, âm thầm đau nỗi đau của riêng mình.
    "Rừng đã cháy và rừng đã héo, em hãy ngủ đi...Mặt đất im, mặt trời cúi nhìn, em hãy ngủ đi...Ngoài phố kia loài người đã về, em hãy ngủ đi!"
    "Em thơ ơi, chiều này trường mở lại, trong sân chơi bạn và thầy im lời. Bài học về yêu thương trên giấy mới, sao hôm nay nét mực đã phai?" Bởi trái mìn nổ chậm, cái chết oan trái, sự tàn khốc ngấm ngầm và dai dẳng của chiến tranh!

    Cũng có lý khi có người cho rằng bài hát nào của TCS cũng là những bản tình ca.Trong chiến tranh, những bản tình ca ấy "đã biến giọng", trở thành những tiếng khóc thương.... (NS Nguyến Đình Toàn). Những mất mát thương đau của đồng bào cũng là những đau thương mất mát của chính mình: "tôi mất trong chiến tranh này bao nhiêu bao nhiêu người tình, người tình của tôi lớn lên trên khắp ba miền.Một ngày đạn bom giết em, người tình Việt Nam lớn lên chưa gặp một lần..."


    Tôi muốn đính thêm bài viết cũ của mình vào đây:

    [Ngày nay không còn ai hát nữa những ca khúc phản chiến của TCS?

    Những ca khúc phản chiến của TCS, những bài hát dường như đã là của quá khứ mấy chục năm trước đây...

    Trẻ con ngày đó giờ đã là những người trưởng thành, nhiều người mê mải với "đời cơm áo".

    Trẻ con ngày nay lớn lên chưa biết đến chiến tranh một ngày, làm sao biết được, làm sao cảm cho hết được những cảnh tượng hãi hùng : "Tôi có người yêu chết trận Chư Prong, tôi có người yêu bỏ xác trôi sông, chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng, chết lạnh lùng mình cháy như than..."; hay cảnh người đi như mộng du giữa những ngổn ngang xác người: "Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này, bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây..."

    Tôi có thấy những người tỏ ra rất hào hứng sưu tập những bài hát có những cảnh tượng hãi hùng như thế. Để làm gì? Chỉ để cho bộ suu tập của anh ta thêm phần quái dị!

    Tôi cho rằng đó không phải là muc đích của những bài hát ấy. Bửu Ý có nói đến lối "cưỡng từ đoạt ý" trong ca từ TCS, mà nhờ đó , những ấn tượng mạnh mẽ đó đã làm cho người ta nhìn thấy rõ đưọc bộ mặt tàn khốc của chiến tranh, mà từ đó những tác phẩm ấy không chỉ có tác dụng tố cáo chiến tranh, kêu gọi lòng xót thuơng cho thân phận con người trong hoàn cảnh đó mà còn có tác dụng cảnh báo, thức tỉnh.

    Chiến tranh, ở đâu và bao giờ, cũng là huỷ diệt. Nhân loại , cho đến tận bây giờ, có ngày nào không có máu đổ? Vì thế, chẳng có gì là lạ nếu bây giờ những người trẻ tuổi Việt Nam, những người chưa một ngày biết đến chiến tranh, vẫn thích, vẫn nghe, và vẫn tự hát cho nhau nghe những CA KHUC DA VA`NG...

    Bởi vậy, trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của ca sĩ Khánh Ly, cô có nói rằng, cá nhân mình, cô thích nhất những bài hát phản chiến của TCS. Quả vậy, ca khúc phản chiến của TCS là một phần quan trọng trong "gia tài" của ông. Nhiều người chưa được biết đến mảng sáng tác này, nên có thể có những đánh giá chưa đầy đủ về nhạc của ông.

    Tôi tin rằng, những ca khúc phản chiến TCS, cùng với những Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Tình xa.... sẽ là NHŨNG BÀI CA KHÔNG NĂM THÁNG.



    (tái bản lần 2, có chỉnh sửa)


    lys


    Được sửa chữa bởi - tigerlily vào 12/06/2002 21:46
  2. kimma

    kimma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    thật là ...không thể dung từ nào nói hết được những nhẫn xét của tôi về những lời của bài hát mà bạn đã viết ơ trên.....và tui thấy bạn là người thật giầu tưởng tượng.......để có thể hiểu hết được những lời cua bài hat trên .......

    khánh trung 2104
  3. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Chào thân ái,
    Xin thưa đ/c Kimma,tôi thực sự không hiểu ý của đ/c!.Thực sự thì theo đ/c,Tigerlily đã giầu trí tưởng tượng ư?.Tôi không phải là một người hiểu biết gì cả.Tôi cũng không phải là dân văn.Tuy vậy,tôi thấy tôi và cậu nên suy nghĩ lại.
    Bài viết của Tigerlily rất bổ ích đấy chứ.Bài viết rất rõ ràng nhưng không khô khan.Theo đ/c thì chị ấy đã tưởng tượng ở đâu.Ở những trích dẫn hay ở chổ chia bố cục.Chị Tigerlily đã sử dụng những trích dẫn rất chính xác của các văn nghệ sĩ(hình như vậy!?).Chị ấy hoàn toàn không tưởng tượng một chút nào.
    Tôi không có ý chê tầm hiểu biết của cậu.Tuy vậy,tôi sẽ post một bài viết về những ca khúc phản chiến của TCS.Chúng ta sẽ cùng xem lại nhé.OK?.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chị Tigerlily:Trong bài trên chị có nhắc đến một người với cái tên:Bửu Ý.Em có một bài viết của một người có cái tên gần như vậy-Bửu Chỉ.Em sẽ post bài của ông này lên.Có gì chị chỉ bảo thêm.
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Dân Thanh hoá ăn rau má phá đường tàu
    Dân TH đít 36
    Ngày nay dân TH ước lá rau má to như lá hoa sen
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hay ung ho:http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=91434
    Được blue293 sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 17:56
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Bửu Chỉ hay Bửu Chi ?
    Tôi đã được đọc một bài viết của Bửu Ý, đó là bài đề tựa cho tập nhạc " Những ca khúc không năm tháng ", bài viết khá hay.

    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Để làm gì em biết không ?
    Để gió cuốn đi...
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bửu Chỉ, Nguyetca ạ.
    Nhưng cái ý tưởng "Bửu Chỉ là ông nội Bửu Ý" thì ghe hơi lạ tai đấy!
    Bài viết của Bửu Ý mà Nguyetca nói, lys thấy là một trong những bài viết hay nhất về nhạc Trịnh. Đọc khó hiểu, với rất nhiều khái niệm, tư tưởng triết học Đông Tây, nhưng có thể cảm nhận được cái "thần" Trịnh Công Sơn, và cái TÌNH với nhạc Trịnh Công Sơn.

    lys
  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    lys à, NC thích nhất là cái đoạn về phố ấy, hay thật ! lys nhỉ ?

    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Để làm gì em biết không ?
    Để gió cuốn đi...
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Viết gửi Chitto và thảo luận ngày 20 tháng 3...
    Tôi đã không biết vì cái duyên gì mà tôi hẹn bạn vào đúng lúc, đúng nơi mà người Sydney xuống đường biểu tình chống chiến tranh Iraq. Chúng tôi, hò hẹn từ ngày hôm trước, tuyệt không nghĩ tới cái 48 giờ đang thu rút inexorably mà nước Mỹ đặt ra cho Iraq và cả thế giới.
    Buổi chiều, trên đường tới giảng đường, lạnh toát người đi qua những bức tường dán đầy thông báo: Trong trường hợp chiến tranh nổ ra hôm nay, chúng ta sẽ tụ tập trước cửa toà nhà thư viện và cùng nhau đi đến trung tâm biểu tình. 4h chiều Sydney. Đi qua cantene thấy sinh viên, giáo sư đứng vòng trong vòng ngoài quanh chiếc TV để theo dõi, bình luận.
    4 rưỡi chiều, rời giảng đường. Ngay bức tường bên kia đỏ loè một tờ thông báo: Chiến tranh đã bùng nổ. Chạy, cuống cuồng chạy ra bến xe bus, đón xe đi Circular Quay, đầu mối của Sydney, nơi tôi biết cuộc biểu tình sẽ quần tụ ở đó. Bus bị ngăn đường, train.
    Tới được nơi đã là 5 rưỡi, ra khỏi ga tôi rơi tõm vào một rừng người, rừng biểu ngữ và phèng la... Tự dưng tôi ngơ ngác, ngẩn người nhìn dòng người cuồn cuộn chảy qua trước mắt tôi. Tôi bàng hoàng chứng kiến một cơn giận dữ rùng rùng chuyển động. "Bao nhiêu gallon máu cho một gallon dầu?" Một người mẹ trùm khăn đẩy chiếc xe nôi và giương cao biểu ngữ ấy. Góc phố, dưới chân cột Circular Quay, một chú bé da trắng tóc vàng nhưng vận đồ thổ dân đang cố sức rán người thổi chiếc kèn ống Aboriginal dài có lẽ quá chiều cao của chú, để hoà vào với những tiếng trống, tiếng kèn đinh tai của đoàn người. Tôi lại thấy một ngưuời ngồi trên xe lăn với hàng chữ đơn giản "No war", nhưng nét mặt căng lên, cả con người như muốn rán bứt ra khỏi cái xe. Tôi đã thấy những người già, những viên chức mới tan giờ công sở, tôi đã thấy rất nhiều sinh viên, rất nhiều sinh viên, và tôi đã thấy đủ các màu da... Ở lục địa này người ta đang trong cơn cuồng nộ phản đối chiến tranh. Ở mé bên kia của thế giới, bom bắt đầu rơi, máu đang chảy, thịt nát xương tan dưới những làn đạn, bên những giếng dầu. Tôi cứ đứng sững người như thế, cho đến khi người bạnđến đứng cạnh tự khi nào, kéo cánh tay tôi đi vào giữa dòng người... Ấy là lúc "tôi xin tôi bé lại làm mưa tan giữa trời", tan vào giữa lòng nhân loại đang khẩn thiết kêu gọi hoà bình.
    Và ngày hôm đó tôi đã hát cho bạn tôi nghe, một người bạn quốc tế: "Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng, đại bác như kinh không mang lời nguyện, trẻ thơ quên sống, từng đêm nghe ngóng... Hàng vạn chuyến xe claymore, lựu đạn, hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em...". Và tôi đã nói với bạn về "Tuổi trẻ chết oan trên tay nhân loại...".
    Buổi tối hôm đó, những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn đã thay vào những bản tình ca và những ly trà hương vị miền Hạ Ấn...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:14 ngày 04/04/2003
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Thông tin thêm: Buổi biểu tình đầu tiên của Sydney, tôi biết, ngoài tôi ra, chỉ còn có thêm 2 người Việt Nam nữa, cũng là bạn tôi. Và họ còn không tin được rằng có một người Việt Nam thứ ba cũng tham gia. Vậy mà khi đứng giữa dòng người, tôi đã nghĩ hẳn ở đây đang có rất nhiều người Việt. Vì tôi vẫn nghĩ rằng cách đây mấy chục năm, những màu da kia đã hô vang ủng hộ Việt Nam khi trái bom Mỹ đầu tiên rơi trên máu đỏ da vàng...
    Thôi, còn đây là bức thư tôi tình cờ đọc được, viết từ Iraq:
    Thư gửi bình minh
    Kurkir, 20/03/03
    Bạn thân yêu!
    Có thể khi bạn đọc được những dòng này, chúng ta đã mãi mãi thuộc về hai thế giới khác nhau. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ được nhìn nhau, được nghe, được nói về nhau nữa. Có thể sẽ không bao giờ còn giận hờn, còn oán ghét, khóc hay cười. Ngày mai khi thức dậy, có thể bạn sẽ vĩnh viễn không gặp tôi nữa.
    Chiều này tôi hỏi mẹ: "Sao con không được đi ra ngoài? Sao không được gặp các bạn?" Mẹ tôi suỵt khẽ, ra hiệu đừng làm kinh động tới cha. Cha tôi đang nghỉ mệt ở một góc tối. Tối hơn những góc còn lại. Dù dưới này chẳng có chút ánh sáng nào của ngày. Tối hơn cả đêm của tôi trên mặt đất. Từ hôm trước, cha đã vất vả thu dọn đồ đạc. Mẹ đã tất tả chợ búa. Chiều này lúc trên trời rền vang tiếng máy bay, chúng tôi chỉ còn biết chắp tay cầu nguyện.
    Tôi đã được nhìn thấy bạn một vài lần. Có lần bạn vui cười, cũng có làn bạn khóc. Có lúc bạn nhảy múa hát ca, có lúc bạn chắp tay khấn cầu. Cũng như tôi. Lúc nào thấy bạn, tôi cũng áp tay mình vào màn hình ti vi, tưởng tượng mình đang ở cạnh nhau, bàn tay chúng ta ấm nóng.
    Ở dưới này thỉnh thoáng tôi vẫn nghe tiếng rền rú động cơ hay tiếng bom đạn đùng đoàng. Mẹ tôi muốn cả nhà chạy đi, đi thật xa. Nhưng cha rầu lòng không muốn rời quê nhà bạt xứ. Lũ em tôi mặt ngơ ngác, lâu lâu kêu thầm vào tai tôi rằng đói. Cơm gạo còn được mấy ngày đâu?
    Nhưng chưa chắc chúng tôi đã cần thêm lương thực thuốc men gì. Ngày mai có thể tôi mở mắt ra đã thấy mình lơ lửng trên xứ hạnh phúc, với cha mẹ và các em. Xung quanh êm ả, yên bình. Tôi có thể nhìn xuống và thấy bạn. Có thể vẫy bạn từ rất xa. Không biết bạn có tìm được tôi không nhỉ, từ phía ấy?
    Đêm nay mẹ vẫn giục tôi đi ngủ. Mà tôi thèm được thức chờ bình minh quá. Nhưng không sao, trong lúc ngủ có khi tôi sẽ mơ thấy bạn. Giờ chào nhé, bạn yêu dấu.
    http://sinhvienvietnam.net/viewtopic.nvn?p=20381#20381
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  9. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Tất cả những cái chết vô tội do chiến tranh đều do cái chết trong tâm hồn của những con quỉ dữ hiếu chiến vì mục đích riêng của nó gây ra.
    Chiến tranh thì bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu cũng đem lại nỗi khổ đau, bất hạnh cho con người.
    Bạn theo dõi ti vi ngày ngày để theo dõi tin chiến sự ở Iraq, bạn xem vì muốn sẻ chia, vì đó là tin nóng bỏng, vì nhiều lí do, nhưng tôi chắc rằng trên hết trong bạn có lòng căm phẫn với những kẻ xâm lược một vùng đất, một đất nước khác.
    Bạn bày tỏ thái độ bằng cách nào, ra đại sứ quán Mĩ biểu tình, hay cầu nghuyện cho những người dân vô tội, hay là nói lên một tiếng nói của mình ở một trang web, một diễn đàn nào đó, cũng như lá thư của bạn trẻ Iraq kia, chỉ biết cầu nguyện, mong bình minh lên thật nhanh.
    Chỉ muốn nói rằng, con người, không kể màu da, chủng tộc, đều rất mong muốn hoà bình, thù ghét chiến tranh.
    Không mạo hiểm sao gọi là cuộc sống!
  10. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn!
    Vừa rồi đọc Topic này tôi rất xúc động. Trước hết tôi phải nói rằng tôi rất khâm phục tài năng của Chitto đã có sáng kiến và dày công duy trì "Bản tin trực tiếp từ chiến tranh Irap". Gần như tối nào tôi cũng đọc để biết thêm về tình hình thực sự của cuộc chiến và tôi luôn nguyện cầu chiến thắng sẽ thuộc về đất nước và nhân dân Irap. Họ sẽ chiến thắng, chiến thắng của họ là chiến thắng của lòng tin, của lẽ phải và của lương tri loài người. Hôm qua tôi đã tranh cãi kịch liệt với ông thầy dạy Triết về bản chất của loài người và bản chất của khái niệm lương tri, tất nhiên không có ai hoàn toàn đúng trong cuộc tranh cãi đó. Tôi biết ông thầy không phục tôi, có nhiều lý do nhưng trong đó chắc có lý do là ông ấy không nghe Nhạc Trịnh, không biết đến những bài hát phản chiến. Sau này thế hệ hậu sinh của đất nước ta nhất định sẽ nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam theo một cách nhìn khác và nó sẽ khách quan hơn. Cho đến nay nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn dù không phổ biến như nhạc trữ tình của ông nhưng không vì thế mà những người yêu nhạc, những người yêu hoà bình lại lãng quên nó. Lys rất tuyệt vời đã viết bài viết này. Hy vọng một lúc nào đó Tôi, Chitto và Lys sẽ gặp nhau ở Hà nội để tôi có thể mời các bạn 1 ly cà phê, lúc đó chắc tôi sẽ nói rất nhiều, còn bây giờ có lẽ tôi nên dừng lại. Chắc nói nhiều quá mọi người lại bảo là "giàu sức tưởng tượng" thì chết.
    Chúc các bạn Hạnh phúc và Thành đạt
    Từ thưở mang gươm đi mở nước
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

Chia sẻ trang này