1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác làm ơn cho em hỏi về tính chân thực và khách quan trong phóng sự !!!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi perfavore_tiamo, 13/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perfavore_tiamo

    perfavore_tiamo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    24
    Các bác làm ơn cho em hỏi về tính chân thực và khách quan trong phóng sự !!!

    Bác nào có biết về tính khách quan và chân thực trong phóng sự chỉ giúp em với, em đang học phóng sự và bài tập là như thế, em đọc mấy cuốn sách về phóng sự mà thấy ít đề cập hoặc có thể sách em tìm không đúng, bác nào biết sách nào nói về vấn đề này hoặc biết thì nói cho em nhé. em cảm ơn
  2. phangia

    phangia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đọc kĩ và suy nghĩ nhiều về hai khái niệm "khách quan" và "chân thực"
    Rồi hãy đi làm phóng sự ( cứ làm sẽ biết, tự làm kể cả chưa biết đấy có thành phóng sự không) và tham khảo ý kiến chuyên gia.
    Chỉ có cách đáy thôi
    PS: Đừng ngồi salon lướt goole rồi phóng bút nhé!
  3. 200tuoi01

    200tuoi01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    2.307
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu. Hết sức kiềm chế, tránh phi hành phi tỏi. Đừng vẽ vời ngoài những gì mình tìm hiểu được. Đối chiếu nhiều nguồn thông tin. Không thật thà tin lời kể của ai đó, mà phải nghe bằng nhiều tai. Không bốc đồng khi nói về việc tích cực, không khoái trá khi mô tả điều tiêu cực xấu xa. Điều quan trọng là không viết trước sức ép nào (cấp trên, người trả tiền, thành tích v v...). Thế tâm mới sáng, bút mới sắc.
  4. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    phóng sự , là cách viết lan truyền sự việc để những người không liên quan tới sự việc có thể nắm bắt 1 cách rõ ràng rằng chuyện gì đã xảy ra . tính chân thực trong phóng sự đó là giữ nguyên đưọc mấu chốt của vấn đề , điều này đòi hỏi phóng viên phải là nguời nắm đưọc vấn đề , triển khai đưọc vấn đề và đơn giản hoá vấn đề . đơn giản hoá vấn đề trong phóng sự , đó là đi tới tính xác thực trong nhận thức của nguời đọc , có nghĩa là làm cho nguời đọc phóng sự cảm nhận đuợc vấn đề mà không cần phải có 1 nền tảng kiến thức chuyên sâu nào cả .
    phóng sự không đòi hỏi nguời viết phải đưa ra bình luận , bởi phóng sự là trực tiếp đưa thông tin tới nguời đọc và để nguời đọc tự bình . bất cứ bình luận nào đưa ra bởi nguời viết phóng sự sẽ làm thay đổi tính tuờng thuật khách quan và như vậy , phóng sự mất đi tính chân thực vốn phải đưọc hiểu theo nhận thức của nguời đọc . phóng sự đi với nhận xét của nguời đọc cộng với bình luận của chuyên viên sẽ tạo ra dòng chảy dư luận khách quan và chân thực .
    trong các dòng báo hiện đại , phóng sự đóng vai trò chủ đạo để định huớng dư luận chứ không phải mảng bình luận hay phân tích -điều tra . nếu để bình luận-phân tích-điều tra đóng vai trò định huớng dư luận , hiện tuợng nhà báo vào tù như vụ PMU18 với lỗi điều tra sẽ dễ xảy ra hơn , lỗi phân tích khi xảy ra làm dư luận hoang mang sẽ làm chệch huớng dư luận và ảnh huởng tới quá trình điều tra của các cơ quan liên quan , do đó , phóng sự phải giữ đuợc tính chủ quan của sự việc càng cao thì tính khách quan của dư luận sẽ đưọc tăng cuờng , từ đó tính chân thực của sự việc sẽ đuợc gợi mở , không cần biết tới tính chân thực của phóng sự bởi đây là đạo đức báo chí của nguời viết .
    nói tóm lại , tính khách quan của phóng sự là giữ đưọc tính chủ quan của vấn đề , tính chân thực của phóng sự là đạo đức báo chí .

Chia sẻ trang này