1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cả nhà ơi, bình bầu tác giả VN hay nhất năm 2005 đê

Chủ đề trong 'Văn học' bởi anjingruyu, 07/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bài bình loạn này cũng phản ánh trung thực tình hình bình loạn trong TTVN phết nhỉ?
    Nỗi buồn văn chương 2005
    Nguyễn Trần
    Nhìn lại năm 2005 về lực lượng sáng tác văn học trẻ, người ta chợt giật mình với những câu chuyện từ nó. Có sôi nổi, ồn ào không? Có! Nhưng, cái thiếu ở đây là những ứng xử đẹp giữa các người trẻ với nhau, giữa người không trẻ với người trẻ và vì thế, qua đi một năm 2005, người đọc chỉ còn thấy... nỗi buồn văn chương.
    Ồn ào và ầm ĩ
    Một trong những sự kiện ồn ào nhất trong năm có lẽ là Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Thôi thì đủ thứ dư luận, Văn nghệ Trẻ làm một cuộc hành trình... dài ngày với chuyện Bóng đè thế nào và cuộc tranh luận đặc biệt của Nguyễn Hòa cùng các fan hâm mộ Bóng đè. Tự nhiên, với Bóng đè, các nhà phê bình chia thành hai phe. Dĩ nhiên, không kể lực lượng "tọa sơn quan hổ đấu" rồi cười tủm tỉm một mình. Một phe thì bênh vực hết lời, khen tặng hết lời và có khi còn gán cho Bóng đè một cái mác hết sức ưu việt, khiến cho độc giả ngoài cuộc tưởng rằng họ đang đọc một tác giả tầm cỡ... Nguyễn Du! Phe chê bai thì cũng không tiếc công... nhằm thẳng Bóng đè mà đánh! Đủ cả các giá trị được đem ra phê phán và cả một vài cái mũ được chụp, hình như hơi không vừa lắm.
    Nhóm thơ nữ 8X của TP HCM "ra mắt? với cái tên nghe thấy hoảng vía: "Ngựa trời". Một chút (hay nhiều chút) ồn ào với bài báo của Đông Dương trên Phụ nữ TP HCM. Dư chấn của vụ này lan đến hải ngoại khi Lynh Barcadi phản đòn bằng một bài viết trên một website nổi tiếng về văn chương. Cuối 2005, nhóm ?ongũ long công chúa? này lại trình làng một tập thơ mới mà cái bìa sách dễ gây sốc cho nhiều thiếu nữ trong lành kiểu Tự Lực văn đoàn xưa. Tôi tôn trọng sáng tác của họ và hơi buồn khi những ồn ào không cần thiết đã làm độc giả càng xa họ và nếu có đọc thì lại đọc trong tâm thế tò mò hoặc vạch lá tìm sâu.
    Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư lại là sự sôi nổi đáng quý. Ngọc Tư đang mạnh mẽ và quyết liệt làm mới mình. Dù sự làm mới này có khi đem đến tiếng thở dài cho những người trót yêu cơn gió nhẹ mà kinh hãi trước ngọn gió chướng quá quyết liệt trong Cánh đồng bất tận. Độc giả thấy thương và quý Nguyễn Ngọc Tư vì điều đó và chị đã chứng tỏ rằng giải nhất Văn học tuổi hai mươi không bị trao lầm người.
    Trước đó và sau đó lại ồn ào là "thiên tài" Nguyễn Thế Hoàng Linh. Thú thực là tôi thích thơ của anh chàng này và cả cái tính lập dị của anh ta nữa. Nhưng tôi lại chẳng mặn mà lắm với cú lăng-xê của các bậc chú bác. Bạn yêu thơ dù ít dù nhiều hẳn sẽ nhớ mấy câu thơ rất Hoàng Linh thế này: "Tôi hỏi một không tám không/Chị ơi nỗi nhớ thì lông màu gì/Chị tổng đài cười nhu mì/À nhiều màu lắm, vặt đi vẫn nhiều/Hình như là bạn đang yêu/Không em chỉ hỏi những điều hồn nhiên/Hình như là bạn đang điên/Vâng, điên thì mới phí tiền hỏi han/Xong xuôi hết bốn chín ngàn". Vâng, hết sức thú vị vì tôi thấy nó mới, đọc "đã", vì không có triết lý nhưng lại lồ lộ nỗi niềm, kín kín hở hở tư tưởng, hay thậm chí muốn nghĩ nó là một thứ xàm xí thì cũng chả sao. Làm thơ được vậy là tài năng. Nhưng nói thật, Chuyện của thiên tài của Hoàng Linh hình như chưa xứng tầm với lời ca ngợi quá đáng của vài bậc cha chú. Cuối 2005, Chuyện của thiên tài nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, ta mừng cho một tác giả trẻ và cảm động vì sự tôn vinh đó. Nhưng...
    Ồn ào mà chẳng đẹp
    Ở một phương diện khác, scandal (nếu tạm gọi thế) về giải nhất Văn học tuổi hai mươi bị tuột khỏi tay Nguyễn Vĩnh Nguyên làm ầm ĩ báo chí và độc giả. Lại những lời xưng tụng lên tận mây xanh và giẫm đạp lên danh dự người khác một cách vô tình xuất hiện. Trong lời đề tựa cho Năm mười mười lăm hai mươi, một nhà văn từng là giám khảo chung khảo Văn học Tuổi hai mươi hồn nhiên phản bội lại giải thưởng mà mình đã chấm để đề cao tác giả trẻ này.
    Cuối năm 2005, trong cuộc trò chuyện với họa sĩ Trịnh Cung, nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nói: "Đối với tôi, giải hạng nào cũng như nhau, không có gì to tát. Ở cái xứ mà đôi khi giải thấp hơn, không được giải lại có vấn đề đáng đọc hơn giải nhất. Việc chấm giải văn học lâu nay vẫn theo cái logic quy phạm rất riêng của Việt Nam: đảm bảo tính đúng, tốt chứ không phải là chọn lọc cái hay. Vô hình trung, giải thưởng là một thứ gì đó rất dung dưỡng những thứ lẽ ra phải... thải!" (nguyên văn trên website Talawas số 287).
    Dĩ nhiên, nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên có toàn quyền phát biểu và anh phải chịu trách nhiệm vì những phát biểu của mình trước công chúng, trong số đó có những người ngưỡng mộ anh. Cây bút Trần Thị Hồng Hạnh thì dường như im hơi lặng tiếng sau giải thưởng. Có vẻ cô đang miệt mài với việc làm báo. Không biết rằng, với rất nhiều câu hỏi trực diện so sánh Bài học đầu tiên của cô với Năm mười mười lăm hai mươi của Nguyễn Vĩnh Nguyên và những lời xổ toẹt giải nhất của cô có làm cô buồn không mà chưa thấy lên tiếng? Chắc có lẽ, cô cũng biết, Bài học đầu tiên không mới mẻ gì mà bỗng dưng được giải nhất thì làm sao thiên hạ tâm phục khẩu phục chăng?
    Quay lại với Bóng đè cũng thế, Đỗ Hoàng Diệu trả lời tạp chí Hợp lưu cứ như cô là một thiên tài thế kỷ mới. Tôi tôn trọng tập Bóng đè như tôn trọng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào nhưng thú thực là tôi vơi bớt cảm tình khi nghe cô tuyên ngôn quá thể.
    Các nhà phê bình vào cuộc với sự mạnh mẽ ồn ào cũng làm làng văn thêm xôm tụ. Nhưng có khi, xôi chè mắm muối gì cũng tạt vào mặt nhau. Nếu đi tìm nguyên nhân của tình trạng ồn ào mà chẳng đẹp trên thì chắc không khó để nhận ra điều gì để tạo nên nó. Tôi gọi đó là văn hóa cư xử, trong đó có văn hóa cư xử giữa đồng nghiệp văn chương, giữa phóng viên và người phỏng vấn/đối tượng viết, giữa các nhà phê bình với nhau và với tác phẩm văn chương, giữa con người với con người.
    Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều tìm được cho mình một đối tượng độc giả thích hợp. Chẳng thế mà có người say mê Puskin nhưng cũng không hiếm kẻ gọi ông là ?osến vĩ đại" đó sao? Cũng như có người mê làn sóng Linglei* của Trung Quốc, kẻ lại cho rằng đó là rác rưởi. Các nhà văn luôn bình đẳng dưới ánh mặt trời và có chỗ đứng trong lòng một đối tượng độc giả nhất định. Nếu thích thì khen tặng nhau cho đã đời, nếu không thích thì thôi, đừng phun nước bọt vào mặt người khác như thế. Nghĩ mà buồn cho văn hóa ứng xử của các bậc làm văn chương trẻ tuổi và những fan hâm mộ đặc biệt của họ.
    ----------
    * Linglei: Tạm chú giải là trào lưu khác người trong sáng tác văn học, thường được đánh giá là phóng túng, buông thả (Ví dụ như tác phẩm Bảo bối Thượng Hải của Vệ Tuệ)
  2. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Thôi xong , vừa up bài này của Ng Trần lên box TPVH , vào đây thấy cô HV09 đã cắt dán sạch sẽ từ sớm rồi. Quả Ng Trần này có vẻ nghiên cứu TTVN khá ký nhẩy.
  3. zace

    zace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    ơ hay nhể ! hay hay là
    bầu cho bác nào được ? chả có bác nào xuất sắc cả. vì bác mình bít thì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay !
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Triển vọng văn học Việt nhìn từ năm 2005
    Thu Hà
    Với sự xuất hiện của một đội ngũ cây bút trẻ, bản lĩnh, văn học Việt 5 năm đầu thế kỷ XXI đã khai phá những con đường mới hay vẫn chỉ quẩn quanh trong những lối mòn cũ? Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trao đổi với eVăn một số vấn đề về đời sống văn học 5 năm qua.
    - Các ông đánh giá thế nào về những hiện tượng văn học gây xôn xao dư luận trên văn đàn VN năm 2005 như Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu?
    - Vương Trí Nhàn: Về Bóng đè, tôi đọc không hết được truyện thành ra không dám nói. Còn Cánh đồng bất tận tôi cũng chưa có ý tìm. Lý do của tôi là lúc này mà đi tìm dễ bị ảnh hưởng của dư luận (theo cả hai nghĩa cuốn theo hay chống lại). Tôi sợ những cú bốc đồng trong văn học lắm rồi. Chờ một vài năm sau đọc cũng chưa muộn.
    - Phạm Xuân Nguyên: Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Ngọc Tư là những nhà văn nữ tạo được sự quan tâm của dư luận trong năm nay. Tôi chào mừng cả hai nhà văn. Hai cây bút này hoàn toàn khác nhau về phong cách, khuynh hướng và bút pháp. Đó là điều đáng mừng cho sự đa dạng của văn học VN. Đỗ Hoàng Diệu nổi lên với một tập sách gồm có các truyện ngắn như Bóng đè, Vu quy, Dòng sông hủi... Còn với Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận là một bứt phá mới trên nguồn mạch đã được Tư khai phá. Vẫn là đề tài đấy, con người và vùng đất ấy nhưng nếu trước đây, cô chỉ quanh quẩn trong những sinh hoạt bình thường, những cảnh đời bình thường thì bây giờ, Cánh đồng bất tận đã đặt ra những vấn đề rộng hơn: kiếp sống, thân phận, cái ác và cái thiện trong cuộc đời. Chính cách đặt vấn đề ấy đã nâng tầm ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư lên.
    Từ hai trường hợp này có thể rút ra được một khuynh hướng đáng ghi nhận ở các cây bút nữ. Họ không ngần ngại thử sức và thể hiện sự bứt phá của mình trên những đề tài nhạy cảm hoặc mang tính cấm kỵ. Họ muốn vượt thoát và giải phóng những cảm xúc của bản thân khi khai thác những đề tài này. Điều quan trọng là những cây bút này có bị chùn tay trước những áp lực xã hội, cả khen lẫn chê hay không.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Ðỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... là những cây bút nữ mới rất đáng để ý. Mấy năm nay ở Trung Quốc có dòng văn học Ling Lei (một dạng khác) với các nhà văn nữ trẻ: Miên Miên, Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ, An Ni Bảo Bối... Các nhà văn nữ trẻ này thường viết tiểu thuyết ?otự sự? với đặc điểm trần trụi, xác thịt, điên rồ, phản ánh xã hội với ?omột dạng khác?. Tôi luôn cảm nhận thấy có nhiều nét tương đồng giữa VN và Trung Quốc, và nhiều nước khác nữa... nhất là từ khi VN mở cửa. Người ta thống kê thấy cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,4% thì các tệ nạn xã hội (ma túy, tham nhũng, mãi dâm...) cũng tăng lên so với trước. Chuyện ấy là tất yếu, là đương nhiên. Văn học phản ánh đời sống, không thể cứ tô hồng, bịt kín, dĩ hoà vi quý, tô son trát phấn, không thể cứ làm đẹp cho ?obộ mặt xã hội? một cách vô lối. Nếu Ðỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... cũng làm được như các nhà văn nữ trẻ ở Trung Quốc trong dòng văn học Ling Lei thì tốt quá. So với họ, những cây bút ở ta còn rón rén, chưa chân thực, chưa thật hay. Cũng không trách họ được.
    - Các ông nhận xét thế nào về "sự tĩnh lặng" của sáng tác thơ ca VN 2005?
    - Vương Trí Nhàn: Nên nói về sự tĩnh lặng trong nhiều năm qua và nhiều năm tới mới đúng. Vì đó là một quy luật của thơ VN. Khi nói điều này tôi nhớ lại thơ hồi đầu thế kỷ XX. Trước tình trạng phải viết khác đi theo mẫu hình phương Tây, các nhà văn xuôi tỏ ra biết điều, nhanh nhẩu và lặng lẽ học hỏi. Còn các nhà thơ thì bảo thủ lắm, cho rằng thơ ta là nhất rồi, thơ Tây không ra gì, có người còn hỏi mỉa Tây họ cũng có thơ cơ à. Thành ra sự chuyển biến trong thơ đến hơi chậm. Nhưng đã chuyển thì nó chuyển mạnh. Như là vỡ đê vậy. Đó là phong trào Thơ mới mà đến nay vẫn là cái mạch ta chưa ra khỏi.
    - Phạm Xuân Nguyên: Thực ra thơ ca Việt Nam vẫn vận động rất mạnh mẽ và dữ dội. Nhưng so với truyện, có hai trở lực tạo nên không khí tĩnh lặng bề mặt của thơ. Thứ nhất là các nhà xuất bản ngại in thơ vì nó không có lợi thế xét về góc độ thị trường; thứ hai là những cái mới của thơ thường không được chấp nhận trên mặt chính thống.
    Thơ ca 2005 cũng không hẳn là tĩnh lặng khi vào những tháng cuối năm có sự trở lại của hai cây bút: Vi Thùy Linh với tập Đồng tử và Phan Huyền Thư với Rỗng ngực. Và mới đây nhất là tập Dự báo phi thời tiết của 5 nhà thơ nữ 8X Sài Gòn: Linh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Phương Lan và Nguyệt Phạm. Đó là chưa kể có một bộ phận thơ ca của Nguyễn Thế Hoàng Linh chưa được nhiều người biết đến. Nếu các nhà xuất bản và báo chí tạo được những hành lang rộng hơn cho thơ thì thơ ca rất có thể cũng gây được dư luận.
    Nhân nói về thơ, năm nay tôi có tham dự hai buổi giới thiệu thơ của Dương Tường và Vi Thùy Linh tại L?TEspace và tôi nghĩ, tại sao chúng ta không tự tổ chức được những buổi ra mắt thơ trang trọng như thế cho các nhà thơ? Nếu những hoạt động như thế được diễn ra thường xuyên, sự tiếp cận thơ của công chúng sẽ đa dạng hơn.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Thú thực, tôi rất mong thơ ca tĩnh lặng. Tôi đã có lần nói về ba loại nhà thơ: loại 1 là của những người trẻ (những trai tân, gái tân), những thiên thần, số này chiếm tỷ lệ 0,1%. Loại 2 là ?othi ngôn chí?: thơ nói ra cái chí của con người (chí tình, chí nghĩa, chí anh hùng...), số này chiếm tỷ lệ 0,1%. Còn lại 98% chỉ toàn là thơ nhảm nhí, thơ tuyên truyền, thơ về hưu, thơ thù tạc, thơ tán tỉnh, không ra gì, tĩnh lặng là phải, im miệng là phải. Năm vừa qua có sự trở lại của Vi Thùy Linh với tập Đồng tử nhưng Linh giờ đây đã qua giai đoạn thiên thần rồi, không còn ?othơ? nữa.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (tiep)
    - Theo các ông, năm 2005, có những nhân tố nào của văn học đáng được coi là "mới" và "có triển vọng" đóng góp cho tương lai văn học VN?
    - Vương Trí Nhàn: Tôi chỉ thấy có những sự kiện khác nhau tiêu biểu cho những khía cạnh khác nhau (kể cả tiêu biểu cho khía cạnh tiêu cực), còn hiện tượng tiêu biểu theo nghĩa tích cực thì không thấy có.
    - Phạm Xuân Nguyên: Có hai trường hợp đáng chú ý là Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư thì không phải là nhân tố mới. Trước Cánh đồng bất tận, Tư đã nổi tiếng. Cánh đồng bất tận chỉ là một sự bứt phá. Còn Đỗ Hoàng Diệu là dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn còn cần được kiểm nghiệm bằng thời gian.
    Nhưng có những nhân tố mới rõ ràng hơn là sự xuất hiện của hàng loạt tác giả trẻ, như Phan Nguyên, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Danh Bằng, Vũ Đình Giang... Những tên tuổi hoàn toàn mới này đã trình làng những cách viết rất mới. Thế hệ này cho phép chúng ta hy vọng vào một sự thay đổi trong lối viết của văn chương VN.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Nhân tố và triển vọng... Tôi không phải là nhà tiên tri. Muốn văn học phát triển phải dựa trên nhiều yếu tố. Khi trong xã hội còn nhiều thành kiến, nhiều ?ota-bu?, thiếu một bầu không khí cởi mở và thành thật thì rất khó. Văn học cần có môi trường dễ thở hơn. Năm 2005 ở ta có việc nới rộng Luật xuất bản. Nhà nước đã bật đèn xanh nhưng những con người trong bộ máy công vụ vẫn là những con người cũ, không thay đổi. Tự do của văn nghệ sĩ là thước đo nền dân chủ ở trong xã hội. Phải nói tới ?omôi trường? rồi hãy nói đến các nhân tố và triển vọng. Ở ta liệu thực sự có một khát vọng muốn thay đổi văn học hay không?
    - Một cách ngắn gọn, các ông đánh giá thế nào về tình hình sáng tác văn học VN 5 năm qua (2000-2005)?
    - Vương Trí Nhàn: Thời gian sáng tác tự thân vận động đã qua. Nay trước tiên cần đổi mới về quan niệm lý luận. Thành ra nếu hỏi về sáng tác thì xin phép được nói thật, từ yêu cầu cao của thời đại mà nói: những gì đã làm được còn đơn sơ lắm, không những không theo kịp thế giới mà còn thua xa so với nhà văn tiền bối VN các thời đại trước (trong sự đối chiếu với yêu cầu mà thời đại của các vị ấy đặt ra).
    Còn trên phương diện lý luận mà xét, cái đáng mừng là càng ngày chúng ta càng thấy rõ thêm về một số vấn đề cơ bản. Song biết thật rõ bệnh thì chưa mà cách giải cứu thì càng chưa có.
    - Phạm Xuân Nguyên: - Theo tôi, văn học VN 5 năm qua có phát triển.
    Bởi, đội ngũ người viết đông đảo hơn, trong đó những cây bút trẻ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Những tác phẩm gây tranh luận cũng là sáng tác của những tác giả trẻ.
    Dấu hiệu thứ hai ngày càng nhận thấy rõ là sự không bằng lòng của cả người viết và người đọc về trạng thái văn học hiện tại, nó khiến cho chúng ta phải thay đổi cách đọc và cách viết. Đây là một nhân tố rất quan trọng đẩy mạnh sự phát triển.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Muốn đánh giá giai đoạn văn học 2000-2005 phải có cách nhìn thêm về các giai đoạn văn học trước đó. Tôi thử đưa ra cách nhìn của tôi:
    Từ 1986 bắt đầu công cuộc đổi mới trong xã hội ta. Trước giai đoạn này văn học chỉ có một giọng, một luồng chính thống. Nguyễn Minh Châu gọi đó là nền văn học minh họa, có lẽ cũng không chính xác... nhưng rõ ràng trước 1986 chỉ có một dòng chảy, một ?otư tưởng?, chỉ có một thứ ?ovăn học mậu dịch?.
    1987-1990: văn học cựa quậy, bắt đầu có những thí nghiệm cách tân, xã hội chấp nhận sự đa thanh trong văn học. Các cây bút mới xuất hiện. Các ?oông tướng cũ? (trong văn học) ?ovề hưu? hoặc ?ongỏm?, một thế hệ nhà văn mới hình thành.
    Giai đoạn 1990-2000: Thế hệ nhà văn mới hình thành, khẳng định mình, trụ lại được và có thêm nhiều ?ođệ tử? tạo ra một dòng chảy nữa, mới (gọi là gì thì không biết nhưng tự do hơn, ?otrăn trở? hơn, ngày càng có ảnh hưởng lớn trong xã hội). Dòng chảy này (chưa thành trường phái) vẫn tồn tại song song với dòng văn học chính thống, dòng văn học nặng về bao cấp.
    2000-2005: Hai dòng văn học cùng tồn tại, kích thích nhau, ?ocùng lý tưởng nhưng khác môn phái?. Nên phát triển cả hai dòng này trong tình thế văn học hiện nay. Xu hướng văn học ?otự do? đã được thí nghiệm nhưng chưa có chỗ đứng chân vững chắc, vì quán tính của dòng văn học mậu dịch, bao cấp (dưới danh nghĩa chính thống) vẫn còn rất lớn, vẫn chiếm chỗ đứng thượng phong, chủ đạo trên văn đàn. Một mặt khác, cơ chế thị trường vẫn chưa bảo đảm đủ sự nâng đỡ vật chất để nó phát triển.
    - Có ý kiến cho rằng, văn học VN đang "quẩn quanh" với phong cách "tả chân", "mô phỏng hiện thực" thuần túy. Quan điểm của các ông về vấn đề này?
    - Vương Trí Nhàn: Đúng thế, nhưng nên nói thêm, cái gọi là chân thực hay hiện thực mà ta hay nói chỉ là chân thực, hiện thực theo nghĩa bề ngoài. Nay trong tư duy nhân loại, khái niệm hiện thực đã đổi khác nhiều. Và như vậy bây giờ mà còn tự hào rằng ?ovăn học VN có thể không hay, nhưng được cái chân thực" chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Dưới một cái nhìn hiện đại thì văn học ta đang rất giả chứ chẳng chân thực gì cả.
    - Phạm Xuân Nguyên: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
    Một căn bệnh của văn học VN hiện nay là bám vào tả thực. Văn học phản ánh hiện thực không có nghĩa là phải đối chiếu một cách máy móc, cơ học giữa tác phẩm với hiện thực. Văn học phải tạo ra một thế giới mới. Công việc viết văn phải giống như công việc của Robinson ở ngoài hoang đảo. Nghĩa là tạo ra một thế giới hoàn toàn khác. Sự quẩn quanh trong phong cách tả chân không chỉ tồn tại ở các nhà văn mà còn thấy rất rõ ở các nhà phê bình, nghiên cứu. Một khi anh nhận xét một tác phẩm là tô hồng hay bôi đen nghĩa là anh mặc định tác phẩm phải giống như hiện thực.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Về lối viết tả chân, mô phỏng hiện thực thuần tuý cũng không nên định kiến cho rằng không hay. Nếu có tài năng, nếu viết giỏi vẫn có giá trị. Song, văn học cần phải đa dạng hơn nữa, khám phá hơn nữa, phục vụ ?onhân dân? hơn nữa. Tôi đã có lần nói đến thứ văn học giải trí, văn học thông tục: có thể viết về các scandal, chưởng, ***, phiêu lưu, giả tưởng, ảo tưởng... Tôi cũng đã thử viết thí nghiệm tới 3 tiểu thuyết kiểu này, tiếc rằng chưa được in. Nếu cơ chế xuất bản vẫn thiếu cởi mở như hiện nay thì văn học rất khó phát triển, nó sẽ làm nản lòng nhiều người viết. Đi ra bên ngoài thấy văn học nhiều khi rất ?olung tung? nhưng tựu trung văn học vẫn là văn học, rồi vẫn có những tác giả tác phẩm kiệt hiệt. Ở ta khắt khe quá, nhiều "bóng đè" quá. Tôi là người sáng tác, khao khát lớn nhất của tôi là tự do tư tưởng. Sao lại cứ phải lo đến trách nhiệm công dân của tôi?
    - Đời sống văn học VN những năm qua có sự tồn tại của hiện tượng "ngụy phê bình", phê bình "ngoại giao". Các ông giải thích thế nào về sự sự lấn át của những hiện tượng này trước nền phê bình nghiêm túc, khoa học?
    - Vương Trí Nhàn: Trong đời sống, cũng có ai ?ophê bình góp ý?, cùng là ?onghiêm túc đánh giá? được ai đâu? Điều gì không có trong đời sống thì cũng không thể có trong văn học.
    - Phạm Xuân Nguyên: Trong bất cứ một xã hội một nền học thuật nào cũng tồn tại đồng thời cái thật và cái giả. Chỉ có điều nếu chúng ta muốn phát triển cái thật chúng ta phải tìm cách đẩy lùi cái giả.
    Nhưng nếu chúng ta không thật sự muốn thay đổi, không muốn thực hiện những biện pháp thay đổi thì tình trạng này mãi mãi sẽ vẫn chỉ như thế thôi.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Muốn trở thành nhà phê bình văn học phải đọc nhiều, học nhiều (trong bụng chứa 3 vạn quyển sách, thông kim bác cổ), phải có nghiên cứu. Ở ta có thể coi nhẹ việc đào tạo nhà văn nhưng không nên coi nhẹ việc đào tạo các nhà phê bình văn học. Nhà phê bình văn học phải có dũng khí, phải ?oquân tử? thì tiếng nói phê bình mới có giá trị. Nhà phê bình phải có dũng khí bảo vệ được quan điểm nghệ thuật của mình. Ngày xưa, sách ?oLuận ngữ? của Nho gia chép: ?oNgười quân tử có ba điểm dễ nhận: nhìn bề ngoài thấy nghiêm túc, khi tiếp xúc thì ôn hoà, nghe lời nói biết là người cứng cỏi?. Nếu lấy tiêu chí ấy mà xem xét thì ở ta hiện nay chưa có các nhà phê bình văn học quân tử, chúng ta mới chỉ có ?onhững người lính trên mặt trận văn hoá văn nghệ? mà thôi. Thời đại đã khác trước, không còn chiến tranh nữa, không nên duy trì nếp sống lính tráng, tư duy lính tráng, tất cả phải dần đi vào chuyên nghiệp, cả sáng tác, cả phê bình. Có thế mới văn minh được, mới hoà nhập được với thế giới.
    - Dự đoán của các ông về tình hình văn học VN trong vòng 5, 10 năm tới?
    - Vương Trí Nhàn: Tôi rất mong tới lúc đó, có ai đọc lại, người ta sẽ bảo tôi nhầm, nhưng trong lúc này cho phép tôi dự đoán là giai đoạn trì trệ còn kéo dài. Bởi đa số nhà văn ta chưa biết sợ, chưa muốn thay đổi (cả người đã có thành tựu cũng vậy mà người mới bước vào nghề cũng vậy). Một số có muốn làm khác đi, song sự chuẩn bị chẳng thấm tháp gì so với nhu cầu mà thay đổi đòi hỏi. Dạo này tôi hay đọc lại sử. Đây là một kết luận tôi đã rút ra cho mình: có khi năm hay mười năm là cả một bước thay đổi lớn lao, mà cũng có khi chẳng là gì cả. Chỉ xét riêng văn học VN thế kỷ XX thôi, đã thấy như thế. Nhà văn thuộc các thế hệ hôm nay vẫn giống các cụ ngày xưa nhiều lắm.
    - Phạm Xuân Nguyên: Văn học VN trong 5-10 năm tới chắc cũng chỉ thế này thôi. Người Việt mình không có thói quen suy tư trên những vấn đề lớn nên tôi không dám kỳ vọng nhiều. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng một cách dè dặt bởi có thể những tác giả trẻ nhanh nhạy trong việc tiếp cận thông tin hiện nay có thể làm một điều gì đó khác hơn cho văn học.
    - Nguyễn Huy Thiệp: Trong vòng 5-10 năm tới, tôi nghĩ chắc chắn trong sáng tác văn học sẽ khác trước rất nhiều. Sẽ có nhiều lối viết ?odễ dãi? lung tung có thể rất gắn với cơ chế thị trường: sách giải trí, viết về scandal, trinh thám, chưởng, ***, phiêu lưu, du lịch, khám phá... ?oThiên chức văn học? có thể hạ thấp so với các tiêu chí ?ocổ điển? và người ta sẽ nhìn nhận văn học thường hơn, hàng hoá hơn, có phần ?otạp kỹ? hơn nhưng chính vì thế mà nó lại đời hơn, vô thưởng vô phạt, thậm chí vô nghĩa, nó sẽ đi vào cuộc sống (hiện đại) hơn theo kiểu của nó rất khác trước. Tôi cũng đang thí nghiệm đi vào con đường ấy, viết những tiểu thuyết dễ dãi với ?omột dạng khác?... Cần chú ý rằng chúng ta đang sống trong thời mà một cái gì gần như sự tàn phá bên trong cuộc sống đang diễn ra rất đáng sợ, bất chấp những cố gắng cứu vãn không tài nào cản nổi, nó như sóng thần, như dịch cúm gà H5N1, như ma tuý, như HIV... ?oChúng ta đang tiến tới ngày tận thế?. Văn học miêu tả, chỉ đường, hướng dẫn, bàn tán, phân tích, tóm lại là làm đủ mọi chuyện thị phi... để trình bày quá trình đi đến tận thế ấy của con người. Rất nhiều nuối tiếc, tình yêu, cao thượng nhưng cũng rất nhiều thác loạn, suy đồi, vớ vẩn, nhảm nhí. Cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Ngày tận thế sẽ đến và thế giới phải được làm lại. Đừng quá nên lo lắng về tương lai. Điều quan trọng bây giờ là phải sống.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hì, đúng là văn mình vợ người cấm có sai, mấy bác đầu hói như NHT làm sao mà thấy văn của người khác hay hơn "tuổi 20 yêu dấu" của mình dc chứ? Đọc xong thấy trình đọc hiểu của các bác này còn dở hơn cả bà con trong TTVN và Thăng long, có bác còn chẳng thèm đọc nữa mà cũng bình loạn nhố nhăng, so sánh khập khiễng đến phát mệt.
    Chúc mừng năm mới bà con TTVN . Đầu năm đọc bài này hơi bức xúc tí.
  7. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Ổng nói cái gì mà tùm lum tà la vậy? DAHG
    Được pinksubmarine sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 02/01/2006
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước cấm in sách của Nguyễn Huy Thiệp? Hay các nhà xuất bản không thèm in? Hay là 3 tiểu thuyết viết chưa xong? Hay là chưa bắt đầu viết? DAHG
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nguyễn Huy Thiệp: Trong vòng 5-10 năm tới, tôi nghĩ chắc chắn trong sáng tác văn học sẽ khác trước rất nhiều. Sẽ có nhiều lối viết ?odễ dãi? lung tung có thể rất gắn với cơ chế thị trường: sách giải trí, viết về scandal, trinh thám, chưởng, ***, phiêu lưu, du lịch, khám phá... ?oThiên chức văn học? có thể hạ thấp so với các tiêu chí ?ocổ điển? và người ta sẽ nhìn nhận văn học thường hơn, hàng hoá hơn, có phần ?otạp kỹ? hơn nhưng chính vì thế mà nó lại đời hơn, vô thưởng vô phạt, thậm chí vô nghĩa, nó sẽ đi vào cuộc sống (hiện đại) hơn theo kiểu của nó rất khác trước. Tôi cũng đang thí nghiệm đi vào con đường ấy, viết những tiểu thuyết dễ dãi với ?omột dạng khác?... Cần chú ý rằng chúng ta đang sống trong thời mà một cái gì gần như sự tàn phá bên trong cuộc sống đang diễn ra rất đáng sợ, bất chấp những cố gắng cứu vãn không tài nào cản nổi, nó như sóng thần, như dịch cúm gà H5N1, như ma tuý, như HIV... ?oChúng ta đang tiến tới ngày tận thế?. Văn học miêu tả, chỉ đường, hướng dẫn, bàn tán, phân tích, tóm lại là làm đủ mọi chuyện thị phi... để trình bày quá trình đi đến tận thế ấy của con người. Rất nhiều nuối tiếc, tình yêu, cao thượng nhưng cũng rất nhiều thác loạn, suy đồi, vớ vẩn, nhảm nhí. Cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Ngày tận thế sẽ đến và thế giới phải được làm lại. Đừng quá nên lo lắng về tương lai. Điều quan trọng bây giờ là phải sống.[/QUOTE]
    Ổng nói cái gì mà tùm lum tà la vậy? DAHG
    Được pinksubmarine sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 02/01/2006
    [/QUOTE]
    NHT có viết "tiểu thuyết" Tuổi 20 Yêu dấu (và có thề vài ba cuốn tương tự) nhưng ko có nhà XB nào thèm nhận in thì đúng hơn, chứ ko phải in rồi mới cấm. Bạn có thể tìm đọc trong thư viện của Tom Gud.
    NHT là 1 anh xích lô ba gác giỏi võ nói ngược nên gây chú ý bằng mấy tác phẩm đầu tay/truyện ngắn. Tuy nhiên để viết tiểu thuyết kiểu Linglei như Tuổi 20 (cưa sừng làm nghé) thì NHT trở thành 1 anh hề nhố nhăng ko thể chấp nhận nổi. Hay để làm phê bình gia với "chuyện trò với hoa thủy tiên " thì NHT đã chứng minh mình là 1 anh nông dân ít học, học đòi làm Chí phèo như thế nào. NHT cũng đã trở thành 1 kẻ vô liêm sỉ với vở kịch "Mổ nhà văn" dùng bút danh khác để chơi xấu TM Hảo/các nhà văn khác trong vụ hoa thủy tiên và tự tôn vinh chính mình.
    Xin lỗi đã ko thích thần tượng VH của bạn, nhưng tớ chưa bao giờ thích văn NHT, kể cả thời ông ta viết "tướng về hưu". Nhất là sau sự kiện Hoa thủy tiên thì tớ chán ông này quá. Bi giờ ông này chỉ còn ngồi "ăn mày dĩ vàng" với những lời phát biểu "tùm lum tà la" (lời của bạn) như vậy thôi à.
    Bạn có thể xem thêm về vụ Hoa thủy tiên ở đây:
    http://ttvnol.com/vanhoc/344460.ttvn
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 02/01/2006
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 02/01/2006
  9. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Bạn không thích ông này ngay từ đầu, thì bây giờ ông có ăn nói tùm lum chắc bạn cũng thấy thường thôi. Tui mới là đứa té bể đầu từ trên ngọn tình sầu.
    Đọc Thiệp thời Tướng Về Hưu, tui thấy tâm lý nhân vật nhiều bất ngờ, tốt xấu lẫn lộn trong mỗi người, rất lạ. Tui nghĩ ông ấy đập đi được nhiều khuôn thước sáo rỗng, và tui rất tò mò, cho rằng các nhân vật của Thiệp sống theo các quy luật đạo đức riêng (như dân cao bồi) gần bản năng và đất cát hơn những người chung quanh tui, giá trị nhân sinh tui sẽ tìm thấy nếu đọc Thiệp nhiều hơn, suy nghĩ sâu hơn.
    Nhưng chỉ được một số truyện ngắn. Thời Thiệp nhiều độc giả nhất, ổng viết mấy vở kịch, kiểu DAHG (Dek Ai Hiểu Gì, copyright của anh Tê Kì Lạ). Tui bắt đầu thấy ông Thiệp bắt đầu dở chiêu trí thức thần sầu, bắt đầu nghi ngờ là bên trong ông này trống lơ trống lốc.
    Hôm nay đọc cái câu trả lời phỏng vấn lăng nhăng của Thiệp, tui lại nghĩ là đầu ông này không trống. Nó đầy rác.
  10. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi cắt ngang vụ NHT của các cậu.
    Tớ có tin xì pam về CĐBT cuả NNT. Theo lời than của mấy nhân đứng đầu hãng phim Việt, thì CĐBT mua về để làm phim nhưng đang đứng trưóc một khó khăn to vãi. Cốt truyện hay nhưng viết với không gian và thời gian dàn trải, chuyển thể thành phim là vô cũng khoai. Hiện nay các tay bút người nhà của HPV là NQSáng, Nguỵ Ngữ đang vắt tay lên trán mà nghĩ kế xoay , nhưng có vẻ như không suôn sẻ như lúc đầu hăm hở. Làm phim này chắc phải đợi qua mùa H5N1 nữa. Túm lại : phim CĐBT chưa hề sẵn sàng cho sàng kế hoạch bấm máy.
    À, bác Mạc Can được Trung tâm Văn hoá Doanh nhân tặng 50 triệu cho tiểu thuyết xuất sắc nhất năm 2005 các bác biết chưa nhẩy? Trong khi đó NNT bán bản quyền CĐBT có 30 triệu . Rẻ hều!!!

Chia sẻ trang này