1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca sĩ Trọng Tấn muốn làm... thầy giáo

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi bumbum84vn, 10/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bumbum84vn

    bumbum84vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Trọng Tấn muốn làm... thầy giáo

    Ca sĩ Trọng Tấn
    '' Tôi sẽ ở lại trường Nhạc Viện Hà Nội để làm giảng viên sau khi tốt nghiệp vào tháng 6 năm tới... Tôi mong muốn đem những kiến thức mà mình đã học trong suốt 8 năm qua tại trường (4 năm trung cấp, 4 năm đại học) để truyền lại cho các bạn trẻ thuộc thế hệ sau mình...'' - Ca sĩ Trọng Tấn tâm sự trong cuộc gặp gỡ với phóng viên VASC Orient.

    - Anh có thể kể về con đường đến Nhạc viện của mình?

    - Đi thi ở Nhạc viện Hà Nội cũng là lần tiên Trọng Tấn ra Hà Nội, khi đó còn chưa biết trường nằm ở chỗ nào, nên miệng thì nói là đi tới Nhạc viện nhưng chân lại đạp xe xuống Trường Cao đẳng nhạc hoạ TƯ. Vào thời điểm đó, để thi vào Nhạc viện, thường các thí sinh đi ôn trước khoảng 2-3 tháng. Nghĩ mình chưa biết một nốt nhạc, tại sao lại không nhờ thầy phụ thêm? Vậy là đi kiếm thầy nhờ nhưng vì ra quá muộn nên không ai nhận cả... Cuối cùng, thật may mắn Trọng Tấn gặp được NSND Trần Hiếu và sau một hồi năn nỉ, chú Trần Hiếu đã nhận lời phụ đạo một số buổi. Năm đó, Trọng Tấn đã đỗ vào nhạc viện cùng với ca sĩ Quốc Khánh (người sau này đoạt giải nhì giọng hát hay Hà Nội năm 99) và Bích Thuỷ - người vừa đoạt giải nhất opera quốc tế vào tháng 9 mới đây tại Bangkok...

    - Sự luyện tập trong Nhạc viện chắc rất khắt khe?

    - Tất nhiên rồi. 8 năm ròng, gần như ngày nào Trọng Tấn cũng phải luyện giọng. Tự luyện ở nhà, luyện với thầy, với bạn. Luyện tại chính các cuộc biểu diễn nữa. Mình nghĩ việc học, luyện đối với các nghệ sĩ chân chính phải kéo dài cả cuộc đời.

    - Hiện nay, ở thể loại nhạc nhẹ, một số ''ngôi sao'' ở phía Nam hát rất thường nhưng tiền cát xê được trả cao. So với họ, anh hơn hẳn cả về chất giọng và sự khổ luyện, nhưng tiền cát xê.. anh luôn thấp hơn. Có khi nào anh cảm thấy chạnh lòng?

    - Không có gì phải chạnh lòng cả. Trọng Tấn rất tôn trọng các ca sĩ hát nhạc nhẹ. Tấn nghĩ, những điều mà các ca sĩ trẻ làm được cho dòng nhạc nhẹ là rất tốt. Nhưng nên chăng họ cũng phải khắt khe hơn với nghề nghiệp của mình để hướng công chúng theo dòng nhạc nhẹ lành mạnh. Một số ''ngôi sao'', theo mình nghĩ cần trau dồi thêm kiến thức âm nhạc.

    - Để giữ được chất giọng của mình, anh có chế độ sinh hoạt gì khác thường không?

    - Khác thường thì không, nhưng cũng phải giữ gìn sức khoẻ của mình, tránh những thứ có hại cho thanh đới như rượu, thuốc lá. Đôi khi không dám ăn cả những món ăn mình ưa thích như cà muối chẳng hạn, vì sợ ho. (cười)

    - Được biết anh đã cho ra 2 CD riêng...?

    - Khi cho ra những CD riêng, mình không tính nhiều đến chuyện doanh thu. Đã là một ca sĩ,thì ai cũng có mong muốn có một CD riêng cho mình để đến với khán giả. Vả lại, Trọng Tấn nghĩ dòng nhạc mình hát hầu như xuất hiện rất ít trong các CD khác. Thêm nữa, mình thấy một số bài hát hay như Quảng Bình quê ta ơi, Rặng trâm bầu... chưa được nhiều giới trẻ biết đến.

    - Vậy bao giờ anh sẽ có CD thứ ba?

    - Trọng Tấn vừa thu xong CD riêng thứ ba mang tựa đề ''Việt Nam quê hương tôi''. CD này bao gồm những bài hát hay về mọi miền của đất nước như: Hà Tây quê lụa, Qua bến đò quan, Quảng Bình quê ta ơi, Nha Trang mùa thu lại về, Dáng đứng Bến Tre... Dự tính, CD này sẽ được phát hành vào tháng tới.

    - Với ca khúc ''Tiếng đàn bầu'', anh đã đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát hay truyền hình toàn quốc năm 99. Khi quyết định chọn bài hát đó trong đêm chung kết, anh có ''ngại'' không, bởi trước anh, ca sĩ Kiều Hưng thể hiện rất thành công?




    Ca sĩ Trọng Tấn:
    - Giải nhất giọng hát hay Hà Nội năm 1997.
    - Giải nhất giọng hát hay truyền hình toàn quốc năm 1999.

    - Nếu nói rằng thể hiện hết được cái ''hồn'' vào trong bài hát ''Tiếng đàn bầu'' thì Trọng Tấn không bằng chú Kiều Hưng. Chú Hưng là lớp người đi trước được sống trong thời điểm đó, có lý tưởng, sức sống... nên vẫn có cái gì đó hơn. Nhưng trong đêm chung kết, Trọng Tấn hát vẫn được khán giả chấp nhận... Có lẽ là vì mình đã đưa được những cái mới vào trong bài hát mà vẫn giữ được tính cổ truyền vốn có của nó.

    - Từ trước đến nay cứ nhắc đến anh là khán giả lại nhớ đến những ca khúc cách mạng do anh thể hiện. Thời gian gần đây, anh xuất hiện nhiều hơn với các bài hát trữ tình ở nhiều chương trình của nhạc sĩ Phú Quang ... Hình như anh định chuyển hẳn sang hát dòng nhạc trữ tình?

    - Chưa bao giờ mình có ý định chuyển hẳn sang hát dòng nhạc trữ tình cả. Chính những ca khúc cách mạng đã đưa mình đến với công chúng thì làm sao mình lại từ bỏ được cơ chứ. Nhạc của nhạc sĩ Phú Quang là dòng nhạc trữ tình, đó là một dòng nhạc mà không phải ai cũng hát được. Mình nghĩ, ở dòng nhạc này nếu người hát không thực sự có tâm hồn, có chất giọng ''tình'' thì hát sẽ rất ''nguội''. Có rất nhiều ca sĩ hát, rõ ràng là hát nhạc trữ tình nhưng nghe rất ''lạnh''. Nhạc Phú Quang đôi khi người nghe cũng thấy nỗi đau quặn lên, hay sự ''gào thét'' trong đó. Nhưng nó không như sự ''gào thét'' trong nhạc nhẹ, nó mang một nét gì đó sâu lắng. Chú Quang rất tín nhiệm Trọng Tấn hát một số bài hát của chú ấy như: Mơ về nơi xa lắm, Hà Nội ngày trở về...

    - Trên sân khấu anh cùng ca sĩ Đăng Dương và Việt Hoàn hát rất ăn ý. Vậy đã khi nào các anh có ý định tạo dựng thành một ban nhạc chưa?

    - Tam ca Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn ra đời năm 1998. Bọn mình gặp nhau rất tình cờ. Thực ra đến bây giờ vẫn chưa gọi là một nhóm được, vẫn chỉ là ba người hát đơn. Chúng mình chưa bao giờ có ý định tạo dựng thành một ban nhạc, bởi rất nhiều lý do... Nhưng tam ca chúng mình vẫn sẽ hát cùng nhau khi có yêu cầu của Bộ Văn hoá hay một chương trình nào đó mời...

    - Anh có thể tiết lộ một chút về cuộc sống riêng tư của mình?

    - Mình đang xây nhà. Bạn gái mình là một cô gái xứ Thanh, đã tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn và đang học văn bằng hai tại Đại học Ngoại ngữ...

    - Xin cảm ơn anh!
    Cuộc đời Trọng Tấn:
    -Sinh ra tại Thanh Hoá trong một gia đình có bốn anh chị em. Trọng Tấn bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ khi còn là cậu học trò ''cưng'' của trường Đào Duy Từ (Thanh Hoá). Sau khi tốt nghiệp PTTH, chàng trai trẻ dự định thi vào 3 trường Đại học Kiến Trúc, ĐH Tài Chính và Nhạc viện Hà Nội nhưng sau nhiều đêm ''thao thức'', anh quyết định thi vào một trường duy nhất - Nhạc viện Hà Nội... và đã trở thành sinh viên của trường.
    Thương mẹ tần tảo nuôi hai em sinh đôi là Trọng Bình và Trọng Phương ăn học ở quê nhà, Trọng Tấn đem lại niềm vui cho mẹ bằng cách học thật chăm chỉ, cần mẫn tại trường Nhạc Viện. Ngay từ những năm đầu tiên khi còn học trung cấp, Trọng Tấn tự ''kiếm'' ra tiền từ những buổi biểu diễn ca nhạc. Chính từ những buổi đầu tích cực ''xông pha'' đó đã tạo cho Trọng Tấn tự tin hơn mỗi khi bước lên sân khấu...

    Có thể nói Trọng Tấn là người có lập trường và quyết đoán, không chiều theo thị hiếu ca nhạc thị trường, ca sĩ Trọng Tấn luôn chọn những ca khúc cách mạng, của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Thái Cơ, Phan Huỳnh Điểu... để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã ''rút ruột nhả tơ cho đời'', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.

    VASC Orient xin giới thiệu CD mới nhất của anh - Rặng Trâm bầu.


    (Hà Sơn - VASC Orient)
  2. Sergechrono85

    Sergechrono85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    4.695
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tui thấy có nhiều người trong nhạc viện hát quá đỉnh, chỉ tụi cái họ ít đi biểu diễn===>mấy tên ca sĩ quèn mới lên như diều gặp gió thế.

    "The weak lose their freedom to the strong.
    Such is the way of the strong
    And it is the providence of nature that only the strong survive..."

Chia sẻ trang này