1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các anh cho em xin tài liệu về các loại bơm

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lucke, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn đang cố mỉa mai các thành viên khác nhưng cái gì cũng cần phải có kiến thức bạn ạ.
    -Bơm chân không vòng nước, tôi học từ năm thứ 3 DH, chẳng có gì là lạ với SV ngành thuỷ lực.
    - Áp suất tuyệt đối trên trái đất là 1 atm. Có loại bơm chân không lý tưởng, tốt nhất ... cũng không thể vượt qua cột áp hút 1 atm khoảng 10.33 mét nước.
    - Bạn bảo đi mua bơm là có. Bạn xem hãng bơm nào bán bơm ghi hút được hơn 10 m chiều cao (kể cả không mồi hay có mồi dùng chân không vòng nước hay bất cứ dạng gì), bạn đưa tôi. Tôi đền cho bạn gấp 10 lần tiền bạn mua. Còn nếu không, bạn nhận mình dốt nhé.
    - Giếng nhà bạn có thể không sâu đến 10 m như bạn tưởng. Và giếng sâu hơn 10 m không QT. Quan trọng là từ mặt thoáng (mặt nước đến bơm).
    - Tôi nhấn mạnh, mua bơm thì cột áp đẩy vô tư, vài chục, trăm thậm chí đến hàng nghìn m nếu dùng bơm thể tích. Nhưng cột áp hút giới hạn 10 m.
    - Nếu muốn hút quá 10 m, chỉ còn cách tạo áp suất đẩy mực nước cao lên.
    Bạn nên đọc lại sách vật lý lớp 7 về áp suất tuyệt đối và as tương đối sau đó bàn tiếp với các kỹ sư ở đây nhé.
    Cho bạn cái link sau. Hầu hết các bơm ck trong CN đều chỉ hút khoảng 24 inch Hg tức là khoảng 610 mmHg, tương đương với 8 m H2O.
    http://www.coleparmer.ca/catalog/product_index.asp?cls=6902
    Thân
    Được pemfc sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 09/03/2007
  2. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Áp suất tuyệt đối cũng giống như nhiệt độ tuyệt đối (0 K),... đều là những ngưỡng mà không thể có giá trị âm. Áp suất tuyệt đối trên trái đất là 1 atm, không thể và sẽ không bao giờ có giá trị nào vượt qua nó, hoặc một cỗ máy nào trực tiếp tạo giá trị chân không quá ngưỡng đó (1atm = 10.33 m H2O).
    Cho nên bạn mimi2002 nên đọc lại sách, hoặc giả muốn thực tế thì nên xem xét tất cả các loại bơm rồi lên góp ý với các tv khác. Theo tôi bạn càng nói càng chứng tỏ lỗ hổng trong kiến thức của bạn, mà thực sự tôi cũng buồn vì có lẽ bạn là 1 kỹ sư nhưng thiếu kiến thức cơ bản đến vậy (cái này các em cấp 2 cũng hiểu vì chương áp suất đã được giảng từ lớp 7). Dù bạn có cố search tất cả các hãng bơm trên internet cũng vô ích thôi, bạn không thể tìm ra loại bơm có cột áp hút lớn hơn ngần đó. Mà thực ra nếu bạn có kiến thức, thì đã không mất thời giờ để làm cái việc vô ích và ngớ ngẩn đó.
    Được pemfc sửa chữa / chuyển vào 02:47 ngày 09/03/2007
  3. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    theo các ông cái gì là cơ bản, cái gì cũng là cơ bản và chả có cái gì có thể nhớ được nếu lâu không dùng đến. Đúng đấy tôi là kỹ sư đấy, nhưng chả có gì mà tôi lúc nào cũng phải nhớ đến những cái mà không dùng nhiều, tôi chỉ nhớ được cái tôi đang làm và dùng kiếm tiền thôi. Còn tôi thấy ông gì truớc ấy, cứ nói lằng nhằng với cái bơm, rồi nào là không mồi không hút được thì tôi mới nói đến loại bơm này để bổ sung thêm, tôi thử hỏi các ông tự hào là kiến thức cơ bản nhớ lâu, em nói thật em đây học vật lý luôn là sở trường, kể cả lên đại học những môn dính đến lý là điểm của em nói thật cũng chả có ai hơn, thế nên chả có gì phải buồn cả các bác ạ, nếu cần thì mới dùng, không cần thì chỉ biết được nó là đã quý lắm rồi.
  4. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Cậu biết là không nhớ được kiến thức cơ bản, đúng là ai mà nhớ được hết mọi thứ, thì có ai bảo gì đâu. Nhưng vì cậu cứ khăng khăng cái bơm nhà cậu hút được trên 10 m rồi lại ra vẻ ta đây trên dđ nên tôi mới nói muốn tranh luận phải có kiến thức, chứ không cùn được.
    Còn kiến thức cơ bản nhớ lâu hay điểm vật lý của cậu cao, ông nào giỏi hơn ông nào thì tôi chả biết. Nhưng người ta nhìn vào cái lý luận bơm hút hơn 10 m của cậu thì có thể thấy kiến thức của ai hơn ai và ai như thế nào rồi.
    Thân
  5. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Thế bây giờ, mấy ông muốn nói đến chiều sâu hút giới hạn của máy bơm, ok
    thế các ông muốn nói đến loại bơm gì, chân không hay bơm khác, ý mấy ổng là chiều sâu hút bơm bị giới hạn 10m không hơn, nhưng 10m là giới hạn cho bơm chân không hay các ông nói đên bơm khác nữa để tôi chiến tiếp.
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy cái box này có một topic sôi nổi , trước đấy thì quá nghèo nàn (do sự điều hành kém cỏi nhưng bảo thủ và thiếu nhất quán của Mod ).
    Thấy các bạn bàn về bơm xin có chút góp ý .
    1.LÝ THUYẾT:
    Trước hết bạn Worldcup2006 và PEMFC nói đúng ?oKhông có cái bơm nào có chiều sâu hút trên 10m cả? ( hút thuần túy ) vì lý do như sau:
    Toàn bộ chiều cao cột không khí của khí quyển nén xuống 1cm2 trên bề mặt nước biển là 1atmosphe vật lý ( 1atm=760mmHg = 1,013 bar)
    Còn định nghĩa atmosphe kỹ thuật ( 1at ?" không có chữ m ) là 1 lực 1kG tác dụng lên 1cm2 hoặc bằng trọng lực của cột nước có tiết diện 1cmx1cm và chiều cao 10m
    1at = 1kG/cm2= 0,981bar ( chú ý chữ G hoa )
    ( Các nhà kỹ thuật đôi khi dùng đơn vị kg/cm2 ( chữ g thường ) - xem mâu thuẫn đáng yêu này tại đây http://www8.ttvnol.com/forum/vatly/883453.ttvn)
    Từ đó ta thấy áp suất của khí quyển mạnh nhất trên trái đất có cột áp tương đương là ( 1,013 bar x 10m nước ): 0,981 bar = 10,326m nước .
    Vậy bất cứ một cái bơm nào tạo được độ chân không ?ohoàn hảo? nhất ( bơm hút ) thì rõ ràng nước chỉ ?onhô? lên 10,326m là giới hạn cuối cùng ( thực tế là nước bị áp suất khí quyển đẩy lên )
    Không phải sinh viên hay học sinh nào mài đít dưới mái trường XHCN ?oưu việt? cũng được thầy giáo giảng cặn kẽ điều này , hơn nữa cách dạy nhồi nhét lý thuyết thiếu thực hành ở VN cũng làm các bạn học sinh sinh viên Việt Nam thiệt thòi và lơ tơ mơ điều này .
    Nhưng cũng chẳng nên trách bạn ấy vì với vấn đề khoa học này nhà bác học vĩ đại Galileo Galile thời xưa cũng còn chịu chết không hiểu vì sao .
    --------------@@@---------------
    2.LỊCH SỬ :
    Bơm hút hoạt động hơn mấy trăm năm nhưng bỗng một lần ở thành phố Toscan ( Italia) đã xảy ra chuyện lạ : Một cái bơm đặt ở giếng mới đào , lúc mới đầu bơm nước trong giếng ngoan ngoãn được kéo cổ lên , nhưng khi mặt nước giếng rút đi một mức nhất định thì cái bơm hút không thể nào kéo cổ nước lên được nữa .
    Người ta đã thử đi thử lại nhưng vô hiệu và họ cũng kiểm tra kỹ : bơm không hề hỏng .
    Một người trong bọn chợt nhớ đến Galile nên đến hỏi ông , Galile cũng ?bí và cho rằng đó là hiện tượng ?o thiên nhiên sợ hãi chân không? !
    Sau đó Galile gọi cậu học trò trẻ tuổi nhưng rất thông minh của mình là Toricelli đến và giao nhiệm vụ cho Toricelli giải quyết vấn đề này .
    Thật không uổng công tin cậy của sư phụ , đệ tử Toricelli đã khám phá ra một ?ochuyện động trời? thời ấy( mà nay trẻ con 13 tuổi học lớp 7 nếu được thầy dạy dỗ kỹ thì đứa nào cũng biết ) : sở dĩ nước bị hút vào trong ống bơm là do áp suất của không khí trên mặt nước giếng , khi bơm đã ?ohưởng thụ? đủ cái áp suất không khí ấy thì nước không thể nhô hơn được nữa chứ hoàn toàn không phải ?o thiên nhiên sợ hãi chân không?
    ---------------@@@----------------
    3.THỰC TẾ:
    Vấn đề đã rõ nhưng người ta vẫn lao vào tìm cách giải quyết vấn đề nóng bỏng : làm sao hút được nước ở độ sâu hơn 10 m ?
    Ngày nay các kỹ sư còn làm được hơn thế , chế tạo bơm có độ sâu hút trên 10 m một cách dễ dàng và thậm chí sâu cỡ 30 ?" 40 m cũng ?dễ dàng luôn !
    Vậy làm thế nào để hút nước có độ sâu như thế ???
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thực ra các kỹ sư ngày nay đã chơi trò ?oăn gian với thiên nhiên?, nói ?obơm hút? chứ thực ra là bơm ?othổi hút? !
    Ở Nhật, Mỹ, S.Korea , Germany? mấy loại bơm này được chế tạo từ lâu , dĩ nhiên các kỹ sư China lẫn kỹ sư Việt Nam cũng không bỏ lỡ cơ hội copy chất xám và cũng chế tạo ra những cái bơm ?ocó chiều sâu hút? ( bơm ?othổi hút? ) lên đến trên 40m mà không phải nghiên cứu gì nhiều.
    Bí mật của loại bơm này ở đây :
    Ta đã rõ một điều bơm hút tạo chân không thì độ sâu cực đại chỉ là 10,326m (lý thuyết), còn điều kiện kỹ thuật thực tế thì chỉ hút được ở độ sâu 9m. Ở Việt Nam bơm hút nước giếng khoan hút ở độ sâu 30-40m là chuyện thường . Người Việt giỏi quá ! Vậy giống dân ?oưu việt? ấy đã làm cái bơm như thế nào ?

    ( Phần TÍM này là tư liệu sưu tầm )
    Bơm này có 2 đường ống :
    Một ống to và một ống nhỏ ***g vào nhau
    Đường ống to, bên ngoài có thành ống là số 1, ống nhỏ là ống số 6.
    Ống nhỏ số 6 ***g trong ống to 1.
    Cuối ống nhỏ có một đoạn cấu trúc đặc biệt, đó chính là bộ phận chính của bơm. Ở phần giữa đoạn đặc biệt này có hai gioăng cao su 2, 3.
    [​IMG]
    Khi lắp đặt ***g hai ống vào nhau, thợ lắp đặt sẽ xiết ống nhỏ 6 sao cho các gioăng này nở ra, xiết kín vào thành ống lớn 1 để ngăn ống to thành hai khoang kín tách biệt nhau.
    Khoang trên chứa hơi, và khoang dưới chứa nước. Phần đoạn ống đặc biệt phía trên gioăng có một miệng nhỏ 4, là đường liên thông giữa khoang ống lớn bên ngoài với khoang bên trong ống nhỏ. Phần đoạn ống đặc biệt bên dưới gioăng là đoạn ống có đầu hút 5 .
    Hoạt động của bơm.
    Bơm sẽ thổi hơi có áp suất lớn theo đường ống to xuống giếng. Hơi có áp suất lớn theo đường ống to xuống tới chỗ bị gioăng chặn lại, sẽ thoát qua lỗ 4, vào bên trong đường ống nhỏ và bị thổi ngược lên. Do cấu trúc thắt lại ở lỗ 4, luồng hơi áp suất cao thổi ngược lên sẽ tạo ra một khoảng chân không bên trong ống nhỏ, và sẽ rút nước ở phần dưới gioăng, qua đầu hút 5 và hút lên.
    Vậy bơm hút không bị phụ thuộc vào độ sâu của mức nước như bơm hút kiểu chân không. Có thể chế tạo những cái bơm lôi cổ nước ở độ sâu 30-40 m ?.lên mặt đất .
    Nhưng rõ ràng nó là bơm ?othổi-hút? chứ đâu còn là ?obơm hút? thuần túy.
    4.KẾT LUẬN:
    Nguyên lý bất di bất dịch trên trái đất vẫn luôn luôn đúng : ?oVề lý thuyết , mọi cái bơm bị giới hạn độ sâu hút ở 10,326m?
    Any pump is theoretically limited to a suction lift of about 10,326 m
    ( Nhưng nếu trái đất cứ bị mai một không khí ra ngoài vũ trụ thì độ sâu này ngày càng giảm )
    ----------@@@-------------
    P/S : Nhân tiện cũng thông báo với bạn KTY là ?obơm tự mồi? đã có từ lâu rồi
    ( Xem : http://www.techmartvietnam.com.vn/Members/vkhtl/200410036824672028 )
  7. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã giải thích rất chi tiết, và cũng là những gì tôi đã nói. Muốn hút những giếng khoan có độ sâu hơn 10 m thì chỉ có cách "tạo áp suất dương" đẩy chất lỏng lên, chứ không thể thuần tuý "hút" như bơm chân không hay bất kỳ loại bơm gì, dù là có tạo chân không, bơm thể tích hay bơm cánh dẫn, ...
  8. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    @ Bác Le_Viet_Ha_New!
    OK! Chào mừng sự đóng góp của Bác Lê Việt Hà.
    @ To All!
    Mời Các Bạn tiếp tục thảo luận! Xin đừng căng thẳng quá mất hay!
    Thân Ái!
  9. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    em thuộc thế hệ sau, kến thức ko đầy đủ nên chỉ biết ngồi xem các anh tranh luận thôi.
  10. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0

    Kính chuyển các bác, mỗi người đưa ra 1 thông số khác nhau, có lẽ cũng nên đọc lại sách để xem chính xác nó là bao nhiêu.
    Lan0303: To Mimi2002, cho MOD xin lỗi nha!
    u?c lan0303 s?a vo 10:05 ngy 24/03/2007

Chia sẻ trang này