1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác cho em hỏii đình, đền, chùa, miếu khác nhau như thế nào?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ductue1110, 14/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏii đình, đền, chùa, miếu khác nhau như thế nào?

    Câu hỏi như thế ạ. Còn từ nào có nghĩa tương đồng như trên thì phân biệt luôn cũng dc ạ.
  2. dovantuan2006

    dovantuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    3.406
    Đã được thích:
    2
    Các bác cho em hỏii đình, đền, chùa, miếu khác nhau như thế nào?
    TRẢ lời đại khái thôi
    đình : thờ thành hoàng làng,người có công với làng...nơi tụ tập ăn chơi hú hí của dân làng..
    đền thờ thần....các loại có thật hoặc bịa ra
    chùa thờ Phật..chỉ có phật mà thôi
    miếu thờ ma thờ quỷ...dạng tẹp nhem ...
    biết chỉ có thế..mong bác thông cảm

  3. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    1. Chùa (Tự)
    Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có tăng, ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi.
    Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.
    2. Đền (Từ)
    Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần.
    3. Đình
    Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.
    4. Quán
    Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều
    5. Phủ / Điện
    Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.
    6. Miếu
    Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa
    7. Nhà thờ
    Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.
    Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.
    8. Thánh thất
    Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.
    9. Tháp
    Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.
    10. Đàn
    Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.
    Nguồn: http://www.phuot.com/forums/showthread.php?t=1296
  4. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    dovantuan2006 trả lời đã gần đủ rồi đấy.
    Đây là 1 câu hỏi hay.
    Chim cho em một khái quát nhé: "Thần Từ, Phật Tự, Đạo Quán, Hương Đình".
    Đền thờ Thần.
    Chùa thờ Phật.
    Quán thờ Thánh (Đạo).
    ĐÌnh thờ Thành Hoàng và là nơi lưu Hương ước.
    Miếu thờ các Linh hồn, là nơi các hồn ma ngự trong đó cho nên Miếu thường xây xa làng, bây giờ đất đai lên giá nên Miếu sát với nhà dân luôn. Như Miếu cô hồn sợ lắm
    Nhưng cũng có Chùa thờ cả Phật lẫn Thánh như Chùa Bối Khe. Em có muốn biết lý do không để bài sau Chim giả nhời luôn?
    Và chỉ cần gọi Quán Thánh là đủ chứ không cần phải dài dòng là Chùa Quán Thánh hay Đền Quán Thánh lại thành sai nhé.
    Được chim_lac_viet sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 14/05/2008
  5. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Đền : Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng xuất phát từ lòng kính trọng và ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian. Đền thờ cũng để thờ thánh siêu nhiên, thất tiên của Đạo giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ.
    Chùa: Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật.

    Đình
    : Đình là một công trình kiến trúc thường có ở làng quê miền Bắc Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
    Nguồn :Wikiperdia​
    Miếu : Theo em hiểu Miếu là nơi do người dân lập ra để thờ những người thân hoặc người làng xã...chết bất đắc kì tử tại chính nơi người đó đó. Có những miếu vì được đồn là linh thiêng thành ra có nhiều người đến cúng bái.
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Đình ở chỗ nhà em còn thờ cả thánh ạ. Ông Uy Linh lang đại Vương, ông mà thờ chính ở trong đền Voi Phục ạ (trong thăng long tứ trấn)
  7. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì các thánh thường được thờ trong Đền, Đình vốn là nơi thờ Thành Hoàng, Tổ làng, các con cháu trong làng có công với dân, với nước và là nơi tổ chức các lễ hội của làng, cũng là nơi hội họp của dân làng..
  8. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Còn thiếu cái Am. Trường HN-Amsterdam, gọi tắt là trường Am thỉnh thoảng bị gọi là trường Chùa.
  9. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng chí là bạn không sai đình là thờ thành hoàng làng, nhưng cả dọc cái hồ tây nhà tớ đình nào cũng thờ ông này đấy mà ông này không thể bảo là thành hoàng làng của cả chục làng dc. (Ông này là tướng của Trần Hưng Đạo). Mà Đền Voi phục cũng thờ đấy.
  10. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    À cái đấy cũng không thể nói được vì ngày xưa các tướng lĩnh, quan chức được phong tước, vương, hầu...được chia đất, lãnh địa và tùy chức tước, công trạng mà lãnh địa lớn hay bé.
    Vì thế nếu 1 tướng nếu là thành hoàng của 1 chục làng cũng không có gì lạ vì ngày trước đất đai rộng lớn nhà cửa thưa thớt, sau lại tách nhập, chia thành nhiều làng...
    Đó chỉ là ý kiến của tớ, mong các bác có kiến thức sâu rộng hơn, kỹ càng hơn về vấn đề này cho ý kiến.

Chia sẻ trang này