1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CA TRÙ, có ai biết không ???

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi secret_garden, 20/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Các bác thích Ca trù có thể liên hệ với gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi - số 27c Thuỵ Khuê - Hà Nội.
    Ông Nguyễn Văn Mùi: đánh trống chầu
    Anh Nguyễn Văn Khuê (con trai): đàn đáy (Mobile: 0915 255 189)
    Anh Nguyễn Văn Tiến (con trai): đánh đàn
    Chị Nguyễn Thuý Hoà (con gái): ca nương (ca trù)
    Cháu Nguyễn Thu Thảo (cháu nội): ca nương (ca trù)
    Cháu Nguyễn Kiều Anh (cháu nội): ca nương (hát xẩm)
    Được namsp sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 02/10/2006
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đôi nét về ca trù
     
    Trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, không một thể loại âm nhạc nào có tính đa diện như ca trù. Ca trù thuộc về loại thính phòng tức là loại nhạc trong đó một số nhỏ diễn viên đàn ca cho một số nhỏ thính giả nghe, trong một gian phòng tương đối nhỏ.
     
    1.Nguồc gốc, tên gọi và ý nghĩa:
     
    Ca trù hay ban đầu gọi là hát ả đào có từ thời Lý. Thuở ấy những người đi hát được gọi là con hát, hay chữ Hán gọi là xướng nhi, hoặc ca nữ.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương.
    Còn theo sách Công dư tiệp ký (trang 78) viết ?oCuối đời nhà Hồ (1400-1407) có người ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi nàng chết dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn ả đào. Về sau những người làm nghề ca hát như nàng đều gọi là ả đào?.

    Sang đến thời Hồng Đức (1470-1497) thì ca trù được phát triển mạnh. Thời đó vua sai các quan kê cứu âm nhạc nước Tàu, hợp vào âm điệu nước nhà rồi đặt ra hai bộ Đồng văn, chuyên tập âm luật, và Nhã Nhạc chuyên luyện nhân thanh.
    Âm nhạc và ca khúc đời Hồng Đức có:
    1.Cung Hoàng chung2.Cung Nam3.Cung Bắc4.Bát đoạn cẩm5.Đại thực6.Dương Kiều7.Âm Kiều8.Hà bắc9.Hà nam10.Thiết nhạc11.Đàn lẩy (nẩy)12.Hát tầng(So sánh âm luật đời Hồng Đức với lối hát ca trù ngày nay, ta nhận thấy trong 12 lối kể trên chỉ còn 5 lối lưu truyền lại là Cung Bắc, Đại thực, Hát tầng (nay gọi là Xướng tầng), Thiết nhạc, Hà nam. Riêng lối Hà nam người ta phỏng theo đó mà đặt ra điệu hát nói).
    Ngoài tên gọi hát ả đào, ca trù ( trù ở đây là cái thẻ tre ghi các mức tiền ứng với các thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng (cồng) và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi thưởng cho một cái trù. Đến sáng đào kép cứ theo trù thưởng mà tính tiền) loại hình nghệ thuật này còn có các tên gọi khác nữa là hát cửa quyền, hát cửa đình, hát nhà trò, hát nhà tơ, hát cô đầu, hát ca công?Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về các tên gọi khác đó.
    Hát cửa quyền: Là hình thức sinh hoạt nghệ thuật Ca trù trong các nghi thức của cung đình thời phong kiến. Theo Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tuỳ Bút có viết : Hát Ca trù đời nhà Lê ở trong cung gọi là Hát cửa quyền. Triều đình cắt cử hẳn một chức quan để phụ trách phần lễ nhạc trong cung, gọi là quan Thái thường. Hát cửa quyền được dùng vào các dịp khánh tiết của hoàng cung.
    Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt Ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng. Trên thực tế, người ta còn mượn không gian đình đền để tổ chức hát Ca trù với mục đích giải trí đơn thuần. Song, hát tế lễ vẫn được coi trọng hơn với cả một trình thức diễn xướng tổng hợp kéo dài. Bởi vậy, thuật ngữ Hát cửa đình vẫn được sử dụng với hàm ý chỉ loại âm nhạc Ca trù mang chức năng nghi lễ tín ngưỡng nơi đình (đền) làng.
    Hát nhà trò: Trong trình thức Hát cửa đình, bên cạnh âm nhạc bao giờ cũng có sự kết hợp của nghệ thuật múa và một số trò diễn mang tính sân khấu. Người ta gọi đó là "bỏ bộ". Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm điệu bộ người điên, người say rượu, người đi săn... Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là Hát nhà trò. Cách gọi này phổ biến ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Như vậy, Hát nhà trò cũng là thuật ngữ xuất phát từ hình thức phục vụ nghi lễ, tín ngưỡng.
    Hát nhà tơ: So với các tên gọi khác của nghệ thuật Ca trù, Hát nhà tơ là một thuật ngữ ít phổ biến. Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì thời xưa, ?odân chúng ít khi tìm ả đào về nhà hát chơi, chỉ các quan khi yến tiệc trong dinh hay trong ty (tơ - ngày xưa dinh Tuần phủ gọi là Phiên ty, dinh án sát gọi là Niết ty) mới tìm ả đào tới hát. Vì thế hát ả đào còn được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan?.
    Hát cô đầu: Theo Việt Nam ca trù biên khảo, chữ ả nghĩa là cô, ả đào nghĩa là cô đào. ?oNhững ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám, bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dưỡng thầy gọi là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng, và tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu?.
    Hát ca công: Theo Vũ Trung Tùy Bút thì cho đến cuối thời Lê, ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường.

     
    2.Những lối hát ca trù:
    Ca trù chia ra làm 3 lối hát chính:1. Hát chơi2. Hát cửa đình3. Hát thi
    Hát chơi là lối hát tổ chức tại nhà quan viên, hay nhà ả đào để quan viên thưởng thức. Về hát chơi, ả đào phải hát khuôn hơi diệu vợi, thường hát những bài tả tình, tả cảnh, thuật hoài, đều ngụ ý phóng khoáng, phong lưu, tình tứ.
    Hát cửa đình là lối hát thờ thần. Hát cửa đình phải đúng thể cách, những cũng có khi hát đơn giản, câm hơi cho được lâu như là hát lót. Hát cửa đình thường hát những bài về sử, về kinh truyện và sự tích danh nhân, ngoài những khúc hát do đào hát còn có những khúc do kép hát và vũ bộ.Hát thi là lối hát để khảo sát tài năng của đào kép. Hát thi gồm những khúc hát chúc tụng vua chúa, thần và dân, lại gồm đủ các khúc trong ca trù mà đào kép đều phải hát.
    Các thể ca trù, kể cả hát chơi, hát cửa đình, và hát thi gồm có:1. Bắc phản2. Mưỡu3. Hát nói4. Gửi thư5. Đọc thơ, Thổng, Dồn6. Đọc phú7. Chừ khi8. Hát ru9. Nhịp ba cung bắc10. Tỳ ba11. Kể truyện12. Hãm13. Ngâm vọng14. Xẩm cô đầu15. Ả phiền16. Giáo trống17. Giáo hương18. Dâng hương19. Thiết nhạc20. Hát giai21. Đại thạch22. Bỏ bộ (vũ)23. Múa bài bông (vũ)24. Chúc hỗ25. Múa tứ linh26. Ca đàn27. Thơ cách28. Hát giai câu một29. Giáo thơ phòng30. Thơ phòng31. Hà liễu câu một32. Trở tay ba33. Chúc tam thanh 34. Hà nam câu một35. Dóng chinh phu36. Dựng huỳnh37. Ngâm sang hát giai38. Xướng tầng39. Ngâm phú40. Màn đầu hát gái41. Mã thượng kiều42. Hát sử và Dã sử43. Màn đầu hát truyện44. Phản huỳnh45. Non mai46. Hồng hạnh.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    3.Thể hiện ca trù:
    Một đào nương hát độc xướng, tay gõ "phách" bằng tre hay bằng gỗ, với hai dùi bằng gỗ, một dùi tròn, một dùi chẻ làm hai gập lại. Có hai cách hát: ?oHát khuôn?, theo lề lối ?otròn vành rõ chữ?, một chữ phải uốn nắn công phu, một chữ phải có dư âm, phải biết cách ?ođổ hột? tức là ngân ngắt đoạn tiếng nghe như tiếng hạt châu rơi trên mâm, phải gằn lấy hơi từ cổ họng, chứ không phải từ ***g ngực như theo cách hát của phương Tây. Đổ hột làm cho câu hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than. Đổ hột thật nhuyễn, trong tiếng nhà nghề gọi là ?ođổ con kiến? (theo lời cụ Quách Thị Hồ). Hát bay **** gọi là ?ohát hàng hoa?. Gõ dùi chẻ xuống phách gọi là ?olá phách?. Gõ dùi tròn xuống phách là ?otay ba?. Gõ phách phải một tay thấp một tay cao, một tiếng nhẹ một tiếng mạnh, một tiếng đục một tiếng trong, hai tiếng cùng đánh trong một lúc gọi là ?ochát?, hai phách âm dương chen nhau, xen kẽ, pha trộn, có nhịp mà nghe như không có nhịp, có mà như không, thực mà như hư, hiện mà như ẩn.

     
    Thứ hai là người chơi đàn đáy. Đàn khảy bằng dăm tre, người chơi đàn đáy phải đánh rõ tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, tay trái phải biết cách nhấn, rung, nhấn chùn, bấm 3 dây khi đàn chữ ?odinh dinh dinh? . Khi chân phương khi dìu dặt, khi mạnh khi nhẹ, tiếng đàn trong đoạn sòng đầu, lưu không hay phụ hoạ theo lời ca chẳng những có nét nhạc, mà còn tạo nên ?ohồn nhạc?.
    Nhân vật thứ ba là người cầm chầu. Người cầm chầu gọi là ?oquan viên?, phải sành ca trù, biết rõ các khổ đàn, khổ phách, biết đàn thế nào là hay, hát thế nào là ?okhuôn?, là ?ohàng hoa? và không đánh trống ?obịt miệng ả đào?, lại phải nắm rõ các công thức xuyên tâm, song châu, liên châu, hạ mã, lạc nhạn để khen chê, thưởng phạt đúng nơi đúng cách, dáng ngồi, tay cầm roi, tay vịn mặt trống phải phong lưu đài các. Nghe tiếng chầu, thính giả biết giá trị và phong cách của người cầm chầu.
    4.Nhạc cụ :
    I/Đàn đáy :
    1.Nguồn gốc :
    Đàn đáy có từ bao giờ không rõ nhưng ít ra cũng được nhắc tới vào khoảng cách đây gần 200 năm.Theo sách Ca trù thể cách, tương truyền chiếc đàn đáy do tổ cô đầu là Đinh Lễ đời nhà Lê sáng tạo ra, làm từ gỗ ngô đồng xém đuôi, bắt chước theo kiểu vẽ do Lã Đại Tiên (một trong Bát Tiên) trao tặng.

    2. Tên gọi :
    Có 2 thuyết :a. Theo sách Ca trù biên khảo và Vũ Trung Tuỳ Bút, khi hát ổ cửa đền, người kép lấy lụa đeo đàn vào người để đứng gẩy cho đỡ mỏi nên gọi là đàn đáy. Đáy là do đọc chêch từ chữ Đới nghĩa là đeo.b. Truyện Đất Tổ : Đời nhà Lê, Đinh Lễ chế ra một cái đàn để gảy theo điệu hát cô đầu, khúc đàn cuồn cuộn như nước chảy ra biển sâu không thấy đáy. Về sau người ta gọi tắt là đàn đáy. Ở miền Trung từ Thanh hoá trở vào đều gọi là Vô Đề Cầm.
    3.Hình thức cấu tạo:
    Đàn đáy gồm các bộ phận:
    -         Bầu đàn: Bầu đàn bằng gỗ hình thang cân. Đáy lớn lại ở phía trên rộng khoảng 23 cm, đáy bé ở phía dưới rộng khoảng 20 cm, cạnh hai bên đo được khoảng 34 cm. Thành bầu vang dầy khoảng 8 cm, bằng gỗ cứng. Mặt bàn bằng gỗ ngô đồng để mộc. Đáy đàn thủng một hình chữ nhật. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận (cái thú) có lỗ để mắc dây đàn.
    -         Cần đàn và bầu đàn: cần đàn dài 1,16 m trên có gắn từ 10 đến 12 phím bằng tre. Những phím này cao và dầy, đỉnh phím dài hơn chân phím. Phím thứ nhất ( tính từ trên đầu đàn xuống) không gắn vào sát sơn khâu như ở các nhạc khí khác mà lại gắn vào giữa cần đàn.
    Đầu đàn hình lá đề. Hốc luồn dây có ba trục vặn dây.
     
    -         Dây đàn: Đàn đáy có 3 dây đàn bằng tơ xe. Dây mềm, dài, dễ nhấn. nay có thể dùng dây ni lông các cỡ to nhỏ khác nhau.
    4.Màu âm:
    Mầu âm đàn đáy gần giống mầu âm đàn nguyệt, nghe ấm áp, dịu ngọt, đôi lúc lại hơi đục, thích hợp với các loại tình cảm sâu sắc.
    5.Cung bậc:
    Gồm 5 cung :- Cung nam : bằng phẳng và xuống thấp- Cung bắc : rắn rỏi mà lên cao- Cung nao : tiếng dính vào và đi mau- Cung pha : ai oán, hơi chệch âm đi- Cung huỳnh : chênh vênh, chuyển giữa cung nọ và cung kiaVề sau có thêm 1 cung nữa là cung pha có đặc điểm lên cao ở phía cuối câu đàn.
    6. Kỹ thuật diễn tấu:
    A - KỸ THUẬT TAY PHẢI:
    (Đã giới thiệu trong phần thể hiện)
    B - KỸ THUẬT TAY TRÁI:
    Các ngón bấm tay trái như ngón rung, ngón nhấn, ngón láy?ở đàn đáy đều đánh được như đàn tỳ bà. Riêng ngón láy ở đàn đáy, hai âm nhấn láy đều cách nhau một quãng 3 ( tức là có thể nhấn cung phím sâu hơn so với các đàn gẩy dây khác).
    Ngoài ra ở đàn đáy, có môt ngón bấm đặc biệt là:
    1 ?" Ngón chùn: Dùng đầu ngón tay ( thường là 2 ngón) trong khi bấm trên dây, miết về phía bầu vang làm cho đoạn dây từ cung phím ấy đến cái thú chùng lại, âm thanh trở thành thấp hơn âm thường đánh.
    Ngón chùn là ngón đàn cổ truyền độc đáo làm cho âm thanh mềm mại, nghe tương tự như ngón nhấn luyến xuống bằng cách mượn cung.
    2 ?" Đánh chồng âm, hợp âm: Đàn đáy có 3 dây. Do đó có khả năng đánh chồng âm, hợp âm. Trong dân gian thường gọi là ngón sòng hay còn gọi là sòng đàn, một cách đánh hai âm một lúc.
    Ngón sòng được đánh thường xuyên, mỗi ngón gồm hai âm cách nhau một quãng 5 hay cách nhau một quãng 8.
    (Do chưa có thời gian vẽ hình minh hoạ nên mình chưa thể nói rõ hơn về các kỹ thuật này, sẽ giới thiệu sau).
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    II/Phách:

    1.Hình thức cấu tạo:
    Bộ phách ca trù gồm có bàn phách, tay ba và hai lá phách.
    Bàn phách: là một miếng tre già dài chừng 30 cm, bản rộng khoảng 4 cm. Hai đầu bàn phách là hai đầu mấu tre để làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Trông bàn phách giống một chiếc ghế dài nhỏ mà hai đầu mấu tre là hai chân ghế.
    Lá phách: là hai dùi gõ kép, gồm hai mảnh để chập vào nhau như một chiếc dúi bổ dọc ra. Hai lá phách dài khoảng 28 cm, do tay phải người đánh phách cầm chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách.
    Tay ba: là dùi gỗ cầm bằng tay trái. Tay ba thường làm bằng gỗ mít. Chiều dài như hai lá phách.
    2.Màu âm:
    Do cấu tạo đặc biệt của bàn phách và các dùi gõ, màu âm của bộ phách ca trù rất phong phú. Khi sử dụng tay ba gõ xuống bàn phách, tiếng phách nghe gọn, ròn và trong.
    Khi dùng hai lá phách gõ xuống bản phách, màu âm hơi đục, nhờ và bẹt (vì khi gõ, ngoài âm thanh do hai lá phách gõ xuống bàn phách, còn có một âm thanh nữa do hai lá phách đập vào nhau phát ra).
    Khi tay ba và hai lá phách cùng gõ một lúc xuống bàn phách, tiếng phách nghe hơi thô nhưng khỏe, chắc.
    3.Kỹ thuật diễn tấu:
    Phách cấu tạo đơn giản nhưng kỹ thuật diễn tấu rất phong phú, rất sinh động.
    Nghệ nhân để chỉ ba âm thanh chính của phách là : phách, rục, chát.
    Đó cũng chính là ba kỹ thuật cơ bản của cách đánh phách cổ truyền. Ngoài ra còn ngón ve phách mà nghệ nhân gọi là rung phách.
    a)Ngón phách: Do hai lá phách (tay phải) gõ xuống mặt bàn phách.
    b) Ngón rục : Do hai tiếng tay ba (tay trái) nhẹ nhàng gõ nhưng thật nhanh như nẩy trên bàn phách, tiếp ngay sau là hai lá phách (tay phải), gõ xuống bàn phách. Ba tiếng đó đi liền nhau, kết hợp với nhau tạo thành tiếng rục.
    Khi sử dụng nhiều tiếng rục đi liền ở tốc độ nhanh gây được một cảm giác náo nức khẩn trương, không ổn định. Nếu tiếng rục đi liền nhau ở tốc độ vừa phải, lại gây cho người nghe một cảm giác vững vàng, ổn định.
    c) Ngón chát : Tay ba và hai lá phách (nghĩa là cả tay trái và tay phải) cùng gõ xuống bàn phách nhưng có điều đặc biệt là hai lá phách gõ xuống trước tay ba một chút, sau khi gõ xuống bàn phách, cả hai tay không nhấc lên ngay. Tiếng chát nghe khoẻ, chắc, gây một ấn tượng vững chắc. Âm thanh của chát nghe mộc mạc nhưng hơi thô.
    Tiếng chat thường điểm vào những chỗ kết thúc một ý nhạc, một ý thơ.
    d) Ngón vê: (rung phách)
    Tiếng vê thường được dùng sau mỗi câu hát, câu đàn và được dùng nhiều trong các làn điệu mang tính chất ngâm ngợi như trong các điệu: đọc thơ, ngâm vọng, ngâm thơ?
    Có hai lối vê:
    Lối 1: Tay ba và hai lá phách thay đổi nhau gõ nhanh trên bàn phách. Lối vê này được sử dụng phổ biến.
    Lối 2 : Tay ba giơ cao phía trên bàn phách, hai lá phách luồn vào giữa gõ nhanh vào bàn phách và tay ba. Lối vê này ít được sử dụng, thấy xuất hiện trong bài Tỳ Bà Hành.
    Thông thường, trước khi vào vê là một chuỗi tiếng rục tiến hành với tốc độ nhanh dần rồi bắt vào tiếng vê.
    MỘT SỐ KHỔ PHÁCH:
    Trong lối hát ca trù, thông thường trước khi vào bài hát (hoặc ở những đoạn lưu không) có một chuỗi khổ phách kết hợp với diễn tấu cảu đànm đáy. Những khổ phách này thường là khuôn mẫu hoặc là chủ đề tiết tấu phách của mỗi đào nương.
    Trong các đào nương, có năm khổ phách lần lượt tiến hành như sau:
    1 - Khổ đầu còn gọi là sòng đầu.
    2 - Khổ giữa.
    3 - Khổ róc còn gọi là khổ xiết.
    4 ?" Lá đầu.
    5 ?" Sòng cuối còn gọi là sòng dây.
    Tiết tấu phách ở khổ đầu và sòng cuối thường giống nhau.
    Năm khổ phách này, đào nương diễn tấu có khác nhau, biến hoá theo phong cách riêng của mình.
    Khổ đầu và sòng cuối : Chuỗi phách này thường tiến hành với 3 hay 6 sòng đàn mở đầu hoặc kết thúc với tiết tấu phách đơn giản. Trong 5 khổ phách, đây là 2 khổ phách nhiều đào nương thống nhất cách đánh.
    Khổ giữa : Chuỗi phách này tiến hành khi đàn bắt đầu đánh giai điệu. Từ khổ giữa tiết tấu của phách được phát huy, biến hoá phong phú và cũng thể hiện rõ phong cách diễn tấu riêng biệt của từng đào nương.
    Khổ róc : (khổ xiết)
    Khổ phách này tiết tấu có phần phức tạp hơn.
    Lá đầu : Khổ phách này tiết tấu đơn giản dần để đi vào vòng cuối, chuẩn bị bắt đầu câu hát
    Năm khổ phách trên thường diễn tấu cùng với đàn đáy trước khi hát hoặc ở những đoạn đầu lưu không.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    III/Trống chầu :
     

    1.Hình thức cấu tạo:
     
    Mặt trống : Trống chầu có hai mặt, hình tròn, đường kính như nhau, khoảng 15 cm. Mặt trống thường được bịt bằng da nách trâu đã nạo mỏng (chất da ở đây rất bền, dai, đủ sức chịu đựng độ căng trên mặt trống). Đường viền da bịt mặt trống chùm xuống tang trống khoảng 3 cm và được đóng bằng đinh tre.
    Mặt da trống rất căng những vẫn phải bảo đảm một định âm cần thiết phù hợp vợi giọng hát của đào nương.
    Tang trống : Thường làm bằng gỗ mít, cao khoảng 18 cm, khoét từ một khúc gỗ mít (gọi là tang liền) hoặc có thể chắp các mảnh gỗ mít lại làm tang trống sau đó sơn chùm ra ngoài. Làm theo cách thứ nhất, trống chầu có hình dáng và màu âm đẹp hơn nhưng tang trống dễ nứt và tốn kém.
    Dùi trống : Làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 25 cm, một đầu to, một đầu nhỏ. Phía tay cầm là đầu to, phía gõ là đầu nhỏ.
     
    2.Màu âm:
    Âm thanh trống chầu đanh, gọn và ít vang. Do cách đánh thay đổi, khi đánh vào mặt trống, khi đánh vào tang trống. Khi biểu diễn ca trù, âm thanh của trống chầu gây cho người nghe cảm giác sâu sắc.
    3.Kỹ thuật diễn tấu :
    Như đã nói trên, dùng trống chầu, không những chỉ đánh trên mặt trống (ở nhiều vị trí), mà còn kết hợp đánh vào tang tống làm cho âm thanh, tiết tấu càng thêm phong phú.
    Trên mặt trống, có thể đánh vào giữa mặt trống, lại có thể đánh vào cạnh mặt trống. Đánh vào giữa mặt trống, người cầm chầu thường đánh bằng đầu dùi. Trường hợp này, tiếng trống nghe vang, ròn. Đây là cách đánh bình thường, gõ vào mặt trống và nhấc dùi ngay. Nếu gõ vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi trên mặt trống, âm thanh sẽ không vang mà lại khô, xỉn. Đánh vào cạnh mặt trống, phải đánh bạt sang bên. Trường hợp này có kết hợp bịt một phần mặt trống bằng tay kia, tiếng trống nghe đanh, gọn như tiếng phách.
    Trống chầu, thường dùng hai dùi, đánh thay đổi lần lượt, cũng có khi đánh cả hai dùi một lúc (nhất là những khi gõ vào tang trống), cũng có lúc dùng một dùi để điểm xuyết nhẹ nhàng cho người hát.
    a) Kỹ thuật đánh trên mặt trống :
    1- Ngón vê : Hai tay thay đổi nhau gõ dùi liên tục và thật nhanh giữa mặt trống. Tiếng trống vang rền, rộn rã gây hiệu quả dồn dập, thúc bách.(thường sử dụng trong chèo)
    2 - Ngón bịt : Tiếng trống bịt làm màu âm thay đổi, âm thanh này gợi lên những tình cảm không bình thường, có phần bực bội, u uất, căng thẳng.
    Có hai cách bịt :
    + Bịt bằng tay : Một tay gõ trống, âm thanh vừa vang lên, lập tức tay kia, hoặc là tay vừa gõ, bịt ngay mặt trống. Tiếng trống phát ra nghe bẹt, hơi xỉn.
    + Bịt bằng dùi : Một tay gõ trống, âm thanh vừa vang lên, lập tức dùng đuôi dùi tay kia, có khi dùng tay dùi tay vừa gõ bịt mặt trống (tức là sau khi gõ, lộn ngay đầu dùi lên, rồi đặt ngay đuôi dùi vào mặt trống). Cớ trường hợp đặt sẵn một đầu dùi trên mặt trống, còn dùi kia gõ. Tiếng trống phát ra nghe khô, đanh.
    Người ta còn có thể di động tay bịt hay dùi bịt trên mặt trống, trong khi tay kia vẫn gõ để tạo nên những âm thanh có độ cao màu âm khác nhau.
    b) Kỹ thuật đánh trên tang trống :
    Sử dụng cách đánh vào tang trống chầu rất quan trọng. Nhờ kết hợp tài tình giữa các lối đánh vào mặt trống và tang trống, có thể làm nổi bật sự đối lập nhưng lại hài hoà về màu sắc âm thanh, tiết tấu.
    Có hai cách đánh vào tang trống :
    1.Ngón vê : Cũng như ngón vê trên mặt trống. Hai tay thay đổi nhau gõ thật nhanh và liên tục vào hai bên tang trống.
    2.Ngón róc : Giống như ngón vê, hai tay thay đổi gõ nhanh vào tang trống, nhưng thường là năm tiếng một, tiếng sau cùng có độ ngân bằng bốn tiếng đầu và ở vào đầu phách. Nghệ nhân gọi ngón kỹ thuật này là ngón róc ( một công thức của ngón vê được sử dụng nhiều).
    (Trong phần kỹ thuật diễn tấu các nhạc cụ này mình nêu chung cho các loại hình sử dụng nhạc cụ chứ không chỉ nêu riêng trong ca trù, nên có một số kỹ thuật các bạn đọc không áp dụng trong ca trù - loại hình nghệ thuật yêu cầu sự chậm dãi,  như kỹ thuật ngón vê trong diễn tấu trống chầu... Còn các công thức xuyên tâm, song châu, liên châu, hạ mã, lạc nhạn, nếu có thời gian mình sẽ nói sau).
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    5.Hình thức hát nói trong ca trù:
    a. Bố cục một bài hát nói :Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì bố cục một bài hát nói 11 câu chia ra làm 6 khổ:
    1. Khổ nhập đề : câu 1 và câu 2, câu mở bài2. Khổ xuyên tâm : câu 3 và câu 43. Khổ thơ : khổ đan câu 5 và câu 6, là hai câu thơ chữ Hán hoặc quốc âm nêu ý chính của bài hát 4. Khổ xếp : câu 7 và 8 hát mau5. Khổ rải : câu 9 và 10 hát chậm rãi6. Khổ kết : câu 11, tóm tắt ý kiến toàn bài.Còn theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu thì bố cục một bài hát nói lại như sau :Câu 1 ?" 2 : lá đầuCâu 3 ?" 4 : xuyên thưaCâu 5 ?" 6 : thơCâu 7 ?" 8 : xuyên mauCâu 9 : dồnCâu 10 : xếpCâu 11 : keo.Câu cuối cùng thường được đặt 6 chữ. Hai câu 5 và 6 khi đặt thành thơ thì phải theo luật thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn. Ví dụ : Câu 5 và 6 trong bài Hồng hồng tuyết tuyết của Dương Khuê :Ngã lãng du thời quân thượng thiếuQuân kim hứa giá ngã thành ôngTuy nhiên vẫn có trường hợp người sáng tác không đặt theo hai thể thơ trên mà dùng câu có số chữ so le với nhau.Ví dụ : Câu 5 và 6 của bài Rõ mặt tu mi của Nguyễn Công Trứ  :Đố kỵ sá chi con tạoNợ tang bồng quyết trả cho xong.Bài hát nói có đủ 11 câu gọi là đủ khổ. Bài có trên 11 câu thì gọi là dôi khổ, ít hơn 11 câu thì gọi là thiếu khổ. Những bài nhiều câu, vừa dôi phách nam lại vừa dôi phách bắc, cách đặt câu khúc khuỷu lắt léo, gọi là gối hạc. Trong bài dôi khổ, khổ đầu và khổ cuối giữ nguyên, phần dôi ra thường nằm ở khổ giữa. Ở phần dôi ra, số câu, số chữ, cách gieo vần và luật bằng trác cũng theo như các khổ chính.Trong bài thiếu khổ, khổ bị thiếu thường là khổ giữa. Cả bài thường chỉ còn lại 7 câu.Ví dụ : Bài thiếu khổ Ngán cho nỗi xoay vần thế tụcSum họp này chẳng bõ lúc phân lyHỡi ông tơ ! Độc địa làm chiBắt kẻ ở người đi mà nỡ đượcThôi đã trót cùng nhau nguyện ướcDuyên đôi ta chẳng trước thì sauYêu nhau nhớ lấy lời nhau.(Tiễn biệt ?" Cung Thúc Thiềm)b. Mưỡu :Một bài hát nói thông thường có thêm phần mưỡu ban đầu. Mưỡu không phải là một phần của bài hát nói mà là một thể riêng nằm trong phần hát chơi. Hát mưỡu thuộc phách khoan, điệu hát khoan thai chậm rãi. Từ mưỡu sang hát nói phải qua năm khổ đàn là : sòng đàn, khổ giữa, khổ rải, lá đầu, sòng đàn. Mưỡu thường có hai hoặc bốn câu lục bát dùng để mở đường vào bài hát nói. Mưỡu nghĩa là mạo được đọc chệch đi, vì vậy phần mưỡu được hát lên để tóm tắt ý chính những tư tưởng trong bài hát nói.Có hai loại mưỡu là mưỡu đơn và mưỡu kép. Mưỡu gồm 2 câu thì gọi là mưỡu đơn, gồm 4 câu thì gọi là mưỡu kép. Ví dụ: Mưỡu đơn :
    Sầu ai lấp cả vòm trờiBiết chăng chẳng biết hỡi người tình chung(Chữ tình ?"  Nguyễn Công Trứ)Mưỡu kép :Kiếp sau xin chớ làm ngườiLàm đôi chim nhạn tung trời mà bayTuyệt mù bể nước non mâyBụi hồng trông thẳm như ngày chưa xa(Hơn nhau một chén rượu mời - Tản Đà)Tuy nhiên một số bài có đến 2 đoạn mưỡu đầu.Ví dụ:I. Tiễn ai chi liễu Giang đìnhBận ai chi mối tơ tình vương chơiBiết ai còn nhớ đến lờiHỏi ai còn nhớ đến người xa xaII. Dặn ai đừng có quên aiBức hồng cân ấy là lời cựu minhChiêm bao lẩn khuất quế đìnhTrông trăng mà lại tưởng tình cố nhân(Tặng cô đầu Cần ?" Dương Khuê)Lại chia ra thêm làm hai loại là mưỡu đầu và mưỡu hậu. Câu mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trùm lên toàn bài hát và không phải hiệp vần với câu đầu bài hát nói.
    Mưỡu hậu bao giờ cũng là mưỡu đơn. Mưỡu hậu thường đặt ở giữa câu xếp và câu keo, nhưng cũng có trường hợp mưỡu hậu đặt hẳn xuống dưới câu keo, nghĩa là dưới cùng của bài hát. Nếu hai câu mưỡu hậu đặt xen vào giữa câu xếp và câu keo thì câu lục phải ăn vần với câu xếp ở trên mà câu bát phải buông vần cho vần câu keo ở dưới bắt vào.Ví dụ : 4 câu cuối bài Trải khắp đường đời của Cao Bá Quát, theo thứ tự : xếp, mưỡu hậu, keo:Còn giận nỗi công danh chưa phỉ chíTrời đất sinh ta âu hữu ýKhách tài tình nên trải vị gian truânMột mai gặp hội phong vânc. Số chữ trong câu :Số chữ trong câu hát không hạn định. Có thể từ 4 đến 12, 13 chữ, hoặc cũng có những câu gối hạc, lối văn lắt léo, dùng đến trên 20 chữ. Câu keo thường có 6 chữ .d. Cách gieo vần trong bài hát nói :Trong bài hát nói, người ta dùng cả yêu vận lẫn chiết vận. Luật vần của bài hát nói có thể tóm tặt lại thành những điểm chính sau :1. Bài hát nói bao giờ cũng bắt đầu bằng một cước vận trắc2. Sau cước vận trắc đầu tiên là hai cước vận bằng rồi đến hai cước vận trắc, rồi lại đến 2 cước vận bằng3. Bài hát nói tận cùng bằng cước vận bằng4. Khi câu hát trên có cước vận trắc mà câu dưới chuyển sang cước vận bằng thì câu dưới phải có thêm yêu vận trắc. Trái lại khi câu trên có cước vận bằng mà câu dưới chuyển sang cước vận trắc thì câu dưới có thêm yêu vận bằng. Yêu vận gieo cách chữ cuối cùng trong câu hai hoặc ba chữ.5. Riêng hai câu của khổ thơ, vì là hai câu luật nên không có yêu vậnVí dụ :( ghi chú : c.v.t = cước vận trắc, c.v.b = cước vận bằng, y.v.t = yêu vận trắc, y.v.b=yêu vận bằng)Say chẳng biết phen này là mấy (c.v.t )Nhìn non sông chẳng thấy (y.v.t ) lại là say (c.v.B )Quái sao say say mãi thế này (c.v.B )Say suốt cả đêm ngày (y.v.B ) như bất tỉnh (c.v.t)Thê ngôn tuý tữu chân vô ích (c.v.t)Ngã dục tiêu sầu thả tự do (c.v.B )Việc trần ai ai tỉnh ai lo (c.v.B )Say tuý luý nhỏ to (y.v.B ) đều bất kể (c.v.t)Trời đất say là cái sướng thế (c.v.t)Vợ khuyên chồng chưa dễ (y.v.t) đã chừa say (c.v.B )Muốn say lại cứ mà say (c.v.B )
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    e. Luật bằng trắc trong bài hát nói:Luật bằng trắc trong bài tuân theo sơ đồ sau đây, tuy nhiên chỉ bắt luật chặt các chữ thứ 2, 4, 6 (nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh )1 t t b b t t 2 b b t t b b 3 b b t t b b 4 t t b b t t 4 câu này minh hoạ cho cả bài hát nói, trong đó câu 1 và câu 4 là những câu cùng gieo vần trắc, câu 2 và câu 3 là những câu cùng gieo vần bằng.Khổ xếp chỉ có 3 câu thì tuân theo luật của 3 câu đầu kể trênCâu 5 và 6 trong bài hát nói (khổ thơ) cùng những câu khác trong bài, nếu đặt thành thơ thì phải theo đúng luật bằng trắc thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Những câu vừa đủ 6 chữ theo đúng luật sơ đồ trên. Còn những câu dài hơn thì đối với việc ứng dụng luật ấy, phải chia làm 3 đoạn nhỏ trong từng câu. Mỗi đoạn 2 - 4 chữ hoặc dài nữa. Trong mỗi đoạn nhỏ ấy, chỉ kể chữ cuối là phải theo luật bằng trắc, các chữ còn lại được đặt tự do.Ví dụ :những chữ in đậm là không theo đúng luật bằng trắc, 0 = chữ gác ra ngoài luật,/ = dấu ngắt một đoạn nhỏ trong câuGiai nhân nan tái đắc(theo luật thơ)Trót yêu hoa / nên dan díu / với tình  0      b   b      0       b  t       t    b Mái tây hiên / nguyệt dãi / chênh vênh0     b     b          t      t      b       b      Rầu rĩ mấy /  xuân về / oanh nhớ0     t    t         b      b     b      t   Phong lưu công tử đa xuân tứ(theo luật thơ)Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ thư(theo luật thơ)Nước sông Tương /  một giải  / nông sờ0         b      b           t        t      b     b Cho kẻ đấy / người đây / mong mỏi0      t     t       b     b        b         t Bứt rứt nhẽ / trăm đường / nghìn nỗi0     t     t      b       b          b           tChữ chung tình /  biết nói / cùng ai0        b      b         t        t        b     b Ước gì /  gắn bó / một hait      b      t    t      t     b(Tự tình ?" Cao Bá Quát)Những câu ít hơn 6 chữ chỉ chia làm 2 đoạn  thì đoạn thiếu được tính là đoạn đầu, 2 đoạn còn lại theo đúng luật bằng trắc.Vd : Câu đầu bài Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn KhuyếnThuyền lan nhè nhẹ    b      b      t      tCâu đầu bài Cái thú say rượu của Nguyễn Công TrứSay chưa ? Say mới thú b      b        0        t      tNhững câu lấy chữ sẵn từ nơi khác không cần tuân theo đúng luật bằng trắc của hát nói.Vd : 2 câu đầu bài Thanh nhàn là lãi của Cao Bá Quát lấy từ Xuân nhật tuý khởi ngôn chí của Lý Bạch.Xử thế nhược đại mộngHồ lao vi kỳ sinh
    Tuy nhiên trong quá trình sáng tác, văn nhân không nhất thiết phải tuân theo chặt chẽ luật đã nêu trên, có thể thay đổi, miễn là câu hát lưu loát.
     
    Home_nguoikechuyen
    Tham khảo từ các tài liệu:
    1) Việt Nam ca trù biên khảo - Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề.
    2) Giới thiệu về ca trù ?" GSTS Trần Văn Khê.
    3) Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên.
    4) Vũ Trung Tuỳ Bút - Phạm Đình Hổ
    5) Nhạc khí dân tộc Việt Nam ?" Lê Huy và Huy Trân.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hôm gửi bài xong định sửa lại phần ảnh trong bài viết, có việc bận rùi quên khuấy đi mất. Hôm nay lên sửa thì hết hạn để sửa bài , đành gửi phụ vào vậy.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. aries84

    aries84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Gần một năm rồi chưa đi nghe ca trù,hnay lại thấy topic được up,lại nhớ.Aries thì ko biết gì nhiều về bộ môn nghệ thuật này,cũng ko có ý định tìm hiểu sâu,nghe vì thấy nó hay nên thích thôi.Hic,sao mama lại cấm mình nghe thể loại này nhỉ

Chia sẻ trang này