Thanh Thủy và "Tình trầm" - chút góp nhặt cho tình thân và bè bạn Lâu nay, việc một ca sĩ phát hành album riêng là chuyện bình thường. Trong khi hiện tượng các ca sĩ trẻ đua nhau cho ra đời các album và ồ ạt thực hiện liveshow để phục vụ cho công nghệ "lăng xê", nhằm đánh bóng tên tuổi của mình thì sự có mặt của "Tình trầm" nhẹ nhàng, đằm thắm, trữ tình - CD của cô ca sĩ người Huế Thanh Thủy được xem như một sự thể nghiệm của cả người hát lẫn phòng thu đầu tiên của đất Cố đô. Khán giả Huế không ai là không biết đến cô ca sĩ có dáng vóc như người mẫu Thanh Thủy. Yêu và say mê âm nhạc, ngay từ nhỏ, Thanh Thủy đã là một giọng ca chủ lực của đội Chim Quyên, Nhà thiếu nhi thành phố Huế. Giọng hát của Thủy ngày một điêu luyện qua các phong trào văn nghệ của trường, của Ðoàn và từ đó, cái nghiệp ca hát như vận vào cô. Ðể được hát một cách "bài bản" hơn, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Thủy đã thi vào lớp Thanh nhạc trường Ðại học nghệ thuật Huế. Qua 4 năm miệt mài rèn luyện chính quy, cùng với những đợt tham gia phong trào thực tế, giọng hát Thanh Thủy ngày càng trưởng thành. Nghe Thủy hát, người nghe khi thì cảm được cái sâu lắng, mượt mà, dịu dàng trong những tình khúc Huế, khi sôi nổi, trẻ trung, đầy sức sống trong các ca khúc tuổi trẻ, khi thì tha thiết, trữ tình, đằm thắm trong những khúc tình ca. Ở bất kỳ thể loại nào, Thanh Thủy cũng có cách thể hiện phù hợp để chuyển tải nội dung bài hát đến người nghe, tạo nên mối rung cảm và đồng cảm sâu sắc giữa ca sĩ và khán thính giả. Trở lại với CD "Tình trầm", hơn 10 bài hát được đưa vào trong album cho thấy thế mạnh trong giọng hát của Thủy. Một chút khắc khoải, vấn vương trong "Bài tình cho giai nhân" (Quốc Bảo), một chút nuối tiếc trong "Ru ta ngậm ngùi" (Trịnh Công Sơn) và cả cái khát khao yêu và được yêu trong "Tình trầm" (Quốc Bảo)... được Thủy hát bằng cả tâm hồn. Album bỗng nhiên rộn rã, tươi vui, trẻ trung trong ca khúc "Khi nắng lên" (Quốc Bảo), "Tình yêu mong đợi" (Vũ Trọng Hiếu) để rồi trở lại với nỗi nhớ, niềm đau và cả một chút hoài niệm cho cuộc tình trong "Bến vắng" (Nguyễn Nhất Huy), "Một lần được yêu" (Lưu Bích- Kỳ Duyên) và "Dòng sông kỷ niệm" (Trúc Hồ). Cũng trong album này, một bài hát duy nhất về Huế của nhạc sĩ Vĩnh Phúc "Chiều Hương Giang" được Thủy thể hiện rất thành công, làm nao lòng những người con của Huế, những người đã xa Huế và cả những ai đã hơn một lần đến Huế... Khi được hỏi về album "Tình trầm", Thủy nhỏ nhẹ cho tôi biết: "Em không có tham vọng đưa giọng hát của mình đến với mọi người mà chỉ muốn làm một cái gì đó để kỷ niệm cho bạn bè và cho cả riêng mình nữa"... Tôi hiểu khi cầm trên tay đĩa CD lưu hành nội bộ này. Là người bạn rất thân của ca sĩ Mỹ Lệ, so với Vân Khánh là lớp người đi trước - những ca sĩ đã trưởng thành cùng một chiếc nôi Ðại học nghệ thuật Huế và hiện đang thành danh ở Sài Gòn - nhưng Thanh Thủy đã không mưu sinh bằng con đường ca hát chuyên nghiệp. Không phải là không có khả năng, cũng không thiếu nỗi đam mê cháy bỏng nhưng Thanh Thủy yêu Cố đô đến mức không thể rời xa Huế và cô bằng lòng ở lại đất thần kinh, có một công việc ổn định và làm đẹp cho Huế bằng chính giọng ca rất Huế ngay giữa thành phố này. Ðây cũng là cô ca sĩ Huế đầu tiên tự thực hiện album và album được thu tại Huế. Có thể nó chưa có được cái hoàn hảo về mỹ thuật cũng như kỹ thuật nhưng làm được điều này đã là một cố gắng rất lớn của một người Huế yêu ca hát. Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng một "bật mí" nho nhỏ: Thanh Thủy hiện đang công tác tại BTT NetCodo, Công ty Viễn thông Huế. Cô rất yêu công việc hiện tại nhưng ca hát vẫn luôn là niềm say mê trong cô. Và nếu bạn muốn thưởng thức giọng hát của Thanh Thuỷ thì bạn có thể gặp cô hằng đêm ở các tụ điểm ca nhạc quen thuộc trong thành phố như Serenade hay phòng trà Ngọc Anh...
lang thang trên net vô tình thấy đĩa nhạc của ca sĩ Thanh Thuỷ,giới thiệu mọi người nghe thử xem sao? http://www.hue.vnn.vn/real/tinhtram/index.htm
CA SĨ VÂN KHÁNH Mỗi khi nhắc đến Huế ta lại nghĩ ngay đến hình ảnh cổ kính, ?tà áo tím ngây thơ tóc thề bay?. Những ai muốn tìm sự thanh thản trong tâm hồn đều nghĩ đến Huế. Nét thơ mộng, hiền hoà của Huế vốn đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn nghệ sĩ. Và cũng chính Huế đã tạo ra một giọng ca truyền cảm đến tận trái tim người thưởng thức. Vân Khánh, người con gái xứ Quảng ấy đã mang chất Huế vào giữa thành phố Sài Gòn nhộn nhịp, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Sau Bảo Yến, có lẽ Vân Khánh là nữ ca sĩ thể hiện những ca khúc về Huế đậm đà nhất. Sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở Huế nên Vân Khánh mang đậm chất truyền thống của cố đô. Con gái Huế giọng nói nhẹ nhàng như ru, đó cũng là điểm thuận lợi khi chị thể hiện những ca khúc trữ tình, đặc biệt là những ca khúc về Huế. Năm 1998, Vân Khánh vào Sài Gòn để tìm cho mình một hướng đi. Giữa nhịp sống hối hả, giữa những dòng nhạc sôi động, giọng hát của chị như nốt lặng bình yên cho lòng người. Những bài hát quê hương cộng thêm chất giọng như say lòng người, Vân Khánh từng bước khẳng định mình trên sân khấu thành phố vốn đầy rẫy khó khăn. Khi mới vào Sài Gòn, chị cũng lo lắng về thị hiếu của người dân thành phố. Nhưng chị hiểu có năng lực thực sự sẽ được chấp nhận. Năng lực ở đây không chỉ là chất giọng cố đô vốn có mà phải làm sao có sự sáng tạo để chất giọng ấy không bị nhàm chán. Tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc tại ÐH Nghệ thuật Huế, Vân Khánh không bằng lòng với những kiến thức đã có, chị tiếp tục theo học Nhạc viện TPHCM để hoàn thiện giọng hát của mình. Với những kiến thức đã học, chị vận dụng thành công vào cách thể hiện của mình. Đầm ấm pha chút phá cách, luyến láy tạo sự đổi mới không ngừng trong cách diễn của Vân Khánh. Tùy theo mỗi bài hát có nhịp điệu, có nội dung khác nhau, chị có thể tự xướng âm, tự chọn cách thể hiện phù hợp với bài hát, nâng sức cảm của ca khúc lên đỉnh điểm. Đó chính là ưu thế của chị.?Muốn có chỗ đứng trong lòng công chúng, chủ yếu phải dựa vào năng lực của mình, đó mới là chỗ đứng vững chắc?. Chị luôn nói với bản thân như thế và tiếp tục cố gắng thực hiện theo quan điểm của mình. Chỉ cần nghe giọng hát thôi cũng đủ làm ta ?say?, đủ chất liệu để vẽ lên một cố đô với bến Ngự, cầu Tràng Tiền, sông Hương? Nhưng bấy nhiêu chưa đủ để làm ?sống? bức tranh, nó còn thiếu cái cốt lõi. Đó là hồn Huế. Hồn Huế không chỉ có ở những cảnh đẹp mà còn là cái tâm của người cố đô. Vân Khánh mang cái tâm thật sáng, thật đẹp. Trên sân khấu có rất nhiều phong cách khác nhau, nhưng người xem vẫn nhận ra Khánh bởi cái lắng đọng vốn có của Huế. Sáu năm hoạt động nghệ thuật và sống ở Sài Gòn, nhưng Vân Khánh không quên những gì của Huế. Sài Gòn sáng ánh đèn vẫn không lắp được nét trầm mặc của Huế. Huế là thế, một nét khắc sâu vào tâm khảm những ai đã đến, đã gắn bó, yêu thương Huế. Nét khắc ấy tạo động lực, chắp cánh cho tiếng hát của Vân Khánh bay cao. Thể hiện những ca khúc về Huế, chị hát bằng cả con tim đang thổn thức nỗi nhớ quê. Đó cũng là cách để chị vơi đi nỗi buồn xa xứ và mang Huế lại gần với người dân Nam bộ hơn. Trong khi các nữ ca sĩ lên sân khấu với trang phục lấp lánh kim tuyến, sang trong và hợp thời thì Vân Khánh vẫn duyên dáng trong chiếc áo dài truyền thống. Chị không sợ bị lạc giữa những cái hiện đại bởi đó là nét riêng của chị, nét riêng của Huế. Gam màu trầm trong những chiếc áo dài như đi thẳng vào tận sâu tâm hồn người. Dù cho vẻ ngoài có hối hả, có sôi động đến mấy thì cũng có lúc lòng người chùng xuống cho khoảng lặng hiện ra, bâng khuâng? Hiện nay, các ca sĩ thường chạy theo thị hiếu của công chúng chủ yếu là giới trẻ. Vì thế, họ thay đổi phong cách phù hợp để có thể trở thành ?sao?, nhưng Vân Khánh thì khác. Khi được hỏi: ?Chị có nghĩ sẽ thay đổi phong cách của mình??. Vân Khánh trả lời ngắn gọn, dứt khoát: ?Không!?. Chị vẫn là nốt lặng trong cung đàn xô bồ của thị trường âm nhạc hiện nay, nốt lặng của tâm hồn người, nốt lặng của Huế. Hiện nay, công nghệ lăng xê phát triển, nhiều ca sĩ trẻ chợt nổi lên một thời gian ngắn rồi lặn xuống mất tăm. Nhưng Vân Khánh, ở tuổi 26 khá trẻ, vẫn bước từng bước vững vàng trên con đường nghệ thuật mà không cần đến?công nghệ?. Mặc dù không tổ chức liveshows, nhưng tên tuổi của chị được khẳng định bằng chất giọng ngọt ngào du dương đến lạ. Cất cao tiếng hát, chị tin Huế luôn bên cạnh chị, nâng đỡ và chở che. Vân Khánh trong Huế, Huế trong chị, điều đó đã làm nên thành công. Và trong niềm hạnh phúc tràn đầy được làm mẹ, giọng hát của chị càng đậm thêm hương vị của tình mẫu tử. Chất giọng trầm, êm nhẹ, phong cách dịu dàng, một Vân Khánh luôn tìm về quê hương. Lý lịch trích ngang: * Vân Khánh mê ca hát từ nhỏ. * Năm 12 tuổi cô là diễn viên nhỏ tuổi duy nhất của đoàn nghệ thuật Quảng Trị. * Lớp 11 (17 tuổi) rời Quảng Trị vào Huế để học trung cấp thanh nhạc tại ÐH Nghệ thuật. * Năm 1998 vào TPHCM để hoàn tất chương trình đại học. * Ngoài giọng hát, Vân Khánh còn ngâm thơ, ca Huế? * Vân Khánh thường xuất hiện trên sân khấu ATB của ca sĩ Ánh Tuyết - một ca sĩ cũng xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài truyền thống như Khánh.
Topic hay đấy! Ba của chị Vân Khánh là đệ tử của cố nội tui đó, có ai tin không? Mà ai có thông tin về các ca sĩ Huế thì post lên cho bà con coi với. Tui khoái mấy ca sĩ như Ánh Tuyết, Thuỳ Dương, Thu Hiền, Bảo Yến á... họ hát nhạc Huế rất hay! Nói tới ca sĩ Huế tui dị ứng với Mỹ Lệ. Bà này người Quảng Bình kỳ nhỏ học ở Huế mà hở chút là nói gốc Huế này nọm ghét òm!
Ca sĩ Huế: hát không chỉ vì catsê Diệu Hà, một giọng ca mới của phòng trà Serenade, vốn là sinh viên ngữ văn tự học làm ca sĩ Hai năm trở lại đây đã có đến 11 phòng trà mọc lên ở Huế. Và chính từ nhu cầu đó, một số sinh viên chuyên ngành âm nhạc có giọng hát tốt đã được các phòng trà, vũ trường thu nhận để trở thành ca sĩ... Giới trẻ ở Huế và khách hàng thường xuyên của các phòng trà như Serenade, Violon hay vũ trường Ngọc Anh... đã không còn xa lạ với một số giọng ca như Phương Oanh, Viết Quang, Cẩm Thi... Đêm đêm, các ca sĩ này với chiếc xe máy của mình có thể chạy đến hai ba địa điểm để hát. Một số ca sĩ khác được phòng trà độc quyền giọng ca như Hồng Phương và Hoàng Ngọc ở Serenade, Ngọc Vũ và Anh Thọ ở Ngự Hà, các ca sĩ của phòng trà Hawaii hầu như không chạy sô. Giá catsê tại phòng trà, vũ trường ở Huế cho một bài hát từ 15.000 - 20.000đ, chỉ có ca sĩ chính mới được trả 25.000 - 30.000đ/bài. Bình quân mỗi ca sĩ hát 2 - 3 bài tại một phòng trà hoặc vũ trường. Mỗi đêm họ chạy sô được khoảng 2 - 3 địa điểm nên thu nhập bình quân cũng dao động từ 70.000 - 80.000đ/đêm. Ở Huế hiện nay catsê cao nhất và có nhiều sô diễn hằng đêm nhất là ca sĩ Phương Oanh, Viết Quang, Cẩm Thi... nhưng các ca sĩ này cũng chỉ được trả tối đa không quá 30.000đ cho một bài hát. Đa số ca sĩ Huế hiện nay đều còn khá trẻ, giọng ca chưa được chuyên nghiệp lắm, nhưng ngọn lửa đam mê thì luôn thường trực. Các bài hát của ca sĩ Huế chủ yếu vẫn là những dòng nhạc mà khách Huế ưa chuộng, như nhạc tiền chiến, Trịnh Công Sơn và một số nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975 như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, các nhạc sĩ viết về Huế như Dương Thiệu Tước, Minh Kỳ và các ca khúc nổi tiếng trên thế giới. Ca sĩ Huế có khả năng copy rất nhanh những tác phẩm nổi tiếng do các ?osao? vừa mới biểu diễn để làm bài tủ cho mình. Thậm chí một số ca sĩ trẻ ở Huế còn lấy một vài ?osao? làm thần tượng cho mình và ăn mặc, hát giống y như thần tượng của họ. Đơn cử như P.O. ăn mặc và có giọng hát rất giống Mỹ Tâm, M.T. y hệt Quang Linh... Điện thoại di động liên tục reo, lịch làm việc mỗi ngày của họ cũng bận rộn tập luyện, biểu diễn không khác gì các ?osao?. Chỉ có một điều khác biệt, đó là thu nhập của họ chỉ bằng một phần rất nhỏ thu nhập của các ?osao? ca nhạc. Phần lớn ca sĩ Huế như đã nói ở trên đều là sinh viên ngành nhạc nên việc đi hát ngoài mục đích kiếm tiền còn giúp trau dồi thêm kỹ năng ca hát. Vì thế, nghề hát đối với họ chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất. Như đã nói ở trên, đội ngũ ca sĩ ở Huế hiện nay đều còn khá trẻ và phần lớn đã được đào tạo qua trường lớp. Chất giọng của họ nếu được rèn luyện công phu, đào tạo bài bản hơn, có thể nói sẽ không thua kém một số ca sĩ tên tuổi hiện nay. Huế cũng đã sản sinh ra nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Quang Linh, Mỹ Lệ, Vân Khánh, Long Nhật, và có thể kể cả Ánh Tuyết, Nhất Sinh (tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế)... Nhưng các ca sĩ đó chỉ thật sự nổi tiếng khi rời xa Huế. Nguyên nhân của việc này là do môi trường âm nhạc ở Huế hiện nay chưa thật sự phát triển theo tính chuyên nghiệp mà chỉ ở dạng phong trào nên không có tiền đề đưa những giọng ca có tiềm năng trở thành ?osao?. (ĐOÀN NGỰ BÌNH-báo Tuổi Trẻ)