Các anh chị ơi cho em hỏi với em mới lớp 8 nên kô biét gì nhờ các anh chị chỉ giúp có bai toán thế này cho Fe2O3 + H2 ----> Fe + H2O vậy dùng lượng Fe nói trên tác dụng với Hcl thì sản phẩm ra là Fe + HCl ----- > Fecl3 + H2 hay là Fecl2 + H2
lạ nhỉ , em hỏi vài người thấy bảo là hai phản ứng này xảy ra đều được , vả lại check thử trên mạng có một số trang web đề Fe + Hcl ---- > Fecl3 + H2 trong khi sgk em lại đề Fe+ Hcl -----> Fecl2 + H2 2 trường hợp có thể xảy ra được kô hay chỉ có Fecl2 thôi hả anh ví dụ như một bài tập trên mạng http://www.dbooth.net/mhs/chem/balancingrxns01.html vầy cái 2Fe+6HCl=2FeCl3+3H2?'. đúng kô vậy Được vima2192 sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 19/04/2006
Sắt có hai số oxi hóa là +2 và +3, khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh như Cl2, F2, HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng...thì số OXH của Fe sẽ tăng lên +3, còn trường hợp tác dụng với HCl ( Là chất OXH yếu) thì chỉ tăng lên +2 thui PTPƯ: Fe + HCl = FeCl2 + H2
Nồng độ HCl lớn bao nhiêu cũng vậy thui, số OXH của Fe chỉ có thể tăng lên +2 Thường là nồng độ HCl trong dd không lớn lắm vì độ tan của HCl là có giới hạn
Nếu axit clohydric tác dụng với sắt thì chỉ ra được sản phẩm là sắt 2 thôi em ạ, nồng độ axit có là bao nhiêu thì nó vẫn chỉ là sắt 2. Còn để giải thích tại sao lại thế thì em chờ hai ba năm nữa, lên cấp III học về phản ứng ôxi hoá khử, các cặp ôxi hoá khử, nhiệt động, bla bla thì sẽ hiểu ngay thôi. Bây giờ mới lớp 8 thì em chỉ cần biết axit clohydric tác dụng với sắt kim loại tạo ra sắt 2 là ôkê rồi!