1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác cho em hỏi tại sao Teakwondo lại có tên là Thái Cực Đạo ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi TRANTHIENNHAN, 02/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Link này này!
    www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5605
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hoá ra bác Vove nhà ta là một chuyên gia văn học và ngôn ngữ. Bài viết của bác khá hay. Đúng là văn võ toàn tài !
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hoá ra bác Vove nhà ta là một chuyên gia văn học và ngôn ngữ. Bài viết của bác khá hay. Đúng là văn võ toàn tài !
  4. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên có những chỗ phê phán không đúng. Chẳng hạn đoạn sau:
    Như ngôn ngữ võ thuật, chẳng hạn. Nói đến võ thuật là nói đến tôn ti đẳng cấp, thế nhưng ngôn ngữ đẳng cấp của nhiều môn phái võ thuật hoạt động ở Việt Nam là một thứ ngôn ngữ rất là phi đẳng cấp. Phải qua ?ođệ nhất đẳng huyền đai? mới lên ?ođệ nhị đẳng huyền đai?. Phải được công nhận là ?ođệ tam đẳng? thì mới mon men đến với ?ođệ tứ đẳng?. Cứ như thế, càng nhiều càng cao và hầu như ai cũng yên tâm như thế để đến một lúc nào đó giật mình choáng váng bởi ?ođệ nhất danh ca? thì phải ăn đứt ?ođệ nhị danh ca? và ?ođệ nhất phó thủ tướng? ắt phải nhiều quyền hạn hơn là ?ođệ nhị phó thủ tướng?, mà cả diễn ngôn võ hiệp cũng thế, khi bậc cao thủ mệnh danh ?othiên hạ đệ nhất kiếm? nhất định phải cao cường hơn hẳn tay gươm ?ođệ nhị? của giang hồ. Thế là thế nào? Một hệ thống đẳng cấp điên đảo như thế hoàn toàn không có lấy sự chính danh
    Việc "cấp lùi - đẳng tiến" là việc người Hàn bắt chước người Nhật. Các võ sư Taekwondo của Việt Nam vô can trong việc này. Có chăng là chỉ vì họ thêm cái chữ "đệ" vô duyên vào thôi.
    Việc phân chia theo hệ kyu-dan là một trong những đặc điểm của các môn văn hoá "phi vật thể" của Nhật (hay còn gọi là Đạo). Không riêng gì võ thuật. Điều này cũng cho thấy tính kém sáng tạo của người Hàn. Nói về tính sáng tạo. Rõ ràng là các bác Vovinam còn sáng tạo hơn Tae nhiều lắm.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 05/06/2007
  5. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Để biết thêm chi tiết về tính thiếu sáng tạo của người Hàn, các bác có thể tham khảo ở đây.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Taekwondo
    Điều kỳ quái là người Hàn thiếu sáng tạo đến thế, nhưng không hiểu tại sao từ khi thành lập WTF, họ đã "biến không thành có". Một môn võ đặc ruột Karate đã thoát thai thành một môn võ hoàn toàn khác. Và kể từ đó Việt Nam cũng trưởng thành thành một "cường quốc" Taekwondo. Điều trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Chưa chắc. Hay là nhờ lực lượng hùng hậu võ sư vốn là cựu quân nhân VNCH? Chưa chắc.
  6. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Chưa chắc đâu bác TLVN ơi.
    Nói về trình độ bắt chước thì Hàn tệ lắm.
    Nhật có Karate (cái này cũng không thuần Nhật lắm) thì Hàn có Tae (ITF).
    Nhật có Judo thì Hàn có Yudo. http://www.chungtongyudo.co.kr/
    Nhật có Aikido thì Hàn có Hapkido.
    Cái tên cũng "sao y bản chính" luôn.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 05/06/2007
  7. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Chẳng phải tui đâu bác. Tui biết lão viết bài nầy, thuộc thế hệ đàn anh. Tui không có viết ở Tiền Vệ vì bên đó chẳng nói nhảm nhí về chính trị.
    Tui sợ các bố văn võ song toàn lắm bác à.
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Có thể tham khảo ở đây về sự phát minh hệ thống kyu-dan của người Nhật.
    http://www.fightingarts.com/reading/article.php?id=89
    Theo đó "shodan" là "Sơ đẳng", không phải là "Nhất đẳng"
    ^ [sơ]
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngồi rảnh rỗi nhặt trên mạng bài dịch:
    Đai và đẳng cấp trong võ thuật: những biểu tượng bị lãng quên.
    By Christopher Caile
    Trong các môn võ chúng ta thắt đai quanh eo, nhưng rất ít trong chúng ta hiểu ý nghĩa của những chiếc đai này. Ý nghĩa của đai và hệ thống thứ bậc mà chúng đại diện dường như đang mất đi. Một số nghĩ rằng đai biểu thị trình độ và sự tinh thông. Một số cho rằng thế là sai, vì đó là những biểu tượng của văn hoá phương đông hoặc (cách hiểu này thật tệ) đó là biểu tượng của bản ngã. Vậy thật ra thì đai tượng trưng cho cái gì? Có phải chúng không có giá trị gì không, hay chúng là biểu tượng đầy ý nghĩa của những năm tháng cống hiến và rèn luyện cực nhọc?
    Một trong những sai lầm lớn nhất của các võ sinh mới tập, cũng như số đông, là cho rằng đai đen đồng nghĩa với cao thủ. Thật là sai lầm. Trong khi luyện tập ở đai nâu đã là rất thử thách và việc đạt được đai đen là quan trọng, nhưng đai đen thật ra chỉ có ý nghĩa rằng bạn đã chuyển sang một giai đoạn luyện tập mới. Vì lý do này mà những người đeo nhất đẳng huyền đai thường được gọi là shodan, thay vì gọi là ichi (một) dan, ?osho? có nghĩa là mới bắt đầu, cùng là chữ trong từ shoshin ^f, có nghĩa là tâm khởi đầu (sơ tâm, shoshinsha ^f?. có nghĩa là người mới học). Đạt tới mức độ sơ khởi này, bạn đã đạt được sự thuần thục nhất định trong các kĩ thuật cơ bản và đã sẵn sàng cho việc học cao hơn, và việc học hỏi này có ý nghĩa hơn rất nhiều so với các kĩ thuật (bạn có). Vì vậy shodan là người mới bắt đầu.
    Thực tế thì việc sử dụng đẳng cấp, đai đẳng là hiện tượng mới. Hệ thống này không được sử dụng trong thời kì phong kiến khi các chiến binh được học các kĩ thuật chiến đấu vì mục đích phục vụ cho chiến trận. Hệ thống kyu/dan (cấp/đẳng) gắn liền với các kiểu đai là một sáng kiến từ cuối thế kỉ 19 được tiên phong bởi thầy Jigoro Kano, người sáng lập ra judo. Thầy sáng tạo ra hệ thống kyu/dan vào năm 1883 và trao cho hai đệ tử lớn nhất của mình các cấp dan. Ba năm sau thầy bắt đầu cấp mảnh vải đen để đeo cùng với bộ kimono tập hoặc đồ truyền thống của Nhật Bản. Ngày đó quần dài vẫn chưa được sử dụng, mà chủ yếu là mặc khố hoặc phổ biến hơn là một số lại quần ngắn trên gối phổ biến lúc đó. Tổ chức của thầy Kano, Kodokan, sau này sử dụng thứ đồng phục đầy đủ với quần dài (keikogi) mà chúng ta biết ngày nay. Vào khoảng năm 1907 thì tấm khăn được thay bằng kuri obi (đai đen).
    Thầy Kano thấy rằng cần phải phân biệt giữa người mới tập và những võ sinh cao cấp. Những người mới tập đeo đai trắng và được coi là chưa có đẳng cấp, thế nhưng trong giai đoạn ?ochưa có đẳng cấp này? cũng có sự phân biệt với các cấp kyu khác nhau. Những võ sinh mới tập sẽ bắt đầu với cấp cao nhất (thường là 10), và cấp đó giảm dần với kinh nghiệm luyện tập cho đến cấp một. Từ cấp cuối cùng đó sẽ được thăng cấp lên đẳng (dan). Đôi khi những người kyu một hoặc kyu hai sẽ đeo đai nâu để nói rằng họ sắp hoàn tất những phần học cơ bản của mình và sẽ được phong cấp. Như vậy, chúng ta hiểu rằng hệ thống kyu chỉ là bước chuẩn bị cho quá trình luyện tập chuyên sau hơn ở cấp đẳng (dan). Trải qua thời gian, nhiều môn phái đã áp dụng hệ thống từ 6 tới 10 kyu cho hệ thống chương trình của mình và các các cấp ?odan tiến? bắt đầu từ cấp 1. Trong rất nhiều môn võ, cấp dan có thể đạt được khá dễ nếu chúng ta tập nghiêm túc. Ở một số phái khác, việc đạt được cấp dan thường kéo từ 5 tới bảy năm (hoặc nhiều hơn) tập nghiêm túc. Vì người mới tập được coi là không có thứ bậc nên họ thường được biết đến là mudansha (vô đẳng giả), ?omu? là một cụm từ của thiền có nghĩa là không có gì, một biểu hiện của sự phủ nhận. ?oDan? là cấp bậc và ?osha? là người. Những võ sinh cấp cao, những người đã học hết cơ bản (có cấp dan) thường được gọi là yudansha (hữu đẳng giả), ?oyu? có nghĩa là ?ocó/sở hữu?. Như vậy cụm từ đó có nghĩa, ?oMột người có đẳng cấp?.
    Sự tương phản của hai màu đen (có đẳng cấp) và trắng (chưa có đẳng cấp. Lúc đó đai màu chưa được áp dụng) ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là biểu tượng của âm và dương trong tự nhiên (Yin/Yo trong tiếng Nhật, phản ánh gốc rễ của võ đạo gắn liền với đạo Lão với những từ như ?odo? (đạo), hay con đường, và nói về nguyên tắc ?oảnh hưởng lẫn nhau của những mặt đối lập?. Thuyết nhị nguyên này được biểu hiện trong học thuyết Chi Hsi của đạo Khổng (điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các hình thức của võ đạo) với những khái niệm về dạng thức (hay yukei, đại diện cho đẳng cấp trong võ đạo) và phi-dạng thức (mukei, đại diện cho những người không có đẳng cấp). Đai trắng, đồng phục trắng đồng thời phản ánh các giá trị của võ đạo - sự trong sáng, vô ngã và giản dị. Không hề có những dấu hiệu về sự phân chia lớp hay trình độ kinh nghiệm. Chính vì vậy, mọi người khi mới bắt đầu đều bình đẳng (không đẳng cấp) - một người quý tộc trước kia có thể đứng cạnh người nông dân. Điều này đặc biệt quan trọng vì thời gian trước đó (trước 1868) được đặc trưng bởi một hệ thống giai cấp khắc nghiệt, trong đó thì mỗi giai cấp là hoàn toàn khác biệt và hầu hết đều bị cấm không được tập võ.
    Hệ thống kyu/dan cùng với những chiếc đai gắn liền được sự hỗ trợ lớn của liên đoàn võ thuật đầu tiên của Nhật Bản được thành lập để làm hồi sinh truyền thống dạy võ trong thời hiện đại. Năm 1895, chính phủ đã phê chuẩn việc thành lập Dai Nippon Butokukai (Hiệp hội võ thuật Đại Nhật Bản) để giám sát, chuẩn hoá và phát triển các truyền thống võ thuật khác nhau (ryu ha). Một uỷ ban đã được uỷ quyền (dựa trên ý tưởng của thầy Kano) để trao các chứng nhận võ đạo/võ thuật (budo/bujitsu menjo) dựa trên hệ thống kyu/dan và trao các bằng Huấn luyện viên (Shihan Menjo).
    Dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội, võ đạo và võ thuật đã có những bước cánh mạng ở Nhật. Một hệ thống chung về đồng phục, cấp, đai và hệ thống thăng cấp được áp dụng. Thậm chí các phương pháp luyện tập cũng được chuẩn hoá từng bước. Hiệp hội võ thuật cho xúc tiến việc tập luyện các môn võ (bao gồm judo, kendo, kyudo và naginata-do) vào hệ thống giáo dục phổ thông và việc dạy dỗ các võ sĩ đạo (học tinh thần của các võ sĩ). Judo và kendo đã được phát triển thành các môn thể thao.
    Hệ thống kyu/dan sáng tạo ra chưa bao giờ chỉ nhằm chỉ trình độ kĩ thuật. Đai/đẳng còn thể hiện mục đích và mong muốn hướng tới sự hoàn thiện bản thân. Do đó, hệ thống dan, và thậm chí là các cấp kyu cũng nên phản ánh một sự phát triển về đạo đức và tinh thần. Vì lý do này trẻ con luôn được chia thành những nhóm cùng cấp kyu và dan bằng những chiếc đai riêng. Và đai đen thường có những vạch trắng ở giữa đai. Có điều này do con trẻ thường được cho là chưa trưởng thành hoàn toàn và còn quá nhỏ để có thể hoàn thiện những phẩm chất mà võ đạo cần. Vì lý do này, nhiều môn phái còn có một chương trình kiểm tra lại trình độ của lũ trẽ khi chúng 14 hoặc 15 tuổi để chứng nhận chúng đã đạt trình độ của người lớn. Hệ thống kyu/dan vì vậy phản ánh sự tiến bộ về mặt tinh thần của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện (hoàn thiện về kỉ luật, các giá trị, đạo đức, cách cư xử, v.v.) của mỗi môn võ.
    Chỉ trong vòng 30 năm qua, một số môn võ và tổ chức đã sử dụng nhiều đai màu để phân biệt sự khác nhau của các cấp kyu. Điều này giúp cho võ sinh có cảm giác về tựu thành hơn sau mỗi lần lên cấp. Hệ thống này được áp dụng để đáp ứng mong mỏi của rất nhiều võ sinh, chủ yếu là người nước ngoài ở Nhật Bản và nhiều nước khác, muốn tìm kiếm những biểu hiện cụ thể bên ngoài để ghi nhận những tiến bộ của họ. Tuy nhiên không có một quy định chung nào về màu sắc, thứ tự màu sắc trong rất nhiều hệ thống đai đẳng ngoài trừ quy định rằng đai nâu sẽ có trước khi có đai đen.
    Đối với hệ thống của đai đen, về mặt kĩ thuật thì có mười cấp đẳng, từ một tới mười, nhưng trên thực tế, việc thăng đai ở mỗi trường phái thường giới hạn ở mức dưới mức của người sáng lập, người trưởng giáo hoặc người chưởng môn đời hiện tại. Do đó trong karate Shotokan, cấp đai của người sáng lập Gichen Funikoshi là cấp năm (godan) nên không ai trong hệ thống này có cấp đai bằng hoặc cao hơn cấp đai của thầy cho đến khi thầy mất đi.
    Tất cả hệ thống đẳng (dan) đều dùng màu đen, ngoại trừ một số trường hợp nhân ngày lễ mà có sự kết hợp của đai đỏ, trắng đen (và chủ yếu dùng cho từ cấp năm trở lên). Nhưng việc đạt dan hiện nay không chỉ giới hạn trong võ thuật. Hệ thống dan đã đuợc mở rộng cho một loạt các hệ thống khác; thậm chí có cả cấp dan cho những người có kĩ năng cao trong việc thử rượu sake.

    He he!! Còn có dan cờ vây nữa đấy.
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Bài trên, sau khi có phần dẫn nhập tương đối tạo được sự tò mò nhưng sau đó chính tác gỉa lại chui vào cái vòng lẩn quẩn.
    Ngoài giá trị tinh thần, theo tôi cái đai còn có giá trị vật chất. Nó có mục đích bảo vệ phần yếu của thân dưới, mà cụ thể là cột sống lưng và cái lỗ rốn thuộc phạm vi đan điền. Bạn nào tập mà ra nhiều mồ hôi cái đai có có tác dụng tránh ghẻ lác lở lói hôi hâm, tiết kiệm công sức, thời gian, xà phòng, nước ... để giặt cái quần. (Đối với các môn võ đã được thể thao hóa thì mục đích này không còn ?)

Chia sẻ trang này