1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CA TRÙ, có ai biết không ???

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi secret_garden, 20/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ờ thấy rồi còn cái vụ offline, khi nào về VN tớ gọi điện thoại nha tớ thích cơm nồi đất, bún ngan Hai Bà Trưng, bánh bò Sài Gòn, bún chả Mai Hắc Đế, bánh tôm hồ Tây...với vài chục bắp ngô nướng nữa thui
  2. vviieettnnaamm

    vviieettnnaamm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Không biết gì nhiều về thể loại này, xong đây là 1 loại hình nghệ thuật đáng tôn trọng.... và có bản sắc riêng....
    Đã có những thời gian mình nghe loại này, mà thực tế, với âm thanh tốt,.... chất lượng bản ghi âm tốt, nghe loại này thú lắm đó.
    Các bạn thứ dowload ở đây mà nghe, tuy không nhiều, nhưng có cụ Quách Thị Hồ, nghệ nhân số1 trong loại hình này,
    [url]http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac1/Ca-tru/catru.html[/url]
    Thử nhé....
    chúc vui.
  3. vviieettnnaamm

    vviieettnnaamm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Không biết gì nhiều về thể loại này, xong đây là 1 loại hình nghệ thuật đáng tôn trọng.... và có bản sắc riêng....
    Đã có những thời gian mình nghe loại này, mà thực tế, với âm thanh tốt,.... chất lượng bản ghi âm tốt, nghe loại này thú lắm đó.
    Các bạn thứ dowload ở đây mà nghe, tuy không nhiều, nhưng có cụ Quách Thị Hồ, nghệ nhân số1 trong loại hình này,
    [url]http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac1/Ca-tru/catru.html[/url]
    Thử nhé....
    chúc vui.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hôm nay la cà qua Giaiđiệuxanh, thấy mấy bài về ca trù. Copy lại sang đây , bà còn đọc cho nó vui.

    Ca trù và những câu chuyện chưa có hồi kết





    [​IMG]


    Xin đừng để ca trù trở thành một thứ nghệ thuật bảo tàng, mà đã là nghệ thuật bảo tàng thì sẽ đánh dấu chấm hết.
    Ngày nay, trong thời buổi mà ?otoàn cầu hoá? đang diễn ra hầu như toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song song với kinh tế có lẽ văn hoá cũng đang bị đồng hóa một cách mạnh mẽ nhất. Đơn giản như chuyện ăn mặc thôi cũng đủ minh họa một cách hùng hồn cho thời buổi văn hoá đại chúng. Ra đường buổi tối, thấy cô gái nào cũng như cùng một cha một mẹ sinh ra: tóc ép, nhuộm, áo hai dây hoặc áo phông cộc, quần cạp trễ rốn?
    Sáng, trưa, chiều ăn thức ăn nhanh. Làm việc thì cắm cúi vào chiếc di động để nhắn tin. Nghe hết nhạc trẻ, MTV, rồi đến rock. Hết tiếp thu văn hoá, sau đó sẽ là đồng hoá với văn hoá bản địa làm một cuộc nhào nặn gọi là tiếp nhận để trở thành một thứ văn hoá mới là đạo hàm của văn hoá cũ. Ví dụ như áo dài truyền thống thì bây giờ sẽ có áo cách tân bằng cách xẻ thêm hai tà nữa ở giữa thành bốn tà, tiếp thu thư pháp chữ Hán chưa thông thì sáng tạo ra thư pháp chữ Quốc ngữ gọi là thư pháp người Việt, thức ăn nhanh của Tây có nhiều chất béo không kham nổi thì chuyển sang việc mua đồ nấu sẵn ở chợ đem về nhà bỏ vào lò vi sóng dùng luôn gọi là fast-food Việt Nam v.v...
    Thử điểm qua vài dòng để thấy ngày nay mọi người sống nhanh, gấp quá, thành thử những món ê a như ca trù bây giờ lại thành thứ lỗi mốt không theo kịp thời đại. Nói vậy chứ các bạn đừng bảo chúng tôi chỉ biết có mỗi ca trù mà quên các ngành nghệ thuật cổ truyền thống khác của dân tộc. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, ngày nay, muốn nghe Quan họ vẫn có thể sang Bắc Ninh, hơn bốn mươi làng Quan họ vẫn còn có người hát, muốn nghe ai cũng được; muốn nghe chèo thì về Thái Bình vẫn còn giữ được những chiếu chèo cổ, ở Hà Nội thì có bà Diễm Lộc, diễn Suý vân không ai bằng, vẫn có những giọng khuôn mẫu trong chèo cổ của nghệ sĩ Thanh Bình, Thanh Hoài; mà ai đồng bóng thích hát văn thì nhiều vô kể. Nhưng thử hỏi muốn nghe ca trù hay, thì tìm ở đâu? Điều đó quả là một câu hỏi khó.
    Từ khi cụ Quách Thị Hồ mất đi, muốn có một canh hát hay không phải là dễ. Những giọng oanh vàng một thời như cụ Phó Thị Kim Đức thì bây giờ hiếm khi được nghe cụ hát, vì có những lý do này nọ về chuyện đối xử với nghề nghiệp các tổ, mà cụ buông phách cũng khá lâu. Nếu giọng cụ Quách Thị Hồ với lối hát đanh sắc như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau thì tiếng cụ Đức như những viên ngọc tròn vo va vào nhau, cụ Đức lại còn có ngón phách tuyệt kỹ có một không hai mà ít người học được, đó là kỹ thuật láy hai tay. Còn cụ Mùi ở Đông Anh, cụ Chúc ở Hà Tây thì do tuổi tác cao nên cũng quên quên nhớ nhớ, việc tam sao thất bổn là không thể tránh khỏi. Trong khi đó những người hát trẻ thì không thể nào kế tục hết được những giá trị tinh tuý của nghề tổ truyền lại. Hầu hết mỗi người chỉ hát được 5 điệu, nhiều nhất là 10 điệu, và thế là đã tự cho rằng đi hát được rồi. Tệ hại hơn có người chỉ mới học thuộc một hai điệu, phách cầm chưa vững, nghe đàn chưa thông vậy mà cũng mang danh ca trù đi hát, hại cho nghề vô cùng, hầu hết khách được nghe ca trù kiểu này đều bỏ về hoặc buồn ngủ, sau đó ai cũng có những suy nghĩ khác về ca trù. Điều đó không thể tránh được.
    Vả lại người nghe sành thì ít mà nghe để thỏa mãn tò mò thì nhiều, nói đến ca trù ai cũng chỉ biết bài ?oHồng hồng Tuyết tuyết? của tác giả Dương Khuê, nhưng mấy ai biết rằng bài Hồng Tuyết chỉ là một trong hàng nghìn bài hát nói, mà hát nói chỉ là một trong hơn 40 điệu hát của Ca trù.

    [​IMG]


    Đến bây giờ, khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới thì lập tức được mang đi giới thiệu với bạn bè khắp năm châu. Nhưng ngày xưa ca trù cũng đã có mặt trong hầu hết các buổi tiệc tiếp đón sứ thần các nước, gắn liền với tên tuổi của một vị chúa sành chơi thuộc loại bậc nhất trong các vị vua chúa Việt Nam, đó chính là Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, ca trù cũng có mặt trong các buổi tế thần của các làng cổ, chín bài hát do tiến sĩ Lê Đức Mao soạn ra trong lễ tế thần làng Đông Ngạc đầu thế kỷ 15 đã nói lên được điều đó.
    Ngày nay, trong khi giới trẻ Việt Nam đang chìm đắm trong những tiện nghi văn hóa phương Tây đem lại, thì có những thanh niên người Nhật, người Anh, người Đức đã sang Việt Nam để tìm hiểu nghiên cứu về ca trù. Thế hệ trẻ nước ta nghĩ gì khi một thạc sĩ người Anh trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Việt Nam nói: Sau này các bạn trẻ Việt Nam muốn tìm hiểu về ca trù phải sang bên Anh để học, để lấy tư liệu. Và cũng thật đáng buồn thay khi một nhà nghiên cứu về ca trù cũng phải nói rằng: Bây giờ chẳng thể xác minh được đâu là ca trù thật, đâu là ca trù giả được, vì sách vở các cụ để lại quá ít. Có phải chính vì thế mà trong một bộ phim nổi tiếng Mê Thảo thời vang bóng chuyển thể từ tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân lại đưa một cây đàn nguyệt thay cho đàn đáy để hát ca trù. Chắc hẳn Nguyễn Tuân sống lại cũng lấy làm buồn vì ông đã từng viết trước đó rằng: Đàn nguyệt tiếng tanh lắm nên đừng tìm cách đưa đàn nguyệt thay đàn đáy để hát ca trù.
    Có phải thế không mà người ta đang tôn vinh những nghệ nhân ca trù mới chỉ biết miệng hát, tay đánh đàn, tay đánh trống, chân gõ phách mà không cần biết đó là một sự phỉ báng nghề nghiệp của các đào nương, khi cỗ phách đối với họ rất thiêng liêng, trong đình Ca công thì cỗ phách còn được mang lên để thờ. Đáng buồn thay cho ca trù!
    Vậy bảo tồn ca trù như thế nào trong khi ca trù thì đang chết mòn mà những việc đáng buồn đó vẫn diễn ra hàng ngày.
    Việc cần thiết nhất trước mắt là mời các cụ nghệ nhân thực sự của ca trù quy tụ lại để tổ chức một đoàn chuẩn cho các nơi noi theo. Hoàn thành được điều đó tưởng chừng rất khó vì nó cần có được cái tâm của những người làm văn hoá, nhưng thật ra lại là dễ bởi vì lấy tấm lòng đối đãi với tấm lòng thì chẳng việc gì không làm được.
    Xin đừng để ca trù trở thành một thứ nghệ thuật bảo tàng, mà đã là nghệ thuật bảo tàng thì sẽ đánh dấu chấm hết.
    Thần Anh
     
    Theo :http://giaidieuxanh.com.vn/
     
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hôm nay la cà qua Giaiđiệuxanh, thấy mấy bài về ca trù. Copy lại sang đây , bà còn đọc cho nó vui.

    Ca trù và những câu chuyện chưa có hồi kết





    [​IMG]


    Xin đừng để ca trù trở thành một thứ nghệ thuật bảo tàng, mà đã là nghệ thuật bảo tàng thì sẽ đánh dấu chấm hết.
    Ngày nay, trong thời buổi mà ?otoàn cầu hoá? đang diễn ra hầu như toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song song với kinh tế có lẽ văn hoá cũng đang bị đồng hóa một cách mạnh mẽ nhất. Đơn giản như chuyện ăn mặc thôi cũng đủ minh họa một cách hùng hồn cho thời buổi văn hoá đại chúng. Ra đường buổi tối, thấy cô gái nào cũng như cùng một cha một mẹ sinh ra: tóc ép, nhuộm, áo hai dây hoặc áo phông cộc, quần cạp trễ rốn?
    Sáng, trưa, chiều ăn thức ăn nhanh. Làm việc thì cắm cúi vào chiếc di động để nhắn tin. Nghe hết nhạc trẻ, MTV, rồi đến rock. Hết tiếp thu văn hoá, sau đó sẽ là đồng hoá với văn hoá bản địa làm một cuộc nhào nặn gọi là tiếp nhận để trở thành một thứ văn hoá mới là đạo hàm của văn hoá cũ. Ví dụ như áo dài truyền thống thì bây giờ sẽ có áo cách tân bằng cách xẻ thêm hai tà nữa ở giữa thành bốn tà, tiếp thu thư pháp chữ Hán chưa thông thì sáng tạo ra thư pháp chữ Quốc ngữ gọi là thư pháp người Việt, thức ăn nhanh của Tây có nhiều chất béo không kham nổi thì chuyển sang việc mua đồ nấu sẵn ở chợ đem về nhà bỏ vào lò vi sóng dùng luôn gọi là fast-food Việt Nam v.v...
    Thử điểm qua vài dòng để thấy ngày nay mọi người sống nhanh, gấp quá, thành thử những món ê a như ca trù bây giờ lại thành thứ lỗi mốt không theo kịp thời đại. Nói vậy chứ các bạn đừng bảo chúng tôi chỉ biết có mỗi ca trù mà quên các ngành nghệ thuật cổ truyền thống khác của dân tộc. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, ngày nay, muốn nghe Quan họ vẫn có thể sang Bắc Ninh, hơn bốn mươi làng Quan họ vẫn còn có người hát, muốn nghe ai cũng được; muốn nghe chèo thì về Thái Bình vẫn còn giữ được những chiếu chèo cổ, ở Hà Nội thì có bà Diễm Lộc, diễn Suý vân không ai bằng, vẫn có những giọng khuôn mẫu trong chèo cổ của nghệ sĩ Thanh Bình, Thanh Hoài; mà ai đồng bóng thích hát văn thì nhiều vô kể. Nhưng thử hỏi muốn nghe ca trù hay, thì tìm ở đâu? Điều đó quả là một câu hỏi khó.
    Từ khi cụ Quách Thị Hồ mất đi, muốn có một canh hát hay không phải là dễ. Những giọng oanh vàng một thời như cụ Phó Thị Kim Đức thì bây giờ hiếm khi được nghe cụ hát, vì có những lý do này nọ về chuyện đối xử với nghề nghiệp các tổ, mà cụ buông phách cũng khá lâu. Nếu giọng cụ Quách Thị Hồ với lối hát đanh sắc như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau thì tiếng cụ Đức như những viên ngọc tròn vo va vào nhau, cụ Đức lại còn có ngón phách tuyệt kỹ có một không hai mà ít người học được, đó là kỹ thuật láy hai tay. Còn cụ Mùi ở Đông Anh, cụ Chúc ở Hà Tây thì do tuổi tác cao nên cũng quên quên nhớ nhớ, việc tam sao thất bổn là không thể tránh khỏi. Trong khi đó những người hát trẻ thì không thể nào kế tục hết được những giá trị tinh tuý của nghề tổ truyền lại. Hầu hết mỗi người chỉ hát được 5 điệu, nhiều nhất là 10 điệu, và thế là đã tự cho rằng đi hát được rồi. Tệ hại hơn có người chỉ mới học thuộc một hai điệu, phách cầm chưa vững, nghe đàn chưa thông vậy mà cũng mang danh ca trù đi hát, hại cho nghề vô cùng, hầu hết khách được nghe ca trù kiểu này đều bỏ về hoặc buồn ngủ, sau đó ai cũng có những suy nghĩ khác về ca trù. Điều đó không thể tránh được.
    Vả lại người nghe sành thì ít mà nghe để thỏa mãn tò mò thì nhiều, nói đến ca trù ai cũng chỉ biết bài ?oHồng hồng Tuyết tuyết? của tác giả Dương Khuê, nhưng mấy ai biết rằng bài Hồng Tuyết chỉ là một trong hàng nghìn bài hát nói, mà hát nói chỉ là một trong hơn 40 điệu hát của Ca trù.

    [​IMG]


    Đến bây giờ, khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới thì lập tức được mang đi giới thiệu với bạn bè khắp năm châu. Nhưng ngày xưa ca trù cũng đã có mặt trong hầu hết các buổi tiệc tiếp đón sứ thần các nước, gắn liền với tên tuổi của một vị chúa sành chơi thuộc loại bậc nhất trong các vị vua chúa Việt Nam, đó chính là Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, ca trù cũng có mặt trong các buổi tế thần của các làng cổ, chín bài hát do tiến sĩ Lê Đức Mao soạn ra trong lễ tế thần làng Đông Ngạc đầu thế kỷ 15 đã nói lên được điều đó.
    Ngày nay, trong khi giới trẻ Việt Nam đang chìm đắm trong những tiện nghi văn hóa phương Tây đem lại, thì có những thanh niên người Nhật, người Anh, người Đức đã sang Việt Nam để tìm hiểu nghiên cứu về ca trù. Thế hệ trẻ nước ta nghĩ gì khi một thạc sĩ người Anh trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Việt Nam nói: Sau này các bạn trẻ Việt Nam muốn tìm hiểu về ca trù phải sang bên Anh để học, để lấy tư liệu. Và cũng thật đáng buồn thay khi một nhà nghiên cứu về ca trù cũng phải nói rằng: Bây giờ chẳng thể xác minh được đâu là ca trù thật, đâu là ca trù giả được, vì sách vở các cụ để lại quá ít. Có phải chính vì thế mà trong một bộ phim nổi tiếng Mê Thảo thời vang bóng chuyển thể từ tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân lại đưa một cây đàn nguyệt thay cho đàn đáy để hát ca trù. Chắc hẳn Nguyễn Tuân sống lại cũng lấy làm buồn vì ông đã từng viết trước đó rằng: Đàn nguyệt tiếng tanh lắm nên đừng tìm cách đưa đàn nguyệt thay đàn đáy để hát ca trù.
    Có phải thế không mà người ta đang tôn vinh những nghệ nhân ca trù mới chỉ biết miệng hát, tay đánh đàn, tay đánh trống, chân gõ phách mà không cần biết đó là một sự phỉ báng nghề nghiệp của các đào nương, khi cỗ phách đối với họ rất thiêng liêng, trong đình Ca công thì cỗ phách còn được mang lên để thờ. Đáng buồn thay cho ca trù!
    Vậy bảo tồn ca trù như thế nào trong khi ca trù thì đang chết mòn mà những việc đáng buồn đó vẫn diễn ra hàng ngày.
    Việc cần thiết nhất trước mắt là mời các cụ nghệ nhân thực sự của ca trù quy tụ lại để tổ chức một đoàn chuẩn cho các nơi noi theo. Hoàn thành được điều đó tưởng chừng rất khó vì nó cần có được cái tâm của những người làm văn hoá, nhưng thật ra lại là dễ bởi vì lấy tấm lòng đối đãi với tấm lòng thì chẳng việc gì không làm được.
    Xin đừng để ca trù trở thành một thứ nghệ thuật bảo tàng, mà đã là nghệ thuật bảo tàng thì sẽ đánh dấu chấm hết.
    Thần Anh
     
    Theo :http://giaidieuxanh.com.vn/
     
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lys và garden muốn tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc thì vào đây nhé:
    http://giaidieuxanh.com.vn/nhaccudantoc/
    Nhưng mình thấy viết sơ lược quá. Các bạn muốn tìm hiểu kĩ thì nói với Home.Nhà Home có một cuốn về Nhạc Cụ Dân Tộc, viết khá chi tiết.
     
    To Lys:Khi nào bạn về Hà Nội, thì ới cho Home một tiếng nhé.Home sẽ rủ Lys đi nghe ca trù.Và ăn một cái gì đó nếu Lys thích.
    Coi như một lời xin lỗi của Home gửi tới Lys nhé.
    Và xin lỗi luôn ca megai thân yêu nữa.Mong ngày gặp được mọi người.Còn cậu Phoipha ở Sài Gòn, chắc sẽ có dịp gặp.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lys và garden muốn tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc thì vào đây nhé:
    http://giaidieuxanh.com.vn/nhaccudantoc/
    Nhưng mình thấy viết sơ lược quá. Các bạn muốn tìm hiểu kĩ thì nói với Home.Nhà Home có một cuốn về Nhạc Cụ Dân Tộc, viết khá chi tiết.
     
    To Lys:Khi nào bạn về Hà Nội, thì ới cho Home một tiếng nhé.Home sẽ rủ Lys đi nghe ca trù.Và ăn một cái gì đó nếu Lys thích.
    Coi như một lời xin lỗi của Home gửi tới Lys nhé.
    Và xin lỗi luôn ca megai thân yêu nữa.Mong ngày gặp được mọi người.Còn cậu Phoipha ở Sài Gòn, chắc sẽ có dịp gặp.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
     
    Vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù




    NGUYỄN XUÂN DIỆN (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
    Ca trù - một lối chơi tao nhã, lịch lãm của các văn nhân tài tử xưa nay, trong đó văn chương, âm nhạc hoà quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc mà khúc triết tinh tế, dân gian mà bác học, thực mà ảo huyền vi diệu. Ca trù sinh ra trong cái nôi của văn hoá dân gian, lớn lên trong nguồn mạch bất tận ấy và mang trong mình diện mạo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Ca trù trở thành một bộ môn nghệ thuật bác học vào bậc nhất của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

    [​IMG]


    Đóng góp của ca trù vào văn hóa Việt Nam thật lớn. Từ ca trù, một thể thơ hết sức độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ Hát nói, với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về mặt âm nhạc, có hai nhạc khí là đàn Đáy là Phách, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên những nhạc khí đặc trưng của ca trù, góp phần đưa ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào một cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.
    Khác với nghệ thuật chèo, hát văn, đi thưởng thức ca trù gọi là đi ?onghe hát?, chứ không phải là đi ?oxem hát?. Người hát ca trù không có múa và diễn, cùng với các trang phục nhiều màu vẻ như chèo hay hát văn. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và ?ođối thoại? với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. Do đó, vẻ đẹp của ca trù là vẻ đẹp của âm thanh đã chuốt thành những chuỗi ngọc lung linh mà người hát trao cho người nghe hát, cũng đồng thời là những người làm ra các bài thơ đó, lại cũng là người phẩm bình, chấm điểm cho tiếng hát, tiếng phách ấy.
    Phách và Tiếng hát của đào nương

    [​IMG]


    Tiếng phách và tiếng hát của đào nương là một nét rất độc đáo của ca trù. Phách ca trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát, mà nó thực sự là một tiếng hát khác của người đào nương. Phách ca trù có 5 khổ. Người ca nữ trước tiên là học cho thật thành thạo 5 khổ phách. Yêu cầu là phải gõ phách đúng cao độ và trường độ, có thể tập phách với đàn. Sau khi gõ phách đã thành thạo thì sẽ học hát.
    Ca trù chỉ có năm khổ phách, nhưng phách lại là một yếu tố rất cơ bản để đánh giá trình độ của người ca nữ. Người ca nữ giỏi là người biết biến hóa tiếng phách của mình, tuỳ theo từng bài thơ hoặc tuỳ theo ý riêng của mình. Người trong nghề nghe tiếng phách mà biết cá tính sáng tạo của người ca nữ. Song điều quan trọng nhất là cho dù có biến hoá thế nào, thì phách ca trù vẫn có trong một khuôn khổ nhất định, và sự biến hoá này là để phục vụ cho việc phô diễn sự tinh tế của bài thơ mà nghệ sĩ đang thể hiện. Những nghệ sĩ có tiếng phách hay là Nguyễn Như Tuyết, Quách Thị Hồ, Kim Đức.
    Cách lấy hơi nhả chữ là một nét rất độc đáo của ca trù. Khác với các lối hát cổ truyền khác, cách lấy hơi trong hát ca trù tinh tế và phức tạp hơn. Trong khi hát chèo, người nghệ sĩ lấy hơi chủ yếu là từ khoang miệng, trong hát quan họ, người nghệ sĩ lấy hơi ở khoang miệng và cổ họng; thì hát ca trù, người nghệ sĩ lấy hơi không chỉ ở khoang miệng hay cổ họng mà còn vận hơi từ đan điền lên, lấy hơi ở khoang mũi nữa. Điều này rất khó, nhưng cái khó hơn là làm sao khi chuyển hơi mà người nghe không thể nhận ra, không để lộ và làm thô sự biến hoá này. Đạt được như vậy, tiếng hát của đào nương sẽ trở nên tinh tế, giàu âm sắc và đạt được đến sự biểu cảm cao nhất.
    Quá trình luyện tập cách lấy hơi là một khổ luyện thật sự. Quan trọng nhất là học lấy hơi cho ra chất riêng của ca trù. Các giáo phường xưa, khi dạy hát ca trù, người ta dạy điệu Bắc phản đầu tiên rồi mới sang các làn điệu khác. Bắc phản là một điệu hát sử dụng nhiều âm ư kéo dài, tiết tấu chậm.
    Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ là một bậc thầy về kỹ thuật luyến láy trong nghệ thuật ca trù Việt Nam trong thế kỷ 20.
    Đàn Đáy

    [​IMG]


    Theo các nhà nghiên cứu thì đàn Đáy là một nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Và đàn Đáy cũng chỉ dùng trong khi hát ca trù. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Loan trong bài Mỹ thuật cổ nói gì về thời điểm sớm nhất của Hát ả đào đã viết: ?oCây đàn Đáy này gắn bó với một thể loại ca nhạc độc đáo của người Việt, và chỉ với một thể loại mà thôi; Bởi vậy trở thành một nhân tố đặc trưng, khu biệt Hát ả đào với các thể loại ca nhạc khác?. Nguyễn Thuỵ Loan cho biết các căn cứ sớm nhất về đàn Đáy trong mỹ thuật cổ là các bức chạm gỗ ở một số đình làng như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà, Bắc Giang), Hoàng Xá (ứng Hòa, Hà Tây), Tam Lang (Can Lộc, Hà Tĩnh).
    Đàn Đáy cho một âm thanh trầm đục sâu lắng nền nã, hoà với tiếng phách có âm thanh sắc giòn tạo nên một sự đối chọi âm thanh vừa độc lập lại vừa bén quyện. Thỉnh thoảng lại xen một tiếng trống chầu gọn chắc, đĩnh đạc, khiến cho cuộc hát rất thi vị, mà trong đó chủ khách vừa tôn vinh nhau, lại vừa khẳng định sự độc lập và chủ động của mình. Những danh cầm đàn Đáy của ca trù trong thế kỷ 20 có thể kể gồm: Chu Văn Du, Đinh Khắc Ban, Phó Đình Kỳ.
    Trống chầu

    [​IMG]


    Người Quan viên là người cầm chầu (đánh trống chầu). Trống chầu là một nhạc khí truyền thống, có đường kính khoảng 15cm, tang trống bằng gỗ mít, cao khoảng 18cm. Dùi trống còn gọi là roi chầu, được làm bằng gỗ găng.
    Tiếng trống chầu là để ngắt câu, giục hát, khen câu thơ hay, thưởng giọng hát đẹp, thưởng cho nhịp phách tuyệt kỹ hoặc cho cung đàn ngọt. Đánh trống chầu là một nghệ thuật. Người có trình độ thẩm âm cao và có sự am hiểu văn học thì mới có thể cầm chầu để thưởng thức, khen chê đích đáng.
    Trong lối hát tuồng, hát chèo, cũng có sự khen chê, thưởng phạt như trong lối hát Ca trù. Song trống chầu trong ca trù thì biểu thị sự tinh tế rất cao. Vì trống chầu ca trù là để ?obình phẩm? cả tiếng phách, tiếng hát, tiếng đàn, và hơn hết là lời thơ. Người cầm chầu vừa phải bộc lộ khả năng thẩm âm, lại vừa phải bộc lộ khả năng cảm thụ văn chương nữa. Và do vậy, tiếng trống chầu rất giàu cá tính sáng tạo của người thưởng thức. Mỗi tiếng chát, biểu thị sự tán thưởng là một khoản tiền thưởng cho nghệ thuật của đào nương và nghệ sĩ chơi đàn. Vì thế, đi nghe hát ả đào ở các ca quán là một thú chơi rất phong lưu ngày xưa.
    Trong một cuộc hát ca trù, những khách nghe (quan viên) đều bình đẳng trước văn chương và âm nhạc. Vì thế người cầm chầu phải đại diện cao nhất của tất cả các quan viên có mặt trong cuộc hát. Đó là một lối chơi tao nhã của cha ông ta suốt nhiều thế kỷ qua.
    N.X.
     
    Theo :http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
     
    Vẻ đẹp của nghệ thuật ca trù




    NGUYỄN XUÂN DIỆN (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
    Ca trù - một lối chơi tao nhã, lịch lãm của các văn nhân tài tử xưa nay, trong đó văn chương, âm nhạc hoà quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc mà khúc triết tinh tế, dân gian mà bác học, thực mà ảo huyền vi diệu. Ca trù sinh ra trong cái nôi của văn hoá dân gian, lớn lên trong nguồn mạch bất tận ấy và mang trong mình diện mạo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Ca trù trở thành một bộ môn nghệ thuật bác học vào bậc nhất của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

    [​IMG]


    Đóng góp của ca trù vào văn hóa Việt Nam thật lớn. Từ ca trù, một thể thơ hết sức độc đáo ra đời và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ Hát nói, với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về mặt âm nhạc, có hai nhạc khí là đàn Đáy là Phách, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên những nhạc khí đặc trưng của ca trù, góp phần đưa ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào một cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.
    Khác với nghệ thuật chèo, hát văn, đi thưởng thức ca trù gọi là đi ?onghe hát?, chứ không phải là đi ?oxem hát?. Người hát ca trù không có múa và diễn, cùng với các trang phục nhiều màu vẻ như chèo hay hát văn. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và ?ođối thoại? với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. Do đó, vẻ đẹp của ca trù là vẻ đẹp của âm thanh đã chuốt thành những chuỗi ngọc lung linh mà người hát trao cho người nghe hát, cũng đồng thời là những người làm ra các bài thơ đó, lại cũng là người phẩm bình, chấm điểm cho tiếng hát, tiếng phách ấy.
    Phách và Tiếng hát của đào nương

    [​IMG]


    Tiếng phách và tiếng hát của đào nương là một nét rất độc đáo của ca trù. Phách ca trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát, mà nó thực sự là một tiếng hát khác của người đào nương. Phách ca trù có 5 khổ. Người ca nữ trước tiên là học cho thật thành thạo 5 khổ phách. Yêu cầu là phải gõ phách đúng cao độ và trường độ, có thể tập phách với đàn. Sau khi gõ phách đã thành thạo thì sẽ học hát.
    Ca trù chỉ có năm khổ phách, nhưng phách lại là một yếu tố rất cơ bản để đánh giá trình độ của người ca nữ. Người ca nữ giỏi là người biết biến hóa tiếng phách của mình, tuỳ theo từng bài thơ hoặc tuỳ theo ý riêng của mình. Người trong nghề nghe tiếng phách mà biết cá tính sáng tạo của người ca nữ. Song điều quan trọng nhất là cho dù có biến hoá thế nào, thì phách ca trù vẫn có trong một khuôn khổ nhất định, và sự biến hoá này là để phục vụ cho việc phô diễn sự tinh tế của bài thơ mà nghệ sĩ đang thể hiện. Những nghệ sĩ có tiếng phách hay là Nguyễn Như Tuyết, Quách Thị Hồ, Kim Đức.
    Cách lấy hơi nhả chữ là một nét rất độc đáo của ca trù. Khác với các lối hát cổ truyền khác, cách lấy hơi trong hát ca trù tinh tế và phức tạp hơn. Trong khi hát chèo, người nghệ sĩ lấy hơi chủ yếu là từ khoang miệng, trong hát quan họ, người nghệ sĩ lấy hơi ở khoang miệng và cổ họng; thì hát ca trù, người nghệ sĩ lấy hơi không chỉ ở khoang miệng hay cổ họng mà còn vận hơi từ đan điền lên, lấy hơi ở khoang mũi nữa. Điều này rất khó, nhưng cái khó hơn là làm sao khi chuyển hơi mà người nghe không thể nhận ra, không để lộ và làm thô sự biến hoá này. Đạt được như vậy, tiếng hát của đào nương sẽ trở nên tinh tế, giàu âm sắc và đạt được đến sự biểu cảm cao nhất.
    Quá trình luyện tập cách lấy hơi là một khổ luyện thật sự. Quan trọng nhất là học lấy hơi cho ra chất riêng của ca trù. Các giáo phường xưa, khi dạy hát ca trù, người ta dạy điệu Bắc phản đầu tiên rồi mới sang các làn điệu khác. Bắc phản là một điệu hát sử dụng nhiều âm ư kéo dài, tiết tấu chậm.
    Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ là một bậc thầy về kỹ thuật luyến láy trong nghệ thuật ca trù Việt Nam trong thế kỷ 20.
    Đàn Đáy

    [​IMG]


    Theo các nhà nghiên cứu thì đàn Đáy là một nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Và đàn Đáy cũng chỉ dùng trong khi hát ca trù. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Loan trong bài Mỹ thuật cổ nói gì về thời điểm sớm nhất của Hát ả đào đã viết: ?oCây đàn Đáy này gắn bó với một thể loại ca nhạc độc đáo của người Việt, và chỉ với một thể loại mà thôi; Bởi vậy trở thành một nhân tố đặc trưng, khu biệt Hát ả đào với các thể loại ca nhạc khác?. Nguyễn Thuỵ Loan cho biết các căn cứ sớm nhất về đàn Đáy trong mỹ thuật cổ là các bức chạm gỗ ở một số đình làng như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà, Bắc Giang), Hoàng Xá (ứng Hòa, Hà Tây), Tam Lang (Can Lộc, Hà Tĩnh).
    Đàn Đáy cho một âm thanh trầm đục sâu lắng nền nã, hoà với tiếng phách có âm thanh sắc giòn tạo nên một sự đối chọi âm thanh vừa độc lập lại vừa bén quyện. Thỉnh thoảng lại xen một tiếng trống chầu gọn chắc, đĩnh đạc, khiến cho cuộc hát rất thi vị, mà trong đó chủ khách vừa tôn vinh nhau, lại vừa khẳng định sự độc lập và chủ động của mình. Những danh cầm đàn Đáy của ca trù trong thế kỷ 20 có thể kể gồm: Chu Văn Du, Đinh Khắc Ban, Phó Đình Kỳ.
    Trống chầu

    [​IMG]


    Người Quan viên là người cầm chầu (đánh trống chầu). Trống chầu là một nhạc khí truyền thống, có đường kính khoảng 15cm, tang trống bằng gỗ mít, cao khoảng 18cm. Dùi trống còn gọi là roi chầu, được làm bằng gỗ găng.
    Tiếng trống chầu là để ngắt câu, giục hát, khen câu thơ hay, thưởng giọng hát đẹp, thưởng cho nhịp phách tuyệt kỹ hoặc cho cung đàn ngọt. Đánh trống chầu là một nghệ thuật. Người có trình độ thẩm âm cao và có sự am hiểu văn học thì mới có thể cầm chầu để thưởng thức, khen chê đích đáng.
    Trong lối hát tuồng, hát chèo, cũng có sự khen chê, thưởng phạt như trong lối hát Ca trù. Song trống chầu trong ca trù thì biểu thị sự tinh tế rất cao. Vì trống chầu ca trù là để ?obình phẩm? cả tiếng phách, tiếng hát, tiếng đàn, và hơn hết là lời thơ. Người cầm chầu vừa phải bộc lộ khả năng thẩm âm, lại vừa phải bộc lộ khả năng cảm thụ văn chương nữa. Và do vậy, tiếng trống chầu rất giàu cá tính sáng tạo của người thưởng thức. Mỗi tiếng chát, biểu thị sự tán thưởng là một khoản tiền thưởng cho nghệ thuật của đào nương và nghệ sĩ chơi đàn. Vì thế, đi nghe hát ả đào ở các ca quán là một thú chơi rất phong lưu ngày xưa.
    Trong một cuộc hát ca trù, những khách nghe (quan viên) đều bình đẳng trước văn chương và âm nhạc. Vì thế người cầm chầu phải đại diện cao nhất của tất cả các quan viên có mặt trong cuộc hát. Đó là một lối chơi tao nhã của cha ông ta suốt nhiều thế kỷ qua.
    N.X.
     
    Theo :http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    oài, khi nào có Box thì mình phải tranh luận với các vị này về vấn đề người nghe Rock có thể yêu Dân ca và Nhạc cổ truyền không, vì sao ...

Chia sẻ trang này