1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cả nhà ơi, bình bầu tác giả VN hay nhất năm 2005 đê

Chủ đề trong 'Văn học' bởi anjingruyu, 07/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng ko tin Cánh đồng bất tận sẽ dc chuyển thể sang phim thành công dc, nhất là với điện ảnh VN. "Chất xám NNT" bán rẻ quá thiệt. Bài thơ "Màu tím hoa sim" còn bán dc 100 triệu cơ mà. Thật ra tớ nghĩ cái giải thưởng cho Tám ván phóng dao nên dành cho NNT với Cánh đồng thì đúng hơn. Mà bạn đã đọc giải thưởng Hội nhà văn năm 2005 chưa? Đúng là cái giải thưởng HNV bi giờ vứt vào sọt rác dc rồi.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    FYI:
    Giải thưởng Hội Nhà văn VN 2005: Có và không có
    Thạch Linh

    Có ở đây là vẫn có giải thưởng và tặng thưởng để trao. Đáng mặt giải nhất là cuốn sách dịch Cuộc đời của Pi, một tiểu thuyết đã được trao giải Booker 2002 của nhà văn Canada Yann Martel. Dịch giả Trịnh Lữ nổi lên mấy năm qua với những bản dịch từ Anh ngữ khá chuẩn xác một số tác phẩm hay của văn học các nước, (gần đây nhất là Con nhân mã ở trong vườn, Tuyển tập truyện ngắn Australia). Bản dịch tiếng Việt Cuộc đời của Pi của Trịnh Lữ đạt được hai yếu tố của một bản dịch có chất lượng là chọn được tác phẩm hay và dịch tốt. Năm ngoái, cuốn sách dịch này từng ăn giải của Hội nhà văn Hà Nội. Năm nay, nó được giải thưởng của Hội Nhà văn VN, đó là sự khẳng định một khuynh hướng dịch nghiêm túc, đối lập với xu hướng dịch ẩu, dịch bừa như thời gian qua đã có trên thị trường sách. Tập thơ Thức đến sáng và mơ của Phạm Ngọc Liên đứng ở tặng thưởng, thiết nghĩ có thể đưa lên giải thưởng được. Nỗi cô đơn thân phận đàn bà của nhà thơ nữ này day dứt đến từng câu chữ, cười đấy mà khóc đấy, đến như có lần chị đã giăng tay giữa trời mà hét, trăn trở, dằn vặt mình, ngậm ngùi giữa yêu và không yêu, được yêu và không được yêu. Thơ Ngọc Liên ở tập này đến độ hơn, vùng vẫy mạnh nhưng cũng biết lắng lại, đằm sâu.
    Không có
    Cái không có trong trao thưởng năm nay là những tác phẩm xứng đáng có. Một lý do được đưa ra là vì trong năm có cuộc thi tiểu thuyết kết thúc, những cuốn đã được giải cuộc thi đó thì không xét giải thường niên 2005 nữa mặc dù sách được in trong năm 2004 (theo như điều lệ xét giải là xét sách ra năm trước). Thiết nghĩ một quyết định như thế là không hợp lý và không hay. Một tác phẩm hay trong năm thì nó có quyền và được quyền tham dự xét giải và đoạt giải của những năm đó, từ giải một cuộc thi đến giải hàng năm. Thật lạ ở ta là có lối suy nghĩ và lối quy định đã được giải này thì thôi giải kia. Nhìn ra thế giới, một cuốn sách, một bộ phim, một bản nhạc, đã hay thì liên tiếp nhận được các giải thưởng khác nhau, giải trước là tiền đề, là cơ sở cho giải sau, càng nhiều giải càng tôn vinh, càng khẳng định giá trị tác phẩm, càng thu hút người đọc, người xem, người nghe đến với tác phẩm. Một cuốn như Dòng sông Mía của Đào Thắng sau khi đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết xứng đáng được giải Hội Nhà Văn VN 2005. Điều lệ xét giải hàng năm của Hội nên chăng cần thay đổi để không để lọt những tác phẩm xứng đáng, không phụ công sức của nhà văn và không để tiếc nuối cho độc giả.
    Đáng tiếc
    Có hai cuốn khác đã được giới thiệu xét giải nhưng không qua được vòng sơ khảo, đó là đáng tiếc và đáng trách. Đáng tiếc vì chúng đáng được giải mà không được. Đáng trách vì chúng đã bị loại bỏ bằng những nhận xét đánh giá phi văn học.
    Đó là tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười của Hồ Anh Thái và tập tản văn Nhân trường hợp chị Thỏ Bông của Thảo Hảo. Hai cuốn sách này dưới dạng fiction (hư cấu) và non-fiction (phi hư cấu) đã phê phán, chế giễu những mặt tiêu cực, mặt xấu, mặt tối của đời sống văn hóa xã hội, đề cập đến nhiều mảng đạo đức nhân sinh của con người hiện tại. Bút lực của hai tác giả vừa sâu sắc thâm thúy, vừa hóm hỉnh, hài hước, khiến người đọc cười mà phải chau mày, bực mà phải ngậm ngùi. Cả hai cuốn đều thuộc loại best-seller. Được biết Bốn lối vào nhà cười và Nhân trường hợp chị Thỏ Bông bị "rớt bảng" ngay từ sơ khảo với nhận xét là cả hai tác giả có cái nhìn cay độc vào hiện thực, chỉ toàn thấy cái xấu, cái tiêu cực. Riêng với tác giả Thảo Hảo (bút danh của Phan Thị Vàng Anh) thì còn bị nhận xét là tại sao khi sáng tác thì dùng tên thật còn khi viết tản văn lại dùng bút danh, như vậy có khác gì thích khách bịt mặt để đâm người khác mà mình không bị lộ diện. Văn chương vào giải mà bị soi xét theo lối "chưởng hiệp". Cũng may cho hai tác giả không được xét giải, lỡ mà được rồi họ lại từ chối (Hồ Anh Thái năm 2003 đã lần đầu tiên từ chối giải của Hội rồi) thì lại làm khó cho Hội. Vả chăng, cả hai tác giả đều đang đương nhiệm chấp hành Hội nên chắc ban sơ khảo loại bỏ tác phẩm để tránh cho họ sự rắc rối khó xử đấy thôi. Cầm lòng vậy, đành lòng vậy...
    Có và không có từ giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2005 là thế. Biết nói gì đây? Thôi thì khép lại năm cũ, mở ra năm mới, một câu thông lệ là mong cái có thì có thêm, cái không thì bớt đi, để văn chương ta càng năm càng có nhiều tác phẩm hay xứng đáng được giải tốt.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Quay lại với NHT, đây là nhận xét của TDKhoa về Tuổi 20 của NHT:
    ..."Vì thế, tôi không tin tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu của ông Thiệp lại có thể hay. Không có đâu. Tôi nói vậy, không phải là võ đoán. Tôi đã đọc ở trên mạng rồi. Và cuốn sách này cũng đã trích in trên Tạp chí Hợp Lưu. Và như thế thì chúng ta đã có cơ sở để mang ra bàn được. Nó chẳng ra làm sao cả. Ông Thiệp thì bảo: "Cuốn sách ấy nếu ra được sẽ là một cú sốc cho văn học đương đại Việt Nam". Tôi cũng tin như thế, nhưng nếu có cú sốc là sốc ở chỗ này: Những người từng hâm mộ ông Thiệp, trong đó có cả tôi và ông sẽ bị choáng, vì không ngờ một bút lực cỡ như Nguyễn Huy Thiệp, lại viết kém đến mức như thế. Với cuốn sách ấy, ông Thiệp đã tự đẩy mình xuống đội ngũ những cây bút nghiệp dư. Có lẽ cái tạng chung của người Việt là không trường lực. Sức lực của ông Thiệp cũng chỉ vừa đủ cho những truyện ngắn."
    Và Nguyễn Văn Thọ:
    ..." Lại bàn thêm về tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm này, tạp chí Hợp Lưu ấn hành tại Hoa kì số 73 tháng 10/11/2003 có đi ba chương. Kèm theo là bài bình luận khen nức nở của Liễu Trương, viết tại kinh đô ánh sáng Paris. Liễu Trương chạy cái tít giật gân: Tuôỉ hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp hay một giải thoát cho con người. Tôi phì cười vì không ngờ văn chương vẫn còn đất dung cho sự đại ngôn trơ trẽn đến như vậy. Liễu Trương có quyền khen tha hồ, nhưng đẩy một cuốn sách, mà theo tôi là rất dở, trở thành sự giải cứu cho con người thì không thể không bịt mũi. Tưởng đọc nhầm, hay là sự giải cứu cho binh nhì (tên một bộ phim gần đây ở Mỹ) mà Hợp Lưu in sai!? Về Tuôỉ hai mươi yêu dấu, ông Thiệp trả lời mạng Trực tuyến Việt Nam, đã trách cứ nhiều nhà xuất bản không in. Tôi lại thấy, đó là điều may cho ông Thiệp. Tiểu thuyết đầu tay này chứng tỏ Nguyễn Huy Thiệp không có khả năng viết tiểu thuyết. Ông viết như những bài báo xoàng, phản ánh tiêu cực tại Việt nam. Nhưng xét ngay ở góc độ báo chí thì cuốn sách lại thua xa những bài báo cùng nội dung đăng tải trên các trang báo hàng ngày. Ông cũng lại dùng miệng cậu Khuê ngay từ mở đề (lại cậu trẻ) phang nền giáo dục Việt Nam. Mọi bùa phép có thể giúp ông thành công ở truyện ngắn, đem sang tiểu thuyết xem ra không còn hợp, khiến ông đã thất bại thảm hại. Thà như Trần Mạnh Hảo, dũng cảm tỏ thái độ với nhiều vấn nạn hiện nay của sự nghiệp giáo dục đào tạo, hay như những bài báo của những phóng viên vừa ra trường viết về tệ nạn ma tuý, mại dâm, còn hơn là Nguyễn Huy Thiệp viết báo bằng món nộm giả cầy, có tên là tiểu thuyết ?"

    Những nhận xét này tuy đúng nhưng còn chưa đầy đủ về NHT với Tuổi 20. Cuốn này đúng là dở tệ hại.
  4. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Riêng NHT, đề tài bức xúc của cậu thì tớ không tham gia được, lí do có tí họ hàng. hehe.
    Còn vụ Thảo Hảo bị loại từ sơ khảo bây giờ tớ mới biết, sao lại lấy lí do kém thuyết phục thế nhỉ. Tớ khoái quyển ấy cực. Còn 4 lối thì quả thực rất cá tính nhưng đọc hơi sượng (không phaỉ hành văn sượng mà là kiểu viết gấu gàn chợ búa), không phải tông giọng yêu thích của tớ nên tớ thấy không giải cũng không sao. Mà bác HAT chễm chệ thế rồi, chui vào ẵm giải với các hậu bối cũng hơi khó coi.
    Trịnh Lữ tớ cũng thích.
    Năm nay thế là làng văn cũng xôm tụ rồi, chả bù mấy năm trưóc đìu hiu quá, bây giờ của ăn của gạt. Ngẫm lại thì có năm giải chả biết trao cho ai còn gì .
  5. iamthewalrus

    iamthewalrus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Trăm năm em vẫn bầu cụ Nguyễn Tuân, văn của cụ là universal nhất
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đây là mấy giải của HNV, anjingruyu ơi. Tớ chưa đọc mấy TG này, tuy nhiên khi chẳng thấy mấy cuốn mà mình thích đâu cả thì chán.
    Giải thưởng Hội Nhà văn VN 2005 Ngô Tân
    Giải thưởng Hội Nhà văn VN 2005 đã xong bước thẩm định. Năm nay, thực hiện quy chế mới được Đại hội VII thông qua, sẽ chỉ có 2 mức: Giải thưởng (không chia ra A-B) và Tặng thưởng.
    Giải thưởng Văn xuôi sẽ được trao cho tập tùy bút Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu. Ông nhà văn tuổi Bính Thân này ăn về hậu vận, liên tiếp nhận Giải thưởng Nhà nước (2001), Giải thưởng Hội Nhà văn (2003, cho tập truyện Một loài chim trên sóng), Giải Văn học ASEAN (2004) và năm nay lại là Giải thưởng Hội Nhà văn.
    Giải thưởng Dịch thuật được trao cho dịch giả Trịnh Lữ, người chuyển ngữ tiểu thuyết Cuộc đời của Pi. Trịnh Lữ mới xuất hiện mấy năm gần đây nhưng đã được bạn đọc chú ý, nhất là trong tình trạng dịch ẩu, dịch loạn như hiện nay.
    Ngoài hai Giải thưởng, còn có 4 Tặng thưởng cho các tác giả: Mai Linh (Thơ), Khuất Quang Thụy (Văn), Thúy Toàn (Dịch) và Nguyên An (Lý luận - Phê bình).
  7. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn HV, trong các nhân ở đây tớ đúng là chỉ đọc Trịnh Lữ. Khoản thơ phú giờ tớ lười lắm, PHThư có cuốn thơ mới Rỗng ngực cậu đọc chưa? Bác Thuý Toàn thì ngày xưa học cùng cu Dương con bác nên cũng thân thân, cơ mà dạo này bác có ra sách mấy đâu nhỉ, toàn bận bịu ở trung tâm văn hoá đông tây. Không hiểu tiêu chí HNV tặng thưởng là gì nhỉ?
    Lại nói về vụ giải VHNT ASEAN, bao nhiêu năm nay nước mình toàn chọn mấy ông cây đa cây đề (kiểu Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Khải)sang dự và nhận giải theo kiểu chia nhau tý lộc tuổi già. Năm nay Inrasara người Chăm được nhận giải này là trẻ nhất trong list. Nghe bác Sara kể thì các nước khác cử đại diện văn học trẻ lắm chứ đâu như mình. BácSara cũng hay, nói chuyện kiểu nguời dân tộc, nhưng cũng hói lơ thơ rồi. hehe.
  8. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
  9. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì chị Thuận vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Trong một lần phỏng vấn, chị ấy bảo luôn hướng đến độc giả Việt Nam ở Việt Nam. Một cây bút nghiêm túc và khiêm tốn, không lợi dụng báo chí để đánh bóng tên tuổi. Mặc dù sống trong một gia đình khá nổi tiếng: bố chồng là cố nhà thơ Trần Dần, chồng là họa sĩ Trần Trọng Vũ. Nhưng chị Thuận không bao giờ đem chuyện riêng ra khoe (đọc phỏng vấn Thuận của Lê Hồng Lâm trên Talawas thì thấy).
    Tớ bầu Chinatown vì phong cách đặc biệt của nó: bình thường nếu tác giả nào mà viết về kỉ niệm và mối tình đầu đều rất là lướt mướt, nhưng Chinatown thì khiến tớ vừa khóc vừa cười, nghĩa là không đơn điệu, nhàm chán.
    Tiếc là tớ chẳng là nhà phê bình để bày tỏ hết được ý của mình. Ý tớ thế, có thể là các bạn khác có ý kiến khác. Tớ sẵn sàng lĩnh hội.
    Chúc các bạn cuối tuần vui nhé.
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 07/01/2006
  10. HacDongLan

    HacDongLan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Chú này chả viết được tiểu thuyết bao giờ, ôm cái danh nhà văn mà đi cựa người khác kể cũng tài. Đíu hiểu có phải mắt tớ kém không chứ dạo Thiệp ra cái tuổi hai mươi hay với Thuỷ tiên jì đấy chú này vận cái nịnh nọt bợ đỡ dự lắm , lại còn bảo thế này thế kia hay sao ấy? Ứ nhớ chính xác nữa? Bây giờ thấy chú ấy nói về Thiệp thế này buồn hết sức. Có lẽ già rồi mỗi lúc con người ta cũng khác , kể cả với tình yêu của mình?

Chia sẻ trang này