1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cả nhà ơi, bình bầu tác giả VN hay nhất năm 2005 đê

Chủ đề trong 'Văn học' bởi anjingruyu, 07/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo bài của Cao Việt Dũng
    Tôi nghĩ Vương Trí Nhàn có lý khi nói Nguyên Ngọc không thật sự làm theo những ?ochỉ dạy? của Milan Kundera. Có vẻ như nhà văn Nguyên Ngọc không nhớ đến khái niệm ?ođạo đức của tiểu thuyết? của Milan Kundera. Ngoài ra, tôi thấy rõ ràng xu hướng của Nguyên Ngọc là quá tin vào những khẳng định của Kundera. Tôi thật lòng kính trọng cả Kundera lẫn Nguyên Ngọc, nhưng tôi không đồng ý với rất nhiều nhận định của Kundera về tiểu thuyết. Thêm nữa, giải mã tiểu thuyết Kundera theo hướng mà lý thuyết gia Kundera vạch sẵn là việc làm chứa đựng nhiều sai lầm. Vì tôi biết điều này đặc biệt nhạy cảm đối với nhà văn Nguyên Ngọc, tôi xin sẵn sàng tranh luận với ông về mọi vấn đề liên quan đến lý thuyết và tiểu thuyết của Kundera, nếu ông cảm thấy cần thiết. Sự kính trọng không đồng nghĩa với việc mù quáng tin theo bất kỳ ai đó, dù đó là thần tượng, và nhất là khi ?othần tượng? đó là duy nhất, sai lầm sẽ còn trở nên trầm trọng hơn rất nhiều lần. Nói một cách ngắn gọn, quan điểm của tôi là ?oCòn nhiều lý thuyết gia về tiểu thuyết khả tín hơn Kundera rất nhiều?; và ngay cả khi đúng là như vậy, không lý thuyết nào tuyệt đối đúng đắn hết.
    Gần đây nhất, tôi đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và nhận ra đã lâu lắm nền văn học Việt Nam mới sản sinh được một tác phẩm xuất sắc đến thế. Đây mới là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư với tư cách nhà văn, những truyện ngắn trước đây mới chỉ là ?ođặc sản Nam Bộ?, Nguyễn Ngọc Tư trước đây cũng chỉ mới là một ?ođặc sản Nam Bộ?. Nhận thức về chiều sâu thời gian, về chiều rộng không gian, về sự bất lực của con người, về sự rắc rối và phức tạp, kể cả về bạo lực và ******** báo hiệu sự xuất hiện của một nhà văn. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư vẫn nằm trong mạch chảy của ?onhà văn ăn mình?. Những cụm từ, những lối mòn (cliché) của loại truyện ngắn xinh xắn nằm gọn trong hai trang Tuổi trẻ chủ nhật vẫn lẩn quất trong từng trang của Cánh đồng bất tận. Nguyễn Ngọc Tư đang đi tìm mình, đang đi tìm một cái gì đó chị mơ hồ cảm thấy là văn chương đích thực. Cái đó chính là một thế giới riêng thuộc về chị, một Nam Bộ thuộc về riêng chị.
    Nhà văn là ai? Theo tôi, đó là người bằng ngôn ngữ tạo ra một thế giới riêng, không chung với ai, nhưng lại dễ dàng được người đọc cảm nhận. Nhà văn buộc lòng phải tạo ra một thế giới riêng. Bởi thế giới thật này không đủ, và vì các nhà văn đi trước đã chiếm riêng cho họ những thế giới có thể tưởng tượng, ngăn chặn mọi con đường bắt chước thô thiển. Thế giới hiện đại có khả năng cung cấp đến tối đa sự thỏa mãn về vật chất, nhưng trí tưởng tượng của con người không phải là thứ dễ nhào nặn theo xã hội tiêu thụ, theo xã hội hào nhoáng theo lối sân khấu (Guy Debord), theo sự phô trương (Thorsten Veblen) hay theo những ?ovật giả? - simulacre (Jean Baudrillard). Trí tưởng tượng đó sẽ chỉ có thể được thỏa mãn bằng tác phẩm nghệ thuật, trong bối cảnh tác phẩm nghệ thuật lên giá theo giá trị tiền bạc nhưng xuống cấp về mặt bản thể (phân tích của Hannah Arendt hay Theodor Adorno).
    Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển xã hội tất yếu với sự xuất hiện đầy quyền lực của những philistin mới, giàu có và đủ kiến thức để thao túng nghệ thuật mà không ai cảm thấy gì phi lý. Philistin mới này là bước phát triển cao hơn của loại philistin cũ, nhiều tiền, ngu dốt và căm thù nghệ thuật. Philistin mới khác rất nhiều, giỏi hơn rất nhiều, chỉ giữ lại duy nhất cái bản chất bất di bất dịch: khinh thường tác phẩm nghệ thuật. Tuy thế, kỹ thuật và công nghệ hiện đại chỉ càng đẩy thêm trí tưởng tượng đi xa hơn. Đó chính là lẽ tồn tại của thể loại ?okhoa học viễn tưởng?, science-fiction. Các thể loại khác được xếp chung vào ?oCận văn học? (Paralittératures) như kỳ ảo, hoang đường, trinh thám cũng phát triển mạnh trong thế giới hiện đại. Thế giới thật bao giờ cũng không đủ, vì thế nhà văn bao giờ cũng có chỗ đứng riêng của mình. Dublin của James Joyce không phải là Dublin thật, mà là một Dublin thứ hai. Paris của Georges Duhamel trong Chronicles des Pasquier là một Paris khác.
    Cả đời mình Faulkner chỉ viết về hạt Lafayette quê hương bên dòng Mississipi, thế mà hạt Yoknapatawpha tưởng tượng kia là cả một thế giới, trong đó Faulkner là vị chúa toàn năng. Milan Kundera hấp dẫn nhà văn Việt Nam đến vậy vì ông cũng là vị Chúa tạo ra thế giới riêng của mình, một thế giới của sự hài hước đen, của sự lố bịch và gánh nặng làm người. Gần đây nhất là Paul Auster với những tác phẩm kỳ thú về thành phố New York. New York của Auster không phải thành phố trong ảnh của Alfred Stieglitz hay tranh của Piet Mondrian. Đó là thành phố kính, thành phố của những bóng ma, của căn phòng bị khóa, và của Moon Palace đầy mộng mị?
    Không chuyến đi thực tế nào giúp ích cho nhà văn bằng cái ý thức tự thân về trách nhiệm và quyền hạn của mình: trách nhiệm làm khác tất cả và quyền hạn được phép dùng ngôn ngữ diễn tả tất cả những gì mình muốn. Thế giới văn chương, do đó, rộng hơn thế giới thật. Ngôi nhà tiểu thuyết là ngôi nhà riêng biệt lập, với nền móng là ngôn ngữ, ?ongôi nhà của hữu thể?. Hãy nhớ đến truyện ngắn cuối đời của Kafka: Der Bau. Con thú nhỏ tội nghiệp của Kafka chui lủi, và làm một công việc vĩnh cửu và tuyệt vọng là đào, đào, đào và đào. Có hai truyền thống quan trọng trong việc diễn giải Kafka: truyền thống tiểu sử (theo lối Max Brod) và truyền thống phúng dụ. Hiểu một cách phúng dụ, con thú nhỏ đang đào kia là hình ảnh của nhà văn. Con thú đào sâu dưới đất, nhà văn đào sâu con người mình và thời đại mình.
    Ám ảnh lớn lao của Kafka là sự lẩn trốn đầy đe dọa của những con quỷ, những vị ?ophù thủy độc ác? sau mỗi chữ, mỗi từ nhà văn viết ra - những vị phù thủy từng đốt mất sách và xây bịt thư viện của Don Quichotte. Nhưng còn thêm một khía cạnh nữa: trong những trang cuối nhật ký của mình, Kafka viết (vẫn theo lối bí hiểm rất đặc trưng cho con người ông): ?oMi xây gì vậy? - Tôi muốn đào một cái hầm. Cần phải có tiến bộ. Phía trên kia chỗ đứng của tôi cao quá?. Và quan trọng hơn, ngay câu sau: ?oChúng ta đào hố Babel?. Từ ?oBau? trong tiêu đề còn có thể hiểu là tòa nhà, một công trình xây dựng? Cái bóng của tòa tháp Babel tỏa bóng xuống không chỉ dịch thuật, mà cả văn chương. Nhà văn đào con người mình để xây tháp Babel, cho dù đó là tháp Babel lộn ngược (hố Babel), và trước hết đè nặng lên con người và cuộc đời nhà văn. để chứng minh rằng sự ngỗ ngược của con người là thách thức thật sự với Chúa, và rằng con người nhỏ nhoi nhưng có thể vươn lên những tầm cao vô hạn.
    Hai nhà văn Việt Nam hiếm hoi mà tôi nghĩ là dám và đủ sức tạo ra được thế giới của riêng mình là Nguyễn Bình Phương và Thuận. Không có vùng đất Thái Nguyên nào trong địa lý thực giống như vùng đất Nguyễn Bình Phương miêu tả trong các tiểu thuyết xuất sắc của mình, nhưng nhà văn buộc người đọc phải công nhận vẫn có thể tồn tại một miền đất như vậy, với đầy đủ tính thuyết phục. Thuận lại tạo ra một thế giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cùng lúc cũng là một thế giới vững chắc với nền móng chung, với những lối liên thông, và những ?ođộng hướng? gần gũi nhau.
    Sự xuất hiện của riêng hai nhà văn trên đã đủ để chứng minh sự khác biệt sâu sắc về hình thức văn chương giữa thế hệ nhà văn hiện nay và các thế hệ trước, các thế hệ bị quá nhiều ảnh hưởng của những đòi hỏi thực tế và những khuôn mẫu áp đặt từ đâu đó. Cả hai nhà văn đều có chung một can đảm, thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa họ: ?ocan đảm bịa đặt?. Công việc của nhà văn - điều này cơ bản đến mức thường xuyên bị bỏ qua - chính là công việc bịa đặt (tôi không muốn dùng từ ?ohư cấu? vì từ này đã bị hiểu theo lối biệt ngữ quá nặng nề, đến nỗi bị tước mất toàn bộ nội hàm). Vấn đề còn lại duy nhất của Nguyễn Bình Phương và Thuận là đi được xa đến đâu và đào được sâu đến đâu trong cái thế giới mà họ đã lựa chọn và hoàn thành việc xây dựng. Họ đang là những người chính yếu xây tháp Babel văn chương Việt Nam
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 03:36 ngày 24/01/2006
  2. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng ông Cao Việt Dũng chú tâm vào việc dịch sách (hình như ông này là dịch giả) và bỏ cái nghề phê bình văn học đi. Dân ta thiếu văn học, dư phê bình quá rồi. Cái quán VN có để biển CHÁO CƠM PHỞ chỉ bán có cháo, cơm và phở mà sao lắm ông xúm lại vọc bấy hấy hết cả lên, lại còn đem cháo đem cơm ra so sánh với lốp xe đạp ngoại hiệu Joyce và ống dẫn nước hiệu Kafka là những thứ không liên quan gì tới cơm và cháo.
    Thứ nhất, các ông phê bình văn học sao thường hay mượn bài phê bình để khoe kiến thức, cho nên đọc mệt mà không biết các ông ý nói cái gì. Bài chỉ có hai trang mà đem vào toàn bộ tên các nhà văn ổng biết vào để làm... ví dụ chứng mình rằng cháo cơm phở quán ta không biết suy tư về ngôn ngữ. Cóc hiểu gì cả. Người ta viết bằng ngôn ngữ (phương tiện) và suy tư về cuộc đời (hoặc là về con gián cũng được) chứ viết văn để suy tư VỀ ngôn ngữ (cứu cánh) khác nào như chó ăn thịt chó, bắc thang để leo lên cái thang vì nó cái thang nó cao quá.
    Thứ hai, và điều này rất quan trọng, điểm đẹp đẽ nhất của nghệ thuật là mối quan hệ thân tình (intimate) giữa người viết và người đọc. Lý tưởng nhất là hai người này ngồi với nhau ở bờ hồ, trong thư viện, trong quán nước, tựa gốc cây, chỉ có họ lắng nghe nhau thôi, chứ không phải đi đâu cũng có hai chục ông phê bình (middlemen) đi theo để chỉ chỏ đáng lẽ phải viết thế này mới VĨ ĐẠI, hoặc để thông báo rằng chúng tôi rất là thông thái, hai tên ngu ngốc nhà văn và người đọc kia, chết khiếp đi nhé.
    Tôi vẫn công nhận vai trò của phê bình, nhưng tôi thích đọc những câu phê bình thực tâm (spontaneous) và có khi "vô trách nhiệm" của đám dân thường trong box văn học hơn là của mấy ÔNG này ÔNG nọ. Giản dị là những lời viết này (thường thường) là thật.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Văn học 2005 - ''có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ''
    Lại sắp qua một năm, đây là thời điểm của mùa thu hoạch, tổng kết, nhìn lại, đánh giá một năm văn học. Còn những dăm ba chục ngày nữa năm văn học 2005 mới khép lại, nhưng có thể nói trước rằng, năm con gà là một năm ngổn ngang của văn học với rất nhiều sự kiện và hiện tượng.
    Đại hội Nhà văn VN lần 7 còn chưa hết dư vang đã tiếp liền ngay các giải thưởng văn học: Giải thưởng của NXB Thanh Niên; của Lực lượng Công an nhân dân; của Hội Nhà văn Hà Nội; Hội Nhà văn TP HCM; của ngành Giáo dục; Giải quốc tế ASEAN? rồi sắp tới là giải hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, trước đó là giải tiểu thuyết rồi Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh...
    Báo chí, dư luận vừa qua rộ lên xung quanh giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn. Người khen cũng lắm mà kẻ chê cũng không ít. Báo cáo tổng kết của Hội thì nói đó là ?ocuộc tự vượt đáng trân trọng?, nhưng lại có ý kiến cho rằng cuộc trao giải này là sự ?otrao để mà quên?, thậm chí còn nói có tác phẩm không đáng được gọi là tiểu thuyết, tác giả chưa biết viết tiểu thuyết.
    Người ta cũng bàn luận nhiều về ?ovăn mới?, ?ovăn nữ?, ?ovăn ma?, ?ovăn ***y?, ?ovăn trẻ?? Có người bảo văn thế mới là văn, viết thế mới là viết. Lại có người hoảng lên: Thế này thì văn chương đến thời lụn bại rồi.
    Lý giải về sự tréo ngoe giữa các luồng ý kiến trên như thế nào đây? Thật khó mà cũng thật dễ. Với văn chương có khen, có chê là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ khen đúng, chê đúng, khen và chê với tinh thần, thái độ nào.
    Về giải thưởng, không thể là cứ giải thưởng của Nhà nước, của Hội Nhà văn đều là phải ?onhất hô, bá ứng?, 100% ?otâm phục, khẩu phục?, tất cả đều toàn bích, tuyệt vời! Bởi vì sao? Vì văn chương là lộc giời, văn chương như mùa vụ. Có năm trúng mùa, có năm thất bát. Và bởi vì sao nữa? Vì văn chương cũng giống như món ăn. Có nơi quen ăn cơm, có nơi thích dùng bánh như người miền Nam coi sầu riêng là trái cây nữ hoàng, nhưng lại không hợp khẩu vị người miền Bắc. Vì thế nên mới có câu ?obó đũa chọn cột cờ?, vì thế nên mới có chuyện trong năm ?oxung? có tháng tốt, trong tháng ?ohạn? có ngày ?ođại hỷ?, trong ngày ?oxấu? vẫn có khi có giờ ?ohoàng đạo?. Người ta trao giải là trao giải cho một cuộc thi, cho một năm, cho một ngành, cho một địa phương, hà cớ gì mà cứ bắt tác phẩm nào cũng phải như? Truyện Kiều?
    Về các hiện tượng ?ovăn mới?, ?ovăn nữ?, ?ovăn liêu trai chí dị?? theo tôi, sự xuất hiện của các ?otrường phái?, ?okhuynh hướng? này là tất yếu, là bình thường của đời sống văn học. Văn học ?ođóng băng? như thị trường địa ốc gần đây mới sợ, chứ văn học mà có bạn đọc thì không việc gì phải hoảng lên. Cuộc sống người đọc và thời gian vô cùng công bằng. Cái gì ?ohợp? sẽ tồn tại, cái gì ?ocông? dứt khoát, không chóng thì chầy cũng sẽ bị đào thải.
    Tôi rất thích câu ?ocó hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ? của ông bà ta. Tôi nghĩ, trong phê bình văn chương, khen đúng, phát hiện đúng, động viên kịp thời mới là khó. Chê đúng, bắt đúng lỗi cũng khó, nhưng chê chung chung theo kiểu ?ophán? thì quá dễ. Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh dường như ?otoàn khen?, ấy vậy mà trường tồn. Trái lại nhiều cuốn sách phê bình ?ođao to búa lớn?, ?ohạ? ông này, ?ophang? ông khác hỏi sống được mấy ngày? Phương châm ?ocó hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ?, ?ođãi cát tìm vàng? của một số ban giám khảo các cuộc thi, của một vài hội đồng xét tặng giải thưởng văn học và một vài cây bút phê bình văn chương gần đây đã cho một kết quả rất đáng khích lệ. Vì họ mà văn chương năm vừa rồi mới có ?osự hồi sinh? của thể loại nhật ký. Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nhật ký Nguyễn Văn Thạc đã không chỉ là một hiện tượng của văn học mà còn là một sinh hoạt chính trị rộng khắp. Rồi Mạc Can với Tấm ván phóng dao, Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Thuần với Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ? là những hiện tượng rất đáng mừng của văn học.
    Cái mới còn được thể hiện không chỉ ở những gương mặt mới, cây bút mới mà ở ngay cả những tên tuổi đã định hình. Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, Dòng sông mía của Đào Thắng và Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn - những tiểu thuyết đoạt giải A trong cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 đúng là có sự ?otự vượt lên mình đáng trân trọng? của các tác giả. Với các anh, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên viết: ?oĐời đã sáu mươi xuân/ Mong gì hương sắc lạ/ Mọc nhành hoa trên đá/ Mùa xuân không chịu lùi?. Những bông ?ohoa trên đá? ấy thật đáng nâng niu, trân trọng.
    Nâng niu, trân trọng là thái độ nên có của những người yêu quý văn học nước nhà. Cũng như kinh tế, văn học ta chưa thật phát triển, vì vậy hãy ?ogom góp dựng cơ đồ? trước đã rồi hãy (mới) ?ođi tắt đón đầu?, ?ođột phá?, ?obứt phá? được. Và đấy cũng là cách tốt nhất để tạo ra một môi trường sáng tác lành mạnh để các nhà văn thỏa sức sáng tạo, để những ?omầm non? văn nghệ xuất hiện phát triển.
    Theo Công an nhân dân
  4. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Cao Việt Dũng có chuyên môn chính là phê bình văn học chứ không phải dịch thuật.
    Bài viết này, tôi cũng không đồng ý hoàn toàn nhưng thấy cách CVD đề nghị xét tác phẩm văn học theo tiêu chuẩn ngôn ngữ là rất hay. Nếu âm nhạc có âm thanh, hội hoạ có màu sắc thì văn học có ngôn ngữ. Một nhà văn giỏi phải biết sử dụng ngôn ngữ giỏi.
    Một thí dụ: Đỗ Hoàng Diệu có phải là một nhà văn giỏi không? - Không, vì ngôn ngữ cô ta hoa mỹ nhưng nhợt nhạt, giả tạo. Các nhà phê bình (Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc)ca ngợi cô ta thì cũng chỉ tán hươu tán vượn quanh mấy cái vỏ bọc ***, thân phận phụ nữ, thân phận nhược tiểu, chứ về ngôn ngữ văn chương của cô ta thì các cụ im thin thít. Tình chuột chẳng hạn, cái đoạn anh người yêu khóc vợ chưa cưới bù lu bù loa (em ơi, sao em lại nỡ bỏ anh ra đi, em đẹp thế, em xinh, em hiền...) chẳng khác gì các bà khóc mướn (cứ thấy ai đến phúng, là gào lên những bài đã thuộc: ối cô ơi, sao cô lại bỏ chồng bỏ con ở lại bơ vơ, cô tốt thế, nhân hậu thế...). Người thật mà mất vợ yêu thì phải khác. Nhất là lại do lỗi của anh ta một phần. Dằn vặt, đau đớn... có nhiều cách, nhưng cái cách bù lu bù loa thì phản cảm quá, thấy rõ trình độ ngôn ngữ của ĐHD quá non nớt, không khá hơn các bà khóc mướn.
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 24/01/2006
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 24/01/2006
  5. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người cãi nhau vì chuyện mấy bài phê bình nhỉ. Thực ra chúng ta đều nghĩ từ 1 chân lý gốc : Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ đẹp thì đã là một thành công. Nhưng ngôn từ là vỏ bọc, ý nghĩa câu chuyện , tuyên ngôn của tác giả mới là xương cốt của văn chương. Nếu nhìn nhận như thế thì đôi khi ta có thể bỏ qua những non nớt vụng dại của ngôn từ để thấy tình cảm cũng như những giá trị tinh thần mà tác giả gửi gắm.
    Vậy nên , tuỳ vào mức độ mà chúng ta đòi hỏi, thậm chí kỳ vọng mà ta sẽ thấy tác phẩm hay hay chưa, thoả mãn ta hay chưa. Riêng tôi, khi mệt mỏi thích đọc mấy cuốn viết bằng giọng văn bay bổng , lãng mạn, hơi nghệ thuật vị nghệ thuật 1 tý. Nếu đang muốn thư giãn mà đọc những cuốn thấm đẫm triết lý thì chết mất. Tôi thích giọng văn NNT vì nó nữ tính, Thuận cũng nữ tính nhưng đô thị , không miệt vuờn.
  6. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Xin thành thật cám ơn Hàn Thuyên.
    Người đọc văn và thơ vẫn có thể đọc và hiểu mà không cần đến các nhà phê bình. Mối quan hệ không có trung gian giữa tác giả và độc giả thường thuần khiết hơn, người đọc có những rung động và nhận định chân tình và độc lập hơn khi họ không phải dựa vào các nhà phê bình để biết giá trị tác phẩm.
    Nhưng đôi khi chúng ta vẫn cần có các nhà phê bình:
    1 Với một tác phẩm chưa đọc, họ giới thiệu tác phẩm, gợi trí tò mò và lòng mong muốn nơi người đọc. Hoặc ngược lại, họ giúp ta khỏi phí tiền và thì giờ cho một tác phẩm không cần xem.
    2 Với một tác phẩm đọc rồi, họ làm sáng tỏ thêm nhiều thứ ta đọc nhưng chưa hiểu hết. Có thể họ cho thêm thông tin nền tảng để ta hiểu thêm trong môi trường và lịch sử nào câu chuyện và ý tưởng tác phẩm đã nảy sinh.
    3 Họ nhìn tác phẩm trong một khung cảnh văn học chung, giúp ta tìm ra chỗ đứng của tác phẩm trong toàn cảnh văn học hôm nay và trong lịch sử.
    Nếu họ làm đúng các chức năng, tôi xin vui vẻ đặt lòng tin vào các nhà phê bình văn học.
    Nhưng chúng ta lại thường gặp những rắc rối sau:
    1 Mang vai trò giới thiệu tác phẩm, các nhà phê bình góp phần lớn quyết định sách sẽ bán được bao nhiêu bản. Mang vai trò thẩm định, họ có thể thêm giá trị cho tác phẩm (added value) hoặc "dập" nó tan nát. (Tác phẩm bây giờ không còn là một câu chuyện riêng tư giữa người viết và người đọc nữa, mà là một món hàng hóa trên thị trường mà những người trung gian có thể thêm vào hay bớt ra giá trị của nó bằng cách đóng gói nó trong những bao bì do họ định đoạt). Điều này có nghĩa là quyền lực của các nhà phê bình vh rất lớn.
    Power corrupts: quyền lực làm hỏng con người. Nhiều nhà phê bình quyết định "đánh" một tác phẩm chỉ vì ghét cách trả lời phỏng vấn của nhà văn. Họ lạm dụng quyền lực.
    2 Tôi đã đọc nhiều bài ca tụng hay chê bai tác phẩm, nhưng rất hiếm được các nhà phê bình rọi sáng giúp tôi hiểu thêm tác phẩm và môi trường trong đó nó được viết ra. Các nhà phê bình thường chỉ PHÊ chứ không BÌNH.
    3 Rẳc rối thứ ba rất riêng của VN là các nhà phê bình chỉ mượn cớ phê bình để nói về cái tôi của họ. Văn học là giữa nhà văn và người đọc, các nhà phê bình, nói cho cùng, chỉ là đám trung gian, đám ăn theo. Nhưng các nhà phê bình phải đứng trên bục cao hơn nhà văn thì mới khen chê được. Lấy gì làm cái bục mét ba để leo lên đó đứng? Họ khoe kiến thức. Họ cũng biết là người ta hay sợ những gì người ta không hiểu, nên họ rất thích viết những điều tối ám. Như vậy, với chức năng làm sáng, họ lại làm mọi việc rối tung rối mù lên với những ví dụ, so sánh, trích dẫn siêu phàm. Bài viết trên đây của CVD là một thí dụ.
    Nhân đọc bài Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương trên đây của CVD
    CVD viết:
    Tạm cho là CVD đã đọc Joyce là một trong những thứ khó đọc nhất trên thế giới. Thế nhưng cái gì làm cho ông tin rằng phần lớn độc giả Vietnamnet đều đã đọc không những Joyce, mà còn Tzara, Beckett, Jarry, Queneau, Roubaud vân vân. Ông đưa những cái tên này vào bài, đế vào đó ba cái kiến thức tuy rất khó hiểu nhưng rất nông, để làm gì nếu không phải là để hù dọa?
    "Trên thực tế James Joyce đã làm công việc tư duy về ngôn ngữ đó với Ulysses và nhất là Finnigans Wake" Joyce tư duy về ngôn ngữ như thế nào trong Ulysses và Finnigans Wake thì CVD không thể nói được, vì nó sẽ đi quá giới hạn một bài vô thưởng vô phạt trên Vietnamnet. Nếu không nói được gì thêm ngoài một câu hù dọa thì đem vào làm gì?
    Tôi không biết Joyce tư duy về ngôn ngữ như thế nào. Xưa giờ tôi ngu dốt, cho rằng chỉ có các nhà ngôn ngữ học mới tư duy về ngôn ngữ, còn nhà văn thì sử dụng ngôn ngữ chứ không tư duy về nó, họ tư duy về cuộc đời. Trong Ulysses, Joyce dùng lối hành văn stream of conciousness, tạm dịch là giòng chảy của ý thức. Nhà văn đi theo giòng chảy này không phân biệt kinh nghiệm chủ quan và khách quan. Ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ kia, tình cảm này dẫn tới tình cảm hay hành động kia, giòng chảy ý thức là giòng nước miên man chảy tới vùng đất kề cận mình, chứ không theo một cấu trúc hợp lý định trước. Vì văn theo giòng chảy của ý thức chứ không theo giòng chảy hợp lý của câu chuyện, vì các dấu chấm câu của ý thức khác với các dấu chấm câu trong câu văn thông thường, nên văn này cực khó đọc. Không có giòng chảy hợp lý của câu chuyện không có nghĩa là cuốn sách không có câu chuyện hay đề tài, nó có đề tài, có nội dung, chứ Joyce không viết ra tám trăm trang để tư duy về ngôn ngữ.
    Thú thật là trong mấy chục tên CVD dẫn ra trong bài viết hai trang, tôi chỉ biết một phần nhỏ. Nhưng cũng đủ để thấy rằng CVD không có lý do nào để đem họ vào để so sánh với Cháo Cơm Phở xứ ta. Không có một tương quan nào và CVD cũng không đưa ra được một tương quan nào cả, ngoài cái việc tôi xin thông báo cho các độc giả Vietnamnet biết, tôi đã đọc Joyce, nhóm Pataphysique, thông diễn học, Torodov, các ông đã khiếp chưa?
  7. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Rất đúng nhưng tớ nghĩ chỉ là một cách tự an ủi xưa cũ.
    Theo quan điểm cá nhân tớ thì năm 05 hay nhiều năm khác văn học việt nam chả có nổi vài thứ đáng đọc. Có vài tác giả viết không đến nỗi rẻ tiền thì về nghệ thuật cũng ko có gì đặc sắc, ví dụ như là NNT hay Thuận, mà thấy bọn bạn tớ ít biết về hai cô này, chỉ biết chị Đỗ Hoàng Diệu thôi, hỏi đọc thấy sao trả lời không thích, khó chịu nhưng "nổi tiếng" thế chắc phải có cái gì đó. Tớ thấy hài và thấy chán. Đúng là thời buổi văn hóa tiếp thị. Người ta có nạc thì không ai ăn xương cả, nhưng nếu chỉ có xương và bạc nhạc thì sao ?
    Thì cứ đun hai ba tiếng rồi ngồi ăn, xong bảo là "ta đang ăn thịt, ta đang ăn thịt !" , ngộ nhỡ nó ko fải là thịt thì không chóng thì chầy cũng bị đào thải.
  8. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Rất chia xẻ với những nhận xét của Pinksubmarine về các nhà phê bình VH xứ ta: kém cỏi, lười biếng nhưng khệnh khạng. Và đáng buồn thay, họ lại có khá nhiều quyền lực - khi mà độc giả còn hoang mang chưa biết tác phẩm hay, dở thế nào thì chỉ còn biết nghe lời nhà phê bình. Nhưng theo tôi, cũng không nên bi quan vì cái gì dốt thì không trụ được bao lâu. Bóng đè nhờ hai vị Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên mà thành hiện tượng. Đúng là thời gian đầu, độc giả bán tín bán nghi rủ nhau đi mua sách. Nhưng đọc xong thì hiểu ra là bị ăn quả lừa. Rồi, một vài tác giả khác cũng lên tiếng. Có những nhận xét xác đáng về Bóng đè (ví dụ: bài "Ôi mắt em là ánh nước mùa thu" của Thuận- trên Talawas, đăng lại trong topic Bóng đè). Bản thân Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên cũng phải tự hãm lại, không dám khen trắng trợn như trước nữa.
    Các nhà phê bình của chúng ta chán thật, chẳng thấy viết nổi một bài nào về một tác phẩm nào cho ra hồn, toàn là những bài điểm sách và tổng kết cuối năm,mỗi tác phẩm vài dòng, tí khen, tí chê. Như thế chắc dễ đăng báo, kiếm tiền nhanh.
    Nhưng tôi nghĩ rằng, các nhà văn của chúng ta cũng khá thụ động. Chủ yếu dựa vào các nhà phê bình, để nhờ họ phân tích về tác phẩm của mình. Rất ít người có thể nói về cái mà tự tay mình viết ra. (Thậm chí khi bị nhận định sai, cũng không biết đường mà lên tiếng. Cứ bảo dũng cảm ở đâu). Theo tôi, nhà văn bản năng không tiến được xa. Giống như các ngành khác, nhà văn cần phải có ý thức, chuyên nghiệp. Có lẽ Thuận là biết điều đó một cách nghiêm túc, nên đọc các phỏng vấn của cô ấy thấy hiểu thêm được tác phẩm, còn đọc phỏng vấn của các tác giả khác chỉ thấy biết thêm về đời tư (chồng hay vợ làm gì, sống bằng cách nào, con cái ra sao...)
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 25/01/2006
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    3 nhà văn nữ tâm sự đầu xuân
    Năm 2005, Phan Huyền Thư ra tập thơ "Rỗng ngực", Vi Thùy Linh tái xuất sau 5 năm với "Đồng tử", Đỗ Hoàng Diệu gây xôn xao bằng tập truyện "Bóng đè"... Văn đàn VN xôm tụ hẳn lên nhờ sự trỗi dậy của các cây bút nữ. Họ tâm sự về một năm nhọc nhằn với văn chương nhưng đầy ắp niềm vui hội ngộ cùng độc giả.
    - Chị đánh giá thế nào về những thành công và thất bại của mình trong năm qua?
    - Phan Huyền Thư: Năm vừa qua đối với tôi quả là một năm đầy biến động mang màu sắc may mắn. Sao Thái Dương chiếu nên công việc suôn sẻ, thỉnh thoảng có xung khắc, vạ miệng qua loa... nhưng vẫn là một năm may mắn.
    Tôi không hiểu nếu không có áp lực thì tôi sẽ làm việc thế nào. Tạng của mình là sống chung với áp lực và vượt qua áp lực. Tôi đã viết kịch bản phim tài liệu nhựa Hương đá ong, 3 tập kịch bản và lời bình cho phim Lịch sử Chính phủ Việt Nam, CD Đường xa vạn dặm với Quốc Trung, chương trình Nắng lên với Thanh Lam, các chương trình ca nhạc truyền hình trực tiếp quan trọng như Đảng cho ta mùa xuân, Đất nước trọn niềm vui, Người là niềm tin tất thắng, Ta tự hào đi lên, Việt Nam... Rồi 100 tập phim hoạt hình Chiếc giếng thời gian dưới ánh sáng của huyền sử dân tộc dành cho thiếu nhi, những cuộc đăng đàn diễn thuyết trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mức... "bội thực". Hai chuyến xuất ngoại cuối năm cũng rất hên. Nhưng đáng kể nhất vẫn là Rỗng ngực, tập thơ thứ hai của tôi vừa hoàn thành vào tháng 12 vừa qua.
    Đằng sau đó là sự thiệt thòi của hai cậu con trai, ít được mẹ chăm sóc hơn trước, ông xã ít gặp vợ hơn, ông bà nội của các cháu có vẻ mệt mỏi hơn với công việc quá bận rộn của một cô con dâu như tôi. Thất bại của tôi là không còn được lòng người nhà như được lòng công chúng và xã hội. Tôi thấy buồn vì chuyện đó.
    - Đỗ Hoàng Diệu: Năm qua đối với tôi là một năm khá vui. Bóng đè được xuất bản và ít nhiều tạo được dư luận. Tuy nhiên, văn chương chỉ là một phần trong cuộc sống của tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì năm qua, tôi đã hoàn thành một khóa học khá "xương" về ngành luật. Chuyện tình cảm có nhiều thuận lợi. Tuy không tổ chức tại Việt Nam nhưng mọi nghi lễ chuẩn bị cho đám cưới đã "đâu vào đấy" rồi. Và tất nhiên, còn nhiều chuyện khác nữa.
    Xuất bản Bóng đè, tôi có thêm nhiều bạn tốt. Nhưng mặt khác cũng qua đó tôi nhận ra nhiều người ngỡ như là bạn nhưng hóa ra lại không phải. Tôi phân biệt rất rõ, bạn là bạn mà phê bình là phê bình, nhưng có những người dường như thấy tôi có chút tiếng tăm mà đố kỵ và xa lánh. Mỗi người Việt Nam như ẩn dấu một ông quan bên trong, thích phán xét và coi tất cả mọi người đều ở dưới mình, khó chấp nhận cái gọi là hiện tượng, dù rằng năm qua báo chí Việt Nam nhắc nhiều đến cái tên Đỗ Hoàng Diệu và Bóng đè là để chê đấy chứ; dù rằng, tôi vẫn là tôi, vẫn hay cười, ít nói, luôn dỏng tai nghe và đã thưa vắng trong đa số những cuộc gặp gỡ bạn bè.
    - Vi Thùy Linh: Sau 5 năm tôi mới ra được Đồng tử. Năm qua là một năm vất vả, công việc dồn cả vào quý bốn. Sau khi chỉnh sửa, trau chuốt lại bản thảo lần cuối cùng, tôi mất cả tháng trời long đong, lận đận tranh đấu để ra được cuốn sách. Quá trình đi xin giấy phép còn mệt mỏi hơn cả những tháng ngày lao động cật lực trên bản thảo. Nhưng tôi biết ơn NXB Văn nghệ vì thiện chí của họ dành cho một tác giả trẻ.
    Sau khi sách ra, những ngày cuối năm tôi lại tất bật đi bán sách. Anh em trong giới ủng hộ rất nhiều. Tôi ra sách không phải để tặng mà là để bán. Một số người buồn cho tôi vì phải đi bán sách nhưng tôi lại tự hào vì điều đó. Trong khi người ta phải kiếm sống bằng cách bán những thứ khác, chẳng hay ho gì, thì tôi tự hào khi sống được bằng cách bán tri thức của mình. Trong thời buổi thơ ca được in ra chủ yếu chỉ để tặng nhau như một thứ quà ít giá trị sử dụng, thì tôi hãnh diện khi thơ mình vẫn có độc giả.
    - Chị nghĩ gì về những tác giả trẻ trên văn đàn những năm gần đây?
    - Phan Huyền Thư: Năm qua là năm thú vị với văn đàn. Những Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Việt Hà, Lê Vĩnh Tài... và cả tôi, Văn Cầm Hải và Nguyễn Hữu Hồng Minh đều mỗi đứa một nơi xuất ngoại. Thật mừng là Văn Cầm Hải được kết nạp vào và Hội Nhà văn và Nguyễn Hữu Hồng Minh lấy vợ. Nguyễn Vĩnh Tiến sáng tác nhạc rồi đoạt giải Bài hát Việt. Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ vào ban chấp hành Hội nhà văn. Ôi, quá nhiều việc đáng bàn. Tôi thấy rất hãnh diện vì một năm lao động, cống hiến không hề hời hợt chút nào của những người viết trẻ. Còn nhiều ý kiến và nhận định, nhưng tôi vẫn yêu những người có lao động hơn những người không làm gì mà chỉ ngồi phán.
    - Đỗ Hoàng Diệu: Trong những năm qua, văn đàn sôi nổi hẳn lên nhờ sự góp mặt của các tác giả trẻ. Tôi hy vọng sang năm sẽ có nhiều tác giả trẻ, nhiều cuốn sách tạo được dư luận hơn nữa. Phải nói là tôi tin điều đó sẽ diễn ra chứ không phải chỉ là hy vọng.
    - Vi Thùy Linh: Tôi thích Nguyễn Ngọc Tư. Qua Cánh đồng bất tận, người đọc sẽ nhận thấy chị Tư là một nhà văn nhân hậu và giàu vốn sống về thôn quê Nam Bộ. Cánh đồng bất tận vượt hẳn những cuốn trước chị vì chị viết sâu hơn và đặc biệt trong nỗi đau biết hài hước. Tôi đánh giá cao sự hài hước của Cánh đồng bất tận. Hài hước nằm ở trong miêu tả, trong những câu thoại và trong cách đặt tên nhân vật. Sự hài hước trong tác phẩm của chị là một biểu hiện của trái tim nhân hậu, làm giảm đi những nỗi đau, nỗi buồn của kiếp sống nổi nênh trong tác phẩm. Tôi cũng khâm phục năng lực tư duy và vốn từ của anh Văn Cầm Hải. Anh Nguyễn Bình Phương không phải là một tác giả trẻ nhưng rất có ý thức về cái mới. Anh Phương là một trong những người tôi coi là "đại ca" về cả nhân cách lẫn tài năng văn học.
    Ở những cây bút thế hệ sau mình, tôi nhận thấy có những em thực sự say mê và trân trọng văn chương như: Trần Ngọc Linh, Trương Quế Chi...
    Tôi cho rằng, một trong những điều mà các nhà văn trẻ VN cần có là phải biết công nhận tài năng người khác. Các tác giả trẻ thiếu đi cách hành xử văn minh này, mà thay vào đó là sự hằn học, thiếu sòng phẳng, thiếu trung thực. Tôi chân thành ghi nhận người khác vì tôi tự tin sống bằng tài năng văn học của mình.
    - Kế hoạch của chị trong năm tới?
    - Phan Huyền Thư: Năm Bính Tuất đang đặt ra những thách thức mới cho chúng tôi đây! Với riêng tôi thì đã kín lịch đến tháng 9. Biết thế nào nhỉ. Thời gian eo hẹp, ngày chỉ có 24 giờ mà tham vọng, ao ước thì nhiều. Chỉ còn biết bắt tay vào ngay thôi. Tôi đã làm việc của năm mới từ ngày 1/1 rồi đấy. Các bạn hãy kiên nhẫn chờ và ủng hộ tôi nhé. Mong đợi nhất của tôi trong năm tới là một vở nhạc kịch và một tập thơ thứ 3... chưa có tựa!
    - Đỗ Hoàng Diệu: Tôi vẫn viết, dù không kỳ vọng nhiều vào việc xuất bản. Dự định sẽ xong 2 truyện vừa và hoàn thành nốt cuốn tiểu thuyết đang dang dở.
    Sang năm mới tôi cũng cố gắng ít khóc hơn, sống lý trí hơn một tý. Sống bằng trái tim nhiều, mệt lắm. Tôi cũng sẽ cố gắng đi shopping ít hơn để tập trung cho việc đọc sách trong những ngày nghỉ. Tôi mới được nhà văn Châu Diên và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên "hướng đạo" cho trong việc đọc sách, thấy hứng thú lắm, chắc sẽ không đọc trước quên sau như từ trước đến nay nữa. Chúc mọi người đón Tết vui vẻ, hạnh phúc.
    - Vi Thùy Linh: Tôi đang thực hiện một tập đồng dao cho thiếu nhi. Những khúc đồng dao như: Cái giếng lấp rồi/ Ếch ngồi tư lự/Lá trầu tim biếc/ Kể chuyện tình mơ/ Đồng lúa chín vàng/Rủ nàng trăng xuống... Dàn mướp lủng lẳng/Đợi nấu cua đồng/Một bầy thiếu nữ/Chờ chiều tắm sông... Mưa ào ạt về/Mưa cho mùa đầy/Mưa tuôn điện sáng/Trẻ con trần truồng/Nhảy theo mưa nhạc/Tóc bà chợt xanh/Lợi cười lai láng...
    Bây giờ có ít người viết cho thiếu nhi quá. Tôi viết đồng dao còn vì tôi rất yêu trẻ, dù chưa một lần sinh nở nhưng tôi đã hình dung ra bé Xù - con tôi - mũm mĩm, má phính, tóc xoăn, má lúm đồng tiền, da trắng, thông minh và thì thầm với tôi "Mẹ ơi, mẹ hãy cố lên" (tôi chuẩn bị tinh thần làm mẹ trong tương lai bằng tình yêu như thế).
    Còn dự định viết tiểu thuyết, tôi sẽ lùi lại một thời gian nữa.
    - Ngày Tết với chị diễn ra như thế nào?
    - Phan Huyền Thư: Ngày Tết là ngày của gia đình. Nghĩ đến những ngày nghỉ bên nhau, vợ chồng con cái quây quần, thăm hỏi họ hàng, đi Chùa, ăn và ngủ... thật là thư giãn. Thường thì Tết tôi vẫn phải làm việc, nhưng làm việc bên gia đình vẫn ấm áp hơn. Tôi yêu không khí đó.
    Tôi từng đón giao thừa ở thị trấn Đông Hà, trong một trận mưa bão khủng khiếp. Duy nhất có một cô phát thanh viên của đài truyền hình Huế với một lời chúc Tết trong chiếc tivi của quán cơm bình dân là an ủi trong giây phút giao thừa. Sáng hôm sau, qua đèo Hải Vân sang đến Đà Nẵng, mọi người mặc quần áo đẹp đi chúc Tết trong nắng ấm rực rỡ, tôi chứng kiến cảnh đó như một cuộc phim thần thoại... Đó là năm 1989. Tôi cũng có một lần ăn Tết ở Thái Lan, năm 1993. Thật khó quên. Trời nóng. Tĩnh lặng đến khủng khiếp. Tôi thèm một tiếng pháo, một cánh hoa đào, một mâm cơm Tết... đó là lần xuất ngoại đầu tiên trong đời mà lại đúng vào dịp Nguyên đán, có lẽ vì vậy mỗi khi đi nước ngoài tôi hay có cảm giác buồn tẻ, nhớ nhà.
    - Đỗ Hoàng Diệu: Từ hồi ra học đại học năm 1992 đến nay, năm nào về Tết, tôi cũng chỉ biết ăn và lăn ra ngủ. Nếu không thì lại nằm lỳ trong phòng và đọc sách chứ hầu như không ra khỏi cổng.
    Tuy không có thói quen khai bút nhưng giao thừa năm ngoái tôi cũng làm được 3 bài thơ, rồi sau đó gọi điện và buôn chuyện với người yêu.
    - Vi Thùy Linh: Những ngày Tết tôi thường rất bận rộn: Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ đón năm mới... đó cũng là những công việc mà tôi yêu thích. Tôi thích cảm giác tất niên được tắm lá mùi, được cúng tổ tiên trong khói hương thiêng liêng. Nhưng năm nay, vào dịp Tết, tôi sẽ đến nhà bố mẹ nuôi ở Lạng Sơn, lên Mẫu Sơn, từ độ cao 1.600 m ngắm những triền núi nằm nghiêng như dáng nằm của người phụ nữ. Tôi cũng sẽ dạo chơi trong mưa xuân với người yêu. Tôi thích đi trong những cơn mưa xuân không làm ướt đến da thịt, ngắm gió thổi những chuỗi ngọc sương bay trên lá cành...
    Chúc mọi người một năm mới tốt đẹp, chúc nghệ sĩ ngày càng có nhiều tác phẩm hay.
    Hà Linh
  10. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài phỏng vấn trên càng thất vọng, Đỗ cô nương lúc nào cũng lo có lấy được chồng không, nghi lễ cưới xin đến đâu, rồi phải khoe ầm lên với thiên hạ. Nghĩa là cũng chỉ mong sao cho giống những người bình thường khác. Thế mà được coi là dũng cảm, đả phá truyền thống, chống lại quan hệ mẹ chồng-nàng dâu?
    Các độc giả nữ nghĩ gì đây?
    Tôi thì thấy phụ nữ bây giờ hiện đại hơn nhiều, không câu nệ như các thế hệ trước (Phương Thanh, Thục Hiền chẳng hạn đâu cần có chồng mà vẫn có con, công khai chứ không dấu diếm. Tôi không mê giọng ca của các cô ấy nhưng tôi cho đó là một hành động tiến bộ)
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 31/01/2006
    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 31/01/2006

Chia sẻ trang này