Cá nhân_Chủ nghĩa cá nhân. Ta biết rằng chủ nghĩa xã hội lên án và loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, điều mà chủ nghĩa tư bản rất coi trọng, nó là cơ sở tạo nên mâu thuẩn đối kháng sâu sắc giữa hai thế lực này. Ta coi chúng ta làm đúng là hợp đạo lý nhưng phía kia thì nghĩ khác, và thế là họ coi chủ nghĩa xã hội là một thứ chủ nghĩa cào bằng không tôn trọng cá nhân và cần phải loại bỏ. Vấn đề là ở chổ thế nào là cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. Sự nhập nhằng hai khái niệm này là hết sức nguy hiểm. Khi ta hiểu không đúng thì tất sẻ làm không đúng và đó sẻ tạo nên mâu thuẩn sâu sắc giửa các chế độ, tạo nên sự phân cực thế giới. Ta biết rằng người khởi xướng cho vấn đề này là những người lãnh đạo cao cấp, ở những người này họ phân biệt rất đúng, vì họ rất thông minh và tài năng. Tuy nhiên những người cấp dưới thì không như vậy. Họ suy nghĩ sai lạc nhiều. Các khái niệm như con dao hai lưỡi và ta thấy được tác hại của nó như thế nào rồi ! Như vậy khi đề ra một chủ trương thì ta phải chi tiết hoá, cụ thể hóa, và cực kỳ rõ ràng khi đi vào quần chúng. Vì quần chúng họ không thể hiểu như ta hiểu ! Ta lại quay về các khái niệm trên : Chủ nghĩa cá nhân là chủ nghĩa ích kỷ, hẹp hòi, cố chấp, chỉ biết mình mà bất chấp tất cả , không tôn trọng ai hết, không biết học hỏi tiến bộ. Ở mức độ lớn thì người ta gọi là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sự phân biệt chủng tộc, tư tưởng cục bộ, độc quyền, độc tài. Vì nó xấu thế nên cần phải loại bỏ là quá đúng ! Cá nhân thì lại khác, nó thể hiện cá tính bản lĩnh, thế hiện tài năng hay sự giàu có riêng biệt mà do sự phấn đấu rèn luyện mà có, và bất cứ ai nếu làm thế cũng đều được. Như vậy, nếu ta triệt tiêu tính cá nhân thì sẻ không có sự tiến bộ, xã hội trở thành một xã hội thụ động , mệnh lệnh. Mọi người chỉ là con rô bốt của cấp trên mà thôi. Triệt tiêu tính cá nhân thế hiện một sự đố kỵ ghanh ghét lẩn nhau, kẻ vô tài bất tướng sẻ ghen ghét với những người có tài, có của. Kết quả sự tiến bộ sẻ diển ra khó khăn hơn vì bị kẻ xấu kìm hãm.