1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các bác nghĩ sao về bài văn này ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi atlas02, 25/04/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
  3. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi là: Nếu em là Kiều em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn thì trả lời như vậy cũng tốt chứ sao?
    -
    Vấn đề lăn tăn đầu tiên là câu hỏi nhìn thì mở, nhưng lại là câu hỏi đóng - có tính chất định hướng trả lời. Giống hệt cái cách mà chính quyền chuyên chính vô sản của chúng ta áp dụng trong tuyên truyền chủ trương chính sách.

    Vấn đề lăn tăn thứ hai là ông thầy giáo đã không đặt "Truyện Kiều" ở hoàn cảnh xã hội trong truyện mà bị lôi kéo vào những vụn vặt, tiểu tiết.

    Tuy nhiên, giáo dục ở bậc phổ thông không nhằm tạo ra các nhà phê bình văn học nên việc này có thể OK.

    Thêm nữa, việc cho phép học sinh tự do suy nghĩ & tự do viết sẽ giúp các em có thể phát huy tính độc lập trong tương lai.

    Điều quan trọng của học và dạy học không phải ở những điểm số, cũng không phải ở sự đúng đắn hay sự chính xác của kiến thức mà ở kết quả. Kiến thức hay sự hiểu biết cũng có thể sai lầm nhưng những người tự do có thể sửa chữa những sai lầm ấy.

    Như hổ mẹ dạy con nó bắt mồi, lớn lên hổ con biết bắt mồi độc lập thì hổ mẹ là giáo viên giỏi & hổ con là học trò giỏi.

    Tóm lại, tớ thấy câu trả lời và ông thầy giáo đều chấp nhận được.
  4. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    Tôi chấp nhận mọi suy nghĩ tự do và đề mở nhưng câu trả lời của em nó sai kiến thức cơ bản trong truyện Kiều. Khi mà sai kiến thức cơ bản thì mọi ý tưởng hay suy nghĩ đều sai hết. Điều ấy chứng tỏ cả thầy và trò chưa có ai đọc qua Truyện Kiều hết.
    Cho VD mình ở trong hoàn cảnh nhân vật Kiều thì phải đặt mình trong bối cảnh nhân vật này chứ
  5. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Mình vẫn biết "bối cảnh" là quan trọng nhưng mình thấy thầy giáo đánh giá đúng em học sinh đó trả lời thông minh và sáng tạo. Kể cả trong thời đấy cũng không phải là không có cách khác. Một câu hỏi mở, bài học mở, phương pháp giáo dục giúp các em tư duy sáng tạo. Atlas có thể tham khảo tiết học dưới đây:

    NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO?

    Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

    Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

    Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

    Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

    HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!

    Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.
    Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

    Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

    HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

    Thầy: Vì sao thế?

    HS: Vì...vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

    Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

    Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

    HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

    Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

    HS: Đúng ạ!

    Thầy:Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

    HS: Không ạ!

    Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
    Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

    HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
    Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

    HS: Chính là Cinderella ạ.

    Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

    HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

    Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
    HS: Đúng ạ, đúng ạ!

    Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
    HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

    Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

    Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.
  6. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    cô bé đó trả lời cốt truyện sai: thứ nhất Vương Quan cùng Vương Ông đã bị sai dịch bắt trói lôi đi và đánh đòn nhừ tử sắp chết nên không thể có chuyện Kiều cùng Thúy vân và Vương Quan nghĩ chuyện ra ngoài làm thêm cứu cha. Mọi Tài sản gai đình Kiều đều bị tịch thu giờ Kiều và Thúy Vân chỉ còn cái vốn tự có để bán chứ không còn cái gì khác, mà con Thúy Vân thì ngu quá trời, cha và em thì bị bắt, chị thì đang rối trí ngồi khóc mà Thúy Vân vẫn ngủ ngon lành đã vậy còn dậy hỏi làm sao chị khóc. Trông cậy vào cái đám này thì cám cũng không có mà ăn. Thứ hai có ông nha dịch họ Chung đến nói muốn cha và em được thả phải lo 300 lạng vàng trong vòng 3 ngày thì mới được thả, còn không cha và em sẽ bị đánh chết. Trong 3 ngày mà kiếm được 3 trăm lạng vàng nhờ làm thêm thì xem ra chỉ có làm ăn cướp mới kiếm nổi chứ làm thêm kiếm đâu ra? thứ ba Kiều không bán mình vào lầu xanh mà là gả chồng lấy 400 lạng vàng làm sính lễ. mã Giám Sinh đến hỏi cưới Kiều làm vợ thực hiện đủ mọi nghi lễ: vấn danh, nạp thái, vu quy... và ông Vương Ông và Vương Quan được thả ra có dự đám cưới Thúy Kiều. Còn chuyện cô ấy phải làm gái lầu xanh là do Kiều bội ước với Tú Bà khi tính chuồn đi cùng Sở Khanh, đó là chuyện của hồi sau.
    Mấy cô nhà nghèo cần tiền gấp cứu cha bị bệnh nặng hay trả nợ lớn trong hoàn cảnh gấp thường lựa chọn lấy chồng giàu hay chồng Việt Kiều, Đài Loàn hay Hàn Xẻng để giúp gia đình một số tiền trả nợ và trang trải cuộc sống là chuyện bình thường của xã hội này. Nhờ có 400 lạng gả Kiều mà Vương ông và Vương Quan được thả sau và có chút vốn liếng làm ăn. Năng lực làm thêm của Thúy vân và Vương Quan vô cùng tệ sau này khi Kim Trọng tiofm tới thì hai cô cậu này đang may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi không đủ nuôi gia đình. Gia cảnh vô cùng thê thãm. Nếu Kiều không nhanh trí gả cho Mã Giám Sinh mà có lựa chọn khác như là đi làm thêm hoặc đi lên kinh kiện hoặc làm gì đó khác thì cha và em trai chắc bị đánh chết mục xương trong tù
    yongfu thích bài này.
  7. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Mình biết tình tiết truyện đúng như Atlas nói. Chắc đây là phương pháp tư duy gợi mở cho trẻ. Đọc truyện lọ lem ở trên "sau 12h đêm mà chiếc giày vẫn không biến thành đồ vật cũ". Có thể đó là nhầm lẫn của tác giả nhưng không sao. Chúng ta vẫn có 1 truyện lọ lem hay mà toàn thế giới biết đến.

    Ở Mỹ , trong phiên tòa, đôi khi không cần chứng cứ chỉ cần luật sư biện luận lời lẽ đúng đắn để các thẩm phán thấy có lý là bên đó thắng cuộc. Đó là cách tư duy mà họ giáo dục các em tự đưa ra các giải pháp từ một vấn đề cho dù vấn đề đó chưa hoàn toàn đúng.
    Kiến thức có thể quyên nhưng phương pháp tư duy thì còn mãi.
  8. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    chi tiết sau 12 giờ đêm chiếc giày không biến thành đồ vật củ vì đây là nút cởi toàn bộ vấn đề của câu chuyện không phải là tác giả quên hay nhầm lẫn. và chi tiết này có trong truyện.
    chi tiết Vương Quan được tự do là không có trong truyện Kiều. Cô bé nói sai kiến thức. Thứ hai chuyện làm thêm là bất khả thi vì hoàn cảnh cũng như sự gấp gáp của sự việc là không thể, cô bé lập luận sai. cô bé đó trả lời kiến thức và lập luận sai vì thế dù cho ý tưởng có mới thì cũng không thể nói rằng nó hay được.
  9. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Trong cuộc sống không có gì hoàn toàn đúng 100%. Và phương pháp tư duy của cô bé đó rất hay. Nó sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống của em đó sau này.
  10. kieuhaiyen

    kieuhaiyen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2012
    Bài viết:
    2.154
    Đã được thích:
    203
    bài văn này ko thể nói là học sinh dốt dc, học sinh này chỉ là do sống ở thời ngày nay, khi mà 1 người con gái có thể tìm cho mình 1 công việc rất dễ dàng, chứ ko như thời của Thúy Kiều...mình thấy cô bé học sinh này trả lời cũng thú vị đó chứ:)

Chia sẻ trang này