1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẢ NƯỚC yêu thương, ôm HP vào lòng

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi gianghobenbinh, 16/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Ờ. Chú đã nói thì anh cũng alô phát cho nó hoành tráng.
    Bảo vệ nhé:
    Cảng Chùa Vẽ giờ có đường Cao Tốc chạy thẳng vào cổng. Các công ty vận tải mọc tràn lan. Nhiều thì không nói, ít thì cũng phải vào chục, chỉ trên một đoạn đường dài khoảng 1Km.
    Cảng nước sâu Đình Vũ đang được triển khai, vốn đầu tư đâu khoảng trên 600tr $. Có khả năng đón được tàu có tải trọng 100.000 tấn.
    Các con đường trong diện quy hoạch đang được mở rộng. Chặt và trồng thay thế hàng nghìn cây gạo gai bằng phượng. Các hộ lấn chiếm ở Lạch Tray, Nguyễn Đức Cảnh... bị cưỡng chế.
    Hồ An Biên được quy hoạch mới (Chiều chiều đến đây thả diều, phê lồi mắt... nhể em baolua nhể???)
    Con người nói về đẹp không dám nhìn cao, nhưng hơn đứt Hà Nội, nói về xã hội đen giờ còn kém xa Sài Gòn, Nghệ Tĩnh...
    Phê phán chút (Nhìn vào sự thật giống chú Ngoclong tý cho nó công bằng):
    Cái này cũng là vấn nạn chung của cả nước thôi. Biết sao được. Bình luận nhiều thì đi vào vết xe đổ của Thảo luận, vấn đề chính trị nó tế nhị lắm chú ạ.
    À mà này, đây có phải đang nói về tình yêu thương không? Sao lại quay ra cãi lộn về kinh tế với lại phát triển thế này? Hay mình theo chân Ngoclong, điên điên rồi???
    Người đem thế giới ngâm thành rượu
    Ta lấy càn khôn nhắm thế mồi
  2. smile_smile_

    smile_smile_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay cùng anh lang thang trên ttvn, lại vào mảnh đất mà có người gợi ý cho tôi rằng đó sẽ nơi tôi sẽ được trú ngụ trong tương lai.
    Tôi chỉ mới đến HP có một lần, và để nói sự cảm nhận trọn vẹn về HP là không thể. Nhưng những ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng đáng để ghi lại làm dấu ấn cả. HP rất nhỏ, trong mắt tôi là thế. Những con đường của HP cũng nhỏ như dáng dấp của nó vậy. Nhưng chính vì nó nhỏ, nên trông nó rất ấm cúng. Cây cối của HP cũng khá nhiều. Điều đã trở thành nét riêng của HP là những cây phượng cũng thể hiện được một phần nào vẻ đẹp của HP, rực rỡ, cháy hết mình. Tôi nghe anh nói, tôi cũng nghe chị tôi bảo HP là đất ăn chơi, tôi chưa được thấy điều này, nhưng phải công nhận con gái HP ăn chơi thật.
    Có thể ban đầu với tôi, HP thật khó gần vì nó làm tôi choáng ngợp bởi nhiều lý do chứ không phải bởi cơ sở hạ tầng của nó, nhưng cuối cùng thì tôi vẫn thấy HP đẹp đúng với những gì nó đang có. Là một thành phố đã được phát triển từ lâu, không phải là một thành phố trẻ, để thay đổi được dáng dấp của nó quả là khó khăn. Nét đẹp của nó cũng đáng để cho những người con HP tự hào. Còn với tôi, tôi luôn hy vọng được đến thăm HP nhiều lần nữa, để tìm hiểu hết về con người cũng như mảnh đất này.
    Gió khẽ cúi mình trước sắc đẹp của trần gian
    Anh muốn cúi mình trước sắc đẹp của em
    Còn em, muốn cúi mình trước màu sắc của đồng xiền
    Màu càng sáng, càng đẹp,em càng yêu, anh ạ.
  3. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Ặc. Chán bác quá. Em định nhảy vô châm ngòi lửa cho một cuộc chiến, những mong lấy cái đó để làm cho đời nó ... phong phú hơn, sôi nổi hơn. Bác lại đem cái thùng nước ... đá tạt cho một phát, toi công đốt lửa của em. Hực hực hực. Buồn.
    (m chê là em chê để đó thôi, để xem ai vô cãi nhau một trận roài từ đó mà đất HP nổi tiếng hơn. Ặc. Này nhé, một công ty thay bằng bỏ vốn ra quảng cáo, nhảy đi hầu toà một phát ... kha kha kha. Thế là nổi tiếng, khỏi phải tốn công của, báo vẫn đăng. Và còn hơn nữa nếu như thắng kiện thì còn nổi hơn nữa. )
    Em gây bão lửa là để gây chú ý, thu hút thành viên. Ặc. Bác chẳng chịu hiểu cho em. Chán wá. Tụt hứng ứ .... kéo lên được nữa roài. Em lượn đây. Hải Phòng muôn năm... khơ khơ khơ. Đem cái khẩu hiệu này dán lên tường lào.
    Ngoclong80
  4. kyniemxa

    kyniemxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Hải Phòng ,nếu như các bạn đang tranh luận về nền kinh tế thì quả thật kinh tế HP chưa xứng với chính tên gọi và địa vị của HP trên đất nước Việt Nam này,nhưng cái mà chúng ta xét đến ở đây là tình yêu với thành phố thân thương...mà tình yêu chân thành khi bạn giành cho ai đó thì chẳng bao giờ cần suy nghĩ thiệt hơn.Hải Phòng cũng vậy,nếu so sánh thì chúng ta dứng đằng sau rất nhiều thành phố khác,cho nên cái quan trọng mà chúng ta nói tới Hải Phòng đơn giản là bạn có yêu và tự hào về HP hay không? Thật ấm cúng khi bạn chạy xe chầm chậm trên đường phố HP vào tầm chiều hoặc buổi tối..những lúc ấy bạn sẽ cảm thấy vơi đi rất nhiều phiền muộn(nếu như bạn đang có).Một cảm giác thật nhẹ nhàng khi cùng với ai đó mà bạn yêu mến đi trên những con đường chật ních người....ngày nào cũng vậy...Hải Phòng mang lại cho bạn cảm giác rất đặc biệt mà có lẽ chẳng nơi nào có thể mang đến cho bạn
  5. chaienhathay

    chaienhathay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Xứ Huế xưa kia thuộc về nước Cham pa cổ là một phần của Châu Ô, Châu Lý được vua Cham pa là Chế Mân dùng làm của hồi môn khi xin cưới công chúa Huyền Trân của triều Trần Việt Nam. Sau này được nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn dùng làm kinh đô có tên dân gian là xứ Thần Kinh. Thời Tây Sơn gọi là Phú Xuân. Nói về Huế người ta nói " Sơn bất cao, thuỷ bất thâm, giai đa trá, nữ đa dâm". Đất xứ Huế là vùng : Mai mưa trưa nắng chiều râm, trời còn thay đổi huống chi lòng người.
    Hải Phòng chúng ta xưa kia thuộc về xứ Đông. là vùng đất ven biển chiến lược của việt nam qua các thời kỳ. Mang trong mình những nét tiêu biểu của một vùng đất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Đồng thời luôn là vùng đất luôn luôn bị kẻ thù nhòm ngó. Lịch sử Hải Phòng là lịch sử một vùng đất "trung dũng quyết thắng" như 4 chữ Bác Hồ đã tặng Hải Phòng. Từ khi Nữ tướng Lê Chân từ quê hương Đông Triều tới đây lập ra An Biên trang - khởi nguồn của HP ngày nay - tập hợp dân cư, trai tráng phất cờ theo Hai Bà Trưng khởi nghiã - Lập Hải tần phòng thủ canh giữ cửa ngõ của đất Giao Chỉ xưa, bà Lê Chân đã trở thành người quan trọng thứ 3 chỉ sau Hai Bà Trưng. Cho đến nay tại Hải Phòng đã có bao nhiêu địa danh, con người đại diện cho sự anh dũng bất khuất của con người Việt Nam nói chung và người Hải Phòng nói riêng : Con sông Bạch Đằng ranh giới phía Bắc thành phố là nơi 3 lần chôn vùi xác giặc ngoại xâm trong những chiến thắng lẫy lừng của Lê Hoàn đánh bại quân Tống, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán và Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên Mông. Quận He Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa lấy căn cứ tại vùng Đồ Sơn. Tại vùng Kiến Thuỵ còn đó những dấu tích của một vương triều xuất xứ tại Hải Phòng - Vương triều Mạc. Trong thời kỳ hiện đại, cả nước biết đến Hải Phòng bởi Cát Bà - nơi người Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam, bến tàu không số K15, Cát Bi rực lửa, Đường 5 anh hùng, Sở Dầu đau thương. Rồi những trận địa pháo anh hùng An Hồng, Tiên Lãng, những đội du kích anh hùng tại Vĩnh Bảo, Bến Kiền, "các cô gái du kích núi Voi treo mình trên vách đá rình bắn máy bay đã đi vào câu hát". Trong thời kỳ đổi mới HP là địa phương đi đầu trong khoán sản phẩm cải cách nông nghiệp.
    Về khảo cổ, đã phát hiện tại Cát Bà những di chỉ khảo cổ người cổ có niên đại cách đây 6000 năm. Rồi di chỉ Tràng Kênh với những xưởng chế tác đá của người Việt cổ, các bạn có thể vào Bảo tàng HP để xem những đồ trang sức bằng đá cực kỳ tinh xảo. rồi mộ cổ Việt Khê - Thuỷ Nguyên mà học sinh chúng ta không ai không biết đến trong sách lịch sử có hình muôi đồng, thạp đồng Việt Khê. Điều đó chứng tỏ mảnh đất HP có lịch sử phát triển lâu đời.
    Nói về con người HP. dân cư nơi khác cho rằng người HP ăn to nói lớn. Xét theo nghĩa đen thì với đặc trưng là vùng đất ven biển con người cần phải có âm lượng to khi nói chuyện bởi những tạp âm của biển, ăn nhanh và ăn nhiều để kịp những chuyến ra khơi ...
    Xong nguyên nhân có lẽ là theo hướng khác nũa bởi vì Hải Phong là một vùng đất lành chim đậu, là nơi di cư đến của dân cư rất nhiều địa phưong khác, đặc biệt là từ thế kỷ 19 khi thực dân Pháp cho xây dựng Cảng HP và thành lập TP HP. Dân cư đến từ nhiều nơi khác nhau mang theo nhiều ngôn ngữ địa phương khác nhau dẫn đến việc để hiểu nhau con người ta cần nói to hơn. Với đặc trưng là một thành phố công nghiệp từ rất sớm những cư dân nông nghiệp xưa, để quen với cuộc sống công nghiệp đầy mới mẻ thì họ cần phải ăn nhanh và nhiều hơn.
    Chính vì vậy, nếu muốn nhìn đặc trưng này của người HP rõ nhất thì mời ban đến quán bánh đa cua tại Viện da liễu - đường Trần Phú . Ở đó những người mang nhiều tính cách Hp thì khi ăn chỉ dùng đũa không dùng thìa. Họ húp nước thì bê cả bát chứ không múc từng thìa như "người Hà Nội". Và thật tự hào khi chúng ta có hoa hậu Mai Phương khi được phỏng vấn là thích cuộc sống ở đâu đã trả lời rằng không đâu bằng HP quê mình !
    Nói đến danh nhân HP thì không ai không biết đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - thày của những ông Trạng Việt Nam. Về Cha con Mạc Đăng Dung - một trong những người lảnh đạo đất nước tài giỏi nhất thời phong kiến.
    Trong thời kỳ hiện đại. Chúng ta có Phạm Minh Đức - Anh hùng đầu tiên của miền Bắc XHCN. Có Đ/c Nguyễn Đức Cảnh - người đã dành cả cuộc đời cho miền đất cảng - là một trong những người đầu tiên có công đưa CNXH vào Việt Nam. Có bí thư Đoàn Duy Thành - nguòi có công lớn nhất trong cải cách nông nghiệp đưa nước ta từ nghèo đói trở nên no đủ...
    Về văn hoá. Chỉ những cái tên sau đây cũng đủ làm cả nước ghen tỵ với HP. Tổng bí thư Nguyễn Văn Ninh, nhà văn Nguyên Hồng, Nhạc sỹ Văn Cao, Nguyễn Đình Thi... đều trưởng thành từ HP chúng ta.
    Là vùng đất thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng nên HP có những nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Nhưng chỉ đến HP bạn mới có thể nghe hát Đúm tại Thuỷ Nguyên, xem hội chọi trâu tại Đồ sơn, xem lễ mở mặt tại Lập Lễ Phả Lễ, xem thả đèn trời tại Đồng Minh - Vĩnh Bảo, xem pháo đất tại Tân Liên...
    Ngoài ra còn nhiều rất nhiều lời tốt đẹp tôi muốn nói về thành phố quê hương tôi nếu có thời gian.
    Xong theo tôi mỗi chúng ta hãy cảm nhận và yêu thành phố quê hương mình bằng chính trái tim mình như một bài hát " Em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở".
    Cám ơn vì đã có nơi tâm sự. Còn bây giờ trong không khí seagames chúng ta hãy chúc chiến thắng cho 39 VĐV và HLV HP trong đoàn thể thao Việt Nam. Đặc biệt là cô gái HP Bùi Thị Nhung - Người Việt Nam đầu tiên giành HCV điền kinh Châu Á.
    Được nico78 sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 29/11/2003
  6. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Chào Nico78 và Ngoclong!
    Trước hết cám ơn các đồng chí đã làm cho chủ đề sôi nổi thế này. Thôi thì gượm đã , ta mở chủ đề về thơ ca văn nghệ
    của HP thì ta cũng bàn về nó trước, các mặt khác thì để bàn sau.
    tôi cũng mong các bác hiểu giùm là so sánh HP với Huế đúng ra rất khó so sánh, vì 2 thành phố phát triển từ 2 hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Huế từng là thủ đô của VN, HP thì chưa bao giờ.
    Nếu ta xuất phát từ quan điểm này thì vì từng là kinh đô cũ nên từ phong cách cho đến lối sống Huế đã có thời là chuẩn mực (standard) cho nước Việt một thời, Nhiều thứ thuộc về Huế đã đi vào thơ ca; Sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền đã là những hình ảnh quen thuộc trong sách vở . HP của ta thì sao, chắc hẳn nhiều thứ thuộc về HP chưa đạt được mức độ ấy. Để nói điều này tôi cũng đã thử tìm đọc tài liệu tác giả tác phẩm xem các văn nghệ sĩ nhất là của những người gốc HP xem họ ca ngợi quê hương ra làm sao. Vì hơi bận nên tôi post tư liệu cho mấy bác đọc rồi ta cùng bình loạn sau nhể.
    Nào xin mời:

    Đoàn Chuẩn- Từ Linh
    Viết bài đầu tiên "Tình nghệ sĩ" năm 24 tuổi (1948), tuổi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời, vào tình yêu để cho đến gần mười năm sau, thành một chùm bài hát đều đặn "mười phân vẹn mười" như đã được biết: Tình nghệ sĩ, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp, Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá Thư, Gửi người em gái miền Nam, Đường về Việt Bắc.
    Có lẽ trong các nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Chuẩn mới là người có thể kể ra đầy đủ tác phẩm một cách không cần dùng dấu ba chấm đến như vậy. Tất nhiên, sự nghiệp sáng tác của ông không gọn gẽ một cách lạ lùng như thế. Ông viết thêm khoảng 6 ca khúc rải rác cho quãng thời gian sau này, nhưng tinh hoa phát tiết đã trọn vẹn trong 10 năm ấy, 10 tác phẩm ấy.
    Sinh ngày 15/6/1924, tại Hải Phòng, gốc gác đảo Cát Hải nơi ra đời của loại nước mắm nổi tiếng. nhưng không như những
    đồng hương dân chài răng trắng, da đen, chân vòng kiềng, ông sinh trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nuớc mắm Vạn Vân (Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nuớc mắm Vạn Vân, cá rô Ðầm Sét). Không những thế, hãng này nổi tiếng khắp Ðông Đuong.
    Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội. Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà thành chính hiệu.
    Hải Phòng,mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời diểm khởi dầu: Lê Thuong, Van Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vu)... Trong dó, chính nhóm Ðồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xuớng dã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này.
    Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác, và trong cả... tình yêu. Chẳng hạn, Tình nghệ sĩ là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội. Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ : "Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm..." sau đó, mới thành "Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng...". Cũng may, không thì ngày nay Tình nghệ sĩ lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông "hết hứng" viết. Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều "rất đáng tiếc" của mình cuối đời là tiếc sao "Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn- Từ Linh hay thì... chẳng có cô nào đẹp cả", mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!
    Ngay cả bút danh Từ Linh ký chung trong các bản nhạc của ông cũng là một kỷ niệm đẹp. Từ Linh vừa là bạn, vừa là tri âm. Người, không biết thực hư thế nào và trong những câu chữ nào, đã sửa soạn góp ý cho những bản thảo của Đoàn Chuẩn. Từ Linh đã mất vì ung thư năm 1992.
    Cũng thật may mắn, người hát nhạc Đoàn Chuẩn lại là Khánh Ly, và vài chục năm sau đó, ca sĩ Ánh Tuyết đã làm sống lại những ca khúc bất hủ này trong một tâm trạng mới, một luồng cảm xúc mới và một hơi thở mới...
    Nhạc sĩ Trần Chung
    Người con của mọi miền đất nước


    Nhạc sĩ Trần Chung (1-12-1927 - 12-9-2002) là tác giả của Ðêm Trường Sơn nhớ Bác, Bài ca Trường Sơn, Em ơi mùa xuân đến rồi đó, Về thăm mẹ, Chiều biên giới... - những bản nhạc khi trầm hùng, giục giã lòng người; khi trữ tình, duyên dáng.
    Năm 1999 là năm có nhiều niềm vui với nhạc sĩ Trần Chung: Ðài tiếng nói Việt Nam cùng Binh đoàn Trường Sơn tổ chức cuộc Bình chọn bài hát hay về Trường Sơn, trong 10 bài được bình chọn, ông có hai bài, trong đó Ðêm Trường Sơn nhớ Bác phổ thơ Nguyễn Trung Thu đứng đầu danh sách và Bài ca Trường Sơn (phổ thơ Gia Dũng) đứng hàng thứ tám. Rồi Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh công bố kết quả 30 ca khúc được bình chọn của chương trình Còn mãi những bài ca, Ðêm Trường Sơn nhớ Bác lại đứng trong danh sách này.
    Nhạc sĩ Trần Chung sinh ngày 1-12-1927 ở thành phố Hải Phòng (quê Lý Nhân, Hà Nam), yêu và đến với âm nhạc từ nhỏ qua đường tự học. Thời gian đầu ông được nhạc sĩ Hoàng Quý - người khởi xướng nhóm "Ðồng vọng" dìu dắt. Hồi ấy những giai điệu trữ tình của Tino Rossi , của các nhạc sĩ tân nhạc tiên phong như Văn Cao, Hoàng Quý, Lê Thương, Ðặng Thế Phong, Nguyễn Xuân Khoát... đã có ảnh hưởng sâu đậm đến ông. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ làm công tác văn phòng, rồi bị ốm nặng, được đơn vị cho về nhà điều trị, trên đường đi ông bị giặc phát hiện và bắt giam. Khi Hải Phòng giải phóng ông mới được thả.

    Sau đó ông tham gia phong trao ca hát ở thành phố cảng. Năm 1956, nhân chuyến về Hải Phòng để thực hiện chương trình thu thanh ca hát quần chúng, đài TNVN đã phát hiện giọng hát Trần Chung. Ông được chuyển về làm ca sĩ trong dàn nhạc của Ðài. Là ca sĩ nhưng ông say mê học hỏi sáng tác. Bài hát đầu tay Cô gái hội xuân (1957), phỏng thơ Hữu Loan, phát trên Ðài được công chúng yêu thích. Năm 1958, các nước vùng Trung Ðông vừa đấu tranh giành độc lập thắng lợi, lãnh đạo đài gợi ý "anh em nhạc sĩ sáng tác chào mừng thắng lợi của các nước bạn", Trần Chung có ngay bài Kỵ binh Irak sôi động, lạc quan, thấp thoáng âm điệu Trung Ðông, dù ông chỉ biết Trung Ðông xa xôi qua sách báo, qua bản giao hưởng nổi tiếng Phiên chợ Ba Tư...
    Khi cùng đoàn ca nhạc lên Sa Pa biểu diễn, gặp những cán bộ địa chất, được nghe họ kể về những gian nan vất vả, và khát vọng tìm kiếm tài nguyên cho Tổ quốc, ông xúc động viết bài Ánh lửa trong rừng (1962). Bài hát đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời ông: Ông chuyển sang làm phóng viên âm nhạc chương trình Khắp nơi ca hát. Như cá gặp nước, ông đi khắp nơi, thu thanh chương trình, tổ chức hướng dẫn ca hát, và hăng say sáng tác. Bạn bè đồng nghiệp thường đùa ông là nhạc sĩ "Công - Nông - Lâm - Thương" vì tác phẩm ông đề cập hầu hết các lĩnh vực cuộc sống. Ðề tài nào ông cũng có những giai điệu đi vào lòng người. Ông sống giản dị, suốt đời lóc cóc đạp xe từ phố hàng Ðiếu đến Ðài. Nhưng trong công việc ông luôn nghiêm cẩn. Có lần đi công tác về biết bài hát của mình đã được dàn dựng, nghe lại thấy có chỗ chưa đạt ông đề nghị dựng lại bằng được...
    Lần thăm ông ở Bệnh viện Hữu Nghị sau Tết Nhâm Ngọ, nghe ông kể: "Mình bị viêm đại tràng, phải mổ cắt bỏ một đoạn ruột, mai kia là về nhà thôi", mà mắt tôi cứ rưng rưng. Người thân đã giấu không cho ông biết rằng, ông đang bị căn bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối, các bác sĩ đã phải bó tay...
    Tôi nghĩ rằng ông biết trọng bệnh của mình, trái tim ông vốn nhạy cảm, nhưng ông làm như không biết để người thân yên lòng, bởi thấy ông hối hả làm việc: Ông soạn toàn bộ "gia tài", chọn lọc còn đúng 100 bài hát xếp gọn ghẽ vào cái cặp màu đỏ những bản nhạc chép tay bằng nét chữ rất đẹp... Hôm bạn ông chuyển các bài hát từ băng cassette sang đĩa CD, ông mừng lắm nhắn tôi sang chơi. Nhìn dáng ông lặng người ngồi nghe, ghi lại tên bài của từng đĩa, tôi cứ thầm nghĩ. Thật khó tin rằng những bản nhạc khi trầm hùng, giục giã lòng người, khi trữ tình, duyên dáng lại ẩn chứa trong con người gầy mảnh, nhỏ nhắn nhường này. Ông kể về các ca sĩ mà ông quý mến như Thu Phương, Lê Dung, Trần Khánh, Quốc Hương, hay Tiến Thành "đầy tài năng mà đoản mệnh", bởi giọng họ có hồn, có "máu thịt" lắm. Rồi ông nhận xét: Bây giờ mình nghe có ca sĩ được "bơm thành sao" hát thấy giọng "rỗng" quá, ngỡ họ chỉ chăm chút đầu tóc, áo hở rốn, hở nách thôi. Lắm khi nghe họ hát mà nhớ các ca sĩ ngày trước quá!". Hồi World Cup ông xem rất thích thú, bình luận hay chẳng kém... chuyên gia nào. Sau trận chung kết ông thích thú khen "cái thằng Brazil" , tôi thấy lấp lánh nụ cười tinh quái sau cặp kính lão, như nói rằng: "Tớ đã "câu giờ" lão thần chết, xem trọn được cái World Cup 2002 này!".
    Nhớ lần thấy ông vui, tôi trêu ông: "Cái chữ ký của anh khéo uốn lượn trông gợi vẻ núi đồi", ông cười khoái trá: "Ðúng, đúng là núi đồi, rừng biển tôi đi nhiều, hồi còn công tác Trần Chung này chưa bao giờ "chùng chân" đâu nhá. Có khi leo lên đồn biên phòng cao chót vót, các cậu lính trẻ ùa ra bế bổng mình lên, khoe "con thuộc nhiều bài của bố, nghe bài hát tưởng tượng bố to cao, râu ria, ai ngờ thấp bé nhẹ cân thế này". Ðêm ấy bên đống lửa "chúng nó" hát thâu đêm, lại được nghe chúng nó "bịa" lời bài hát của mình rồi bò ra cười, vừa thương các em gian khổ quá".
    Trong tấm ảnh nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải chụp hình ông gần đây (xem ảnh), ông không còn ôm cây đàn guitar bao năm gắn bó như ngày nào, mà như vịn cây đàn đứng dậy, như thèm được đi. Thế nhưng trái tim người nhạc sĩ của mọi miền đất nước, người sáng tác ca khúc chỉ vì yêu say đắm cuộc đời đến mức hồn nhiên, đã ngừng đập vào trưa ngày 12-9 vừa qua, khi phố phường trẻ em đã nhộn nhịp đánh trống ếch đón tết Trung thu, cái mùa thu Hà Nội nắng hanh vàng nhưng khi hoàng hôn xuống đã thấy ngai ngái lạnh, thoảng mùi hoa sữa... Chị San, người bạn đời chung thủy của ông mới mấy tháng mà tóc giờ đã bạc trắng, bùi ngùi kể: "Nhà tôi nói đùa với đứa cháu "Mọi người thương chú quá, nên chú nán lại ít ngày...". Cả một chặng đường dài 75 năm: việc nước được trao Huân chương Lao Ðộng hạng nhì, việc nhà đã có một ngôi nhà ấm cúng, hai người con đã yên bề gia thất, và thiên chức người nghệ sĩ đã được trao giải thưởng Nhà nước đợt đầu, kể cũng là hoàn thành rồi anh ạ...".
    Mỗi sớm mai, trên nhiều miền đất nước mà ông yêu mến lại vang lên nhạc hiệu hàng ngày là ca khúc của ông: ở Nam Ðịnh là Mùa Xuân trên thành phố dệt, ở Bắc Ninh là Qua cầu sông Thương... Vậy là ông-nhạc sĩ Trần Chung-vẫn cứ đang hiện diện trong cuộc đời này.
    The world is small.P a p i l l o n 
    Được gianghobenbinh sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 30/11/2003
  7. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Văn Cao

    Sinh ngày: 15-11-1923. Mất ngày: 10-07-1995
    Sở thích: Cùng bạn bè nhâm nhi rượu, đàm đạo nhạc và thơ
    Thành công lớn nhất: là một nhạc sĩ, nhà thơ hàng đầu trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam. Vinh dự là tác giả bài quốc ca hùng tráng của Việt Nam - Tiến Quân Ca.
    Văn Cao sinh ở Hải Phòng. Căn nhà nhỏ của người cai nhà máy nước nhìn thẳng ra bến Bính là nơi cậu bé Văn Cao cất tiếng khóc chào đời. Ông học chữ ở trường Bon Nan (nay là trường TH Ngô Quyền) và học nhạc ở trường Xanh Giô Dép (nay là trường PTCS Ngô Quyền). Xóm Lạc Viên hẻo lánh khi xưa còn ghi dấu một thời tá túc, khởi nghiệp tân nhạc của ông cùng Phạm Duy. Sau những bài hát đầu tiên, Văn Cao hình như tân nhạc không chỉ là sự ghi ra của 7 nốt nhạc theo kiểu Tây phương. Nó còn ôm chứa sự cộng lại của tam thiên, tứ địa. Nó mang cả cuộc sống vuông tròn của vũ trụ bao la. Nó gắn cùng ông trong mối liên quan thiên - địa - nhân. Vì thế, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi, Văn Cao đã tìm đến "Thiên thai" và "Trương Chi". Cái cô đơn của nhất thể toát ra từ "Ngồi đây ta gõ ván thuyền - ta ca trái đất còn riêng ta" đã đẩy Văn Cao đến tìm sự hòa nhập lớn lao thời ấy - hòa nhập vào cách mạng. Con người lịch sử hướng Văn Cao vào mối tương quan này là Vũ Quý. Chính do yêu cầu của Vũ Quý (thay mặt tổ chức), Văn Cao đã viết "Tiến quân ca" rồi sau cách mạng thì được chọn làm "Quốc ca Việt Nam". Nhưng cái chết bí ẩn của Vũ Quý đã ngấm dần vào Văn Cao, làm rã rời dần cái sự xoắn xuýt ban đầu giữa ông và đám đông. Văn Cao lại cô đơn giữa ồn ào xung quanh. Và cái thế sáng tạo của Văn Cao là cái thế dao động giữa cá nhân và đám đông, giữa đơn vị và toàn thể.
    Do ý thức được điều đó sâu sắc, ngay cả khi đi ra thế giới với tư cách một tác giả quốc ca của nước Việt Nam hay khi bản "Thiên thai" được trở thành một bản nhạc trong băng nhạc của các phi công vũ trụ Mỹ đem theo trong hành trình vũ trụ trên tàu A-pô-lô, Văn Cao vẫn giữ được một tâm niệm: "Tôi không đi qua tôi - không để lại gì".
    Sáng tạo âm nhạc của Văn Cao có thể xem như nằm gọn trong hai thập niên (1938 - 1958). Sau vụ "Nhân văn giai phẩm", hầu như Văn Cao làm nhạc không đáng kể. Nhưng cuối năm 1959, khi chuyển đến ban nghiên cứu âm nhạc thuộc bộ Văn hóa, chỉ sau một thời gian không lâu, ông đã biên soạn xong công trình nghiên cứu "Ðiệu thức năm CUNG TRONG DÂN CA ÐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ". Ở công trình này ông đã nêu lên một luận điểm độc đáo là: Ðiệu thức Ðô-rê-fa-sol-la (tương ứng với điệu thức Chủy trong âm nhạc của người Trung Hoa) là điệu thức gốc trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở ÐÓ, ÂM QUÃNG 4 CỦA ÐIỆU thức (tức âm fa) đóng vai trò chủ âm nằm ở bụng điệu thức. Và ông còn một bài viết "Con sáo sang sông theo phong cách Quan họ Bắc Ninh". Bài viết đã khẳng định "Con sáo sang sông" là thực sự Quan họ chứ không phải là mượn "Lý con sáo" như một số nhà nghiên cứu đã vội kết luận. Ðiều này trong cuộc nói chuyện với bộ đội thông tin ở Cần Thơ, ông đã nhắc đến và kèm theo một câu đùa: "Nhưng hôm nay ở đất Tây Ðô này, con sáo sang sông đã thành lý con sáo".
    Trước cửa căn nhà 108 phố Yết Kiêu của Văn Cao có một cây sấu nhỏ. Sấu nở hoa trắng rồi theo gió rắc đầy căn nhà nhạc sĩ vào đầu hè. Sấu vàng lá rồi cũng theo gió rơi đầy căn nhà nhạc sĩ vào cuối thu. Nó hệt như chính tâm hồn ông đứng qua bao thăng trầm....
    (Nguyễn Thụy Kha - Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc)
    The world is small.P a p i l l o n 
  8. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0

    Như thế đất HP cũng sinh ra không thiếu những tài năng văn
    nghệ, tuy thế hầu như họ rất ít các bài hát ca ngợi
    quê hương hoặc hình ảnh quê hương không xuất hiện nhiều
    trong tác phẩm của họ. Chưa hề thấy sông Lạch Tray, núi Voi
    cầu Lạc Long đi vào thơ bao nhiêu...
    HP được nhắc đến như mấy bài giản gị sau là của hiếm:
    Hải Phòng đêm
    Tôi đến nghe lòng mình vắng lặng
    Những con phố ngủ yên, thanh vắng
    Những tiếng nhạc xập xình từ quán vọng ra
    Tôi ngồi đây
    Sài Gòn Cafe, Đất Cảng, Biển gọi, Dilmah...
    Những cái tên biết từ Hà Nội
    Để khi đến, rồi đi dù rất vội
    Cũng cố một lần đến thử Hải Phòng ơi...
    Cutehoney

    Giọt cà phê
    Rơi, rơi
    Con phố nhỏ
    Lê Đại Hành - đất Cảng
    Những chiếc @ bóng loáng
    Những đôi tình nhân choáng váng
    Như còn say sau giấc ngủ trưa...
    Cà phê đắng
    riêng tôi
    Say
    sau những niềm chán ngắt
    Cánh cổng thời gian
    Mở rồi
    Lại đóng vào chán nản
    Dốc từng đầu ngón tay
    Lững thững
    Cà phê đọng
    Rớt rơi như làn máu
    Chuyển đỏ thành đen
    Như ván bài lật ngửa của cuộc đời.
    Hoa Hong Do
    Mùa thu Hải Phòng
    ----------------------------------------------
    Em có nghe heo may về trên phố
    Cát Dài, Cát Cụt, Cầu Đất, Ký Con
    Những cái tên nghe rất Hải Phòng
    Gắn một thời trong thư tịch cổ...
    Mùa thu về sau một đêm bão đổ
    Nỗi chờ muộn mằn vẫn có ích cho nhau
    Đêm khuya vắng một mình bên ngã Sáu
    Chợt nhớ một điều quên nói ở thành đô...
    (DYA)
    Người gửi:Hoa Hồng Đỏ

    The world is small.P a p i l l o n 
    Được gianghobenbinh sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 04/12/2003
  9. dotuannam

    dotuannam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Híc...híc....các pác viết hay wá. Em chẳng biết viết rì nữa, yêu Hải Phòng mà không biết nói thế nào. Các bác viết nhiều nữa nhé.
    Đời là mấy tí anh em ta ơi học mà làm gì, đời là mấy tí tội gì không chơi.
  10. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Lúc chiều thấy bác gianghobenbinh trong Box. Tính viết bài trả lời mà đang viết thì tèo...điên tiết không viết nữa...Giờ mới có hứng thú viết lại.Vài dòng nghịch nhĩ, mong mọi người không cười.
    Xét về chiều dày lịch sử, thiết nghĩ Hải Phòng hoàn toàn có đủ cảm xúc để các nhà văn, nhà thơ viết về nó. Bản thân nó thôi đã có đủ nguyên liệu để có thể xuất hiện những bài văn, bài thơ ca ngợi rồi. Nhưng đấy chỉ là yếu tố lịch sử, yếu tố truyền thống. Vậy ta thử xét về một yếu tố khác xem sao nhé?

    Về con người​
    Từ thời quá khứ xa, rất xa của mảnh đất này. Nơi chỉ có muối và nước mặn, con người đã phải bươn chải, giành giật từng thước đất với bà mẹ biển khơi. Vị mặn của Máu, Nước Mắt và Mồ Hôi đổ xuống cũng chẳng kém chút nào so với vị mặn của Muối.... Trong cuộc sống đó, liệu một nhà văn, một nhà thơ có thể tồn tại được không để cất lên tiếng hát về đồng loại của mình? Câu trả lời có lẽ là không. Bởi cuộc sống đã khắc nghiệt sẽ càng khắc nghiệt hơn khi trong tay họ là cái bút, cái nghiên. Họ cần phải sống trước khi hát....
    Thời gian trôi qua... Hải Phòng lớn lên. Nhưng sự lớn mạnh đó không đến từ những bản tình ca, nó lớn lên từ bàn tay, từ sự lao động của những người xây dựng nó. Những người sáng lập ra nó rồi sẽ chết đi, nhưng con cái họ, những đứa con sinh ra trên đồng lúa, trên bãi cát, trong những cơn bão để bảo vệ mùa màng, trong những lần chống chọi với cát, với nước, với trời và với cả sự nhòm ngó của những kẻ xấu. Bát cơm họ ăn có cả máu, cả nước mắt. Họ vẫn còn nhiều thứ phải lo nghĩ hơn trước khi dành thời gian cho thơ ca.
    Còn ở Huế thì sao? Lịch sử của nó chỉ là những tranh chấp giữa hai quốc gia. Trở thành cái chung rồi, nó lại chỉ còn là nơi dừng chân của một vương triều. Thử hỏi, trong lịch sử hình thành của nó, nó đã sinh ra được cái gì riêng cho Dân Tộc Việt Nam? Hay chỉ là những thứ người khác mang đến, hoặc là những thứ nó được thừa hưởng của bà mẹ Thiên Nhiên? Nó đẹp đấy, nó hào hùng đấy, nhưng mà toàn là những điều nó đi vay mượn. Người ta ca hát về nó vì nó đẹp. Đúng, điều này là dễ hiểu, nhưng đâu phải cứ ca hát về nhau đã là hay, là tốt???
    Người đem thế giới ngâm thành rượu
    Ta lấy càn khôn nhắm thế mồi

Chia sẻ trang này