1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác giúp tiểu đệ về xi mạ Cr3+ với!

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi iudoi5799, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iudoi5799

    iudoi5799 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Các bác giúp tiểu đệ về xi mạ Cr3+ với!

    Chào các bác, lâu quá mới ghé lại diễn đàn.
    Dạo này e cũng đang phức tạp về vụ tài liệu trong xi mạ Cr3+. Kẹt nỗi kiếm tài liệu khó quá, có bác nào làm qua xi mạ rùi chỉ em vài thông tin với. Quy trình này khác so với các kiểu truyền thống như thế nào? Ứng dụng trong xi mạ những nguyên liệu gì? Vì sắp tới em nghĩ phương pháp này sẽ thay thế nhiều so với xi mạ Cr6+ (đang thịnh hành tại Việt Nam mà không đảm bảo cho môi trường chúng ta)
  2. N_D_H

    N_D_H Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Minh cung dang can tai lieu nay ban nao co share len cho moi nguoi tham khao. Cam on
  3. tuanhl12

    tuanhl12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Chào 2 bạn,
    Mạ Cr3+ là một công nghệ mạ khá mới và vẫn chưa hoàn thiện cho lắm. Chắc chắn chúng ta không thể tìm được tài liệu chi tiết về mạ Cr3+ vì nó đang trong quá trình hoàn thiện cũng như bị "ém thông tin" do các nhà kinh doanh muốn kiếm lời rất nhiều từ công nghệ mới này.
    Mình không biết tương lai sẽ như thế nào, nhưng hiện nay, các dung dịch mạ Cr3+ trên thế giới có 1 số nhược điểm và đặc điểm như sau:
    - Giá rất đắt so với mạ Cr6+.
    - Dung dịch không ổn định.
    - Tính chất cơ lý của lớp mạ kém (mềm hơn rất nhiều so với lớp mạ Cr thu được từ dung dịch Cr6+ => dễ bị trầy xước).
    - Màu sắc không đẹp như lớp mạ thu được từ dung dịch Cr6+
    - Thành phần dung dịch phức tạp
    - Khó kiểm soát.
    - Không thể tạo được lớp mạ Cr kỹ thuật từ dung dịch Cr3+
    - Mạ Ni kiểm soát như thế nào thì mạ Cr3+ cũng kiểm soát tương tự.
    Vì những nhược điểm trên, dung dịch mạ Cr6+ vẫn đang chiếm ưu thế trên thế giới. Thế cho nên Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu vẫn không cấm sử dụng dung dịch mạ Cr6+. Họ chỉ cấm sử dụng dung dịch thụ động chứa Cr6+ mà thôi. Họ chỉ kiểm soát mức Cr6+ có trên bề mặt lớp mạ mà thôi. Mà điều này thì rất đơn giản vì lớp mạ Cr thu được là Cr trung hòa, chỉ cần rửa sạch sản phẩm sau khi mạ là OK thôi.
    Về vấn đề môi trường, dung dịch Cr6+ đúng là rất độc hại. Tuy nhiên các nước Tây Âu sẽ kiểm soát Cr6+ từ dung dịch nước thải, khí thải chứ chắc chắn không thể nào kiểm soát bể mạ có chứa Cr6+ hay không. Và đó cũng là lý do Việt Nam và một số nước đang phát triển là thị trường gia công xi mạ cho các nước phát triển.
    Hiện nay hầu hết các hãng hóa chất xi mạ lớn đều có bán dung dịch mạ Cr3+ (chẳng hạn Atotech, Macdermid, Enthone...). Theo kinh nghiệm của mình thì dung dịch mạ Cr3+ của Macdermid là OK và đang dạng về màu sắc nhất. Giá thì không rẻ.
    Chúc thành công.

Chia sẻ trang này