1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca khúc Việt Nam ! Những bài ca cách mạng (có danh sách tổng hợp các bài đã post ở trang 1)

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Tulipsblack, 01/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhạc đỏ sống mãi!

    Tam ca nhạc đỏ: Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương

    Trước làn sóng ồ ạt của dòng nhạc thời thượng hiện nay, những ca khúc truyền thống cách mạng đã bị nhấn chìm? Không! Tuy chẳng ồn ào và chiếm thị phần lớn nhưng "nhạc đỏ" vẫn luôn là một dòng chảy âm thầm mà mạnh mẽ trong đời sống.
    Năm 1999, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, hai chương trình "Thời ta nhớ" và "Còn lại với thời gian" của Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam đã thu hút khoảng 600 khán giả mỗi đêm trong tám đêm liền. Giá vé không rẻ chút nào: 80.000 - 100.000 đồng/vé. Năm 2000, có đến ba chương trình lớn về nhạc truyền thống: "Hát về Người"; "Những gương mặt nhạc sĩ thế kỷ" và "Các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh", tất cả đều bán vé với giá thị trường như các chương trình nhạc trẻ khác. Năm 2001 và 2002, năm chương trình trên được dàn dựng lại, có thay đổi một số bài hát, giới thiệu một số giọng ca trẻ theo phong cách "hàn lâm": Lan Anh, Trọng Tấn, Đăng Dương...
    Năm 2002, vào dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, tại Hà Nội có đến hai công ty tổ chức biểu diễn tư nhân đứng ra làm chương trình bài ca chống Mỹ: "Hà Nội những đêm không ngủ" và "Những năm tháng không quên". Tuy không đạt hiệu quả nghệ thuật cao như năm chương trình kể trên do khâu biên tập mang tính "ngẫu hứng" của người tổ chức, nhưng điều không thể phủ nhận là khán giả vẫn mua vé đến xem rất đông. Mới đây, chương trình Thuở trường chinh của Nhà hát Ca nhạc nhẹ Việt Nam dự kiến diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong hai tối 4 và 5-5 đã bán gần hết vé từ 23-4.
    Ở TP Hồ Chí Minh tuy không bằng Hà Nội nhưng "nhạc đỏ" vẫn có đất sống riêng. Riêng trong năm 2003, chương trình Còn lại với thời gian tại Nhà hát Bến Thành đã gây được tiếng vang khi tập hợp những giọng ca gạo cội nhất hiện nay trong làng nhạc Việt Nam, gồm các NSND Trung Kiên, Trần Hiếu, Tường Vi, Quý Dương, NSƯT Măng Thị Hội và ca sĩ Ngọc Tân. Chương trình diễn ra ba đêm liên tiếp 6, 7 và 8-3 với lượng khách lúc nào cũng đầy rạp.
    Tiếp sau đó là đêm nhạc Lã Văn Cường về lực lượng thanh niên xung phong Giữ mãi mầu xanh (vào đêm 29-3 tại Nhà hát Hòa Bình) diễn ra hết sức hào hứng.
    Gần đây nhất có "Sức sống những bài ca" là chương trình ca nhạc định kỳ vào chiều thứ bảy tuần cuối mỗi tháng tại sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên. Hai lần tổ chức đầu tiên (hôm 29-3 và 26-4 vừa qua) cho thấy lượng khán giả trẻ mỗi kỳ đều ở mức khá cao (3.000 - 4.000 người) với sự hưởng ứng nhiệt tình khi được nghe lại những khúc ca truyền thống.
    Nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người đã viết rất nhiều kịch bản cho các chương trình ca nhạc cách mạng, cho rằng: "Nhạc truyền thống đã, đang và sẽ luôn có chỗ đứng trong thị trường âm nhạc, không phải vì nó đã trở thành "của lạ", cũng không phải vì nó đáp ứng tình cảm hoài cổ của một bộ phận khán giá lớn tuổi, mà vì giá trị âm nhạc đích thực của nó. Lời ca đẹp đẽ, trau chuốt, thể hiện vốn văn hóa và tình cảm thật của người sáng tác, giai điệu không bao giờ được viết ra dễ dãi, mà thật sự ngoài tình cảm nồng nhiệt, da diết còn có những thao tác rất chuyên nghiệp của những người hoặc đã được đào tạo bài bản qua nhạc viện, hoặc có năng lực và nghị lực tự học ghê gớm mà các nhạc sĩ trẻ bây giờ ít có".
    Album "nhạc đỏ" vẫn được tiêu thụ ở mức cao
    Theo các nhà sản xuất băng đĩa nhạc, hầu hết các album nhạc truyền thống cách mạng như Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Bài ca người lính, Bài ca Trường Sơn, Tiểu đoàn 307 (Trung tâm băng nhạc Trẻ), Khúc hát một thời tuổi trẻ, Sinh nhật của rừng (Vafaco), Hát mãi khúc quân hành (Trùng Dương), Đêm thành phố đầy sao, Việt Nam ngàn dặm (HT Production)... đều có lượng phát hành khá cao, nhiều album đạt số lượng tiêu thụ từ 15.000 - 30.000 bản. Ông Trương Quốc Khánh, chủ nhiệm Vafaco, khẳng định: "Làm đĩa nhạc ca khúc truyền thống cách mạng hoàn toàn không sợ lỗ vốn, các album này có lợi thế bày bán lâu dài, lại luôn nguyên vẹn giá trị".
    Dịp 30-4 năm nay có nhiều album mới thuộc dòng nhạc này tiếp tục được giới thiệu như Tuổi xuân tình nguyện, Thành phố tôi yêu, Ở hai đầu nỗi nhớ...
    (Báo Tuổi trẻ)
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  2. Kieuoanh

    Kieuoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất thích các bài nhạc đỏ nói chung,và nhũng bài về quê hương .Nhiều bài mà khi nghe lại mình thấy như đang sống lại với năm tháng đó.Co bạn nào mách cho mình tải mp3 những bài đó ở đau không?Mách cho mình với nhé
  3. Kieuoanh

    Kieuoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất thích các bài nhạc đỏ nói chung,và nhũng bài về quê hương .Nhiều bài mà khi nghe lại mình thấy như đang sống lại với năm tháng đó.Co bạn nào mách cho mình tải mp3 những bài đó ở đau không?Mách cho mình với nhé
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Có một bài hát khiến tôi yêu, và làm tôi buồn.
    Bài hát nổi tiếng của Đoàn Chuẩn - Từ Linh: Gửi người em gái. Bài hát không chỉ mang giai điệu đẹp mà còn có một lời rất hay, đó là hình ảnh của cả đất nước Việt Nam chia cắt. Không hào hùng, không khí thế, đôi chút buồn, đôi chút nhớ, mà thanh cao tuyệt vời.
    Điều khiến tôi buồn là gần đây ca sĩ Bảo Yến khi thể hiện bài hát này đã cắt xén lời, chắp nối vô tội vạ, khiến cho ý nghĩa bài hát hoàn toàn mất đi, không còn gì cái hồn của "Một người trên đất Bắc chờ em" nữa.
    Gửi người em gái
    Đoàn Chuẩn - Từ Linh
    Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
    Nụ đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
    Hà Nội chào đón Tết - hoa chen người đi, liễu rủ mà chi
    Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
    Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
    Ngàn phía đến lễ đền, chạnh lòng tôi nhớ đến người em
    Tôi có người em gái tuổi chớm dâng hương mắt nồng rộn ý yêu đương
    Đôi mắt em nói nhiều, tha thướt như giáng kiều, ôi tình yêu
    Nhưng một sớm mùa thu, khép giữa trời tím ngát, nàng đi gót hài xanh
    Người đi trong dạ sao đành, đường xưa lối cũ ân tình nghĩa xưa
    Rồi từ ngày ấy sống xa anh nơi Kim Tiền
    Ngục trần gian hãm tấm thân xinh đôi mắt hiền
    Đời nghèo không lối thoát em tôi đành thôi - cúi đầu mà đi
    Xuân năm nay đường đêm Ca-ti-na
    Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
    Dần trắng xoá mặt đường, một người em gái nhớ người thương
    Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ
    Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
    Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em, giữa cầu Hiền Lương
    Em tôi đi màu son lên đôi môi
    Khăn san bay lả lơi trên vai ai
    Trời thắm gió trăng hiền, Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên
    Em, Tháp Rùa yêu dấu, còn đó chơ vơ, lớp người đổi mới khác xưa
    Thu đã qua những chiều, song ý thu rất nhiều, ca tình yêu
    Em nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát, tình ta hết dở dang
    Đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân
    Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn
    Thời gian vẫn giữ nét thanh tân nơi hoa vàng
    Dìu lòng đàn dẫn phím yêu thương trào dâng viết gửi về em
    Đêm hôm nao ngồi nghe qua không gian
    Em tôi mơ miền xưa qua hương lan
    Đường phố loá ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.
    Bài hát chia thành những khúc giao ca, như diễn lại cả một trời ký ức.
    Một đêm Giao Thừa nơi đền Ngọc Sơn linh thiêng, giữa muôn vàn xuân, mà lòng người vẫn tưởng nhớ người em gái đã rời bỏ quê hương, đang chịu nhiều buồn khổ đời nghèo nơi phương Nam.
    Nỗi niềm ấy trở thành hoan ca khi ngày thống nhất đã gắn kết đôi lòng. Em giờ có ở xa, hoa cũ tàn phai, nhưng nỗi nhớ, tấm lòng vẫn không bao giờ nguôi tạnh.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Có một bài hát khiến tôi yêu, và làm tôi buồn.
    Bài hát nổi tiếng của Đoàn Chuẩn - Từ Linh: Gửi người em gái. Bài hát không chỉ mang giai điệu đẹp mà còn có một lời rất hay, đó là hình ảnh của cả đất nước Việt Nam chia cắt. Không hào hùng, không khí thế, đôi chút buồn, đôi chút nhớ, mà thanh cao tuyệt vời.
    Điều khiến tôi buồn là gần đây ca sĩ Bảo Yến khi thể hiện bài hát này đã cắt xén lời, chắp nối vô tội vạ, khiến cho ý nghĩa bài hát hoàn toàn mất đi, không còn gì cái hồn của "Một người trên đất Bắc chờ em" nữa.
    Gửi người em gái
    Đoàn Chuẩn - Từ Linh
    Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
    Nụ đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
    Hà Nội chào đón Tết - hoa chen người đi, liễu rủ mà chi
    Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
    Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
    Ngàn phía đến lễ đền, chạnh lòng tôi nhớ đến người em
    Tôi có người em gái tuổi chớm dâng hương mắt nồng rộn ý yêu đương
    Đôi mắt em nói nhiều, tha thướt như giáng kiều, ôi tình yêu
    Nhưng một sớm mùa thu, khép giữa trời tím ngát, nàng đi gót hài xanh
    Người đi trong dạ sao đành, đường xưa lối cũ ân tình nghĩa xưa
    Rồi từ ngày ấy sống xa anh nơi Kim Tiền
    Ngục trần gian hãm tấm thân xinh đôi mắt hiền
    Đời nghèo không lối thoát em tôi đành thôi - cúi đầu mà đi
    Xuân năm nay đường đêm Ca-ti-na
    Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
    Dần trắng xoá mặt đường, một người em gái nhớ người thương
    Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ
    Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
    Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em, giữa cầu Hiền Lương
    Em tôi đi màu son lên đôi môi
    Khăn san bay lả lơi trên vai ai
    Trời thắm gió trăng hiền, Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên
    Em, Tháp Rùa yêu dấu, còn đó chơ vơ, lớp người đổi mới khác xưa
    Thu đã qua những chiều, song ý thu rất nhiều, ca tình yêu
    Em nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát, tình ta hết dở dang
    Đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân
    Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn
    Thời gian vẫn giữ nét thanh tân nơi hoa vàng
    Dìu lòng đàn dẫn phím yêu thương trào dâng viết gửi về em
    Đêm hôm nao ngồi nghe qua không gian
    Em tôi mơ miền xưa qua hương lan
    Đường phố loá ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.
    Bài hát chia thành những khúc giao ca, như diễn lại cả một trời ký ức.
    Một đêm Giao Thừa nơi đền Ngọc Sơn linh thiêng, giữa muôn vàn xuân, mà lòng người vẫn tưởng nhớ người em gái đã rời bỏ quê hương, đang chịu nhiều buồn khổ đời nghèo nơi phương Nam.
    Nỗi niềm ấy trở thành hoan ca khi ngày thống nhất đã gắn kết đôi lòng. Em giờ có ở xa, hoa cũ tàn phai, nhưng nỗi nhớ, tấm lòng vẫn không bao giờ nguôi tạnh.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  6. Kieuoanh

    Kieuoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Quê nhà chỉ thấy núi cao,Bác nào có bài Sông quê thì cho em xin với nhá ,cho nó ứơt át một chú.Em cứ xin là cám ơn trứơc.
  7. Kieuoanh

    Kieuoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Quê nhà chỉ thấy núi cao,Bác nào có bài Sông quê thì cho em xin với nhá ,cho nó ứơt át một chú.Em cứ xin là cám ơn trứơc.
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Kieuoanh
    bạn nói rõ một chút về bài mà bạn cần đi
    à mà bạn muốn nghe bài nào
    bạn có thể viêt ra đây , trong điều kiên cho phép tui có thể tìm cho bạn để bạn nghe online hoặc là down load được

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Kieuoanh
    bạn nói rõ một chút về bài mà bạn cần đi
    à mà bạn muốn nghe bài nào
    bạn có thể viêt ra đây , trong điều kiên cho phép tui có thể tìm cho bạn để bạn nghe online hoặc là down load được

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  10. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền

    Nhạc sĩ Phan Nhân đã sống và chiến đấu trong 12 ngày đêm B.52 rải thảm Hà Nội. Chính trong khoảnh khắc tự hào và anh dũng đó, ông đã hoàn thành ca khúc nổi tiếng Hà Nội - niềm tin và hy vọng...
    Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng
    Của núi sông hôm nay và mai sau
    Chân ta bước lòng ung dung tự hào
    Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao...
    Những ánh chớp chói lòa cả một vùng trời Hà Nội. Rền rền, âm vang những tiếng nổ liên hồi. Rực hồng như đám cháy xăng dầu. Còi hụ. Đèn vụt tắt. Tiếng hát, tiếng đàn cũng đột nhiên im bặt. Có tiếng máy bay rền rĩ nặng nề. Đèn chớp từ trên cao nhiều nghìn mét. Hàng bầy máy bay Mỹ. Các cỡ pháo đan chéo như thoi đưa trên nền trời Hà Nội. Chớp lóe ùng oàng. Mịt mùng lửa khói. Hàng loạt tiếng bom rền dậy đất. Đích thị là B.52. Hà Nội đang kiên cường giáng trả. Tôi nhìn đồng hồ: 19 giờ 40 ngày 18-12-1972. Lần đầu tiên đụng độ với B.52 quả tình cũng ớn!
    Bất chấp sự cản ngăn của tự vệ cơ quan Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi chụp vội lên đầu chiếc mũ sắt Liên Xô vẫn mang theo bên mình, vọt ra khỏi hầm trú ẩn, chạy vụt lên sân thượng lầu 4 ngôi nhà cao nhất 58 Quán Sứ, lòng đầy xúc động trước cuộc chiến quyết liệt và hào hùng. Hà Nội đỏ trời đạn bom. Miểng đạn đan vèo vèo. Bất chấp! Tôi phải tận mắt nhìn Hà Nội chiến đấu từ trên cao. Hầm trú ẩn thì an toàn nhưng quá ngột ngạt đối với tôi. Tôi thích có mặt nơi đầu sóng ngọn gió. Từ trước tới nay tôi vẫn thế. Bao phen suýt ?ohy sinh? mà tôi cóc sợ! Tôi là người trong cuộc, tôi phải tận mắt nghe nhìn để viết. Không phải để coi chơi. Hà Nội mến yêu của tôi! Của chúng ta mà cũng là của riêng tôi!
    Thoáng nghĩ: mấy tay cameraman truyền hình coi vậy mà sướng! Được ở trên cao lại có cả máy quay phim, thu hình trong tay. Mình thì chỉ ghi lại được âm thanh và màu sắc bằng mắt và bằng tai. Thủ công quá cỡ! Rủi bị thương hoặc bị hy sinh chẳng những không được biểu dương khen thưởng mà còn bị thi hành kỷ luật là đằng khác. Bởi chỗ đứng của tôi hiện tại không phải ở trên này mà là ở dưới kia, dưới hầm trú ẩn kia. Mặc kệ! Làm cách mạng đôi khi cũng phải liều mạng. Miễn là vì lợi ích của cách mạng. Bom chưa chắc trúng, trúng chưa chắc chết. Vậy là tôi đang ở trên cao. Hạnh phúc biết dường nào!
    Những mảnh vụn B.52 cháy rực, lả tả rơi như mời như gọi tôi. Nhất định mấy thằng phi công Mỹ phải tung dù. Tôi chưa được tận tay bắt được thằng giặc lái nào kể từ đầu chiến tranh phá hoại của Mỹ đến nay. Đi nhiều nơi, đến nhiều nơi, toàn là việc đã rồi. Tôi muốn tụt ngay xuống đất cũng nhanh nhẹn như lúc lên và băng ra đường. Nhưng rồi lại tiếc, sợ xuống đất rồi không nhìn được rộng, được xa cuộc chiến đêm nay. Cơ hội nghìn năm có một. Kia kìa, một hình ảnh thật hùng tráng: cột ăngten truyền hình 50m hiện rõ trên nền một máy bay Mỹ cháy đỏ đang rơi giữa trời Hà Nội. Ôi, Hà Nội mến yêu của ta! Không có máy ảnh trong tay lúc này thật là quá dở! Dở, quá xá dở!
    B.52 điên cuồng đánh phá Hà Nội thực sự là cơn hấp hối giãy giụa của kẻ chiến bại, tôi tự nghĩ như vậy. Và tiếp tục ở lại trên cao quay phim bằng mắt, ghi âm bằng tai và nghĩ về mặt nước Hồ Gươm chiều nay hãy còn lung linh, yên ả. Tôi nhủ thầm trong lòng, nếu còn nguyên vẹn đến sáng mai nhất định sẽ đạp quanh Hồ Gươm một vòng xe đạp. Để coi sự đời ra sao? Nhiều đêm sau, trong suốt 12 ngày đêm mùa đông tháng chạp năm 1972, tôi vẫn cứ thích được ở trên cao trong tiếng bom đạn gào rú. Chỉ chui xuống tầng nhà hầm mong manh để viết và để ngủ.
    Với phong thái ung dung đĩnh đạc cùng với niềm vui tất thắng, quân và dân Hà Nội đã thực sự ?odệt nên tiếng ca át tiếng bom rền?. Trận ?oĐiện Biên trên không? lúc mở đầu thì ?otiếng bom át tiếng hát? còn khi kết cuộc thi ?otiếng hát át tiếng bom?. Và tôi đã viết Hà Nội - niềm tin và hy vọng riêng cho giọng hát Trần Khánh!
    Nhạc sĩ Phan Nhân (Báo Người Lao Động)


    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends

Chia sẻ trang này