1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CA TRÙ, có ai biết không ???

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi secret_garden, 20/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Ối giời , Box thành lập rùi ...Hôm đi dự buổi nói chuyện của Ông Nguyễn Xuân Diện viện Hán Nôm về Ca trù ...nằm trong tiến trình để Unesco chứng nhận Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể ... găp gỡ anh em , vui !
  2. lean

    lean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Chán!
    Em đang ở Cao Bằng,lâu lâu mới có thời gian online nên chẳng biết thông tin jì cả.Biết rằng Ca Trù và Quan họ là hai thể loại đang được Bộ văn hoá thông tin xem xét để gửi lên Unesco công nhận Di sản văn hoá thế giới.
    Các bác có thông tin thì fải có trách nhiệm Pot lên để anh em ở xa biết với chứ.
    To: em Xuân. Hôm nay lên Bích câu thế nào hả cô?Anh muốn về lắm nhưng khổ thân! thời gian này công việc lu bu quá chắc là giữa tháng 9 mới về được. khi đó mong sẽ được cùng với cô lên gặp cô Bạch Vân.
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Tục hát cửa đình năm xưa
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cho đến nay chưa biết chắc tục hát cửa đình (còn gọi là hát ca trù, ả đào) ra đời từ bao giờ. Sách đại lược sử ký toàn thư chép rằng: năm 1025 vua Lý Thái Tổ thấy có cô gái là Đào Thị giỏi nghề hát được nhiều người mến mộ nên tất cả các nữ ca sĩ đều cho gọi là đào nương và dân gian gọi là ả đàọ Có thể ca trù đã ra đời từ trước thời Lý, dân gian gọi là hát cửa đình sau đó phát triển đi vào cung đình phục vụ vua quan.
    Sử sách ngày xưa còn ghi lại tên tuổi nhiều ả đào có công đánh giặc ngoại xâm hay cứu dân độ thế. Sách lịch sử Việt Nam trong đoạn chép về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1407 - 1427 cũng nêu tóm tắt: một cô hát ả đào ở Tiên Lữ nay là Phù Tiên - Hưng Yên tên là Huệ cũng dùng lời ca tiếng hát và mưu trí của mình để tiêu diệt từng toán giặc khi chúng kéo về đóng đồn ở quê hương cộ Nhớ công ơn người nghệ sĩ dân gian đó, dân làng đặt tên cho thôn của cô là thôn Đào Đă.ng.
    Hàng năm cứ vào ngày 02/02 âm lịch tại đền mẫu là nơi tưởng niệm bà Đào Nương. Những nghệ nhân thôn Đào Đặng đã diễn vở kịch về sự tích bà Đào Nương để ca ngợi và giúp thế hệ mai sau hiểu hơn về người con gái họ Đào, một nghệ sĩ hát ả đào nổi tiếng đã phát huy truyền thống Hai Bà Trưng nêu gương sáng cho phụ nữ Việt Nam dù tay trắng cũng giết được giặc ngoại xâm.
    Sự tích kể rằng, vào cuối đời nhà Hồ 1400 - 1407 ở làng Đào Đặng có một ca nữ họ Đặng tên là Huệ nổi tiếng khắp vùng. Bà sinh ra và lớn lên vào thời loạn lạc, quân Minh sang xâm lược nước ta, sau khi đánh bại triều Hồ, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ đặt bộ máy đô hộ, đóng đồn trại khắp nơị Khi giặc kéo đến làng Đào Đặng bắt một số thiếu nữ trong đó có Đào Thị Huệ đưa về phục dịch cho chúng. Bọn giặc này có thói quen nằm ngủ trên ghế tre, mỗi đứa một chiếc rồi chui vào túi gai nhờ người ở ngoài thắt lại chứ không có màn. Nhờ có cả thanh và sắc lại khéo chiều chuộng, lúc bấy giờ giặc tin cô và một số chị em nên chúng giao phó tính mạng cho một số chị em này, phục vụ ăn uống, chiêu đãi hát hò... thậm chí tối đến thắt cái túi ngủ cho chúng. Một số chị em này lúc đầu làm thấy cũng lạ, nhưng có một hôm cô Đào Thị ra sông Mai Nguyên, đây là con sông chẩy siết, cô nghĩ đến nước sông này có thể là nơi chôn sống bọn lính giặc nàỵ Bấy giờ cô bàn với các cụ nên tổ chức một số thanh niên, dân binh khoẻ mạnh, tin cậy buổi tối đến lều trại để các cô sẽ đưa anh em vào, hai người xách một cái túi quẳng xuống sông Mai Nguyên. Kế hoạch này đã được thực hiện từ ngày này sang ngày khác, cuối cùng khi giặc kiểm tra quân số thấy ít dần, địch hoảng hốt sợ đấy là đất thiêng. Quân địch không hiểu là do có quân của ta nội ứng nhổ trại rút khỏi nơi khác và từ đó dân làng ở nơi đó được giải phóng.
    Sau khi bà Đào Nương mất, nhân dân Đào Đặng lập đền thờ ngay trước chợ để bà con qua lại hàng ngày tưởng nhớ người liệt nữ tài hoa, mưu trí đã giải phóng quê hương. Khi Lê Lợi và Nguyễn Trãi quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, quan sở tại đã tâu việc này lên Kinh xin tặng phong. Triều đình xét công trạng Đào Thị Huệ đã dùng mưu giết giặc cứu dân phong làm Phúc Thần sai trích tiền kho, làm lại đền cho thêm tráng lệ và ban ruộng Tự Điền để dân làng đèn hương, cúng tế. Ngôi đền Đào Đặng ngày nay chính là nơi yên nghỉ, nơi chứng tích về bà, nhân vật lịch sử góp phần tô thắm trang sử 4.000 năm của dân tộc. Để tưởng niệm công lao to lớn của Đào Nương, cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, nhân dân địa phương lại tới dâng hương hoa thờ bà. Đặc biệt trong ngày mùng 1, mùng 2 tháng 02 âm lịch hàng năm được coi là ngày hội truyền thống, chính quyền địa phương và các ban ngành tổ chức mở hội dâng hương và các hoạt động văn hoá như ca hát, đấu vật, đấu cờ...
  4. bebung2002

    bebung2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    ban muon lam nha hat ca tru . qua hay, ha~y noi cu the ve y dinh, noi dung cach thuc va dia diem nha hat . Minh se gop y voi ban de dang hon vi minh co trong tay tu ly thuyet den cd - nghe nhan va nhac cong nua . ..
    chuc ban thanh cong
    lien lac bebung2002@yahoo.com
  5. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Có quyển "Ca trù nhìn từ nhiều phía" bìa màu trắng trắng, em quên tên tác giả rồi, đọc cũng hay. Theo em đấy là một cuốn sách nghiên cứu khá đầy đủ và khoa học.
    Các bác có biết điểm nghe ca trù nào ở Hà Nội ko?
  6. aries84

    aries84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua bận quá không ghé Bích Câu được,ko biết có hát không nữa.Mọi người đến hoạt động cùng clb đi,các buổi cuối tháng hay lắm đó.14 Cát Linh mọi người nhé
  7. hradeckralove

    hradeckralove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac1/Ca-tru/catru.html
    Chúc mọi người vui vẻ và cùng thưởng thức Ca trù
  8. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Làm gì để bảo tồn ca trù?
    Còn nhớ trong một buổi hoạt động ngoại khoá giới thiệu và trình diễn nghệ thuật ca trù của Tổ bộ môn Văn học trung đại và dân gian kết hợp cùng Hội sinh viên khoa Văn học thuộc trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức trong ngày 19.4, có biết bao điều đáng nói, có những niềm vui và cũng có những nỗi buồn.
    Vui vì trong buổi tối hôm đó các thầy giáo và sinh viên đã tận tình mời cho được cụ nghệ nhân Phó Thị Kim Đức cùng các học trò ra hát và được cụ nhận lời cống hiến cho một đêm diễn với những tiết mục đặc sắc. Khi kết thúc đêm diễn, có những thầy giáo cứ nán lại vì muốn được nghe nữa, có rất nhiều sinh viên phải thốt lên rằng mình đã có một cái nhìn mới mẻ tuy chưa được đầy đủ nhưng chí ít là biết được ca trù hay như thế nào.
    Dư âm của buổi sinh hoạt ngoại khoá đó vẫn còn âm vang đến giờ. Nhưng buồn vì buổi tối đó có ít người đến xem quá, thế mới biết cái ?omón? ca trù này cũng kén khán giả như lời phát biểu đầu chương trình của PGS - TS Trần Ngọc Vương, Tổ trưởng Tổ bộ môn văn học trung đại và dân gian, hội trường tầng 8 nhà E mới xây của trường ĐH KHXH&NV có hơn 500 chỗ ngồi thế mà số người đến nghe chỉ được khoảng 2/3 hội trường. Ấy thế đến khi bắt đầu chương trình, một số sinh viên làm ồn quá đến mức người của BTC phải mời họ ra ngoài để giữ một không khí trang trọng của buổi hát. Kể từ những giây phút sau đó cả hội trường im lặng, mọi người chỉ còn biết chìm đắm vào trong tiếng hát, tiếng phách, tiếng đàn, tiếng trống, những tiếng vỗ tay nồng nhiệt để chúc mừng những người nghệ sĩ đang cống hiến giọng hát xứng bậc giáo phường đệ nhất cho khán giả thưởng thức.
    Thế mới biết một hoạt động bổ ích đến là như vậy, với một trình độ nghệ thuật cao đến vậy mà vẫn bị thanh niên, những người vốn được mệnh danh là công dân thế hệ @ làm ngơ. Sinh viên bây giờ chỉ biết đến MTV, đến Rook, đến Acapella ? chứ nào còn biết đến ca trù đâu, mặc dù họ vẫn hô hào tìm về cội nguồn truyền thống, nhưng văn hoá đại chúng vẫn là văn hoá đại chúng? biết làm thế nào được (?).
    Lại nói đến vừa qua chuyên mục Nhạc Việt trên trang web: www.nguoivienxu.vietnamnet.vn có đăng lại một bài phỏng vấn GS Trần Văn Khê nhân chuyến giáo sư ra Hà Nội giới thiệu đoàn nhã nhạc cung đình Huế, của tác giả Thủy Lê, phóng viên báo Lao Động. Trong bài phỏng vấn giáo sư có nói nếu để đệ trình xét duyệt di sản văn hoá thế giới thì ?oTheo tôi ca trù rất đáng được UNESCO công nhận?. Quả thật, ắt hẳn những người đang giữ, và bảo lưu môn nghệ thuật truyền thống này có những nghệ nhân, những nghệ sĩ, và những người yêu ca trù không khỏi vui mừng khi nhận được sự quan tâm của một vị giáo sư âm nhạc có tên tuổi trong và ngoài nước, người đã có hơn bốn mươi năm cống hiến cho việc tìm kiếm lưu giữ một kho tư liệu quý về âm nhạc dân tộc.
    Nhưng niềm vui chóng qua mà nỗi lo âu lại ập đến, vì khi mà mọi người nhớ đến ca trù, thì hiện giờ ca trù còn lại những gì? Cho nên chúng tôi cũng lấy làm thông cảm cho câu phát biểu hơi lưỡng lự của giáo sư ngay sau đó là vì: ?oTiếc rằng, để đưa ra một bộ hồ sơ có tính thuyết phục hơn, tôi nghĩ là còn khá nhiều điều mà chúng ta cần phải làm?. Quả thật, để tôn vinh, và đưa ca trù vào danh sách đề cử làm di sản văn hoá thế giới chúng ta không thể không nhìn nhận lại những khó khăn hiện tại và hầu như những khó khăn đó chưa chắc đã giải quyết một sớm một chiều được. Có ít nhất ba câu hỏi đặt ra đối với một người làm văn hoá khi muốn đưa ca trù vào danh sách đề cử là:
    - Thứ nhất phải nêu ra được nền móng lịch sử của ca trù, về vấn đề này những công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Linh Ngọc; Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề; Nguyễn Xuân Diện, và các hiện vật cổ để lại liên quan đến ca trù như các bức phù điêu cổ có từ thế kỷ XV, bảng thần phả của giáo phường Lỗ Khê, trong Thanh Hóa có thể chứng minh được.
    - Và điều thứ hai cần chứng minh là phải nêu ra được nguy cơ thất truyền của ca trù, điều này quá rõ, ta không cần phải bàn. Nhưng bản thân trong yếu tố này đặt ra hàng loạt những câu hỏi mà không dễ ai có thể trả lời được: Thứ nhất phải chứng minh ca trù hay như thế nào? Thứ hai phải nêu ra được hiện trạng của ca trù? Thứ ba là phải chọn được những tiết mục của những nghệ nhân tiêu biểu đi dự thi?
    Ta biết rằng cho đến bây giờ thông qua các tư liệu để lại, qua các công trình nghiên cứu thì mới thấy rằng: không gian sinh hoạt ca trù rất phong phú và phức tạp. Trong ca trù có một hệ thống tổ chức giáo phường với những cơ cấu điều hành như một xã hội thu nhỏ, hình thức diễn xướng phong phú gồm cả hát và múa? Riêng hát có trên 40 làn điệu, mỗi làn điệu kéo theo nói với số lượng bài sáng tác cho nó vô kể, hoặc múa cũng có trên 4 điệu với từng điệu thức tinh vi và rất khoa học. Về khuôn khổ của ca trù rõ ràng từng tiếng phách, tiếng đàn, tiếng trống và tiếng hát một. Những nghi thức trong việc tổ chức hát ca trù đã kéo theo một loạt các hình thức văn hóa, văn học cụ thể? Vậy những cái đó đến ngày nay còn lại những gì? Nếu để đem ca trù đi giới thiệu với thế giới ở góc độ diễn xướng, ai sẽ đứng ra để giới thiệu? Vì như chúng ta biết hiện giờ khắp Việt Nam, số lượng nghệ nhân hát được ca trù như những bậc thầy đếm không quá số ngón của một bàn tay. Trong đó, số người hát ca trù ở mức giáo phường đệ nhất để có thể đủ trình độ ?ođem chuông đi đấm xứ người? lại càng ít hơn nữa. Chúng tôi chắc chắn rằng hai ?obáu vật nhân văn sống? về ca trù của Hội văn học nghệ thuật dân gian vừa rồi trao tặng nếu có cho đi thì cũng ?ovác chuông rè đi đấm? mà thôi, vì đó không được phép gọi là những người biết hát ca trù. Nếu có thì tổ chức UNESCO sẽ nhìn ca trù ở dưới một góc độ khác, quá lắm cũng chỉ như anh xẩm chợ mà thôi.
    Cũng như nhã nhạc cung đình Huế, để có được một sự công nhận và phong tặng như ngày nay người ta phải bảo tồn nó chí ít phải được 60, 70% hiện trạng ban đầu, không ai trao tặng cho những cái không thể phục hồi lại, những cái mất đi, mất tăm mất tích được. Nhưng còn ca trù nếu bảo tồn một cách khuôn khổ, một cách bài bản, khoa học, có hệ thống giống như các cụ ngày xưa truyền lại thì được bao nhiêu phần trăm? Cái được lấy ra làm tiêu chí, ai lập ra một hội đồng để kiểm nghiệm lại những điều nêu trên. Con số này chắc chắn không thể cứ làm khống được.
    Thực ra bất nhẫn thì ta mới phải đem ca trù đi để đóng một cái mác là ?ocủa quý đang hư hỏng?, vì không ai muốn ca trù mất đi. Lấy ai đi giới thiệu nó đã là khó, nhưng làm gì để bảo tồn nó còn khó hơn. Cứ nhìn cung cách của một thế hệ trẻ đối xử với những di sản văn hóa dân tộc, cung cách bảo tồn những giá trị nhân văn của những người làm văn hoá thì biết. Thời buổi mà tất cả mọi giá trị cuộc sống đều được quy đổi bằng hai từ đại chúng thì mới biết không thể đòi hỏi một cái gì quá cầu toàn. Thơ thiền có câu ?oHữu sinh tất hữu tử?, nên chăng nói một lời ai điếu sớm cho ca trù? Nếu không??
    (Theo Người Viễn Xứ)
  9. dich_vu

    dich_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm em đi tìm chỗ có địa chỉ ở đây mọi người chỉ dẫn mà tuyệt nhiên không có chỗ nào ... hu hu , từ hồi về nhà cứ muốn ngập tràn trong không khí của buổi diễn mà chưa được !!!!!
  10. aries84

    aries84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    sao lại ko thấy nhỉ?Bạn đến clb ca trù Hà Nội đi,ở 14 Cát Linh(chùa Bích Câu đấy) các buổi sáng Chủ Nhật thứ 2 và Chủ Nhật cuối cùng của tháng,khoảng 9h30 là bắt đầu.

Chia sẻ trang này