1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ca trù - tiếng xưa vọng về

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi chiaki_ruanhoc, 30/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ca trù - tiếng xưa vọng về

    CA TRÙ - MỘT THỜI VANG BÓNG
    (Nguồn: chiaki type lại từ báo "Pháp luật" chuyên đề sồ 2 ?" tháng 2/2002)
    Một lối chơi phong lưu tao nhã, trải qua nhiều thời đại từ trong cung cấm ra chốn nhân gian, tạo nên những áng thơ nhạc tuyệt đẹp. Nhưng đâu đó trong cuộc đời này vẫn đau đáu: ?oẢ đào muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ??.1. VANG BÓNGCho đến nay, chưa biết chắc tục hát cửa đình (ca trù, hát ả đào) ra đời từ bao giờ. Có nhà nghiên cứu cho rằng ca trù là nhạc dân gian của Hà Nội. Sách ?oĐại Việt sử ký toàn thư? chép rằng: Năm 1025 vua Lý Thái Tổ thấy có cô gái Đào Thị giỏi nghề hát được nhiều người mến mộ nên tất cả các nữ sĩ đều gọi là Đào nương và dân gian gọi là ả đào. Có thể ca trù ra đời từ trước thời Lý và hình thức ca nhạc thính phòng độc đáo này phát triển rộng rãi từ Bắc Trung bộ tới đồng bằng sông Hồng lan tới những tỉnh bán sơn địa.Ả đào ngày xưa ở chung với nhau một phường, một xóm. Ban ngày họ chăn tằm, dệt vải, vườn ruộng. Tối đến học luyện tập hát múa và gõ phách tại nhà quản giáo. Họ đều là những người có học, thông hiểu chữ nghĩa.Quan viên muốn nghe hát phải ngỏ ý trước với quản giáo. Lặn mặt trời, các ả đào đi làm về thay quần áo tề chỉnh rồi mới đến nơi ấn định. Ả đào và kép đào ngồi dưới phản, quan viên ngồi trên trường kỉ hoặc trên sập nghe hát. Thoạt vào hát bắc phản, hát mưỡu, kế đến hát nói rồi tiếp sang gửi thư, đọc phú Xích Bích, cung bắc, tì bà. Có khi lại ngâm thơ, kể chuyện.Bấy giờ ca trù là một lối chơi cao thượng, dành cho những người tính tình phong nhã, yêu chuộng văn chương. Bởi, ca trù là một nghệ thuật pha trộn với thơ và mỗi cuộc hát ả đào là một cuộc trình diễn nghệ thuật. Lắng nghe tâm sự của cố nhân, quan viên còn điểm xuyết bằng những tiếng trống chầu biểu lộ cá tính của mình. Không những thế, trong cuộc vui, quan viên sáng tác lời ca cho ả đào hát - mượn tiếng mỹ nhân để giãi bày những tâm sự từ đáy lòng. Khi cuộc hát tan, ả đào xin phép ra về, quan viên ở lại với nhau. Hôm sau thưởng cho 3 quan tiền, trao cho quản giáo, ả đào không hề biết tới. Thời đó một số đào nương tài sắc, nhất là các đào ngự, có thể nhanh chóng trở thành các bà phi, hậu cao sang quyền quý của các bậc quân vương (một số bà vợ của các vua: Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông, Lê Anh Tông, và các chúa Trịnh Cương, Trịnh Doanh?). Có đào nương sống nhân đức được nhân dân địa phương thờ làm phúc thần (tích đền Hàng Trống ?" Hà Nội). Tới đầu thế kỷ thứ 20, các cô đào hát được phân ra hai loại: cô hát và cô rượu (có thể làm những việc khác). Có lẽ thế, suốt một thời gian, ca trù dường như đã hoàn toàn bị quên lãng.Theo một nghệ nhân ca trù ở làng Lỗ Khê (Từ Sơn - Bắc Ninh) thì ca trù không phải ai cũng học được. Người nào chăm chỉ thông minh phải mất 3 năm mới cầm được phách và phải mất 5 năm trở lên mới gọi là biết hát. Các cô gái trẻ phải kiêng khem kỹ lưỡng, không được ăn no (sợ kém hơi), không được uống rượu, ăn các thứ chua cay (sợ mất giọng). Khi thuộc hết các khớp phách thì dần tập vào các làn điệu, tiết tấu. Hát sao cho ?otròn vành rõ chữ và nhân nha, luyến láy thật tài tình ?" ngâm nga với phong thái vừa kín đáo vừa đoan trang?. Để được công nhận chính thức, các cô đào phải biện cơi trầu trình quản giáo. Các bậc đàn anh sẽ họp xét chấp nhận nếu cô đào đó không có điều tiếng gì xấu trong giáo phường. Đào, kép cư xử với nhau rất chung thuỷ và kính thầy. Hàng năm, các giáo phường tổ chức cuộc thi hát. Nếu trúng giải, đào được sang dự yến, lĩnh thưởng sang trọng. Chỉ đào, kép giỏi và đạo đức tốt mới được về lễ tổ to. Cuộc thi hát cuối cùng ở cửa đình Lỗ Khê cũng đã trôi qua trên 60 năm.
  2. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    2. MUÔN NĂM CŨ? Bước sang những ngày đầu tiên của thế kỷ 20, NSND Quách Thị Hồ đã ra đi như một niềm nuối tiếc về một thời đã xa. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã cho rằng ?oca trù là chút hương hoả của tổ tiên để lại?. Ở đó có cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp của nhan sắc, cái đẹp của những trái tim tri kỷ (Nguyễn Tuân) . Có lẽ vì thế, với loại hình nghệ thuật bác học này, với những ai trót đa mang, yêu quý nó có đi suốt một đời cũng không khám phá hết vẻ đẹp tiềm ẩn. Cũng vì ?omang một tình yêu điên dại với ca trù?, CLB của nghệ sĩ Bạch Vân được mọi người biết đến rộng rãi ở Hà Nội song vẫn chỉ mang tính chất ?ođồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu?, và những thành viên ở CLB phần đa là đã ở tuổi xưa nay hiếm? Thời gian gần đây, Thuý Hoà (người trong ảnh không phải Thuý Hoà hay NSND Quách Thị Hồ đâu ạ), cô gái mà trước khi mất NSND Quách Thị Hồ đã nắm chặt bàn tay tin cậy gửi gắm đã cùng gia đình (gồm bố và anh trai) thường xuyên mang ca trù ra với thế giới. Có hai đĩa nhạc đã được thu trong lần công diễn tại những nhà hát âm nhạc truyền thống thuần tuý của Pháp. Theo những thành viên của ban nhạc gia đình này, chỉ khi ra thế giới họ mới hiểu sâu sắc giá trị của văn hoá dân tộc. Người nước ngoài luôn nhìn chúng ta ở góc độ bản sắc. Nếu họ biết có một thứ gì đó pha không nguyên gốc chắc chắn họ sẽ quay lưng lại. Có khách nước ngoài đã hỏi ?oÂm nhạc này còn tồn tại trong nước như thế nào??Có thể nói hát ả đào ở ta gần như đã mất. Có chăng nó chỉ còn lẻ tẻ ở các quán tư nhân. Một số nhạc sĩ đã quá ngấm ca trù, mang được âm hưởng của nó vào dòng nhạc hiện đại như nhạc sĩ Phó Đức Phương. Song, rõ ràng ca trù chưa được coi trọng. Chúng ta chỉ mơ hồ biết tới ca trù qua một số tác phẩm văn Nôm: một Nguyễn Công Trứ hào sảng, một Nguyễn Quý Tân phóng khoáng, một Cao Bá Quát bi phẫn, một Nguyễn Khuyến châm biếm sâu sắc, một Dương Khuê tình tứ?và về sau này là Tản Đà, Nguyễn Tuân?Phải chăng: ?oẢ đào muôn năm cũ?...?
  3. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    3. NHẠC KHÍ TRONG HÁT Ả ĐÀOHát ả đào có 3 nhạc khí: phách, đàn và trống+ Gõ phách nhanh chậm đều có khuôn khổ nhất định. Khổ phách phải không thiếu không thừa. Tiếng hát nhẹ nhàng, thanh thoát, khi róc và rung nhẹ như chim yến hót dồn, lúc thưa như tiếng hạt ngọc rơi xuống mâm vàng mới là tuyệt kỹ.+ Đàn có hai hồi: đàn khuôn và đàn hoa. Đàn khuôn cô đầu hát mới công phu, quan viên thưởng trống mới hay. Người ta ví, đàn hoa như chữ tốt viết thảo mà thôi. (??? chỗ này em không hiểu)+ Kép gảy đàn, cô đầu gõ phách và hát, quan viên đánh trống (cầm chầu) người đánh trống cần hiểu ý nghĩa bài hát. Tiếng trống phải gim với tiếng đàn và phách, đàn khoan phách khoan thì trống khoan, đàn mau phách mau thì trống mau. Lại còn những tiếng trống tài hoa để thưởng chữ, thưởng hơi, thưởng đàn, thưởng phách. Khách nghe lão luyện có thể đoán được tư cách con người. Người quân tử tiếng trống đĩnh đạc, người lịch duyệt tiếng trống tao nhã, người quê mùa tiếng trống thô lỗ, người bịp bợm tiếng trống láu lỉnh?
  4. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ca trù là một loại hình âm nhạc dân gian, bác học của dân tộc Việt. Xuất hiện cách đây ngót nghét ngàn năm nhưng đến nay nó không hề cổ xưa bởi nhịp phách "thòng" cùng lời hát và phức điệu với tiếng đàn đáy và nhịp trống "tom, chát". Ca trù chứa đựng trong lòng nó các cực của tình cảm: một bên là sự sâu lắng đến tột cùng của trái tim, còn cực bên kia là sự bỏng cháy của tâm hồn nghệ sĩ. Nhiều nhạc sĩ đã kế thừa, phát triển cái hay, cái đẹp của ca trù và đã gặt hái được những thành công đáng kể. Với Ðất nước, lời ru, Văn Thành Nho đã khai thác quãng và tiết tấu đặc trưng của ca trù, tạo nên một sự đổi tỷ hài hòa về âm dương: Giai điệu và tiết tấu, đất nước (bão dông) và lời ru (ngọt ngào). Với Kìa em mùa xuân, Nguyễn Cường giúp cho mọi người thấy tiết tấu rộn rã trong tiếng phách "ả đào" có cái gì đó rất gần với tiết tấu rock của kỷ nguyên nhạc nhẹ hôm nay. Còn Phó Ðức Phương với những giai điệu huyền hoặc của âm hưởng ca trù đã đưa ta trở về với thiên nhiên trong cảm xúc thi nhân, từ chốn mênh mông "phong, thủy" (Một thoáng Tây Hồ) đến với vi vu Trúc Lâm thiền tự (Trên đỉnh Phù Vân). Ca trù được nhiều nhạc sĩ khác đưa vào ca khúc của mình theo từng lối tiếp cận riêng ở các mảng đề tài khác: Huy Thục - Vũ Quần Phương da diết trong sự mong nhớ của của tình yêu chia xa (Ðợi), Phú Quang đưa ta về chốn tâm linh hư hư, thực thực (Chiều phủ Tây Hồ). Chắc chắn ca trù vẫn sẽ là cái nôi âm nhạc để các nhạc sĩ ấp ủ, thai nghén tác phẩm của mình.
    (Trích từ bài viết Âm hưởng dân ca trong ca khúc Việt Nam ?" báo Nhân dân)
  5. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ca trù - Dân ca của người Hà Nội​
    Khi nói đến đặc trưng trong âm nhạc Hà Nội, không gì bằng nói đến kho tàng âm nhạc dân gian của vùng đó, để khi nét nhạc ấy vang lên thì người nghe nhận ra ngay, nó là ngôn ngữ âm nhạc của Hà Nội mà không cần phải kèm theo ca từ là những địa danh như: Hoàn Kiếm, Đông Đô nữa. Chẳng hạn như Dân ca Quan họ, ví dặm Nghệ Tĩnh, Ca Huế và các điệu Lý ở phía Nam v.v... Khi nét nhạc của mỗi vùng ấy vang lên thì người nghe nhận ra ngay nó là âm nhạc của vùng nào rồi. Vậy âm nhạc dân gian cổ truyền của Hà Nội là gì? Đó là dòng nhạc Ca Trù.Ngày nay thành phố huế có một kho tàng Ca Huế mang rõ nét bản sắc thanh lịch của người xứ Huế. Đó là nhờ Huế được thừa hưởng nền âm nhạc Cung Đình Huế xưa để lại; trong đó có cả múa Cung Đình nữa. Vậy lẽ nào Hà Nội ngày nay lại không được thừa hưởng nền âm nhạc Cung Đình Thăng Long xưa - một nền âm nhạc được tạo dựng từ khi nhà Lý lấy vùng đất Đại La này làm Đế Đô của nước Đại Việt. Và dòng nhạc ấy ngay từ thời đó đã phát triển rực rỡ, từng có một ca sĩ tên là Đào Thị: Hát hay, múa giỏi được vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) ban thưởng nên dòng nhạc ấy về sau còn có tên là hát ả Đào (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư tập 1 kỷ nhà Lý).Từ đó, theo dòng thời gian từng thế hệ ca công, sáng tác, vũ đạo được tuyển chọn trong những người tài hoa của mọi miền đất nước đưa về phục vụ trong Cung Đình. Để rồi ngoài giờ phục vụ trong Cung Cấm hoặc khi về hưu họ lại lập ra các Phường, Hội, Nhóm ca nhạc thính phòng khắp ngoài "36 phố phường". Kẻ Chợ, hoặc lập thành những "Thái ấp" quanh Hà Nội mà ngày nay những nơi đó còn có những nhà thờ các vị Tổ của lối hát Ca Trù, như ở vùng Nghĩa Đô - Từ Liêm và Vùng Lỗ khê Đông Anh. Đó là chưa kể đến các tao nhân mặc khách là kẻ sĩ của cả vùng Bắc Kỳ thường hay lui tới đất Hà thành góp phần làm cho dòng nhạc Ca Trù càng thêm uyên thâm kiêu sa, để rồi dòng nhạc ấy trở thành tiếng nói tâm hồn, tình cảm in sâu vào tiềm thức của từng thế hệ người đất Tràng An. Nhờ đó từ khi kinh đô dời vào Phú xuân từ năm 1802 - nhưng dòng nhạc Ca Trù vẫn sống với người Thăng Long như Ca huế của người huế ngày nay vậy.Tuy nhiên Ca Trù là tinh hoa của cả nước góp lại và nó có cội nguồn từ lối hát Cửa Đền - một lối hát tín ngưỡng của các thầy cúng (phù thủy, Thầy mo) và được ra đời từ thuở mới có dấu hiệu tín ngưỡng, mà dạng tín ngưỡng tang lễ người thân khi qua đời là có đầu tiên (đó là kiểu hát khóc nỉ non, kể lại công trạng của người đã khuất và nỗi tiếc thương của con cháu, để cầu chúc cho hương hồn người thân nơi chín suối an giấc ngàn thu. Tín ngưỡng thoạt đầu là một hiện tượng rất cụ thể và đơn giản như vậy, dần về sau mới thành một hệ thống tư tưởng). Với lối hát Cửa Đền đầu tiên này của người Kinh, thì nhạc cụ là bộ gõ, chất liệu bằng tre già, dùng mặt cật để gõ vào nhau cho trong tiếng: Gồm một khổ tre dài, chừng 1 thước ta, to khoảng bằng 3 ngón tay và hai thanh tre nhỏ. Người hát mặc áo dài tròn không xẻ tà, trùm xuống tận gót ngồi quặt chân về một bên, hai tay cầm hai thanh tre nhỏ gõ lên khổ tre lớn kia đặt ngang trước mặt, theo nhịp hát. (Kiểu dáng này ngày nay vẫn còn thấy trong hát Then của người Thái. Phải chăng nó cũng đồng dạng trong lối nữ hát Cửa Đền của người Kinh). Về sau chế tạo thêm được cây đàn Đáy thì âm thanh của nó cũng có lúc đùng đục, lúc lách cách như tiếng thanh tre gõ vào nhau. Ơở trong hát tín ngưỡng của người Thái Tây Bắc đến thời đã sử dụng được đồ đồng thì bộ gõ bằng tre phải chăng được thay bằng chùm quả nhạc về sau mới có thêm các nhạc cụ như Đàn Tính, hay chiếc sáo Pilao đệm thêm theo nhịp hát cúng.Lối hát cúng Cửa Đền này ngay từ đầu đã được các trưởng tộc dùng vào việc cầu đảo Trời Đất, Tổ Tiên. Lấy âm nhạc làm tín hiệu truyền lời thỉnh cầu của bộ tộc đến đấng Thần linh và nhận lại ý phán truyền của các đấng Thiêng linh ấy; đến thời kỳ lập quốc gia, các bậc vua chúa cũng lấy dòng nhạc Cửa Đền để hát cúng khi cầu đảo Trời Đất cà Tổ Tiên nơi Thái Miếu. Ơở nước ta từ thời Tiền Lê về trước không có sử sách nào ghi chép về vấn đề này nhưng từ thời nhà Lý về sau, có ghi chép đầy đủ với những quy định trong việc tổ chức, biên chế rất nghiêm ngặt. Nhạc Cung Đình được lập thành hai ban: Ban nhã nhạc dùng khi tế tự Giao Miếu, và ban nữ nhạc dùng vào dịp khánh tiết, tiếp đãi các sứ thần ngoại quốc hay yến tiệc. Dùng nhã nhạc vào việc tế lễ tự, tỏ ra nghi lễ trang nghiêm trọng đại. Dùng nữ nhạc vào việc vui mừng, tỏ ra thiên hạ thái bình ấm no.Nhưng từ khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa thì dòng nhạc Ca Trù ngoài phần dùng làm hát cúng, mang tính chất linh thiêng thần bí, số khác vẫn dùng vào lối thù tạc của những bậc hào hoa kẻ sĩ trong các phường, hội trên đất Cố đô. Đồng thời dòng nhạc Ca Trù này cũng được những người đào, kép sống ở đất Hà Thành mang về quê mình tạo ra một dị bản mới để một vài đời sau có nơi đã tự coi Ca Trù được sinh ra ở quê mình. Chẳng hạn như ở Hà Tĩnh cháu chắt của cụ Nguyễn Công Trứ nói: Cây đàn Đáy là do Đinh Lễ một nho sinh ở làng Cổ Đam huyện Nghiên Xuyên làm ra từ thế kỷ XV. (Chúng tôi nghĩ khác, nên năm 1985 có viết bài "Huyền thoại về cây đài Đáy" nó là nó ra đời ở đất Tràng An. Vì cho rầng đất Tràng An là cái nôi của nhạc Ca Trù với những tài ba về lối hát và ngón đàn mà ngay ở thời nay vẫn còn thấy, như cụ Quách Thị Hồ và cụ Đinh Khắc Ban)Dòng nhạc Ca Trù ở cái nôi đất Hà Thành vẫn phát triển theo nhịp sống của nó. Nhưng vào những thập kỷ đầu của thế kỷ này lối ăn chơi của phương Tây đã theo gót giầy của người Pháp tràn vào Việt Nam, cả Hà Nội rộ lên cơn sốt nạn đào rượu, các chủ chứa đã lợi dụng lối hát Aả Đào để câu khách. Bằng cách thuê vài cặp đào, kéo giỏi nghề Cầm Ca hát mua vui, để cho các cô gái không biết hát thì chuốt rượu cho khách làng chơi: Một tay ôm khách, một tay dí rượu vào nên các cô gái ấy được coi là đào rượu.Đến năm 1945 để lập lại sự lành mạnh của nền văn hóa mới, Hà Nội đã dẹp được nạn đào rượu, nhưng do "giận cá chém thớt" người ta cũng ác cảm lây cả lối hát Ca Trù. Từ đó lối hát này phải im hơi lặng tiếng, nó chỉ còn lại trong ký ức của lớp người già và chỉ được hát ở các hội nghị nghiên cứu, lưu lại trong băng ghi âm. Dòng nhạc Ca Trù như bị người Hà Nội lãng quê và không coi nó là tài sản quý báu của mình nữa. Mãi đến năm 1977 trở đi, lác đác mới nghe qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi làn điệu Ca Trù và một vài nhạc sĩ đã lấy chất liệu Ca Trù trong sáng tác ca khúc của mình, như Đoàn Bổng, Nguyễn Cường và Trương Ngọc Ninh v.v... rồi ngày nay Hà Nội đã có Câu lạc bộ hát Ca Trù. Điều đó nói lên dòng nhạc Ca Trù đang được tái sinh ở xứ sở này. Tuy nhiên những việc làm ấy cũng chỉ được coi như Câu lạc bộ hát Qua họ, Câu lạc bộ Ca Huế được tổ chức ở Hà Nội mà thôi. Tuyện nhiên chưa bao giờ Ca Trù được coi là sản phẩm âm nhạc dân gian truyền thống của Hà Nội, vì không có lời công bố sanh sách ngôn thuận để gây ý thức về vấn đề này cho người Hà Nội và người cả nước.Chẳng hạn như lối hát Chầu Văn, trước đây là sản phẩm của cả miền Bắc, nhưng sau năm 1954, để dẹp các điện thờ với đồng bóng thì người Nam Hà đã dang rộng vòng tay đón lối hát Chầu Văn về quê mình nên ngày nay nghiễm nhiên khi nét nhạc Chầu Văn vang lên thì ai cũng nghĩ đó là một tiếng nói của người Nam Hà.Vậy có thể nói Ca Trù là đứa con xinh suyên, tài hoa mà chỉ có người mẹ Hà Nội mới đủ điều kiện để sinh ra nó. Và người mẹ ấy vẫn nuôi nấng thương yêu, nhưng không hiểu vì sao lại không dám nhận là con mình, nên có khi nó đã bị ghẻ lạnh, sống vất vưởng. Nghĩa là lâu nay người Hà Nội vẫn sinh hoạt Ca Trù nhưng coi nó là sản phẩm chung của cả nước. Không như người Huế: từ các làn điệu Nam ai, Nam bằng và cả Hò giã gạo nữa họ cũng đều gọi chung là Ca Huế. Đây là cách nhìn có trách nhiệm với lịch sử của những bậc cao minh tiền bối làm âm nhạc ở Xứ đó. Phải chăng là có cao ý của Đào Duy Từ, người ghét kẻ đã bày ra thuyết "Xướng ca vô loài" để mẹ ông, một đào hát, phải thắt cổ tự vẫn, bản thân ông phải tha phương cầu thực ẩn danh là kẻ mục đồng để đợi thời. Do đó chữ Ca Huế phải chăng là để khẳng định rằng Ca Hát cũng là của đất Đế Đô chứ không phải là của kẻ "Vô loài". Vậy phải chăng Ca Trù và người Hà Nội vẫn sống bên nhau nhưng vì chưa có một chiếc "Kính lúp" có đủ khả năng nhìn thấu đáo tìm ra "Gien di truyền" để chứng minh cho "mẹ con" họ nhận ra nhau.Như trên đã nói Ca Trù là sản phẩm trong lối hát Cửa Đền của những vùng quê xa xưa. Nhưng khi đã đưa vào Cung Đình nó được sự gia công thêm của các bậc thông tuệ, hiểu âm luật, nên dòng nhạc Ca Trù này đã được nâng lên có giá trị tổng hợp mới và nó đã sống gần trọn một ngàn năm, trên đất Thăng Long này.Việc khẳng định Ca Trù là âm nhạc dân gian truyền thống của Hà Nội có cội nguồn từ nhạc Cung Đình xưa kia là góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của triều Lý để lại; trong đó có dấu tích của Người sáng lập ra kinh đô Thăng Long, đã từng khen ngợi dòng nhạc này, bằng việc ban thưởng cho nữ nghệ sĩ Đào Thị, điều đó như một Chiếu chỉ hay lời Di huấn. Nhờ vậy mà dòng nhạc Ca Trù đạt đến độ thẩm mỹ cao như ngày nay, không những chúng ta mà người sành âm nhạc của nước ngoài cũng ngưỡng mộ. Và mặc dù, nó có tỏa về lại các nơi tạo ra những dị bản, nhưng không có Ca Trù của nơi nào lại có đủ tư chất thanh cao, tao nhã như lối Ca Trù của Hà Nội.
  6. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bạn một link download ca trù này:http://www.vovnews.com.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac/catru/catru.htmCác bạn download về và dùng Jet Audio hoặc Real Audio để nghe nhé, vì file dạng *.rm mà. File nhỏ, download không mất nhiều thời gian đâu.Công cụ nghe nhạc các bạn có thể tìm ở site: www.giaidieu.net mục Công cụ nghe nhạc.

Chia sẻ trang này