1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CA TRÙ, có ai biết không ???

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi secret_garden, 20/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. secret_garden

    secret_garden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    CA TRÙ, có ai biết không ???

    Sorry các bạn mình tìm mãi mà không thấy cái nào nói rõ về chủ đề này nên đành phải mở topic mới.
    MÌnh đang cần rất nhiều thông tin về thể loại nhạc này, về nguồn gốc,phân loại (không biết nó chia ra làm mấy loại nhỉ?mình mới chỉ hiểu sơ sơ về ả đào,ngoài ra còn gì nữa không ) và thêm về đặc điểm của không gian hát ca trù nữa, cảm giác cũng như tâm trạng của người hát lẫn người nghe (hì ,tức là của những người ngày xưa ấy ạ). Nếu bạn nào biết về thể loại nhạc này hoặc biết link của trang web nào hay sách nào nói rõ và cụ thể về thể loại này làm ơn chỉ giúp mình
    Xin rất rất cảm ơn.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cũng sorry bạn, mình ở bên này thiếu thốn tư liệu nên những thông tin mình sắp đưa lên cho bạn là hết sức vắn tắt.
    Vốn thoát thai từ lối hát cửa đình, hát ả đào có sẵn cả một chương trình tiết mục tương đối ổn định với nhiều bài mà tên gọi đã thấy có trong sử sách từ thời xa xưa. Đại khái có thể kể ra những khúc như: Giáo trống, Giáo hương, Thét nhạc (hay Thiết nhạc), đọc thơ, đọc phú, Hát tỳ bà, Hát nói, Bắc phản, Mưỡu, Gửi thư, Chừ khi, cung huỳnh, Đại thạch, Hát ru, Hãm, Hát truyện, Thổng, múa bài bông, múa bỏ bộ, đánh đồng thiếp, Bợm gái say, bợm gái tỉnh, Loan mai hồng hạnh...hầu hết là những điệu hát trong cửa đình thờ thần hoặc hát thi ở cửa đình của các đào, kép trong Giáo phường. Dần dần, để phục vụ cho cuộc hát thính phòng thêm phong phú, một số những điệu Hát lý, Hát sẩm, Hát nhịp một...được đưa thêm vào, trong nhà hát thường gọi là những cách hát vặt, hát ngoài.. Tất nhiên vào môi trường của Hát ả đào, những điệu hát xuất phát từ những lối ca Huế, hát xẩm chợ hoặc hát chèo đều được ả đào hoá dần dần. Bởi vậy nghệ nhân đã phân biệt lối hát xẩm ả đào khác với lối xẩm chợ. So với xẩm chợ, xẩm ả đào có phần nhã nhặn, thanh tao hơn.
    Trống chầu trong hát ả đào vốn là chiếc trống cái treo trên giá trống ở ngoài đình làng hoặc ở trong cung vua, phủ chúa. Đến đầu thời Nguyễn, khi hát ả đào đã trở thành phổ biến ở Hà Nội, các nhà hát đã mọc lên từ phố Hàng Giấy, ấp Thái Hà, Ô Cầu Dền, Vạn Thái, Khâm Thiên, Kim Mã, Cầu GIấy, Vĩnh Hồ, Kim LIên, Chùa Mới..., trống cái không thích hợp với khung cảnh hát cho vui và nhà cửa chật hẹp, nên nó biến thành trống con với kích thước cao khoảng 22 cm với đường kính mặt trống 20cm, như ngày nay chúng ta thấy.
    Dàn nhạc đệm cho ả đào dần dần cũng giản tiện dần, để cuối cùng chỉ còn "bộ tứ nhạc khí" của nó: cỗ phách ba lá do ả đào vừa hát vừa tự gõ đệm; đàn đáy; trống chầu của vị quan viên ngồi thưởng thức và chính giọng hát của ả đào.(Vào khoảng cuối thế kỷ 19, khi các ả đào vừa múa vừa hát cũng có một dàn nhạc đệm theo. Song khi ả đào hát, có thể chỉ cần hai nhạc cụ: đàn nhị và đàn đáy. Còn sang thế kỷ 20, nếu không kể cỗ phách và chiếc trống chầu, ta chỉ còn thấy có một chiếc đàn đáy.
    Mong là sẽ có nhiều người khác có thể giúp bạn được. Mình sẽ tìm thêm tư liệu, nếu thấy sẽ post lên ngay. Chúc bạn vui.
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cũng sorry bạn, mình ở bên này thiếu thốn tư liệu nên những thông tin mình sắp đưa lên cho bạn là hết sức vắn tắt.
    Vốn thoát thai từ lối hát cửa đình, hát ả đào có sẵn cả một chương trình tiết mục tương đối ổn định với nhiều bài mà tên gọi đã thấy có trong sử sách từ thời xa xưa. Đại khái có thể kể ra những khúc như: Giáo trống, Giáo hương, Thét nhạc (hay Thiết nhạc), đọc thơ, đọc phú, Hát tỳ bà, Hát nói, Bắc phản, Mưỡu, Gửi thư, Chừ khi, cung huỳnh, Đại thạch, Hát ru, Hãm, Hát truyện, Thổng, múa bài bông, múa bỏ bộ, đánh đồng thiếp, Bợm gái say, bợm gái tỉnh, Loan mai hồng hạnh...hầu hết là những điệu hát trong cửa đình thờ thần hoặc hát thi ở cửa đình của các đào, kép trong Giáo phường. Dần dần, để phục vụ cho cuộc hát thính phòng thêm phong phú, một số những điệu Hát lý, Hát sẩm, Hát nhịp một...được đưa thêm vào, trong nhà hát thường gọi là những cách hát vặt, hát ngoài.. Tất nhiên vào môi trường của Hát ả đào, những điệu hát xuất phát từ những lối ca Huế, hát xẩm chợ hoặc hát chèo đều được ả đào hoá dần dần. Bởi vậy nghệ nhân đã phân biệt lối hát xẩm ả đào khác với lối xẩm chợ. So với xẩm chợ, xẩm ả đào có phần nhã nhặn, thanh tao hơn.
    Trống chầu trong hát ả đào vốn là chiếc trống cái treo trên giá trống ở ngoài đình làng hoặc ở trong cung vua, phủ chúa. Đến đầu thời Nguyễn, khi hát ả đào đã trở thành phổ biến ở Hà Nội, các nhà hát đã mọc lên từ phố Hàng Giấy, ấp Thái Hà, Ô Cầu Dền, Vạn Thái, Khâm Thiên, Kim Mã, Cầu GIấy, Vĩnh Hồ, Kim LIên, Chùa Mới..., trống cái không thích hợp với khung cảnh hát cho vui và nhà cửa chật hẹp, nên nó biến thành trống con với kích thước cao khoảng 22 cm với đường kính mặt trống 20cm, như ngày nay chúng ta thấy.
    Dàn nhạc đệm cho ả đào dần dần cũng giản tiện dần, để cuối cùng chỉ còn "bộ tứ nhạc khí" của nó: cỗ phách ba lá do ả đào vừa hát vừa tự gõ đệm; đàn đáy; trống chầu của vị quan viên ngồi thưởng thức và chính giọng hát của ả đào.(Vào khoảng cuối thế kỷ 19, khi các ả đào vừa múa vừa hát cũng có một dàn nhạc đệm theo. Song khi ả đào hát, có thể chỉ cần hai nhạc cụ: đàn nhị và đàn đáy. Còn sang thế kỷ 20, nếu không kể cỗ phách và chiếc trống chầu, ta chỉ còn thấy có một chiếc đàn đáy.
    Mong là sẽ có nhiều người khác có thể giúp bạn được. Mình sẽ tìm thêm tư liệu, nếu thấy sẽ post lên ngay. Chúc bạn vui.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chào Lys!
    Mới biết bạn tham gia học bên Pháp về Lí luận âm nhạc. Hay thật.Quả rất tuyệt.
    Ca trù, hát ả đào,Hát cô đầu, hay Hát nhà tơ,Hát nhà trò.
    Xin được bắt đầu bằng cái định nghĩa.
    Ca trù có thể nói là ra đời vào thời Lý có nghiã là thế kỉ 11.Vì như ta thấy trong Ca Trù có từ "quản giáp"( chỉ người nhạc sĩ đờn đệm đàn cho ca sĩ).
    Ca trù có đặc điểm là ca sĩ bao giờ cũng là đàn bà, tự gõ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái phách bằng tre. Cô được đệm bằng một cái đàn đáy, và một cái trống chầu dùng để đánh dấu các đoạn, và để làm nổi bật những đoạn hát hay.
    Ngày xưa có ba loại ca trù :
    Hát chơi, biểu diễn tại nhà những người hâm mộ, hoặc tại nhà cô ca sĩ.
    Hát cửa đình, biểu diễn ở đình làng.
    Hát thi, biểu diễn để tranh giải.
    Về Khái niệm.
    Ca Trù:"Trù" là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho mà người ta thường dùng để thưởng các cô ca sĩ. Mỗi khi ca đoạn nào hay, cô ca sĩ lại được khán giả cho một vài cái trù, đổi được ra thành tiền.Ngày xưa, ca trù chỉ biểu diễn trong cung đình, và nơi có nhiều quan lại.Mỗi khi cô ca sĩ hát hay, quan lại lại thưởng cho cô một cái thẻ.
    Sau này ca trù mới mở rộng, không chỉ biểu diễn ở chốn quan trường, cung đình nữa.
    Ả đào:Ngày xưa có cô Đào Thị hát hay nổi tiếng->hát ca trù->hát ả đào.Ả ở đây chỉ cô gái.Tôi không đồng ý với ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê nói là Đào còn có thể hiểu là 1 cây đào.
    Ngoài ra tôi cũng ko đồng ý với 2 ông Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho là hat ẳ đầu, chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng (tiền đầu) mà các cô ca sĩ phải trả cho cô giáo.Và "Cô đầu" được dùng để chỉ những cô ca sĩ có nhiều học trò.Nói như vậy là suy diễn, Đầu là đào đọc chệch đi mà thôi.
    Xin nói thêm về Mưỡu(từ này tôi biết là do ông Nguyễn Tuân), Mưỡu chính là chữ "mạo" là mặt (diện mạo) - đọc trại ra thành Mưỡu. Thường thì Mưỡi có bốn câu thơ lục bát trong đó nội dung bài Hát nói được tóm tắt.
    Về thể hiện ca trù
    Một đào nương hát độc xướng, tay gõ "phách" bằng tre hay bằng gỗ, với hai dùi bằng gỗ, một dùi tròn, một dùi chẻ làm hai gập lại. Có hai cách hát: "Hát khuôn", theo lề lối "tròn vành rõ chữ", một chữ phải uốn nắn công phu, một chữ phải có dư âm, phải biết cách "đổ hột" tức là ngân ngắt đoạn tiếng nghe như tiếng hạt châu rơi trên mâm, phải gằn lấy hơi từ cổ họng, chứ không phải từ ***g ngực như theo cách hát của phương Tây. Đổ hột thật nhuyễn, trong tiếng nhà nghề gọi là "đổ con kiến" (theo lời cụ Quách Thị Hồ). Hát bay **** gọi là "hát hàng hoa". Gõ dùi chẻ xuống phách gọi là "lá phách". Gõ dùi tròn xuống phách là "tay ba". Gõ phách phải một tay thấp một tay cao, một tiếng nhẹ một tiếng mạnh, một tiếng đục một tiếng trong, hai tiếng cùng đánh trong một lúc gọi là "chát".
    Có một nhạc khí phụ họa là đàn đáy, một cây đàn vô cùng độc đáo của người Việt. Thùng đàn hình thang hay hình chữ nhật, 3 tấc bề dài, 2 tấc bề ngang, mặt đàn bằng cây ngô đồng (firmiana platanifolia), không có đáy, cần rất dài. Đàn có 10 hoặc 11 phím, phím đầu gắn chính giữa đàn. Đàn có 3 dây: dây hàng (dây to), dây trung và dây tiểu (dây nhỏ). Cũng loại 3 dây mà khác hẳn san xian (tam huyền) của Trung Quốc, shamisen của Nhật Bản, sandze của Mông Cổ. Đàn khảy bằng dăm tre, tay mặt khảy, tay trái nhấn nhá. Có thể nói thêm về cách khảy, tiếng "vê", tiếng "vẩy", tiếng "lia" khác nhau như thế nào. Không phát âm tiếng đàn theo "hò xự xang xê cống" mà theo 7 âm "tính, tỉnh, tình, tinh, tung, tàng, tang". Tiếng đàn hợp âm đánh 3 lần gọi là "rinh, rinh, rinh".
    Có tiếng trống gọi là trống chầu, vì trống dùng châm câu mà cũng để phê phán. Roi trống phải nằm ngang mặt trống. Cách ngồi, tay vịn trống, tay cầm roi phải đúng phong cách.
    Trống có thể dùng gọi đào kép. Thường đánh ba tiếng để gọi đào kép. Khi đào kép ngồi vào chiếu có thể đánh khổ trống "Thôi cổ", hai tiếng trống khoan thai để giục đào kép. Trong lúc hát, có nhiều khổ trống dùng để khen hát, khen đàn mang tên "song châu", "liên châu", "xuyên tâm", "chánh diện", "thượng mã", "phi nhạn", "hạ mã", "lạc nhạn"...
    Tham khảo: Trần Văn Khê và âm nhạc truyền thống
    Ngoài ra nếu bạn muốn hiểu thêm về ca trù xin đọc cuốn :
    Việt Nam Ca trù biên khảo -Nhà xuẩt bản âm nhac.

  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chào Lys!
    Mới biết bạn tham gia học bên Pháp về Lí luận âm nhạc. Hay thật.Quả rất tuyệt.
    Ca trù, hát ả đào,Hát cô đầu, hay Hát nhà tơ,Hát nhà trò.
    Xin được bắt đầu bằng cái định nghĩa.
    Ca trù có thể nói là ra đời vào thời Lý có nghiã là thế kỉ 11.Vì như ta thấy trong Ca Trù có từ "quản giáp"( chỉ người nhạc sĩ đờn đệm đàn cho ca sĩ).
    Ca trù có đặc điểm là ca sĩ bao giờ cũng là đàn bà, tự gõ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái phách bằng tre. Cô được đệm bằng một cái đàn đáy, và một cái trống chầu dùng để đánh dấu các đoạn, và để làm nổi bật những đoạn hát hay.
    Ngày xưa có ba loại ca trù :
    Hát chơi, biểu diễn tại nhà những người hâm mộ, hoặc tại nhà cô ca sĩ.
    Hát cửa đình, biểu diễn ở đình làng.
    Hát thi, biểu diễn để tranh giải.
    Về Khái niệm.
    Ca Trù:"Trù" là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho mà người ta thường dùng để thưởng các cô ca sĩ. Mỗi khi ca đoạn nào hay, cô ca sĩ lại được khán giả cho một vài cái trù, đổi được ra thành tiền.Ngày xưa, ca trù chỉ biểu diễn trong cung đình, và nơi có nhiều quan lại.Mỗi khi cô ca sĩ hát hay, quan lại lại thưởng cho cô một cái thẻ.
    Sau này ca trù mới mở rộng, không chỉ biểu diễn ở chốn quan trường, cung đình nữa.
    Ả đào:Ngày xưa có cô Đào Thị hát hay nổi tiếng->hát ca trù->hát ả đào.Ả ở đây chỉ cô gái.Tôi không đồng ý với ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê nói là Đào còn có thể hiểu là 1 cây đào.
    Ngoài ra tôi cũng ko đồng ý với 2 ông Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho là hat ẳ đầu, chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng (tiền đầu) mà các cô ca sĩ phải trả cho cô giáo.Và "Cô đầu" được dùng để chỉ những cô ca sĩ có nhiều học trò.Nói như vậy là suy diễn, Đầu là đào đọc chệch đi mà thôi.
    Xin nói thêm về Mưỡu(từ này tôi biết là do ông Nguyễn Tuân), Mưỡu chính là chữ "mạo" là mặt (diện mạo) - đọc trại ra thành Mưỡu. Thường thì Mưỡi có bốn câu thơ lục bát trong đó nội dung bài Hát nói được tóm tắt.
    Về thể hiện ca trù
    Một đào nương hát độc xướng, tay gõ "phách" bằng tre hay bằng gỗ, với hai dùi bằng gỗ, một dùi tròn, một dùi chẻ làm hai gập lại. Có hai cách hát: "Hát khuôn", theo lề lối "tròn vành rõ chữ", một chữ phải uốn nắn công phu, một chữ phải có dư âm, phải biết cách "đổ hột" tức là ngân ngắt đoạn tiếng nghe như tiếng hạt châu rơi trên mâm, phải gằn lấy hơi từ cổ họng, chứ không phải từ ***g ngực như theo cách hát của phương Tây. Đổ hột thật nhuyễn, trong tiếng nhà nghề gọi là "đổ con kiến" (theo lời cụ Quách Thị Hồ). Hát bay **** gọi là "hát hàng hoa". Gõ dùi chẻ xuống phách gọi là "lá phách". Gõ dùi tròn xuống phách là "tay ba". Gõ phách phải một tay thấp một tay cao, một tiếng nhẹ một tiếng mạnh, một tiếng đục một tiếng trong, hai tiếng cùng đánh trong một lúc gọi là "chát".
    Có một nhạc khí phụ họa là đàn đáy, một cây đàn vô cùng độc đáo của người Việt. Thùng đàn hình thang hay hình chữ nhật, 3 tấc bề dài, 2 tấc bề ngang, mặt đàn bằng cây ngô đồng (firmiana platanifolia), không có đáy, cần rất dài. Đàn có 10 hoặc 11 phím, phím đầu gắn chính giữa đàn. Đàn có 3 dây: dây hàng (dây to), dây trung và dây tiểu (dây nhỏ). Cũng loại 3 dây mà khác hẳn san xian (tam huyền) của Trung Quốc, shamisen của Nhật Bản, sandze của Mông Cổ. Đàn khảy bằng dăm tre, tay mặt khảy, tay trái nhấn nhá. Có thể nói thêm về cách khảy, tiếng "vê", tiếng "vẩy", tiếng "lia" khác nhau như thế nào. Không phát âm tiếng đàn theo "hò xự xang xê cống" mà theo 7 âm "tính, tỉnh, tình, tinh, tung, tàng, tang". Tiếng đàn hợp âm đánh 3 lần gọi là "rinh, rinh, rinh".
    Có tiếng trống gọi là trống chầu, vì trống dùng châm câu mà cũng để phê phán. Roi trống phải nằm ngang mặt trống. Cách ngồi, tay vịn trống, tay cầm roi phải đúng phong cách.
    Trống có thể dùng gọi đào kép. Thường đánh ba tiếng để gọi đào kép. Khi đào kép ngồi vào chiếu có thể đánh khổ trống "Thôi cổ", hai tiếng trống khoan thai để giục đào kép. Trong lúc hát, có nhiều khổ trống dùng để khen hát, khen đàn mang tên "song châu", "liên châu", "xuyên tâm", "chánh diện", "thượng mã", "phi nhạn", "hạ mã", "lạc nhạn"...
    Tham khảo: Trần Văn Khê và âm nhạc truyền thống
    Ngoài ra nếu bạn muốn hiểu thêm về ca trù xin đọc cuốn :
    Việt Nam Ca trù biên khảo -Nhà xuẩt bản âm nhac.

  6. secret_garden

    secret_garden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Ôi,rất cám ơn các bạn,thông tin 2 bạn đưa ra quả thực rát thiết thực đối với mình,nhiều thông tin mình tìm rất nhiều rồi nhưng không thấy nói đến ,cám ơn cám ơn
    Nhưng còn một cái nữa mà mình còn băn khoăn là ca trù có thể chia ra làm mấy thể loại và tương lai nó có phát triển thêm loại hình nào của nó nữa không ?
    Vì mình đang làm một nhà hát ca trù nên muốn biết ca trù có những loại nào để chia thành các phòng chức năng ( hay nó chỉ có ba loại là hát trong nhà ,hát cửa đình và hát thi?). Ý mình hỏi là cách thể hiện ca trù có mấy kiểu ? hay lúc nào và bao giờ cũng chỉ có một kiểu giống như ả đào vậy ?
  7. secret_garden

    secret_garden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Ôi,rất cám ơn các bạn,thông tin 2 bạn đưa ra quả thực rát thiết thực đối với mình,nhiều thông tin mình tìm rất nhiều rồi nhưng không thấy nói đến ,cám ơn cám ơn
    Nhưng còn một cái nữa mà mình còn băn khoăn là ca trù có thể chia ra làm mấy thể loại và tương lai nó có phát triển thêm loại hình nào của nó nữa không ?
    Vì mình đang làm một nhà hát ca trù nên muốn biết ca trù có những loại nào để chia thành các phòng chức năng ( hay nó chỉ có ba loại là hát trong nhà ,hát cửa đình và hát thi?). Ý mình hỏi là cách thể hiện ca trù có mấy kiểu ? hay lúc nào và bao giờ cũng chỉ có một kiểu giống như ả đào vậy ?
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chào Home. Cảm ơn bạn, ngành học của mình cũng bình thường như các ngành khác thôi. Mà hình như bạn cũng là người trong ngành??? Nếu vậy thì sau này Lys sẽ phải nhờ đến bạn nhiều để giúp Lys tìm kiếm tư liệu viết luận văn đó nha. Năm nay Lys tốt nghiệp rồi.
    Bạn có thể cho biết tại sao không đồng ý với ý kiến của GS Khê: "Tôi không đồng ý với ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê nói là Đào còn có thể hiểu là 1 cây đào. " Mình vẫn liên lạc với GS bằng điện thoại, có gì mình sẽ hỏi thêm.
    Tuy mình học Lý luận âm nhạc thực, nhưng về mảng âm nhạc dân tộc VN thì thú thực là không biết nhiều, và lại ở xa, nên chỉ có thể giúp secret_garden có vậy mà thôi. Mong rằng box Âm nhạc ngày càng trở nên phong phú với nhiều chủ đề đa dạng và những đóng góp chất lượng của thành viên
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chào Home. Cảm ơn bạn, ngành học của mình cũng bình thường như các ngành khác thôi. Mà hình như bạn cũng là người trong ngành??? Nếu vậy thì sau này Lys sẽ phải nhờ đến bạn nhiều để giúp Lys tìm kiếm tư liệu viết luận văn đó nha. Năm nay Lys tốt nghiệp rồi.
    Bạn có thể cho biết tại sao không đồng ý với ý kiến của GS Khê: "Tôi không đồng ý với ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê nói là Đào còn có thể hiểu là 1 cây đào. " Mình vẫn liên lạc với GS bằng điện thoại, có gì mình sẽ hỏi thêm.
    Tuy mình học Lý luận âm nhạc thực, nhưng về mảng âm nhạc dân tộc VN thì thú thực là không biết nhiều, và lại ở xa, nên chỉ có thể giúp secret_garden có vậy mà thôi. Mong rằng box Âm nhạc ngày càng trở nên phong phú với nhiều chủ đề đa dạng và những đóng góp chất lượng của thành viên
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Uh, Vì mình nhớ hồi trước đọc cuốn sách về âm nhạc truyền thống, về phần Ca Trù, cuốn sách đó có ghi 1 người tên là Đào Thị sống ở thế kỉ 15&16, quê Hà Tĩnh nổi tiếng hát ca trù hay , và cái tên hát Ả đào, nghĩa là như vậy.Không những chỉ có mình cuốn đó, mà một số người nghiên cứu về âm nhạc dân gian cũng cho là vậy.
    Nhưng còn một cái nữa mà mình còn băn khoăn là ca trù có thể chia ra làm mấy thể loại và tương lai nó có phát triển thêm loại hình nào của nó nữa không ?
    Cái này mình sẽ tìm hiểu, và hỏi thêm để trả lời bạn. Dạo này mắc làm mấy chuyện, mình chưa có thời gian để trả lời bạn xác đáng.
    Hôm nay xin kể một câu chuyện Thần tích tổ Ca trù ở Lỗ Khê:
    Xưa, vào đời Lê Thái Tổ, trong nước ta, có người học Ðinh tên Lễ ở động Hoa Lư, huyện An Khang, phủ Trường Yên, đạo Thanh Hoá, đời trước từng được thụ phong, nối đời hưởng ấm, theo vua dấy nghĩa ở Lam Sơn chống lại Vương Thông đã được 10 năm. Ông lấy người con gái họ Trần, tên hiệu Minh Châu, là nhà truyền gia thi lễ, kế thế trâm anh, đúng thực cuộc hôn phối môn đăng hộ đối.
    Một hôm, Ðinh công đi huyện Nga Sơn phủ Hà Trung, đạo Thanh Hoá thấy có một động ở bên bờ biển gọi là động Bích Ðào, người thời đó gọi là động Thần Tiên. Ông bèn xem xét. Lúc ấy mặt trời chưa đứng bóng, bèn nằm nghỉ. Bỗng nhiên, ông mộng thấy có hai cụ già ngồi đánh cờ vui vẻ dưới gốc cây đào. Có một cụ tự xưng: "Ta vốn ở trên điện Thừa Hoa, tên là Ðông Phương Sóc, ngày ngày thường giáng hạ đến các tiên cung trên biển". Nhân đó, ông nói: "Nhà người đức dày, đắc địa sinh con ắt được quý tử. Trời đã định rồi vậy! Sẽ gặp và lấy vợ Tiên đó".
    Nói xong, theo đám mây bay lên không trung đi mất. Ông tỉnh dậy, khẩu chiến một bài thơ rằng:
    Hải thượng quần tiên sự diểu mang,
    Bích Ðào động khẩu thái hoang lương
    Càn khôn nhất ngộ cùng Ðông Sóc
    Vân thuỷ song nga lão bắc phương
    Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nguyệt,
    Sa diêm vô vị niết thu sương,
    Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng,
    Thùy đức Thiên Thai triệu báo tường.
    (Trên biển người tiên chuyện mãi vương
    Bích Ðào cửa động quá thê lương
    Một phen gặp gỡ cùng Ðông Sóc
    Ðôi mắt nheo cùng khách Bắc phương
    Ðá gõ âm vang lay bóng nguyệt
    Muối rây vô vị ám thu sương
    Người đời khổ mộng Thiên Thai mãi
    Ai biết Thiên Thai cũng mộng trường.)
    Ngày hôm đó, ông cùng binh sĩ trở về đồn sở. Bấy giờ Thái Tổ sai ông đem quân đi tuần phương Bắc để ứng phó với quân Minh. Ông tiến đến trang Lỗ Khê, huyện Ðông Ngàn, phủ Từ Sơn, thấy có một cuộc đất sơn thuỷ tình, có thế núi hình con phượng, hình cái đàn, là một thắng cảnh.
    Ngay hôm đó, ông truyền cho nhân dân, binh sĩ thiết lập đồn sở và trú lại đó. Ðược vài tháng, bà Trần thị, vợ ông, một đêm nằm mộng thấy một con rắn xanh từ dưới đất vọt lên, trườn vào trong lòng bà. Bà hoảng sợ tỉnh dậy. Từ đó bà Minh Châu có thai. Ðến năm Quý Tỵ, tháng 4 mùng 6 sinh hạ một con trai. Ðứa bé thiên tư cao lớn, dáng vẻ tuấn tú kì lạ. Ông biết là "đắc địa sinh nhân", đặt tên là Dự và nuôi dưỡng đứa bé rất thành tâm.
    Bấy giờ đang thượng tuần tháng Giêng, mùa xuân, Thái Tổ sai sứ giả đem thư tới, lệnh cho ông đi đánh giặc Minh ở Lạng Sơn. Ông liền hội họp binh sĩ, quyết đánh lớn một trận; nhưng đánh mãi mà chưa phân thắng bại. Ông đành trở về trang Lỗ Khê, đạo Kinh Bắc. Tháng lại ngày qua, Dự đã 12 tuổi, thiên tư dĩnh ngộ, học vấn tinh thông, cầm, kỳ, thi, họa, ca xướng thảy đều tinh luyện, chưa có bậc anh tài nào vượt được. Dự ngày ngày tìm học thể cách dạo đàn ở các giáo phường, nghe nói ở huyện Gia Ðịnh, Thuận An, có trang Ðông Cứu núi dựng chất chồng, dưới ở bến sông, trên có chùa Thiên Thai, chàng bèn đến đó. Tại đây, chàng gặp một người con gái có nhan sắc "chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường", thật là thanh sắc vẹn toàn. Ðinh Dự bèn hỏi: "Nàng từ nơi nào lại, mà hai ta gặp nhau ở đây vậy?". Người con gái ấy đáp: "Thiếp là Ðường Hoa Hải Tiên người ở động Nga Sơn, Thanh Hoá. Nhân lúc nhàn rỗi, lấy việc đọc giáo phường, thể cách 9 lối ca làm nghề". Ðinh Dự nghe vậy, bèn cười nói rằng: "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nay người lấy cái hoà đức ở trên để dạy tôi hoà hợp ở dưới, cho nên lễ nghĩa của đạo với thể cách đàn của giáo phường là đồng hành vậy".
    Thế rồi, chàng bèn cùng Ðường Hoa kết duyên chồng vợ, trở về nơi đồn trú là trang Lỗ Khê lập Giáo phường, cha mẹ đều rất vừa ý. Khoảng một năm sau, dạy xong nghề đàn, cũng lúc ấy, Thái Tổ sai sứ mang thư tới, nói rằng giặc Minh rất đông chia làm các đạo tiến vào nước ta. Vua kế cùng lực kiệt đành thúc thủ. Thái Tổ lo lắng lắm, sinh bệnh, bèn sai gọi Ðinh Lễ trở về Thanh Hoá, bàn định kế sách tiến quân. Ngày hôm đó, vợ chồng ông cùng con trai và nhân dân đem binh sĩ trở về Thanh Hoá. Bất đồ Ðinh Lễ và Minh Châu đi được nửa đường đều mất cả. Ðinh Dự và binh sĩ rước về quê cũ, chọn đất tốt để an táng. Sau đó vợ chồng Ðinh Dự mới tới nơi đồn sở của Thái Tổ tâu rằng: "Việc cha mẹ tôi do số trời, đều đã mất cả. Chúng tôi xin nguyện đàn hát để giải bệnh cho nhà vua".
    Thái Tổ liền quyết chiến một trận, giặc Minh bị đánh tan. Ngài lên ngôi Hoàng Ðế. Nhà vua tưởng nhớ các công thần, nghĩa sĩ bèn cho gọi vợ chồng Ðinh Dự về kinh đô mở yến tiệc, thưởng công, ban tước.
    Bấy giờ, Ðường Hoa phu nhân mới tâu với vua rằng: "Thiếp vốn do vượng khí của trời đất chung đúc mà sinh ra, biến hoá vô thường, tinh linh sáng suốt, bầu bạn cùng tiên, cai quản tam giới, biến hoá thiện duyên, chu du thiên hạ, dạy dỗ cho các phường để truyền lưu cổ tiếng thơm. Nay ngày tháng năm ở trần gian đã mãn, nguyện xin trở về thượng giới". Nói xong, khẩu chiếm một bài thơ rằng:
    Gián phong triều tấu cửu trùng thiên
    Tịch hệ thành môn tuyệt khả liên
    Nghĩa chủ báo sinh thần thượng tiết
    Thời nhân hột vị giáo phường hiền
    (Can ngăn dâng tấu chín tầng trời
    Chiều níu cửa thành xót mấy mươi
    Nghĩa chúa báo đền tròn khí tiết
    Người đời kể mãi chuyện không thôi)
    Ngâm xong, bay lên không trung đi mất, tức là hoá vậy. Bấy giờ Ðinh Dự tưởng nhớ đến tình chồng vợ bị ý trời đoạt đi, bèn bái tạ nhà vua, và khẩu chiếm một bài thơ rằng:
    Luỹ kế quân ân hốt khế nhiên,
    Hiếu trung nhất tiết lưỡng kiêm toàn
    Hạc quy hoa biểu thiên niên tại
    Vạn sự tri tâm thác lão thiên
    (Mấy kiếp ơn vua trọn tấm tình
    Hiếu trung một tiết vẹn thanh danh
    Hạc về, hoa biểu nghìa năm đó,
    Muôn việc yên lòng gửi cõi xanh)
    Ngâm xong, bèn ngửa mặt lên trời than rằng: "Không thể làm gì được nữa, cũng cùng một lý ấy", tức khắc biến thành một con rắn xanh thật dài, trườn qua trườn lại chỗ cột trụ rồi đi mất. Vua cho đôi vợ chồng này là bề tôi trung nghĩa. Bấy giờ là tháng 11 ngày 13, Ðinh Công và Hải Tiên cùng hoá vậy. Thái Tổ có thơ rằng:
    Lộ kinh cổ miếu thụ liên thiên
    Khái tưởng trung thần báo quốc niên
    Thuỳ vị đặc trung hoàn thất hiếu
    Ðắc trung tiện thị hiếu kiêm toàn.
    (Lối qua miếu cũ ngút trời cây
    Báo quốc trung quân tưởng những ngày
    Ai bảo được trung đành dứt hiếu
    Ðược trung lại hiếu vẹn tròn đầy [3] )
    Ngày hôm đó, vua bèn truyền hịch cho thần tử các giáo phường trong khắp nước Nam, đến kinh đô rước mỹ tự về giáo phường của mình thiết lập từ đường để thờ phụng. Vua chuẩn cho các cửa đình trong khắp nước Nam đều có lệ: tiết Khai Hạ ngày xuân cầu phúc với số tiền là 3 mạch. Giáo phường dùng để cung đốn trong việc thờ cúng ở giáo đường.
    Lê Thánh Tông hoàng đế ghi nhớ công tích của các bề tôi, có làm thơ, phổ vào lời ca để ghi lại điềm lành ấy, gồm các bài Quân đạo, Thần tiết, Quân Minh thần tiết, Dao tưởng anh hiền, Kỳ khí. Lại gia phong cho Ðinh Công là Thanh Xà Ðại Vương, gia phong Mãn Ðường Hoa làm Công chúa.
    Theo như bản thần tích tổ Ca trù của giáo phường Lỗ Khê thì ta có thể thấy được Giáo phường Lỗ khê là một trong những giáo phường lâu đời nhất còn tồn tại cho đến gần đây, ngày nay trở thành một làng Ca trù còn giữ lại được đình Ca công cũng như các nhi lễ thờ tế của giáo phường xưa.
    Hiện nay tại làng Lỗ khê - Ðông Anh - Hà Nội còn lại hai cụ nghệ nhân còn hát Ca trù đó là cụ: Phạm Thị Mùi (79 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Nhiên.
    Trong đó có cụ Phạm Thị Mùi còn giữ lại được các thể như sau:
    Bắc phản
    Mưỡu
    Hát nói
    Gửi thư
    Cung bắc
    Tì bà
    Hãm
    Ngâm vọng
    Sẩm cô đầu
    Ca đàn
    Dâng hương
    Thét nhạc
    Chước cẩm hồi văn
    Ðọc thơ, thổng
    Múa bỏ bộ
    Ðọc phú.
    Còn cụ Nguyễn Thị Nhiên giữ lại được các điệu như:
    Bắc phản
    Mưỡu
    Hát nói
    Gửi thư
    Cung bắc
    Tì bà
    Hãm
    Ngâm vọng
    Sẩm cô đầu
    Ca đàn
    Dâng hương
    Thét nhạc
    Ðọc thơ, thổng
    Múa bỏ bộ
    Ðọc Phú.
    Không biết Lys và garden có cần nghe một vài điệu ca trù không? Mai minh sẽ up lên nhé.
    To Lys: Home không phải là dân trong ngành như bạn nói đâu?Làm gì có vinh dự ấy. Dân CNTT chính hiệu đây.

Chia sẻ trang này